Vẫn ngày 22 tháng 6 năm 2010

Tại nhà Phụng-Uyển

(Lược tóm phần phiếm luận trong số TGTL 94: Cô Thủy kết luận rằng cháu cũng có thể nói chắc là Quỷ hình dáng không xấu, nhưng làm những việc xấu! Hành động của nó là xấu … cô, chú, mẹ có nghỉ là thế không?)

  1. Chúa đặt trong tâm mỗi người một vị thần thiện. Phải chăng vị đó là Thiên thần?

– (T): Chúng tôi công nhận ý của cô!

– (Th): Vậy thì mẹ cũng có nó ở trong lòng, khi không có đủ điểm ở chỗ mà Chúa ngự! Còn cô chú thì miễn nói, xin về xem xét lại trong cuộc sống, và tìm cách không cho nó đến, bất cứ một giây phút nào, trong công việc, cũng như trong tư tưởng! Cô chú nghĩ sao?

– (T): Tôi đã nói là mình không kết hợp hàng giây, hàng phút được với Chúa! Nếu được thì mình đã là thánh rồi! Cô biết không đầu ngày, hay tệ nhất thì trong Thánh lễ mình cũng có nói với Chúa đấy, nhưng rồi trong ngày thì không thiếu gì lúc mình quên! (tôi nói đùa cho vui) là … sao thiên thần bản mệnh không nhắc gì vậy?

– (Th): Chú biết không, như mẹ cháu có bao giờ nhớ đến ngài đâu, vì thế ngài cũng phải đi thôi!

(Chú Thích: Tôi biết cô vừa nói đùa, mà cũng vừa nói dỗi với mẹ cô thôi! Vì cô luôn muốn xây dựng cho mẹ mình. Nói chung thì chẳng riêng gì bà Quý, đa số khi được hỏi, thì ai cũng có lỗi với thiên thần Bản Mệnh của mình, vì biết là bên mình có ngài – Ngài chính là thần thiện – Chúa đặt để cho mỗi người. Ngôn ngữ của ngài chính là tiếng nói của lương tâm. Tuy nhiên, không mấy ai thân thiện và tâm sự với thiên thần của mình, nhưng các ngài vẫn thầm lặng đi bên cạnh cuộc đời mình. Nếu mình là bạn của ai mà rơi vào hoàn cảnh như thế, chắc mình buồn lắm! Chính tôi cũng vậy, trong ngày cứ chỉ khi nào cần giúp mới nhớ tới thiên thần của mình thôi! Thí dụ như khi ra khỏi nhà, lái xe, đi đường, xong rồi lại quên mất người bạn chí thân, chí ái của mình, chứ cũng rất ít khi bày tỏ nỗi niềm tâm sự. Thật sự là mình quá đáng trách, phải không các bạn?).

 

  1. Cha Qui quan tâm nhiều đến giới trẻ. Cha lo sợ cho họ, vì họ ký kết trước mặt Chúa chuyện hôn nhân, xong rồi họ xé bỏ xem như Chúa cũng chẳng là gì!

– (Cô Thủy bỗng nhiên đổi đề tài, quay sang hỏi tôi): Cháu tính mời cha Quy về, chú nghĩ sao?

– (T): Nếu Chúa cho cha về thì còn gì vui bằng! Cô mời được không?

– (Th): Vậy các điều nào chú muốn hỏi thì để thứ hai tuần tới nhé! Cháu thử đi xem sao! (như thường lệ, ít giây sau cô trở lại cho hay): Con hỏi mà cha bảo không được! Song cha có nhắn chú, nguyên văn như sau:

– (Cha Qui): “Cháu viết sách có mục đích gì?”

