Thứ Hai, ngày 26 tháng 9 năm 2011 (10:30am)
- Một LH rất im hơi lặng tiếng, hôm nay bỗng xuất hiện.
– (BQ): Sao lâu nay, mẹ gọi mấy lần mà không thấy con về, có gì trở ngại không?
– (Th): Con có chuyện phải đi xa, nên không về được! Bây giờ con về, thì mẹ cho Hợp biết!
(Chú thích: Theo tôi hiểu là cô có công tác nào đó do Đức Mẹ sai phái, cô nói với mẹ cô là “có chuyện phải đi xa”, chỉ là cách nói theo kiểu thế gian cho bà Quý dễ hiểu mà thôi! chứ bên TGTL biết thế nào là xa, thế nào là gần? Cô tới đây (nước Úc, hay về VN chỉ là một cái chớp mắt! Cô từng bảo: “Khi nào chú được Chúa cho ở chỗ sáng, thì hễ chú muốn cái gì, là cái đó có ngay ở trước mắt”).
– (Th): Con chào mẹ, cô chú. Hôm nay con hỏi cô có muốn gặp và nói chuyện với chú Thúc Trọng Nha không ạ? (Thúc Trọng Nha là chú em của Tác giả, chết năm 14 tuổi, quí bạn đã gặp trong TGTL bộ I).
– (HTrinh): Trời! Sao lạ chưa kìa! Như vậy thì còn gì bằng! Xin cô cho tụi tôi gặp chú ấy đi!
– (Tâm): Đúng là … “Chẳng biết ngọn gió nào đưa chú ấy tới”. Trọng Nha là im hơi lặng tiếng lắm đấy!
– (Th): Hôm nay, trước khi về con có gặp chú ấy, chú có nói rằng chú muốn về, vậy thì hễ cô chú và mẹ muốn thì con đi dẫn về!
– (BQ): sẵn sàng!
– (T): Chú ấy ít có xuất hiện lắm! Nếu được phép thì còn gì quí bằng!
– (Th): Vậy để cháu đi kêu về!
– (Tr. Nha): Xin chờ chút xíu! (có lẽ chú ấy đi xin phép chăng – đó là tôi đoán mà thôi!)
– (Th): Con cho chú đến! Cô chuẩn bị hỏi nhé!
- Thúc Trọng Nha về cám ơn chị đã dâng lễ cầu nguyện lúc mình chết.
– (TrNha): Chào anh chị! Hôm nay em được về để cám ơn chị và em cũng được phép nói về điều gì chị muốn hỏi, hoặc là thắc mắc.
– (HTr): Chào em! Em có thể nào giúp cho cô em của chị ở bên Mỹ, cũng như chú em của em ở VN, là những người hôn nhân bị tan vỡ! Em có thể xin ơn Chúa cho họ được ơn hồi tâm, chuyển ý, để được sống cuộc sống bình an và trung thành với Chúa?
– (TrNha): Chị đừng lo!
– (BQ): Này, chú có thể giúp được thì hãy nói … nha! Đừng để tôi bị kẹt. Chú nói sao là tôi cứ dịch đúng như vậy thôi đấy! (ghi chú: Bà Quý luôn sợ mất uy tín, vì nếu lỡ sai, sợ chúng tôi nghĩ là bà bịa. Thực ra chúng tôi hiểu từng LH một, những người mình đã từng gặp, và biết).
– (Tnha): Bác cứ yên trí đi! (Rồi quay sang nói với HTrinh): Chị của em! Mặc dầu chị không có mặt lúc em chết, tuy nhiên với sự quan tâm của chị, với tấm lòng thương các em và anh của em, cùng các cháu … thì tuy ở nơi mà thế gian cứ nghĩ là chấm dứt, nhưng em vẫn có thể cảm nhận được mọi sự! Anh chị có tin điều em nói không?
– (HTr): Chị tin chứ! Nhưng điều chị hỏi, thì em có thể giúp đỡ cho những người đó chuyển ý hồi tâm được không?
