Thứ bẩy ngày 12. 03. 2011 (8.40pm)

Nói chuyện với chị Thủy tại nhà Hợp.

  1. Tại sao bị CS giết mà vẫn ở lâu trong thanh luyện?

– (Thủy): Con chào mẹ chúc mừng mẹ.

(ghi chú của Hợp: Mẹ tôi hỏi về giấc mơ của bà. Bà mơ thấy ông cha lưỡi dài miệng vuông và không có răng).

– (Th): Con đi tìm được biết là bạn của bố, con hỏi ông có phải là cha không? Ông bảo: “Tôi là cha ở Phước Tường, khi trước có được gặp ông Thượng sĩ và tôi đã bị họ xử. Họ đem vào núi thắt cổ cho chết”. (Ghi chú: Khi nghe chị Thủy cho biết cha bị bọn họ thắt cổ, thì chúng tôi hiểu đó là lý do trong giấc mơ mẹ tôi gặp ông cha lưỡi dài)

– (Th): Xin cha cho biết thêm: lý do làm sao mà cha bị họ xử?

– (LM): Đáng lẽ tôi bị ra Bắc, nhưng tôi xin họ ở lại. Mới đầu họ cho, vì để tìm hiểu về tất cả các việc … nhưng sau rồi họ cũng xử.

– (Th): Thưa cha, vậy lâu lắm sao cha vẫn chưa được gặp Chúa?

– (LM): Vì bị tội ở chỗ không dám làm sáng danh Chúa, mà lại cầu an!

– (Chị Thủy quay qua nói với chúng tôi): Cha bảo: Đáng lẽ cứ đi là đi, còn theo ý của mình mà xin họ ở lại, thì không phải là đem Chúa ra chứng minh cho sự thật. Chúa bảo: Ta là sự thật, Chúa bảo: con phải Trung tín với việc làm khi mà đã được Ta chỉ bảo.

– (Chị Thủy tiếp): Khi ấy cha có năn nỉ họ xin được tha, xong họ cứ xử, vì họ muốn lấy đất ruộng của nhà Xứ. Bây giờ mẹ xin cho cha 1 lễ và em Hợp xin Chúa cho cha được ơn tha tội. Con hỏi cha tên thánh là Đôminicô Quang Văn H. (Hội – Vì sự tế nhị, TG không nêu rõ tên, mặc dù cô Thủy có nói tên cho cô Hợp viết). Đây là con giúp bố, vì bố đem ông cha về, nhưng phải hiểu là đến lúc Chúa cho phép cha H. về nhờ người giúp, để Chúa xét!

– (H): Thế nếu không gặp trường hợp đặc biệt là gia đình mình có chị làm công tác của Đức Mẹ trao, thì cha cứ phải đợi mãi sao?

– Chị đã có nói trước đây rồi, là các Thánh (bổn mạng) có cách của các ngài. Em và mẹ có nhớ câu: “Sự gì loài người không làm được, Chúa vẫn làm được cách dễ dàng và nhẹ nhàng!” không?

 

