Ngày 02. 4. 2010 (10: 45 am)

Tại nhà Uyển – Phụng (Sau thủ tục chào hỏi)

  1. Cô của Trinh về trách cháu đã quên không xin lễ, cầu nguyện. Một bài học cho các con cháu sống ở nước ngoài đừng quên!

– (Th): Cháu bị một người ngăn lại, nên làm mọi người phải chờ! Bà này quen với cô. Cô thử nghĩ và đoán xem bà ấy là ai?

– (H. Trinh): Mấy hôm trước tôi có một thoáng thấy cô tôi trong giấc mơ. Vậy tôi xin hỏi có phải LH Maria Nguyễn Thị Thơm Ngát không?

– (Th): Hình dáng ra sao?

– (HTr): Người thấp! Em của bố tôi, cô tôi mất năm bà 75 tuổi.

– (Th): Có phải khi chết bà mặc áo trắng không?

– (HTr): Tôi không biết! Vì lúc đó tôi ở Uc, nhưng thường người VN chết người ta cho mặc áo trắng!

– (Th): Bà bảo hứa sao không làm?

(Ghi chú: Tôi hỏi Trinh: Có khi nào hứa mà em lại quên không cầu nguyện cho cô? Em là người siêng làm việc này lắm mà! – HTr. bảo: Cầu nguyện thì vẫn cầu chung cho các LH tiên nhân, nói chung là những người thân trong gia đình và họ hàng, nhất là Tết năm nào chả xin lễ cho tổ tiên, ông bà. Có điều bây giờ cô trách mới nhớ hai năm trước về VN, gặp người con của cô, em có hứa xin lễ cho cô. Khi về Uc thì lại không nhớ gì hết, tội thật! Mà hay thiệt! Nói khơi khơi thế mà trong TGTL cô cũng nghe được! Bây giờ có cơ hội, cô trách cũng phải! Xin lỗi cô nhiều! Lần này cháu nhất định nhớ xin lễ cho cô! Trinh nói với cô Thủy):

– (HTr): Cô nói dùm, tôi thành thật xin lỗi bà vì quên!

– (Th): Cháu đang bực, vì bà cứ cằn nhằn, bảo con cháu bây giờ không ai nhớ đến cô, và cứ như thế thì con cháu theo tây hết!

– (HTr): Cô Thủy nói dùm, tôi xin lỗi cô tôi, vì chuyện thế gian nên con quên! Cô thông cảm! Con hứa tuần này con xin.

– (Th): Cháu đã nói là ở đây ai cũng tây cả, song vì không có được sự mạc khải, nên người ta không biết! Bà ấy nói tại vì họ đã giầu còn sướng, nên quên! Chứ ai chết thì cũng có con cháu gần để cầu nguyện, xin lễ. Bà còn nói với cháu là ở Bắc thì con cháu bên nội rất gắn bó với tổ tiên, ông bà, dòng họ. (Cô Thủy nhắc lại): Cô nhớ xin lễ cho cụ!

(Chú thích: Chữ mạc khải cô dùng đây có nghĩa là không có ai ở trong TGTL về nói cho Tây biết cả! Người Việt sang đây, con cháu rồi cũng bị Tây hóa thôi! Nhưng tôi nghe cuộc đàm thoại giữa cô Thủy và H. Trinh, cứ như cô thêm dầu vào lửa! Trong lúc cô chúng tôi đang nóng lòng mong đợi và bực bội nữa! Theo bình thường thì cô Thủy không nên nói như vậy! mà nên thông cảm nhà tôi lỡ quên, mà liệu lời an ủi bà cô chúng tôi. Nhưng theo tôi hiểu, thì cô Thủy như là muốn mượn trường hợp này, mà làm thành bài học cho mọi người đang sống trong các nước Ấu Mỹ, nhất là để nhắc nhở thế hệ con cháu hôm nay và tương lai, vì như đã có lần tôi đưa nhận xét: Con người trong các nước Tây phương bị văn minh vật chất hủ hóa lương tâm, khiến ai nấy chỉ chăm lo mọi sự trên bình diện cuộc sống hiện tại, chứ không còn nghĩ gì tới cuộc sống phía bên kia cái chết, nên người ta tổ chức Birthday cho người sống lớn chừng nào, thì ngày giỗ của các người thân mờ dần, và bị đẩy lui vào dĩ vãng nhiều chừng nấy. Tôi không còn thấy trong các gia đình tây phương lưu lại những ngày nhớ về người chết trong gia đình của họ nữa! Nếu còn chắc là rất hiếm!)

