Thứ năm 13. 5. 2010 (1.20 chiều)

Hợp nói chuyện với chị Thủy tại nhà riêng

  1. Lại thêm một trường hợp ngoại lệ?

(Chú thích: cha MT. là cha hiệu phó một trường trung học tư thục ở SG vào những năm trước 1975, sau cha có đổi đi nơi khác nên Hợp đã không biết cha chết năm nào. Cha MT rất là nghiêm khắc với học sinh. Cha quất thẳng tay bằng roi mây mỗi khi cha bắt gặp em nào vô lớp trễ, cha rất dữ, đến nỗi học sinh đã đặt cho cha biệt hiệu là “hung thần áo đen”. Sinh thời chị Thủy cũng đã từng là học sinh trường này).

– (Hợp): Đêm qua em mơ thấy cha đứng trước cửa nhà mình, em mở cửa ra chào cha, em nói cha qua Úc hồi nào vậy? Con mời cha vào nhà con chơi. Em thấy cha thở dài chứ không vào nhà.

– (Th): Con chào mẹ vui! Con cũng chưa biết cha ở chỗ nào! Chị phải đi hỏi thăm thánh Antôn.

(cô Thủy bỏ đi trong một ít giây, khi trở lại cô bảo): Con tìm gặp mà cha bị …Chúa không cho nói… Mẹ và Hợp phải cầu xin Chúa! (Cô Thủy để thời gian cho hai mẹ con cô Hợp cầu nguyện trong thầm lặng một lúc)

– (Th): Con thưa mẹ bây giờ thì con có thể đem cha về. Mẹ và em hãy nghe cha nói!

– (Cha MT): Chào bà và cô Hợp, khi trước có thể là bà không biết tôi, nhưng cô Hợp thì biết! Cũng có thể là ghét nữa! Hôm nay tôi được thánh Antôn đem về, vì khi trước tôi có nhận ông làm quan thầy. Cô biết không, khi trước vì tôi phải giữ kỷ luật, nên lỗi điều răn của Chúa!

– (H): Con xin lỗi cha!

– (MT): Cô đừng xin lỗi tôi! Tôi phải xin lỗi vì đã đánh mất tình yêu thương và Chúa bảo hãy đem trẻ em đến bên Ta! cô biết không, có những cái mình cứ nghĩ là đúng, thì cái nhỏ nhất lại thành to lớn nhất! Lại còn có một thời gian dài tôi đã làm Chúa buồn! và sự tôi phạm thì không ai biết để cầu xin Chúa tha! Hôm nay tôi được ơn Chúa thương cho biết cô được ơn Chúa, để cầu xin cho các LH cần. Vậy tôi xin cô vì lòng bác ái, xin Chúa tha cho tôi điều mà tôi đã phạm! Nếu cô nhận lời, thì sau khi xin lễ xin cô cầu nguyện cho tôi 3 tuần. Xin cám ơn cô trước! nhưng có điều là khi xin Chúa cho tôi, thì cô hãy nói “tôi là một linh hồn mắc lỗi”. Cô cứ xin như vậy sau 3 ngày, cô mới đưa tên tôi vào, vì đây là điều luật cô nghe cho rõ! hết 3 ngày có nghĩa là Chúa cho phép cô đưa tên và tên thánh của tôi vào để cầu xin Chúa tiếp cho đủ ba tuần! Điều này không phải cha nào cũng bị phải làm như thế, chỉ có tôi là phải theo qui luật này! Cô cứ xin như thế, chứ đừng thắc mắc! Vì tôi cũng không được phép giải thích, mà cũng không được nói nhiều! Tôi đi nhé! cám ơn cô và bà.

– (Th): Con cũng phải đi, chào mẹ và em!