– (TNh): Em chưa nói hết! Em hôm nay về trước hết là cám ơn chị về mọi mặt! Em nói ngắn gọn là phần đời cũng như phần đạo! (chú thích: H. Trinh từ ngày về làm dâu nhà họ Thúc, luôn được các em quí mến, đó là do sự cư xử khéo léo phát xuất từ tâm của nàng, chứ không phải chỉ như là một người có xã giao thôi đâu! Ngay như mẹ của tác giả cũng đã có lần biểu lộ lên tấm lòng yêu quí của bà đối với con dâu, mặc dù là bà đã sang một thế giới khác. Còn đối với Tr. Nha có lẽ quí vị đã biết qua TGTL bộ 1, khi chú em tôi chết vào mùa Xuân năm 1982, lúc đó H. Trinh đã tới được đảo Ga-lăng bên Indonesia, thì chú liền báo tin cho nhà tôi tức H. Trinh trong một giấc mơ, lúc đó vào dịp giỗ chú Trường Linh, như H. Trinh đã kể là đêm hôm ấy nàng mơ thấy hai chiếc hòm (VN thường gọi là hai chiếc quan tài). Một cái ở trên bờ, thì Htrinh đoán là của chú Trường Linh, cái kia ở dưới nước và có những giọt máu nhỉ ra từ chiếc hòm, tức là người trong đó chỉ mới chết. Dạo ấy H. Trinh cứ ngỡ rằng tôi sau khi ở tù VC ra thì vượt biên và có lẽ là bị chết trên biển, nên mới về báo cho vợ biết, vì trong giấc mơ chiếc hòm này lênh đênh trên mặt nước! Nhưng chỉ một tuần sau thì có người ở khu phố nhà cha mẹ tôi vượt biên qua cho nàng hay là chú Tr. Nha mới chết đuối ở con sông gần cư xá Thanh Đa, khi đi trại Thiếu niên do nhà thờ tổ chức. Và tuần lễ đó, H. Trinh đã xin Le-gio cầu nguyện cho hai linh hồn của hai người em. Đó là lý do mà hôm nay Tr. Nha về cám ơn người chị dâu mà chú quí mến. Tr. Nha tiếp): Còn về việc chị nhờ cậy, thì em phải nói sao cho anh chị hiểu được bây giờ, nếu không khéo thì lại làm anh chị mất niềm tin. Chị biết không, chắc là anh cũng như chị từng tìm hiểu trong Thánh Kinh, Chúa bảo: “Đức tin phải có hành động”, mà hành động phải cho đúng nữa! Anh chị có đồng ý không?
– (HTr): Đúng!
- Chúa bảo: “Chúng là ai, chứ không phải anh em Ta, chị em Ta!” Chúa bảo họ phải ăn năn đền tội, cải sửa đời sống và siêng năng lần hạt!
– (TrNh): Còn một chi tiết quan trọng nữa, em xin nói là: Hôm qua em có về thăm anh chị, không những thế còn theo anh chị đi đến chỗ nghe anh nói nữa! Hôm qua anh cắt nghĩa và giải thích câu “Ai là Mẹ và là anh em Ta” (chà chà) sao mà đúng thế! Anh của em nhập thể vào Kinh Thánh tự thuở nào mà hay quá! Em xin có lời khen anh hết mình! Và cũng chúc mừng chị nữa!
– (T): Em mà khen anh có khác nào người ta bảo “Mèo khen mèo dài đuôi”! Mà mèo tự khen mèo, thì Chúa lại bảo: “Satan mau lui ra khỏi ta!”, cho nên thôi, anh chẳng nhận!