(Chú Thích: Tuy không trực tiếp về, nhưng đang ở đâu đó – chắc chắn là ở nơi các LH được vui – chứ theo tôi biết thì cha chưa được Chúa, Đức Mẹ trao công tác như chú Trường Linh, tuy nhiên cha vẫn nghe được, và giữa cha với cô Thủy họ trao đổi với nhau bằng tư tưởng, như trước đây cô Thủy đã cho biết: Ngôn ngữ trong TGTL là đọc được tư tưởng của nhau.)

– (Tôi trả lời cha): Chỉ là phương tiện để được làm “Khí cụ bình an” của Chúa!

– (ChQ): Nếu thế thì những bài cháu viết cho báo chí bây giờ cũng vẫn còn là vô ích … tuy cháu có áp dụng câu “Văn dĩ tải đạo”! Nhưng theo chú thấy thì cháu phải viết vào thực tế hơn nữa! Cháu biết không, bây giờ họ có đến trước mặt Chúa để xin Chúa chứng nhận việc “trọn đời ăn ở với nhau”, nhưng rồi họ vẫn cứ bỏ nhau xoành xoạch. Cháu phải viết về đề tài này, để họ biết đến việc họ có xứng đáng được Chúa cho hạnh phúc đời sau hay không? Chú nghĩ khi cháu đi nói, cháu phải nói nhiều hơn với giới trẻ là họ hãy sống gần Chúa hơn, bằng việc làm! Đừng có bao giờ xem thường phép hôn phối!  … Cháu hiểu điều chú muốn nói không?

– (T): Dạ, con hiểu! Vì vậy, con muốn là chú đang ở chỗ được vui, nếu có thể, bằng cách nào đó, chú cứ gửi cho con những đề tài theo những suy nghĩ của chú!

– (ChQ): Chú tiếc rằng lúc trước khi “chết”, muốn gặp cháu để trao cho cháu những điều mà chú nghĩ cần phải nói, nhưng cháu đã không sang được, thành ra chỉ có thể trao đổi bằng sự ngắn gọn thôi! Cháu biết không, những chuyện mà mình quan tâm thì rất ảnh hưởng đến xã hội!

– (T): Tuy hai thế giới có nhiều cách biệt, nhưng con nghĩ người trong TGTL cũng có thể có cách mà! Thế nào gọi là truyền đạt tư tưởng?

– (Th): Cha đi rồi! Chú có cần nhắn gì không?

– (T): Dạ không! Tôi nắm được ý của cha rồi! Nhưng cũng nhờ cô nói lại với cha là “mấy lúc gần đây, con đang cầu cho vài LH mới, nên cũng có bớt cầu xin riêng cho cha, mà chỉ cầu chung với các LH tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân nhân, họ hàng … không biết như vậy có được không? Hay là nhờ cô Thủy cố vấn nhé?

– (Th): Cháu nghĩ cha không phiền, vì cha đã được Chúa xét! Song việc mà chú hỏi thì cháu không có quyền nói!

– (T): Cám ơn cô!

– (Th): Tuy nhiên chú cứ cầu nguyện, vì nếu cha đủ, và dư thì cha cho người khác, không đi đâu mất!

– (T): Cám ơn cô nhiều!

 

  1. Trong TGTL, ông Trường Sơn gặp ông Đan Nguyên, ông này đã ăn năn hối hận, nhưng chưa được Chúa xét.

– (Tới đây thì tôi bỗng nghe một giọng nói khác, và tôi nhận ngay ra là ông thông gia của tôi tức ông Trường Sơn): Tôi về hôm nay có ý gặp anh để mình nói chuyện.

– (T): Chào anh, đã lâu mình không gặp nhau! Rất vui được nghe anh nói. Vậy xin mời anh có chuyện gì mình nói cho vui!

– (TrS): Tôi nói ông Đan Nguyên, khi trước nghe ông nói thì rất là sôi động! Nhưng ở đây thì tất cả lại khác! Công việc của tôi bây giờ là tìm tới những người đang được người sống tích cực cầu nguyện cho, để tìm hiểu. Do đó tôi đã gặp ông Đan. Khi gặp ông ấy, thì những điều ông làm khi trước, ông rất là hối hận và ăn năn. Bao giờ Chúa xét tới thì tôi chưa biết, nhưng điều tôi muốn nói là gia đình ta hãy cứ tiếp tục cầu nguyện cho ông sớm được vui!