(Nhận định: Mới đây, trong bài giảng mùa chay, một vị LM khi nói về chuyện Chúa Giêsu 40 ngày trong hoang địa bị Xatan cám dỗ. Thì một trong ba điều Xatan cám dỗ Chúa, nó đã xúi Người: “Nếu ông là con Thiên Chúa, thì hãy truyền cho những hòn đá này hóa ra bánh đi!” (Mt 4,3). Vị LM nói: Đây là điều mà các LM dễ mắc phải nhất! Cứ mượn cái địa vị là Thừa tác viên của Chúa để thâu tóm cho mình những lợi ích thế gian, mà nếu như ở ngoài đời, thì vị tất đã làm được! Bằng nhiều cách và nhiều phương diện lợi lộc khác nhau, Không phải là ít! Đây chính là chuyện có thể biến những hòn đá thành bánh cách dễ dàng! Xatan luôn cám dỗ các cha làm điều này! Xưa, người nữ tâm linh, sứ giả của Mẹ dặn tôi “chú phải quan sát, để ý, thâu thập từ các hang cùng ngõ hẻm, cũng như học hỏi, và đọc các sách vở, thâu gom tất cả các chuyện, các vấn đề, để khi cần thì đem chứng minh, giải thích cách rõ ràng, làm chứng cho sự thật. Biết đâu sự kiện Chúa cho cha MT về nói lên một chút xíu sự việc, cũng là để cảnh tỉnh cho những Thừa tác viên của Chúa, là những người đi sau có một tấm gương, để lấy làm bài học tự cảnh tỉnh và canh tân đời sống của mình. Tác giả vừa thu thập được chân lý này qua một góc nhìn của một vị linh mục khả kính, thì cũng xin được trân trọng trình bày ra đây, nhân một vụ án không tòa xử trong TGTL quí thính giả và chúng tôi vừa được chứng kiến không phải bằng mắt trần. Tác giả thiết tưởng đây cũng là bài học cho cả những người sống ở ngoài đời là ta sẽ không lợi dụng ơn Chúa ban, để tìm kiếm cho mình những lợi nhuận riêng tư, mà chỉ nên xử dụng tất cả những gì Chúa cho, để đem lại lợi ích cho tha nhân, nhất là cho những người kém may mắn).

 

Ngày 22 tháng 6 năm 2010 lúc 10 giờ sáng

(Sau thủ tục chào hỏi)

  1. Phiếm luận về hiện tượng: Có những căn nhà ma hay không?

– (Th): Hôm nay trước khi vào đề, mình phiếm luận cho vui, nhà văn nghĩ sao?

– (T): Người của TGTL mà sao zdỡn quá! Tôi có nhận là nhà văn bao giờ đâu! Nhưng mà tôi xin hưởng ứng ý kiến của cô! Nào xin mời!

– (Th): Chú muốn ta bàn về tâm linh hay đời sống?

– (T): Nếu cô hỏi thì tôi xin đề nghị mình khởi từ đời sống vào tâm linh đi!

– (Th): Chú thử nghĩ xem ma quỉ nó có thể làm hại ta được không?

– (T): Tôi nghĩ có hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất là khi mình có Chúa, thì Chúa bảo vệ mình và không cho nó làm hại mình! Còn trường hợp sau là khi mình làm mất ơn Chúa, để Chúa ngoảnh mặt đi, thì khi đó nó mới có thể. Tôi cũng xin nói trước, là khi mình thảo luận thế này thì chỉ là những tư tưởng đột xuất thôi đấy nha!

– (Th): Cháu biết! cho nên đôi khi cháu cũng đùa cho vui, cô chú, mẹ đều biết mà! Cháu xin hỏi: Cô, chú có nghĩ là có những căn nhà ma không?

– (HTr): Có chứ cô!

– (Th): Cô nghĩ đi, Tại sao lại có những hiện tượng mà mình nghĩ là không có, nhưng do sự hoang vắng mà thiên hạ cứ đồn đại ra chăng?

– (T): Trong cuộc sống – đây là tôi chỉ nói trong cái đời của tôi thôi đấy nha! – thì tôi chưa thực sự chứng kiến hay gặp hiện tượng căn nhà có ma bao giờ! Nghĩa là mình chỉ nghe nói thôi!  Cách nay khoảng sáu năm cả nhà có rủ nhau đi xem căn nhà ma ở Melbourne, khi chở nhau tới nơi thì trời đã nhá nhem tối, mà may quá, khu vực đó đã bị chính quyền cấm, không cho ai tới gần nữa! Nghĩ lại, xui mà hên!

– (HTr): Tôi nghĩ một khi mà người ta đã đồn, thì chắc là cũng phải có cái gì đó … không bình thường!

– (Th): Theo cháu biết, khi mà người ta chết, các hồn của người chết yếu đuối, không có sức mạnh làm điều mà người ta đồn thổi! Chỉ có vài trường hợp sau đây:

Một là họ có nỗi khổ vô cùng! Có thể là một sự oán thù không thể giải quyết được lúc sống ở đời, lại cũng không thể cậy trông vào ai được! Người ấy lại rơi vào trường hợp không có đạo nào để mà nương dựa về mặt tinh thần, cũng như không có một niềm tin để mà tìm sự an ủi, hay niềm hy vọng trong nỗi yếu đuối cả thể xác lẫn tâm hồn. Và cuối cùng người đó đã chết bằng một cách cháu ví dụ như một kẻ ôm mối hận lòng đến không sao giải quyết được, thì khi ấy chúa quỉ tìm đến và hứa hẹn, rồi trao cho việc làm, nhưng trường hợp này cũng hiếm!