 

  1. Không phải muốn gặp LH nào cũng được cả đâu! Nói điều không có cho dù chẳng hại tới ai, vẫn là có lỗi!

– (Th): Cô có muốn hỏi gì nữa không ạ?

– (HTr): Cô có thể tìm giúp cho LH Giuse Nguyễn Hữu Nước được không cô? Người cháu này mới qua đời hơn một năm tại Xóm Mới, tuổi chừng 39.

– (Th): Xin cô chờ, để cháu đi hỏi xem có được không? (Một lát sau cô trở lại cho biết): Cháu có gặp được, song anh này chưa được phép nói, cô phải chờ một thời gian nữa đã!

– (HTr): Cám ơn cô!

– (Th): Chú hôm qua nói hay và giống như nhà hùng biện! Cháu nghĩ có ơn Chúa Thánh Thần tác động. Song để nói cho vui thì khi cháu sống, cháu thường hay xem phim Tàu. Khi trước chỉ có chiếu trong rạp, loại mà cháu thích xem là chuyện những nhân vật thuyết khách, đi nói để hợp nhất các nước lại, bây giờ nhớ lại thấy cũng hùng hồn như chú nói.

– (T): Cô cũng đáng phục thật! Con gái thời trước, lại tuổi còn nhỏ như cô mà đã biết thích đọc truyện, hay xem phim “Thuyết Khách” thì thực hiếm!

– (Th): Có lần cháu đã nói: xưa cháu có ôm mộng học làm Ký giả, viết phóng sự chiến trường, nên cháu đã tìm hiểu cả đến phim ảnh, cũng như trong sách vở, và cháu không có khoe đâu, khi mà cha Giám học bảo cháu nói về một vấn đề gì, hẹn cho cháu năm hay mười phút là cháu có thể nói đúng thời gian, đúng vấn đề, cũng không cần phải soạn bài trước!

– (T): Vậy là cô cũng thuộc loại thông minh và có thiên khiếu, hay năng khiếu! Chứ tôi thì tệ lắm! Mỗi lần nói thì phải “cầu cứu” đến Chúa Thánh Thần. Phải cầu Ngài mới nói được … đấy!

– (Th): Cháu đang nghĩ nếu như hôm nay mà bố cháu còn sống thì vui biết mấy! Bố cháu cũng hay nói, mà lại thích nói, nhưng có điều ông có cái kiểu nói là cứ hay chiều theo ý nhân vật đang là đối tượng. Cháu ví dụ như gặp một cha nào đó, thì mặc dầu ông khô đạo, nhưng nghe ông nói thì cha cũng phải nghĩ ông là một nhà đạo đức và siêng năng vô cùng! Chú thì không có kiểu nói này! Cháu nghĩ bố cháu nói như thế đến khi về trước mặt Chúa là có lỗi!

– (T): Cô nói đúng! Nếu mà ông còn sống mà tôi qua đây thì chắc là vui! Lúc ấy, nếu mà ông chưa vào Dòng Ba, thì thế nào tôi cũng rủ ông vô, và nói với ông rằng: “Anh có khiếu khôi hài, nói cho người ta vui, cho người ta cười, thì rất có lợi, nếu chỉ học hỏi thêm về Kinh Thánh một thời gian ngắn thôi, thì đi rao giảng Lời Chúa “rất ăn khách”! Tôi nói chơi theo cách thế gian đó mà! Cô đừng bắt bẻ nhé!

– (Th): Chú có hỏi về điều gì hỏi đi! không có cháu sắp phải đi đấy.

 

  1. Giống như Vườn Địa Đàng

– (T): Hôm trước cô có nói: Các LH được Chúa cho vui, thì ở một nơi mà cô tạm gọi như là “Vườn Địa Đàng”, và họ không buộc phải cầu xin cho lớp sau họ. Vậy tôi có vài thắc mắc, mong cô giải đáp cho: Một, cô có thể mô tả nơi mà cô tạm gọi là Vườn Địa Đàng có được không?

– (Th): Chú nhắm mắt lại đi, cháu tả cho chú nghe: Bây giờ chú hãy tưởng tượng như mình đang đứng giữa một nơi có tiếng suối róc rách, lại có tiếng thông reo, có muôn chim ca hót, có sắc hoa muôn màu, lại có hoa trái thơm ngon, muốn ăn gì cũng được! Trước mắt chú khi ấy cái gì cũng là trong sáng, là yên tịnh, là thoáng mát, là an bình … Chúa cho chú được thưởng thức và sống trong tâm trí dạt dào một niềm vui khôn tả, và không bắt buộc phải cầu nguyện! Vì công việc này là của các Thánh nam, nữ.