– (T): Vâng, anh cho hay thì tôi cũng thành thực nói là có lẽ vì mình biết được trường hợp của ông quá gia trọng! Nói cách khác là trường hợp của ông quả là khó khăn, nên khi mình cầu nguyện cho ông, thì mình cứ hay băn khoăn là không biết Chúa có cho ân giảm chút nào cho ông ấy không? Thành ra việc cầu nguyện của mình giống như có sự hoài nghi, thì không biết là có mắc lỗi không? Nhưng bây giờ nghe anh nói, thì tôi nghĩ khi một người rất hối lỗi và biết ăn năn, thì Chúa cũng rộng lòng thương thôi! Một người mà biết ăn năn hối lỗi thì cũng là đã được ơn Chúa rồi! chứ lúc trước nghe cô Thủy nói thì ông vẫn còn bướng bỉnh cơ!

 

  1. Sống trên đời, ai cũng nên tránh đừng làm cớ cho người khác vì mình mà sa ngã, vì họ sẽ bị luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối!

(Ghi chú: Trường hợp ông Đan Nguyên quí thính giả theo dõi trong TGTL từ bộ một chắc còn nhớ, ông là một nhà trí thức, tác giả của mấy cuốn sách về chính trị thời đại mới. Sinh thời, ông có tư tưởng cách mạng là phế bỏ tất cả mọi tư duy cũ, để xây dựng lại một hệ thống Tư tưởng mới, một lý thuyết mới làm ánh sao soi đường cho chủ nghĩa Dân tộc, trong đó kể cả lý thuyết của các tôn giáo cũng bị ông cho là đã lỗi thời. Ông sinh trưởng trong một gia đình Công giáo nền nếp, nhưng ông lại có khuynh hướng chống Giáo Hội, ông hay chộp lấy những sai trái của Giáo hội về mặt thế tục trong quá khứ lịch sử, để mang ra phỉ báng. Có lần cô Thủy đã cho biết: Vì ông Đan xử dụng tài thuyết khách của mình mà làm cho đệ tử của ông là người trước đã theo Chúa, nhưng nghe ông mà thành xa Chúa. Cho nên lỗi của ông rất nặng! Cũng có lần cô Thủy gợi ý tôi giúp ông bằng cách gặp gỡ người kia, và khuyên bảo người đó trở về với Chúa, thì ông sẽ được nhẹ! Nhưng tôi không thể làm được, vì mình không ở gần người đó, mà vấn đề tư tưởng không phải chỉ gặp gỡ đôi lần mà thuyết phục được! Bởi vậy, nhân vấn đề của ngày hôm nay, tác giả xin thỉnh lên một tiếng chuông báo động: Sống trên đời, ai cũng nên tránh đừng làm cớ cho người khác vì mình mà sa ngã! Có nhiều cách làm cho người khác sa ngã! Cách của ông Đan Nguyên nói trên là dùng miệng lưỡi khiến người ta bỏ Chúa. lại có những người dùng nhan sắc, có khi lấy mắt để chinh phục, có kẻ dùng tay mà lôi cuốn người khác xuống hố tội lỗi. Trong Tin Mừng Chúa Giêsu cũng đã cảnh báo: “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.43 Nếu tay anh làm cớ cho anh em sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt.45 Nếu chân anh làm cớ cho anh em sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục.47 Nếu mắt anh làm cớ cho anh em sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục,48 nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.49 Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa như thể ướp bằng muối” (Mc 9,42-49). Thiên hạ có câu: Đàn ông yêu bằng mắt, phụ nữ yêu bằng tai. Đó mới chỉ là nói tới yếu điểm của mỗi phái, chứ dưới cánh tay quyền phép của ma quỷ, hắn còn hơn những nhà ảo thuật giỏi nhất thế giới như Takayama, David Copperfield, Criss Angel, David Blaine … Hơn tất cả các tay phù thủy trên cỏi đời này, nên nó xử dụng được tất cả ưu điểm của người này, đánh vào yếu điểm của người kia. Xử dụng khả năng kiến thức như trường hợp ông Đan Nguyên cũng chỉ là họa hiếm thôi! Đó là đem tài ra mà chinh phục lý trí. Cái mà con người dễ bị đánh ngã nhất mới chính là tình cảm và bản năng. Đây là hai lãnh vực yếu đuối của con người, bất kể đàn ông hay đàn bà! Chúng ta trở lại câu chuyện đang tiếp nối với ông Trường Sơn).