(Liên Tưởng: Nhân cô Thủy đề cập tới vấn đề: “Có những căn nhà Ma hay không?”, trong đầu tác giả nổi lên ngay lập tức câu chuyện “Con Ma Nhà Họ Hứa”, thiết tưởng cũng nên đưa vô đây, như một món ăn ngon cũng cần phải được ướp nhiều gia vị.

Vào cuối thập niên sáu mươi, sang đầu thập niên bẩy mươi của thế kỷ trước (tức th.k. 20). Người dân Sài-gòn không ai không biết đến mấy chữ “Con ma nhà họ Hứa”. Đa số được biết qua cuốn phim do nhà đạo diễn Lê Hoàng Hoa chuyển thể từ một giai thoại bùng phát trong dân gian. Cun phim được phát hành vào năm 1973 với số thu phá kỷ lục trong ngành điện ảnh thời bấy giờ. Tất nhiên chuyện phim do nhà đạo diễn dựng lên, không như giai thoại đàm tiếu về một con ma nhà họ Hứa trên thực tế. Câu chuyện thật ra sao, thì lại không mấy người rành rẽ, vì chuyện gì mà người ta càng đồn thổi rộng bao nhiêu, thì bổn gốc của nó lại càng tam sao thất bổn bấy nhiêu. Nhưng cho dù tình tiết câu chuyện ly kỳ và khác biệt ra sao, thì tựu chung cũng có một nguồn gốc phát xuất từ nhà họ Hứa, mà ai cũng biết chủ nhân nhà đó không những cả dân Sài thành, mà hầu hết người dân Nam bộ nói chung – tức cả miền Nam – đều quen thuộc với cái tên gọi rất bình dân là “Chú Hỏa”. Đa phần chẳng ai biết mặt mũi chú Hỏa ra sao! Dù chỉ là biết trên hình ảnh. Ngay như tác giả củng thế! Chú Hỏa là người thế nào mà tên tuổi ai cũng biết. TG. Xin phác họa đôi nét về con người nổi tiếng này:

Ngay từ tiền bán Th.K.20, người Miền Nam đã đặt câu ca về Tứ đại Phú hộ Saigon như sau: Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa. Việc xếp thứ tự chỉ là để ghép vần cho xuôi miệng, chứ không căn cứ vào mức độ giàu sang mà xếp thứ bậc. Vì nếu truy cứu đâu đó, thì có thể ai cũng phải công nhận Chú Hỏa mới là người đứng đầu, tức người giầu nhất! Trong bốn người đó, Sỹ là ông Huyện Sỹ, ai ở SG cũng biết ngôi nhà thờ mang tên ông – Nhà thờ Huyện Sỹ – thuộc Giáo xứ Chợ Đũi, Quận 1 SG.

– Phương là ông Tổng đốc Đỗ Hữu Phương, nổi danh với việc thiết lập Trường Collège de Jeunes filles Indigènes năm 1915, tức trường Nữ Trung học Sài Gòn, mà người dân thường gọi là Trường Áo Tím – Vì các nữ sinh mặc đồng phục áo dài Tím – Khi Nhật chiếm Đông Dương năm 1945 thì trường đổi tên thành Trường Gia Long. Đến năm 1953 các nử sinh áo tím mới đổi thành áo trắng.