 

  1. Những khóa học Tâm Linh của chúng tôi cũng vui, chứ không bị khô khan như những khóa học ở đời!

Không có Thời gian trong TGTL. LH cần nghỉ ngơi, hay là chỗ “Ngồi chơi xơi nước”.

– (T): Cám ơn cô! Hai là vì lòng yêu thương, khi ấy mình muốn cầu nguyện cho những LH lớp sau mình, thì Chúa vẫn thích chứ phải không? Hồi đó, tôi cứ tưởng cô nói lộn, nên cũng định hỏi lại xem cô có cần phải đính chính gì không?

– (Th): Chú nghĩ các LH khi mà được vui, thì nhớ tới những người khi trước đã cầu nguyện cho mình thì là đúng! song cháu ví dụ như một người đi bộ xa thật xa, giống như người lính đi hành quân, cụ thể hơn nữa, chẳng hạn các ông bộ đội miền Bắc bị bắt phải vượt Trường sơn Đông, Trường sơn Tây vào miền Nam. Khi họ vào được một nơi cứ tạm gọi là chiến khu đi, thì việc đầu tiên là họ chỉ muốn được nghỉ ngơi một thời gian trước đã, thì một LH bị giam giữ lâu, nay được về nơi sung sướng, thì họ cũng muốn được nghỉ ngơi một thời gian. Đó là cháu nói theo cách nói nhân gian, chứ có lần cháu đã nói là trong TGTL không có thời gian tính!

– (BQ): Thời gian tính là cái gì, mẹ không hiểu?

– (Th): là tính chất về thời gian! Con không có giờ, nếu chốc nữa rảnh, con nhờ chú Tâm giải thích cho mẹ con giùm!

– (Tôi cười): Cô lại kiếm chuyện khó cho tôi rồi! Thôi được! Cô nói tiếp đi! Khi LH bị khổ lâu, nay được ở chỗ vui, thì chỉ muốn nghỉ ngơi, rồi sao nữa?

– (Th): Cháu nói lúc này đối với thời gian của người sống trên dương thế có thể là rất dài! Nhưng trong TGTL nơi được vui, thì vì không có thời gian tính, nên LH chẳng kể là gì hết!

– (T): Ý cô nói là đối với họ thì cái khoảng nghỉ ngơi đó không đáng kể, hoặc có thể nói là rất ngắn … có phải không? Nếu là tôi, thì tôi bảo là “thời gian tâm lý”!

– (Th): Cháu đã nói là trong TGTL không có thời gian! Chú muốn hiểu sao thì hiểu! Nhưng hiểu là có thời gian, chỉ là thời gian rất ngắn … là không trúng! Cháu xin tiếp: Trong số các LH ở nơi ấy, cũng có những LH muốn cầu nguyện cho người thân của mình, song thấy Chúa bảo là công việc của các Thánh nam nữ, thì lại sợ lỡ chẳng may phải về chỗ cũ thì chết, thành thử cũng chỉ dám cầu cho người thân phần nào! Nói chung là có những LH e ngại, cũng có những LH ham vui, vì thế nên có sự không đồng đều! Chỉ không làm chuyện xấu thôi! chứ cá tính thì Chúa vẫn để cho tự do, vì Chúa là Tình Yêu, mà tình yêu cần hít thở trong không khí tự do! Nhưng hễ lỗi thì vẫn bị phạt! Mặc dù là ở chỗ sáng! Nhưng cháu nhắc lại: Nơi ấy chưa phải là Thiên Đàng! (chú thích: Điều này tôi có thể cảm nghiệm được, vì trong quá trình gặp gỡ một số LH dù đã được vui, tánh khí mổi người mỗi khác! Có người rất dè dặt, có người bạo dạn hơn, lại cũng có LH xuề xòa v.v…)

– (T): Tôi hiểu rồi! Thiên Đàng là chốn “Chúa gọi thì nhiều, nhưng chọn thì ít”, Chị Thông gia của tôi bảo là “Chúa khó”, nhưng thực ra là Chúa không khó!

– (Th): Chú rất thuộc bài! Cháu thành thật khen chú!

– (T): Tôi không dám tin đâu! Nhưng mà thôi, cứ giỡn vậy cho vui! chứ ở đời có những khóa học khô khan lắm! Học về Tâm Linh mà học như thế này thì cũng không đến nỗi! (tôi cười)

 

  1. Lại thêm một nơi bí mật không được biết!

– (T): Tôi xin hỏi cô: Trước đây chú Trường Linh sau khi đã được vui, nhưng ngay sau đó, chú ấy được nhận công tác của Đức Mẹ đi lo chuyện các LH khác. Có dạo lo cho các LH trẻ thơ. Trong trường hợp như vậy thì chú Trường Linh ở nơi nào? Cũng như cô vẫn thường công tác vậy?