  1. Thế nào là làm sáng danh Chúa?

(Luận bàn của tác giả: Không riêng trường hợp cha Đô-mi-ni-cô H. Thực ra không ít các đấng bậc, không chỉ ở trong chế độ CSVN, mà nhất là trong chế độ CS bên TQ. Sự yếu đuối cầu an, sợ tù đầy và nhất là sợ chết, làm không ít người thỏa hiệp, hoặc nương theo bóng tối, trong khi Chúa là ánh sáng. Nhiều vị không dám lên tiếng bênh vực công lý, làm chứng cho sự thật, như cha H đã trả lời câu hỏi của cô Thủy. Sở dĩ đã lâu mà cha vẫn chưa được Chúa xét cho dù đã bị chúng xử chết, vì như lời cha nói: “Tôi bị tội ở chỗ không làm sáng danh Chúa”. Thế nào là làm sáng danh Chúa, có phải là tổ chức lễ lậy cho linh đình, trống kèn rình rang, rước sách cho thật lớn, nhiều vị đập nhà thờ cũ, không vì hư hỏng, mà chỉ có mục đích xây nhà thờ mới cho thật lớn, thật đẹp! Có phải đó là làm cho Nước Chúa vinh quang không? Trên thực tế những việc làm này CS cũng muốn, vì chúng cần lấy điểm với thế giới, đánh bóng sự xảo trá về cái gọi là “Tự do tôn giáo”, để đổi lấy các hợp đồng kinh tế và mở các cửa cầu cấm vận, nhưng lại không có mục đích cho dân, hoặc vì dân. Trong các chế độ CS ở đâu cũng vậy, gần hết ba phần tư thế kỷ, những Ngôn sứ thật ở bất cứ thời điểm nào, người ta cũng chỉ có thể đếm được trên đầu những ngón tay. Những vị Ngôn sứ ấy đã noi gương Đức Giêsu và thực thi những điều Kinh Thánh chép: “Rằng Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4, 18-19) và (Is 61,1). Khi đi loan báo Tin Mừng cho những kẻ nghèo hèn, Chúa chỉ bị chúng rêu rao là giao du với phường tội lỗi, chứ không ai nói Chúa sun xoe, ngoại giao, bắt tay với những kẻ giàu sang, bậc quyền quí! Ngài đấu tranh cho những người bị lên án như Maria Madelene, hay người đàn bà ngoại tình bị mang đi ném đá. Ngài giải thoát cho kẻ bị đời lên án, như Gia-kêu, hay những người thu thuế, còn hơn thế nữa, như đối với những kẻ bị ma quỉ cầm buộc, và mở mắt cho bọn quyền lực biết, khi họ bảo Ngài dựa thế quỉ vương! CS là những người mù nặng, nhưng nếu ta cúi đầu, chấp nhận “xin cho”, thì làm sao mở mắt cho họ nhận biết Thiên Chúa được! Những ngôn sứ mà cầu an, luồn lọt các chức vị trong chế độ CS, thì làm chứng cho Sự Thật thế nào được! Trong khi Sự Thật là Chân lý là Thiên Chúa? Trong đêm chịu nạn, Chúa không có một lời xin xỏ với bất cứ thế lực nào: Từ dinh Cai-pha đến dinh Tổng trấn, và ngay cả trước mặt vua Hê-rô-đê. Chúa bảo: “Ta là sự thật”. Sự thật ấy chính Phi-la-tô kẻ xét xử Chúa đã hỏi Ngài: “Sự thật mà ông nói là gì?” (Ga 18, 38) Trong Phúc Âm Chúa không nói gì nhiều, nhưng có câu Người đã trả lời cho Phi-la-tô là “Tôi không thuộc về thế gian” (Ga 18,36). Điều đó cũng bảo cho những ai đã theo Chúa hiểu rằng “Thế gian không thuộc về mình, thì không có lý do gì để phải lưu luyến”, mà xin ở lại. Tác gỉa có lần đã hỏi Sứ giã của Đức Mẹ là cô Thủy rằng: “Bên TQ nhà nước ra lệnh mỗi gia đình chỉ được sanh một con, nên gia đình nào sanh đứa con thứ hai, hoặc đứa con đầu là gái, thì thường họ bóp mũi cho nó chết từ ngay khi con trẻ lọt lòng. Trường hợp luật đã ra như thế, thì tội giết con của họ có được giảm khinh không?” Hôm đó cô Thủy phải đi hỏi Đức Mẹ, và chính Đức Mẹ trả lời: “Tội nặng! Tại sao họ không dám chết mà lại dám thí bỏ chính con của mình đẻ ra?”. Chúa bảo các cha: “Con phải Trung tín với việc làm khi mà đã được Ta chỉ bảo”. Ta phải hiểu điều Chúa đã chỉ bảo là gì? – Chính trong đêm chịu nạn, Chúa nói: “Tôi đã sinh ra và đến thế gian nhằm mục đích này: Làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18,37). Không phải các mục tử của Chúa là những người đứng về phía sự thật sao? Vậy thì Chúa bảo: “Hãy lắng tai và đến cùng ta, hãy nghe, thì các ngươi sẽ được sống, Ta đã lập với các ngươi một giao ước vĩnh cửu, đó là những hồng ân đã hứa với Đa-vít: Đây Ta đặt ngươi làm nhân chứng cho các dân, làm tướng lãnh tôn sư cho các dân tộc. (Các cha biết điều này, chính các ngài viết bài ca cho ngày lãnh nhận Thiên ân rằng: “Chúa đã nâng tôi lên hàng khanh tướng”). Này ngươi sẽ kêu gọi dân mà trước ngươi không biết, và các dân trước chưa biết ngươi, sẽ chạy đến cùng ngươi, vì Đức Chúa là Thiên Chúa ngươi, bởi vì Chúa làm cho ngươi được vinh hiển. Hãy tìm Đức Chúa khi Người còn cho gặp, kêu cầu Người lúc Người còn ở kế bên. Hãy bỏ đường lối mình, bỏ những tư tưởng mình, mà trở về với Đức Chúa, thì Người sẽ thương xót. Vì tư tưởng Ta không phải tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải đường lối của Ta. Như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối Ta vượt trên đường lối các ngươi, và tư tưởng Ta cũng vượt trên tư tưởng các ngươi thế ấy. Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời, không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì Lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta, nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng ta trao phó” (Is 55,3-11). Đó chính là những gì Chúa sẽ xét khi đến kỳ hạn các mục tử trở về gặp Ngài).