 

  1. Ông Trường Sơn tiết lộ cho tôi biết sở dĩ tôi bỏ thuốc dễ như chơi, là nhờ Thánh Linh, nhưng Tôi thực sự không biết!

– (TrS): Chào chị, chị khỏe không?

– (HTr): Dạ, cám ơn anh, tôi khỏe!

– (TrS): Chị biết không, bây giờ đầu rồng thì đã chết, mà đuôi rồng cũng tê liệt cả rồi! Chị khỏi lo anh nhà đi họp xa nữa nhá! Hôm nào chị phải làm tiệc ăn mừng, riêng tôi thì cứ cho hương khói là được!

– (Htr): Tôi nghĩ anh đến ăn còn không cần, thì cần chi chuyện hương khói?

– (T): Tôi cũng nghĩ thế đấy! Anh cứ bỏ đi là xong!

– (TrS): Khỉ đấy! Tôi biết anh bỏ dễ dàng, là vì Chúa cho anh công việc để làm! Cho nên có sự giúp đỡ của Thánh Linh. Đó là một điều mà tôi nghĩ phải là phép lạ!

– (T): Anh cho là phép lạ ư? Tôi nghĩ chuyện nhỏ đó có gì mà Chúa phải ra tay? Tôi cứ nghĩ là có khó lắm đâu!

– TrS): Thật đấy! Tại anh không biết, thì tôi nói cho mà biết thôi! Khi mà người ta bị bệnh mà phải bỏ, vì người ta muốn sống thì khác! Còn anh thì hoàn toàn không phải là vì thế!

– (T): Thế thì tôi phải cám ơn Đức mẹ vậy!

– (TrS): Anh phải cám ơn Thánh Linh nữa!

– (T): Dạ, Tôi sẽ làm! Tôi cũng cám ơn anh!

 

  1. Vẫn tính nói chơi, chuyện gì cũng đùa được!

– (TrS): Chị! Dù tôi có ở nơi khác, song tâm ý vẫn nghĩ đến anh chị, và cám ơn anh chị về những điều anh chị quan tâm đến vợ con tôi! Điều này rất đẹp lòng Chúa!

– (HTr): Có gì đâu mà anh phải cám ơn! Mình là anh em với nhau mà!

– (TrS): Có một điều chị cần lưu ý là khi một người giỏi mọi phương diện, thì giống như quả quí, trái ngon ở trong vườn. Chị phải coi chừng, không … có kẻ hái trộm mất đấy!

– (Tâm cười): Tính anh cứ hay nói chơi! Không dám đâu! Tôi không có gì giỏi đâu! Một chút gì cũng đều là do Chúa, Đức Mẹ muốn mình làm, rồi giúp thôi! Anh vừa bảo “bỏ thuốc” cũng là Chúa giúp đó thôi! À … tôi biết rồi! Chắc là anh báo động để cho tôi chuẩn bị sẵn sàng, Chúa sắp gọi tôi về rồi … phải không?

– (TrS): Tôi nói là đời hái, không phải là Chúa hái!