– (Th): Cháu thì đặc biệt Chúa cho ở bên Đ. Bà. Ông Trường Linh cũng đặc biệt được Đ. Bà trao cho việc làm, có nghĩa là không có ở chỗ gọi là “ngồi chơi xơi nước” – Điều đó có nghĩa là chú ấy cũng được ơn đặc biệt Chúa cho – Chú nghĩ đi, ngồi như các LH mà cháu nói ở phần trước, thì không có đi đến đâu được, như thế thì không bằng được đi! Còn nói về vị trí, hay vị thế mà chú Trường Linh đang ở, thì cháu không được phép nói!

– (T): Cám ơn cô! Còn như cha Qui đã quen việc rao giảng Lời Chúa, thì Chúa có dùng cha đi làm công tác ngay không, hay cha vẫn ở chỗ gọi là “ngồi chơi xơi nước”?

– (Th): Thưa chú, cha chưa được! Cháu cho chú biết: Trong TGTL còn rất nhiều điều phức tạp, chú chẳng thể nào tìm hiểu hết được! Cháu thì lại chỉ được phép nói những gì Chúa cho phép mà thôi! Nhưng dù sao hôm nay chú cũng biết thêm một điều là: Các LH đuợc Chúa cho vui thì được ở chỗ sáng, và đã có lần cháu cho chú biết ở nơi đó các LH vui, rất vui. Nhưng nếu được hỏi thì các ngài vẫn muốn chúng ta cầu nguyện thêm cho các ngài.

– (T): Cám ơn cô! Tôi hiểu rồi! Và tôi cũng đồng thời biết tại sao.

 

  1. Thời Gian tính là gì? Tại sao Thế Giới Tâm Linh không có thời gian?

– (BQ): Lúc nãy con Thủy nó nói là anh sẽ cắt nghĩa “Thời gian tính” là gì cho tôi nghe, anh nhớ không?

– (T): Chị biết không, đấy là cô ấy làm khó tôi thôi, chứ tính chất của thời gian không phải là một vấn đề trong khả năng của tôi có thể tìm hiểu, hay hiểu được! Nếu tôi đã không thể hiểu, thì làm sao tôi có thể nói cho chị hiểu … đúng không?

– (BQ): Tôi nghĩ là nó biết anh hiểu, nó mới nhờ! Hay là anh sợ mất thời giờ của anh? Tôi chỉ không nói được thôi, chứ thời gian làm sao lại không thể hiểu được … anh nghĩ sao?

– (T): Chị nói cũng đúng! để hiểu được cách đơn giản về hai chữ Thời Gian, thì ai cũng hiểu vậy, tỉ dụ như có người định nghĩa: “Thời gian là sự tiếp diễn liên tục và không hạn định các sự kiện diễn ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai”. Nói như thế có nhiều người cho là không đủ! Chính tôi cũng thấy là mơ hồ! Lại có người định nghĩa: “Thời gian là đơn vị đo lường sự tồn tại của một không gian”, thí dụ như khi ta nói Sài Gòn đã có từ 300 năm về trước. Cũng chưa đủ nghĩa! Thế nên lại có thêm định nghĩa: “Thời gian là đơn vị đo lường sự biến đổi của vật chất”. Hình như đã có tính bao quát hơn, nhưng cũng chưa hẳn là đã đủ! Cho nên lại có một số nhà vật lý cho thời gian một giới hạn là: Khi sự biến đổi của vật chất dừng lại thì cũng đồng thời không còn sự tồn tại của thời gian. Mới đầu người ta nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng lại có những người phản bác, cho rằng: Thời gian vẫn luôn tồn tại, chỉ có đơn vị thời gian của từng sự vật là chấm dứt, thí dụ như khi ta chết, thì chỉ có thời gian của ta trên đời là không tồn tại nữa mà thôi. Càng về sau thì những định nghĩa về thời gian tính càng được những nhà khoa học, vật lý, triết gia tu bổ đậm đà và cho nó nhiều màu sắc hơn. Đa số đều công nhận thời gian là một giòng chảy liên tục từ quá khứ, hiện tại vào tương lai, trong đó các sự kiện khi xảy ra không thể đảo ngược, và cũng không thể trốn tránh. Có lẽ đó là tính chất đặc biệt của thời gian (?). Thí dụ: Có người cho rằng vụ thảm sát và chôn người tập thể ở Huế, của Việt Cộng trong vụ tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968, sẽ không xảy ra nếu phe miền Bắc cũng tôn trọng Hiệp định ngưng bắn, trong những ngày Tết Truyền thống của Dân tộc, mà chính tay họ đã ký kết! Hoặc là nếu thời gian có thể trở ngược lại được, thì miền Nam đã nắm được cái tẩy của CS và đã không để cho bộ đội miền Bắc lọt vào được bên trong thành phố Huế, vì ngay cả khi họ đã chiếm được trong tình trạng bất ngờ, mà cũng vẫn bị tiêu diệt và chiếm lại ngay mấy tháng sau đó! Những giả dụ trên đây, đã chứng minh về sự bất đảo ngược, và các sự kiện không thể trốn tránh về đặc tính của thời gian! Tất nhiên, những phát biểu về “Tính thời gian” mà tôi đang nói với chị Quý, đều có xuất xứ, nhưng trong nhất thời tôi không thể nhớ hết để mà trưng tên tuổi họ ra được! Tuy nhiên, nhà bác học Nguyên tử Einstein thì không ai có thể quên được khi ông đưa ra những định tính rất đặc biệt về thời gian như sự giãn nở của thời gian tùy thuộc vào vận tốc của sự vật. Einstein vì thế đã cho ra đời học thuyết Tương Đối.