 

Thứ hai 21/03/2011. 8.30pm

Nói chuyện với chị Thủy tại nhà Hợp

(Chú thích của Hợp: cháu đọc đến bài này, cháu cũng không nhớ được giấc mơ này, xong cháu thấy có phần của 1 linh hồn được thánh Antôn dẫn về để xin ơn cầu nguyện nên cháu gửi cho chú)

 

  1. Với Chúa chỉ một niềm tâm thành như cô này, đã đủ được Ngài ban ơn cứu độ (Cũng chuyện một giấc mơ)

– (Th): Con chào mẹ và em vui! Hôm nay con đi tìm người hôm trước, mẹ hãy chờ!

(Một chút thời gian chị Thủy trở lại cho biết): Con đi tìm … chuyện này khá rắc rối! Con đi tìm được biết thánh Antôn dẫn về đầu đuôi là ngài thấy cô này có một điều tâm nguyện: Khi sống, lúc nhỏ muốn đi tu! Con đã gặp cô ta và con dẫn về theo ý thánh An-tôn muốn, mẹ đừng có cản. Con đem về nhà để cho cô ta nói. Cô vốn dĩ không có đạo.

– (LH. Cô gái): Con chào bác con đang đứng ở sau bác và trước mặt cô. Con biết bác không tin, song chuyện người chết được về, ở ngay bên, đó là sự được Chúa cho phép! Bác cứ yên tâm không phải suy nghĩ, không có quỷ nào dám làm đều quấy phá, khi người ta không mắc vào những tội mà chúng có thể cầm buộc!