– Tam Xường: Tên thật là Lý Tường Quan, nhưng nick name của LTQ là Xường, do tài sản cự phú nên dân gian gọi ông là Bá hộ Xường. Ông là nhà thầu lớn, chuyên cung cấp vật dụng thức ăn, độc quyền cung cấp thịt cá cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận. Ở đây TG chỉ chú trọng tới nhân vật Chú Hỏa vì gần như là nhân vật chính của câu chuyện “Con Ma Nhà Họ Hứa”. – – Chú Hỏa (18451901), tên thật là Hui Bon Hoa tức Hứa Bổn Hòa, chú cũng có tên Việt là Huỳnh Văn Hoa (黃文華), vốn người Phước Kiến. Tên Latinh Jean Baptiste Hui Bon Hoa, là một thương nhân người Việt gốc Hoa. Ông có tấm lòng biết hướng tới cộng đồng và đã có nhiều đóng góp quan trọng, trong sự hình thành bộ mặt thành phố SG thời gian ông sống. Ông khởi nghiệp từ việc buôn bán ve chai; Sau thành lập công ty Hui Bon Hoa, là công ty bất động sản lớn sở hữu trên 20.000 căn nhà ở Sài Gòn, đồng thời xây dựng rất nhiều công trình có giá trị lớn ở vùng Sài Gòn Gia Định như: Bảo tàng Mỹ thuật SG, Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, khu nhà khách Chính phủ, nhiều ngân hàng, trụ sở mua bán và các công trình tư gia, chùa chiền, bệnh viện khác Các công trình này đóng góp một vai trò quan trọng trong việc phát triển bộ mặt thành phố Sài Gòn, mà sau là Thủ đô của Miền Nam. Hứa Bổn Hòa có người con gái, không may chết sớm khi đang tuổi xuân xanh. Qua cái chết của cô gái, người ta truyền nhau những câu chuyện ma quái xuất hiện trong nhà của chú Hỏa. Câu “Con ma nhà họ Hứa” xuất phát từ đấy.

Câu truyện truyền khẩu về “Con Ma Nhà Họ Hứa”

– Như chúng tôi đã nói, chú Hỏa có rất nhiều nhà và đất đai cho mướn ở SG. Tuy nhiên có ba căn nhà gia đình chú dùng để ở, thì một biệt thự ở Long Hải, một biệt thự ở Đà-lạt, nhưng đó chỉ là những nơi gia đình dùng đi nghỉ mát. Nơi ở chính của nhà họ Hứa là một dinh thự nổi tiếng có 99 cửa, thiết kế theo phong thủy. Tòa nhà lộng lẫy, tráng lệ này cái vẻ cổ kính hài hòa giữa hai trường phái kiến trúc Âu – Á rất kiên cố. Mặc dù đến nay đã cả 100 năm, nhưng nghệ thuật bài trí thiết kế từ trong ra ngoài không những không lỗi thời, mà vẫn đậm đà phong cách. Chế độ hiện nay đã trưng dụng toà nhà này làm viện Bảo tàng Mỹ Thuật của Thành phố. Dinh thự tọa lạc tại số 97, đường Phó Đức Chính, Q.1, SG, chỉ cách chợ Bến Thành khoảng 200m. Chính nơi đây xuất hiện lời đồn đãi đầy liêu trai, huyền hoặc về hồn ma người con gái chú Hỏa.

Người ta bảo rằng, chú Hỏa ngoài ba người con trai đều có tài kinh doanh và tính tình giống cha, ông còn một cô con gái rất xinh đẹp, tên nàng là Hứa Tiểu Lan, được ông rất mực cưng chiều. Năm Hứa Tiểu Lan đến tuổi trăng tròn, gia nhân phát hiện cô chủ vẻ mặt u buồn, không còn vui vẻ, như trước. Rồi một ngày họ không thấy cô xuất hiện trong căn nhà này nữa. Từ đó, có người kể vào những đêm khuya thanh vắng, trong căn nhà vẳng ra những tiếng kêu khóc, nỉ non. Kẻ ăn, người ở, và các bạn bè thân thích thắc mắc nhưng không dám hỏi chủ. hoặc có hỏi thì cũng chỉ nhận được những cái xua tay, lắc đầu. Ai cũng mang nỗi hoài nghi trong lòng. Cho tới một ngày, chú Hỏa đăng cáo phó tin con gái mất, do mắc bệnh hiểm nghèo, ra đi bất đắc kỳ tử. Cả đất Sài Gòn bàng hoàng. Lại có tin nói rằng Hứa Tiểu Lan chết vào giờ trùng nên đám tang chỉ làm sơ sài, thi hài được an táng cạnh ngôi biệt thự nghỉ mát của gia đình ở Long Hải (Vũng Tàu). Có lời đồn rằng, vì nghĩ chú Hỏa giàu, nên có hai tên trộm ban đêm đã bí mật đào mộ chôn cô gái, nhưng khi bật nắp quan tài thì trống rỗng. Người ta lại bàn tán, có thể con gái chú Hỏa đã chết, nhưng vì thương con, ông không nỡ đem chôn, mà dùng phương pháp tẩm thi hài rồi để con gái trong một căn phòng để được ở bên gia đình. Hồn ma cô gái đêm đêm hiện về. Người thì quả quyết đêm đêm thấy một cô gái trẻ đứng bên cửa sổ khóc than thảm thiết. Người khác lại bảo hằng đêm thấy bóng áo trắng thoắt ẩn, thoắt hiện trên các khung cửa sổ căn nhà. Trong số gia nhân, có người kể đêm nào cũng thấy cô Hứa Tiểu Lan mặc áo trắng, xõa tóc đi dọc hành lang trong khu dinh thự nhà chú Hỏa.