(ghi chú: bài Tin Mừng viết về thân nhân của Đức Giêsu như sau: “Mẹ và anh em Đức Giêsu đến, đứng ở ngoài cho gọi Người ra. Lúc ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy!” Nhưng Người đáp lại: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: “Đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mc 3,31-35). Các bạn trẻ thân mến, thực ra cũng không có gì là khó hiểu cả! Khi nói câu đó, Chúa Giêsu đã nhìn chung quanh, không phải chỉ những người ngồi đó thôi đâu! Mà Người nhìn thấu hết mọi con người xuyên qua mọi thời đại, trong đó có cả chúng ta nữa! Vẫn chẳng có ai là kẻ thi hành ý muốn của Thiên Chúa hơn Đức Mẹ! Và đó chính là phẩm giá Mẹ được Chúa Giêsu đề cao lên hơn bao giờ hết! Cũng vậy, hễ ai muốn làm anh em, chị em của Chúa, thì tiên quyết là phải “Lắng nghe Lời Chúa, tức là phải chịu khó học hỏi Tin Mừng, và phải hiểu đúng Lời Chúa, chứ không được hiểu sai, là tự ý cắt nghĩa Lời Chúa theo ý mình. Có một người bạn trẻ – xin cho phép tác giả được dấu tên như thường lệ – Sau khi đã lỗi phép hôn phối, lại tự cho phép mình lập luận rằng “Vì nàng bỏ tôi, và tôi không thể sống một mình được!”, nên anh bạn đó đã đi lấy và ở với một cô gái khác! Tác giả xin tạm ngưng ở đây, để chúng ta nghe TrNha – một người của TGTL được Chúa cho về để nói cho chúng ta biết. TrNha tiếp):
– (TrNha): Còn em thì đây là câu trả lời đích thực: Nếu như ta muốn nên Thánh, hoặc muốn làm Môn đệ Chúa, hay nói theo cách nói trong bài Tin Mừng hôm qua anh nói ở chỗ có nhiều người nghe, thì là “Anh em của Chúa”. Vậy muốn được làm anh em, chị em của Chúa, thì ta phải sống làm sao, xin chị cho biết ý kiến ạ?
– (Htrinh): Hôm qua chú cũng đã nghe anh nói rồi đó! Ta phải “Lắng nghe Lời Chúa, và thực hành ý Chúa”. Chị cũng biết là thế, nhưng em biết không, vì mình còn vướng bận thể xác, thì còn nhiều sự nặng nề và yếu đuối, nên chẳng dám nói là mình có thể thi hành trọn vẹn theo ý Chúa đâu!
– (TrNha): Em muốn hỏi chị nghĩ sao về con người và cuộc đời? Xin chị cho em biết!
– (Htr): Chà! Câu hỏi này là cả một đề tài lớn ạ! Chị chỉ nói đơn giản thôi là thời gian của con người sống trên cõi đời rất ngắn! nên mỗi người phải tập luyện sao cho tới khi về bên Chúa thì mình được thanh thản, hay bình yên. Biết là yếu đuối nên phải trông cậy và sống phó thác vào Chúa, xin Chúa giữ gìn, chứ sức mình thì khó lắm!
– (TrNh): Chị nói thế là chị cũng đã biết rồi đấy! Em thật sự không phải là muốn từ chối chị yêu cầu! Em rất quí mến chị! Anh biết đấy, làm sao cũng phải có Chúa ở một điểm nào, nhưng vì họ cố tình đẩy Chúa ra, để đi chơi chỗ khác! Nên Chúa bảo: “Chúng là ai, chứ không phải anh em Ta, chị em Ta!” Tuy nhiên, em nghĩ cũng không phải là hết cách! Để em lên xin ý kiến của Chúa! (gián đoạn vài giây, vì TrNha đi lãnh ý Chúa, rồi em ấy tiếp): Chúa bảo: “Họ phải sửa đổi lối sống! và phải siêng năng lần hạt”. Chị khuyên họ có được không?
– (HTr): Hay là anh chị lần hạt thế cho họ được không?
– (TrNh): Chị làm thử xem, chứ em không có nói! Em chỉ nói Lời của Chúa thôi! Chị biết không, chuyện mà Chúa thức tỉnh họ thì Chúa không có nói cho biết! Chúa chỉ bảo em nói lại là bảo họ ăn năn đền tội, cải sửa đời sống và siêng năng lần hạt!
- Đừng để Chúa hỏi: Tại sao con phải nợ và thích lo? để phải trả lời câu: “Vì con muốn đầu tư”.
(Ngưng một chút, rồi TrNha lại tiếp): Có điều này thì em phải nói là chị đừng có tham dự vào chuyện gia đình …. của chúng!
– (Htr): Đôi khi mình cũng có tính hơi bao đồng! … Chị hiểu!
– (TrNh): Chị cứ để cho họ tự nhiên!
– (T): Có mâu thuẫn không? Em mới bảo chị khuyên họ xong, bây giờ lại bảo là đừng dính vào là sao?
– (TrNh): Anh không cần thắc mắc! Vấn đề em mới nói, chỉ có chị hiểu thôi! Đó là vấn đề có liên quan tới con cái. Chị có giận em xía vào chuyện trần thế không? Song cũng là điểm em góp ý với chị, để chị nên xét lại mà thôi, chứ em không có ý gì khác!