Con thưa là khi sống, lúc đã có trí khôn, thì con rất ao ước đi tu dòng thánh Antôn, vì con là một người rất nghèo, trông thấy ai ăn bánh mì thì thèm lắm! Ở nhà quê thì chỉ có bánh đúc thôi ạ, khi ấy gia đình con lại đông các em và con là chị lớn, nên phải đi bán đủ thứ, giúp cho cha mẹ. Bởi vậy, con đâu dám xin theo đạo để đi tu dòng ông Thánh. Sau cuộc chiến chia đôi đất nước thì cha đem các giáo dân đi, lúc ấy con cũng muốn theo, nhưng nhà con không có đạo, con lại sợ các em không cho đi và con ngần ngại. Khi ấy con gặp một tên công an, nhưng nó giả làm người đi xuống cảng và rủ con đi, con mới hỏi có chắc ăn không? thì nó bảo giúp bằng cách phải lấy nó. Con đồng ý và cuối cùng là  chuyện đã chẳng thành mà cả nhà bị hại! Từ đó bị sự phiền muộn vì ngu dốt của mình mà làm hại đến cả nhà phải bị tù. Con hối hận và nghĩ buồn quá, nên con bị bệnh nặng, rồi chết! khi sắp chết con đem hết điều này cầu nguyện xin Chúa thương đến gia đình mà cho được toàn vẹn! Sau khi chết, dù cô đơn, hay có khổ con cũng ráng chịu được, nhưng con vẫn muốn được ở chỗ sáng, đến nay thì gặp thánh Antôn, ngài cũng thương xót đem con về đây, để được xin ơn cầu nguyện. Khi chết con mới có 35 tuổi tên là Phương thị Tú. Con xin được ơn cầu nguyện cho được Chúa cho vui. Con phải đi vì đã hết giờ! Con xin được cám ơn bác và con bác!

– (Th): Chị hỏi Thánh Antôn xem ý Ngài ra sao: Thưa không biết tại sao Thánh lại không cho họ bánh mì ăn, để họ khỏi thèm?

– (Thánh bảo): Đừng có đùa! Đây là linh hồn ao ước vào Dòng!

– (Hợp): Chị hỏi dùm em xem Thánh nghĩ em nên cầu xin thế nào cho được đẹp ý Chúa?

– (Th): Chị hỏi Thánh bảo chiều thứ ba khi đi lễ, xin thánh đem tên cô trình với Đức-mẹ (có lẽ quí thính giả đã biết giáo xứ cô hợp ở thuộc dòng Phan Sinh trông nom coi sóc, nên mỗi chiều thứ Ba đều có lễ kính Thánh Antôn).

– (Hợp): Em phải cầu bao lâu?

– (Th): Chị nghĩ hơi lâu! Chị hỏi Thánh bảo 3 tháng 1 tuần thì nghỉ. Con cho mẹ biết mẹ được ơn Thánh cho mẹ điều mẹ cầu xin. Hôm nay con được phép về để giúp các linh hồn điều mà các LH cần thiết.

(cô Hợp cho biết thêm: Phần tiếp theo là những phần của cháu nằm mơ, nhưng vì cháu đã không ghi lại những giấc mơ, nên những điều cháu được chỉ dẫn cầu nguyện cho các linh hồn chị cháu đem về, nói cho cháu, và vì không có sự đối thoại của linh hồn nên cháu thấy không có gì để gửi cho chú).

(phần chú thích của tác giả: Cô Phương Thị Tú này cũng là người hiền lương và được ơn. Tuy sinh thời cô chỉ có chút niềm mơ ước vô dòng Thánh AnTôn vì một lý do rất đơn sơ như cô kể là thèm ăn bánh mì vì nhà quá nghèo. Dẫu vậy cũng chạm tới tấm lòng thương xót của Thánh Antôn. Tuy trong câu chuyện cô không có thời gian để nói nhiều, ta cũng có thể hiểu là cô đã được các Thánh dạy đạo cho biết Chúa, nên cô mới mong được Chúa cho ở chỗ sáng, cũng như sớm được Chúa cho vui! Cũng có một điểm son khác là sinh thời, dù cô chỉ biết Chúa cách lơ mơ, khi sống bên cạnh những người có đạo, nên khi sắp chết cô đã đem hết mọi điều dại dột, ngu dốt của mình, tâm sự với Chúa và cầu xin Chúa thương đến gia đình mà cho được toàn vẹn, như lời cô kể. Thiết tưởng đối với Chúa chỉ một niềm tâm thành như thế, đã đủ được Ngài ban ơn cứu độ. Còn một điều vui nữa là qua chút đàm thoại giữa các Tâm Linh, chúng ta khám phá ra điểm này là trong Thiên đàng, các thánh cũng chọc nhau, chứ không phải chỉ là nơi trang nghiêm hết cả đâu, khi chúng ta nghe cô Thủy đùa: “Thưa, không biết tại sao Thánh lại không cho họ bánh mì ăn, để họ khỏi thèm?”).