– (T): Theo tôi nghĩ, nếu mà mình được trở thành trái ngon, thì cứ phục vụ cho đời, để cho đời lên hương, giống như mùa Xuân làm cho người người vui vẻ!

– (TrS): Anh có nghĩ là tan tác không?

– (T): Không! Xuân này quá đát rồi!

– (TrS vẫn đùa): Nhẹ thì bầm dập!

– (HTr góp vui): Ông ấy hết thời rồi anh ạ! Giá mà ba mươi mấy, bốn mươi thì còn có thể!

– (Chị Quý cũng hùn hạp): sao tôi cũng trái tốt đây mà sao ông không sợ?

– (TrS): Bà … người ta sợ … ngang như cua! Tôi sắp phải đi rồi! thôi bây giờ tôi tóm lại là chị Tâm, một là canh chừng trái chín! Hai lo việc từ thiện. Ba là cầu nguyện. Cứ như thế là chắc ăn cả đạo lẫn đời!

– (HTr): (cũng vui vẻ đùa theo) Chắc anh nói đúng đấy! Cám ơn anh!

– (TrS): (ông Tr. Sơn quay qua tôi): Anh có sợ hay phiền gì không, tôi mách nước cho?

– (T. cười): Dạ, không! Sống với người sống tôi còn chưa sợ, sợ gì người chết … anh!

– (TrS): Chưa biết mèo nào cắn mèo nào! Tôi phải đi rồi! Chào anh chị! Nhớ ăn mừng nhé!

– (T): Chào anh! Chúc anh vui trong Chúa và Đức Mẹ.

 

  1. Trường hợp người xa Chúa đã lâu, nhưng trước khi chết thì có hiện tượng ăn năn xám hối. Đó là do Chúa tìm về, hay do lời cầu nguyện của thân nhân?

– (Th): Chú, cô thấy đấy, bố cháu hễ được nói là cứ thích nói nhiều! Nói cho vui thì cũng không sao! Nhưng thường người nói nhiều mà tư tưởng không kiềm chế được thì cứ nói lung tung. Chú biết không bố cháu nhiều khi nói quá mà phạm thì sẽ bị lỗi!

– (T): Cô đừng quá quan tâm! Chúng tôi hiểu là ông ấy chỉ nói cho vui thôi! Nếu là người không hiểu thì mới sợ! Còn với chúng tôi thì không có gì hết! Cô cứ để cho ông ấy nói tự do!

– (Th): Chú còn có điều gì hỏi khác nữa không ạ?

– (T): Hôm qua chúng tôi đi đọc kinh cho anh Micae Bùi mới qua đời (Ghi chú: Như thông lệ, TG không nêu rõ tên). Anh bỏ Chúa đã lâu, nhưng cuối cùng thì anh đã kịp trở về với Chúa trước khi chết. Trong đám tang hôm qua, ai cũng mừng cho anh! Nhân dịp này, tôi xin hỏi cô có phải vì đã là con chiên của Chúa, thì Chúa không bỏ có phải không? Vì chúng tôi thấy trường hợp này khá nhiều! Rất nhiều người lúc sống vì lý do gì đó đã xa Chúa thật lâu, tưởng chừng như đã bỏ đạo, nhưng cứ hễ gần chết thì y như là ai nấy được ơn Chúa đánh động, tìm về đạo Chúa. Tôi cứ nghĩ tới hình ảnh Chúa chiên lành, Ngài bỏ 99 con, để đi tìm cho bằng được con chiên lạc! Đó mới chỉ là nửa phần thắc mắc thôi! Xin cô lắng nghe nửa sau: Hay là như anh Micae Bùi, do những lời cầu nguyện của cha mẹ, hay ai đó đã hết lòng cầu nguyện cho. Xin cô nói cho biết, nửa nào trúng?

(Mời quí thính giả nghe câu trả lời trong TGTL96)