– (BQ): Anh nói gì, thời gian làm sao mà giãn nở được? Anh tin không? chứ tôi thì không!

– (T): Khi các nhà khoa học đã làm thí nghiệm, chứng minh được và lại công nhận nữa, thì ta cũng phải tin thôi! Vì mình đâu có là gì chị!

– (BQ): Thí nghiệm sao, anh thử nói tôi nghe xem?

– (T): Tôi chỉ nói một tí thôi nha! Vì đối với tôi cũng đã là khó, huống hồ làm sao tôi có thể nói để chị hiểu: thí dụ như các nhà khoa học đã cho phóng những hạt nhân, bằng một chùm nguyên tử và dùng máy đo quang phổ bằng tia Laser, để có số đo chính xác ở độ cao nhất, thì họ thấy thời gian di chuyển của các nguyên tử chậm hơn so sánh với thời gian của các sự vật ở bên ngoài thực tế. Chính trong lý thuyết này, Einstein đã tuyên bố một loạt các đặc tính như: Thời gian giãn nở, Thời gian có thể bẻ cong, các hiện tượng xoắn không – thời gian, khả năng du hành xuyên thời gian, ví dụ cho chị nghe chơi cho vui như căn cứ vào lý thuyết của Einstein, người ta có thể chế ra chiếc xe du lịch vào thời gian, nghĩa là khi ta có chiếc xe vận hành với một tốc độ của ánh sáng (300.000 km/sec) thì ta có thể nhìn thấy lại được quá khứ, chẳng hạn như chị ngồi trong chiếc xe đó, chị có thể thấy lại lúc chị mới sanh ra, với tất cả những người của thời đó ở chung quanh mẹ con chị! Chị thích không? Nhưng đó mới chỉ là giả thuyết! Chưa biết tương lai có phát minh được hay không … chị cứ chờ (?). Ngoài ra còn tính cách này: Từ Einstein cho đến Nhiều nhà vật lý đương đại đều cho rằng thời gian có thể không tồn tại theo cách nghĩ của người ta. Quá khứ – hiện tại – tương lai là một ảo ảnh được tạo ra trong tâm trí, nói cách khác sự tồn tại của nó đã được mã hóa trong bộ não con người. Như vậy vô hình chung khoa học và thần học Kitô Giáo gặp gỡ nhau ở một điểm chung là khi về Quê Thật là nơi thần hồn con người từ đó đi vào thế gian, họ đều nhận ra hết mọi sự trong thế gian chỉ là ảo ảnh.

Nhà thần học nổi tiếng của chúng ta – Thánh Augustino cho rằng ở chốn vĩnh hằng, thời gian không trôi qua như trong thế giới vật chất chúng ta ngụ. Như thế, trùng hợp với điều cô Thủy cho chúng ta biết là trong TGTL không có quá khứ, không có tương lai! Và một khi như thế thì ta có kết luận ở đó không có thời gian! Cũng theo Thánh nhân, Thần Minh (chỉ thần, thánh và các LH) không chỉ tồn tại bên ngoài thời gian, mà còn biết được cả tương lai cũng như quá khứ, hiện tại – Cái mà khoa học cho là đã được mã hóa trong bộ não con người. Theo tôi, có lẽ chủ đề này sẽ mãi là một trong những ẩn số lớn nhất của nhân loại.

– (BQ): Anh càng nói thì … tôi lại càng chẳng hiểu gì hết cả!

– (T): Thì tôi đã nói trước với chị rồi!