Đến một ngày, có tin, một anh thợ sửa điện vào nhà, phát hiện trên tầng cao nhất của căn nhà có căn phòng đóng kín cửa, chỉ để một khe hở. Bên trong, tiếng la hét dữ dội. Đến bữa, gia nhân chuyền khay thức ăn vào bên trong. Lời kể của anh thợ điện khiến nhiều người tin rằng, cô con gái chú Hỏa chưa chết, nàng chỉ bị mắc bệnh tâm thần. Cũng có người độc miệng bảo rằng Hứa tiểu thơ mắc phải bệnh phong cùi. Chú Hỏa đành nhốt con gái trong một căn phòng, chỉ có một khe hở để người hầu đưa cơm. Từ một cô gái xinh đẹp nay bị cô lập cách ly, Tiểu Lan ngày đêm khóc lóc, đập phá cho đến một ngày, người con gái ấy vĩnh viễn ra đi. Chú Hỏa đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần. Không đành chôn con, chú Hỏa khâm liệm tiểu thư, rồi cho đặt vào một cái hòm bằng đá, loại đá granite, trên để mặt kính trong suốt và đặt trong một căn phòng. Một hôm, có một người hầu vào phòng dọn dẹp, thấy cô gái đứng dựng lên, khóc, cười ngây dại, thì chết ngất, khi tỉnh dậy, người ấy nói không thành lời. Chú Hỏa đành bí mật đem chôn cất. Những lời đồn thổi, thêu dệt về hồn ma con gái chú Hỏa cứ mỗi nơi kể một phách, rồi trôi theo thời gian, bí ẩn càng tiềm trong bí ẩn. Đến khi chú Hỏa mất, các con ông tiếp nối sự nghiệp lừng lẫy của ông ở Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, cho đến các năm 1934, 1951, ba người con của ông lần lượt qua đời. Thế hệ thứ ba kế tiếp của Hứa Bổn Hòa sang Pháp định cư, tòa nhà bị rơi vào hoang phế. Đồ sộ đẹp đẽ là thế, mà bỗng chốc trở nên âm u, lạnh lẽo suốt bao năm, chỉ vì là tiếng đồn có ma nên không ai dám vô ở. Hơn nữa, ở thời chế độ cũ, người ta tôn trọng tài sản riêng, mà con cháu còn sống ở Pháp, nên chẳng ai ngó ngàng tới, kể cả nhà cầm quyền. Thế rồi một buổi chiều của năm 2014, trên trang blog của một tác giả viết với nhan đề tiếng Anh “The True Story of Hui Bon Hoa and “Uncle Hoa’s Mansion” (Sự thật về Hui Bon Hoa và chú Hỏa) cung cấp rất nhiều tư liệu về dòng họ Hui Bon Hoa đang sinh sống ở Paris (Pháp) và phần nào cuộc đời ly kỳ của chú Hỏa. Tài liệu cũng nói tới ba người con trai và các cháu của ông, nhưng Tuyệt nhiên không nhắc gì đến việc ông có một cô con gái, đừng nói là cô này đã chết, hay mắc một chứng bệnh nan y nào! Sau năm 1975, căn nhà đã trở thành Bảo tàng Mỹ thuật TP, thì nhiều nhân viên, cả toán bảo vệ trực đêm đều cho biết, họ làm việc ở đây có kẻ trên, có người dưới 10 năm, nhưng không ai thấy có bóng dáng một con ma nào cả! Một vài anh chàng không biết nói chơi hay thực, còn bảo mình mơ ước muốn gặp người thiếu nữ áo trắng phất phơ trong đêm, nhưng hoàn toàn là không có! Một vài người trong họ khẳng định là không có thật!

Khi viết tới đây, tôi lại nhớ lời cô Thủy nói 8 năm trước, nếu đem ứng dụng vào câu chuyện “Con Ma nhà họ Hứa”, thì thật là trúng, khi cô bảo: “Tại sao lại có những hiện tượng mà mình nghĩ là không có, nhưng do sự hoang vắng mà thiên hạ cứ đồn đại ra chăng?.

(Mời quí Thính giả tiếp tục theo dõi TGTL # 94)