(Chú thích: Thì ra người Tâm linh có thể truyền thông tư tưởng vào giác quan thứ sáu cho người khác, mà mình cũng ngồi đó lại không hề biết! Trong khi nghe Trinh trả lời, thì chắc chắn là nàng biết! Đó cũng là một điều kỳ lạ, ngoài khả năng của mình!)
– (TrNh): Anh có tiền nhiều trong túi không?
– (T): Anh thì chẳng bao giờ có tiền trong túi cả!
– (TrNh): Anh nghĩ tiền nhẹ hay nặng?
– (T): Không có tiền trong túi thì nhẹ chứ!
– (TrNh): Anh có biết rằng trên đời này, dù không có tiền trong túi cũng vẫn nặng không?
– (T): Cái đó thì anh không biết! Anh chỉ biết là hễ không có tiền trong túi là nhẹ!
– (TrNh): Em nói dù không có tiền trong túi cũng vẫn nặng! Vậy anh chị có thích “đố cạ” không? (Tôi phải thầm cười, vì đã chết rồi vẫn còn thích nói lái. TrNha khi còn nhỏ tính tình vui, hay nói lái. Chú ấy vừa nói “đố cạ”, tức là cá độ … đấy!)
– (HTr): Được! Anh chị sợ gì chú mà không dám cá độ!
– TrNh): Mình sẽ tùy theo mức độ hay hay dở! Vậy anh chị định “đố cạ” bao nhiêu? Và bằng hình thức nào, hôm nay em được phép về lâu, yên trí!
– (HTr): hễ thua, chị sẽ xin lễ cho các linh hồn.
– (T): Còn anh thua, thì giúp cho người nghèo … được chưa?
– (TrNh): Tùy ý hai người! cách nào cũng được! Nhưng em hỏi: Túi mở to hay nhỏ?
– (T): To hay nhỏ gì, đã gọi là cá độ, thì phải đề ra số tiền được ấn định trước là được!
– (TrNh): Lúc nãy anh bảo hễ trong túi không có tiền thì nhẹ. Còn em thì bảo: cho dù trong túi không có tiền cũng vẫn nặng, mà còn lo nữa cơ! Là tại vì cái gì? Anh nghĩ kỹ đi!
– (T): Hễ đã nhẹ thì khỏi lo! Nhưng mà khoan … ngoại trừ chỉ khi nào nợ, thì lo!
– (TrNh): Anh nói nợ thì lo, xin cho ví dụ?
– (HTr): Thí dụ khi mình mượn ai một số tiền, mà chưa trả được thì phải lo thôi!
– (TrNh): Chuyện mà nợ thì thế gian ai cũng trải cả! Nợ tình yêu; Nợ vật chất … song tất cả chỉ là chuyện nhỏ! Đây em muốn nói tới tầm vóc lớn hơn nữa cơ!
– (T): Anh nghĩ: khi mình sống mà không nghĩ tới người khác. Cụ thể là theo như Chúa dạy, ta không chỉ được sống cho mình, mà phải nhìn chung quanh ta, phải thấy được những sự khổ đau của những người anh em. Tóm lại là phải sống “Yêu thương và giúp đỡ tha nhân”.
– (TrNh): Có thể chỉ trúng một nửa! Song chưa đúng ý em muốn đố! Điều mà em nói là ta đừng có nợ! Tuy nhiên, anh sẽ không phải mở túi!
– (T cười): Đã bảo túi không có tiền thì mở hay không cũng thế thôi!
– (TrNh): Anh vẫn thua em! Anh phải nói rõ chi tiết tại sao túi không có tiền, mà không cảm thấy nhẹ, trái lại còn nặng lòng lo vì nợ, và tại sao phải nợ? còn lo thì lo ở điểm nào? Phải suy nghĩ cho đúng! Không thì thua “đậm” đấy!
– (HTr): Theo chị là vì mình chưa dốc hết tâm sức giúp đỡ những người nghèo khổ! Mình mới chỉ cho đi cái thừa, cái dư, chứ chưa dám hy sinh, hãm mình mà cho đi của ăn hàng ngày!
– (TrNh): Anh chị thua chưa? Em nói là cả hai đều chưa đúng ý em! Em bảo là không được bỏ tiền vô túi mà vẫn nợ, vẫn lo … chuyện ở ngay trước mắt ta. Em nói chung chung là đa số người ta ai cũng muốn nợ, và thích lo … anh nghĩ thế có mâu thuẫn không?