 

Ngày 20 tháng 5 năm 2011 (lúc 10.40 sáng) Tại nhà Phụng – Uyển

  1. Một câu chuyện, thiết tưởng ai cũng cần biết cho tâm linh mình.

– (Th): Cháu chào cô chú, mẹ!

– (T): Chúng tôi chào cô Thủy, đã lâu, nay mới lại gặp cô!

– (Th): Hôm nay cơn gió nào lại đưa cô chú ghé thăm cháu, đã từ lâu rồi, hình như chú bị một điều gì lấn cấn … có phải không ạ?

– (T): Giống như có thần giao cách cảm, tôi cũng vừa nghĩ thế nào cô cũng bảo “Cơn gió nào đưa tôi tới đây”?

Xin thưa là, chẳng có lý do nào cả! Từ ngày ở Việt Nam trở lại Uc tới giờ, tôi đã có ý định gặp cô cũng chỉ để nói chuyện thôi, nhưng mà khi về rồi thì nhiều việc quá! Ngày nào cũng bận, vả lại đâu phải ngày nào trong tuần cũng gặp được đâu! Nhất là những câu chuyện tâm linh, nhiều khi cũng cần có bầu khí tương đối tĩnh lặng, tuy rằng không phải là điều kiện cần thiết! nhưng nếu như con cháu ồn ào quá thì không tốt! Cám ơn cô! Cô có chuyện gì nói đi!

– (Th): Cháu không có ý nói về chuyện chú vừa cho biết! Cháu chia sẻ sự lấn cấn đây có nghĩa là “đức tin” làm cho ta phân vân, chú nghĩ sao?

– (T): Thật sự tôi không có gặp điều gì lấn cấn mà liên quan đến đức tin hết! Chuyện dạo đó mà có tương quan với bàn cơ, thì tôi đã kể cô nghe cả rồi! Xong, lại còn được Chúa đích thân giảng giải mọi lẽ! Chuyện đó thì thâm tâm tôi bình an lắm rồi! Nói với cô cho văn vẻ là không còn một chút lăn tăn gợn sóng trên mặt nước hồ thu!

– (Th): Vậy thì cháu rất yên trí! Nói như ngày trước cháu từng nói là: “Chú có gì cần phải hỏi cháu không?”

– (T): Bây giờ mình nói chuyện linh tinh đi! Thú thực hôm nay chưa nghĩ ra điều gì để hỏi cô cả!

– (Th): Vậy cháu xin hỏi, chú có nghĩ gì về cha Quy không?

– (T): Nhớ thì mỗi khi đi lễ, hay cầu nguyện thì mình cũng vẫn nhớ tới cha, chỉ mong sao Chúa sớm cho cha được ở bên Chúa, tức là được hưởng phước trong Nước Trời. Chẳng biết bây giờ thì Chúa đã cho cha được như thế nào rồi?

– (Th): Cháu được Đức Mẹ cho tìm cha về, chú có muốn không?

– (T): Dạ, rất muốn!

– (Th): Cháu đi nhé! (khoảng mươi, mười lăm giây sau, cô Thủy trở lại): Cháu đã mời cha về, và chú nói với cha … nhé!

– (T): Cám ơn cô! Con chào chú!

(chuyện cần biết sắp bắt đầu, xin nghe TGTL#102)