– (T): À, anh biết rồi! thì ra là chuyện ở đời! giống như chuyện thích mượn nợ, mua nhà đó! Nghĩa là người ta ai cũng thích nợ, thích lo!
– (TrNh): Anh hay quá! Nhưng nếu em không nói mớm ý, thì vẫn thua! Nhưng chuyện mượn nợ, mua nhà và lo trả tiền nhà, thì chỉ là chuyện nhỏ. Có nghĩa là khi về bên Chúa thì không phải khai chi tiết! Ví dụ như Chúa hỏi: Con có bằng lòng với cuộc sống Ta cho con không? Khi ấy nếu thấy lòng nhẹ, thì có thể nói được là: con đã “Xin vâng”. Nhưng sẽ có nhiều người bị Chúa hỏi: Tại sao con phải lo vì nợ? và đã phải trả lời câu: “Vì con muốn đầu tư”. Đây là câu hồi nãy em đã nói là chị đừng có tham dự vào chuyện gia đình …. của chúng!
- Tại sao người của TGTL cho việc đầu tư của cải là không tốt?
(chú thích: Tôi phải hỏi H. Trinh là chuyện gì sao tôi không hiểu, thì nàng mới cho hay, có dạo trong số mấy đứa con, có đứa tính chuyện đầu tư địa ốc, mà Thúc Trọng Nha ở trong TGTL thì biết rõ lắm, biết cả bà chị mình nếu như có đứa nào hỏi ý kiến thì sẽ khuyến khích ngay, nên TrNha mới khuyên chị không nên tham dự vào chuyện ấy, nghĩa là không cổ võ!
Luận: Chuyện đầu tư, hay làm cách nào kiếm cho ra thật nhiều tiền, thì thế gian ai lại chẳng muốn! Nhất là ở các nước Tư bản như ở Úc chẳng hạn, việc mượn tiền ngân hàng để đầu tư là việc không khó, chỉ cần hội đủ một ít điều kiện cơ bản là có thể! Chính tác giả cũng đã từng mục kích những người thân chung quanh mình, ít thì có vài căn nhà cho mướn, nhiều thì có người có cả chục căn vẫn chưa lấy làm đủ! Có một người anh em ở Melbourne từ ngày đặt chân tới nước Úc, làm ngày, làm đêm, cuối tuần làm thêm “job” khác. Bao nhiêu năm, vợ chồng sống chung trong một mái nhà, mà như mặt trời với mặt trăng, vì mỗi người một công việc với thời điểm khác nhau. Cho tới khi tậu được 10 căn nhà cho mướn, thì vợ chồng chia tay. Người ở trong TGTL nhìn thấy hết mọi sự trên đời! và lại ở gần Chúa, thì ý nghĩ cũng khác! Cho nên mới can ngăn người mà mình yêu thương, quí mến đừng rơi vào sự thường tình thế gian, để rồi có nguy cơ lâm vào sự mê luyến, vì tất cả những cái lóng lánh đầy quyến rũ của vật chất ấy, dưới mắt những người trong TGTL đều chỉ là ảo ảnh hết! mà suốt cả một đời giống như kẻ đã “đâm lao thì phải theo lao”, không lúc nào tâm hồn được thảnh thơi mà nghĩ tới chuyện trên cao. Bởi thế Chúa mới phán: “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào, thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy.” (Is 55,8-9). Cho nên khi thấy con người mệt nhọc, cứ phải chạy đua vì đồng tiền, suốt đời lo lắng về cuộc sống, thì Chúa đã bảo: “Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quí giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, ma kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? … Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào, mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; Thế mà Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salomon, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai mất, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.” (Mt 6,26-34). Chúa còn dạy rằng: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy được. Vì của cải anh ở đâu, thì lòng trí của anh cũng ở đấy!” (Mt 6,16-18); “và Ngài dứt khoát: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” (Mt 6,24).
– (TrNh): Hôm nay, em được Đức Mẹ cho phép về nói, vì anh là người Đức Mẹ dùng để loan truyền những ý của Chúa và Đức Mẹ. Bây giờ em phải đi rồi! Xin để chờ dịp khác! Chào bác và anh chị vui! Còn chị thì thua đấy! Nhớ lời hứa!
(Còn tiếp)