Vẫn ngày 05 tháng 10 năm 2011

  1. Thúc Trọng Nha được Đức Mẹ cho về nhờ chị giúp.

– (Th): Hôm nay chú có nghĩ là chú được ông em về thăm không ạ?

– (T): Dạ, tôi không có nghĩ trước là mình sẽ có khách tới thăm! Nhưng nếu cô cho hay như vậy thì còn gì quí bằng nữa!

– (Th): Chú suy nghĩ đi, mấy hôm nay chú có thấy được điều gì khác lạ không? Ví như một niềm vui thật vui; hoặc làm việc có kết quả; Hay viết xong một đề tài mà cảm thấy quá là xuất thần?

– (T): Có, cô ạ! Vì hai cái bài tôi vừa viết xong (bài viết cho báo Chân Lý), tự nhiên mình cảm thấy rất vui, và chính tôi có ý nghĩ là có Đức Mẹ giúp! À, còn chuyện hôm nay, không biết là Đức Mẹ cho chú nào về chơi đây, xin cô cho biết?

– (Th): Chú muốn gặo ai? Chú Trường Linh hay Trọng Nha?

– (T): Nói chung là được gặp chú nào cũng vui hết!

– (Th): Chú đoán xem ai được ơn về?

– (T): Tôi thì không biết là ai, nhưng nhà tôi bảo hôm trước chú Trọng Nha mới về, thì có lẽ bây giờ là Trường Linh!

– (Th): Cô sai! Chú Trọng Nha! Chú ấy bảo em muốn nhờ chị giúp cho một điều, vì anh cũng còn có nhiều việc.

– (HTr): Chú Trọng Nha muốn chị giúp chú việc gì, thì chú nói đi!

– (TrNha): Chị cầu nguyện với Đức Mẹ xin Chúa cho em được ơn!

– (Htr giật mình): Cô Thủy à! Sao hồi đó cô đã cho biết là chú ấy được vui rồi … cơ mà!

– (Th): Dạo ấy thì cháu biết là chú ấy đã được Chúa gọi và xét rồi! Song bây giờ chú ấy muốn gì thì cháu đâu có biết! Cháu phải đi tìm chú ấy tiếp, rồi cháu cho cô hay! (Một lát sau cô trở về cho biết): Con theo hỏi: Sao chú đi vội thế? Chú bảo phải đi xin Đức Mẹ cho nói tiếp. Bây giờ được phép của Đức Mẹ rồi!

– (TrNh): Quả thực là hồi đó em có được Chúa xét rồi! Sở dĩ hôm nay em về nhờ chị cầu với Đức Mẹ là em muốn được như anh Trường Linh, là có việc làm. Chị xin Đức Mẹ cho em!

– (T): Sao em không nhờ anh, mà cứ lại phải là nhờ chị? Hôm trước về nói dữ lắm cơ mà? Còn đố nữa! Chắc bị lỗi Chúa phạt rồi … phải không?

– (TrNh): Không phải! Em có nói điều gì lỗi đâu mà Chúa phạt! Hôm ấy Chúa còn khen em là nói điều tốt! Em đã bảo là em muốn đi làm việc cho Đức Mẹ, giống như anh Trường Linh. Sở dĩ em nhờ chị là vì từ khi được giác ngộ, chị rất có tâm, có lòng! Còn anh thì lại khác! Anh có thể viết một cuốn sách, nhưng bảo anh ngồi lần vài chuỗi tràng hạt, thì chắc là chia trí!

– (T): Chú cảnh cáo anh … phải không? (tôi cười): Nhưng mà em chọn người, chọn việc rất trúng! Anh định ngày nào về gặp em, sẽ dạy cho em bài học: “Dụng nhân như dụng mộc”, nhưng chắc em rành quá rồi, anh đến phải thất nghiệp mất thôi! Được rồi, chị sẽ cầu xin Đức Mẹ cho em! Chị nghe rồi!

– (TrNh): Em đi nhé! Chào anh chị! Chào bác.

 

  1. Từ thể xác, ta dùng nó mà thao luyện linh hồn. Trăm năm của cái thân tựa hồ như thời gian ở “Thao trường”.

– (Th): Con phải nói là chú này trước khi nói suy nghĩ kỹ lắm! Chú ấy cũng có đặt nghi vấn với con là có nên nói thật điều Chúa muốn hay không? Rồi cứ hỏi ý kiến con là liệu có trở ngại gì không? Con bảo không, chú cứ xin phép về để nói trực tiếp … Thế rồi, chú ấy được ơn về!

(Luận: Mình đâu có ngờ là chuyện trong TGTL các LH gặp gỡ nhau cũng không khác gì như trên đời ta gặp gỡ nhau! Cũng có người thế này, người thế khác, và khi đã quen, hay thân, hoặc có chút liên hệ gì, thì cũng hỏi ý kiến nhau nữa! Bạn có khám phá thêm được điều đó không? Như thế vô tình cho ta thấy là cũng có những trình độ kiến thức khác nhau, như cô Thủy mới nói hôm nào đây rằng: có những LH thì bị dậm chân tại chỗ. Có những LH thì được học tập, huấn luyện, và ngày càng có sự tăng tiến, phát triển. Tuy nhiên, xem ra cái gốc hầu như tính từ cách sống khi còn trên dương thế. Chúa cho có cái xác để từ đó mà lập công. Nói lập công cũng không đúng lắm! Phải nói là từ cái xác, ta dùng nó mà thao luyện cái hồn. Đời sống của LH mới là vĩnh cửu. Trăm năm của cái thân tựa hồ như thời gian ở “Thao trường”. Tác giả còn nhớ câu: “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Đổ máu tức là chết. Chữ “chết” đối với LH tức là bị ma quỉ cầm buộc trong Hỏa Ngục – Nơi Chúa bảo “Lửa chẳng hề tắt, và giòi bọ không bao giờ chết” (Mc 9,48). Ấy thế mà thời gian ở thao trường người ta chỉ muốn được thoải mái thân xác. Xem ra rất nhiều người trên đời còn dại chưa khôn, tức là bỏ sở trường, mà chọn lấy sở đoản).

 

  1. Khi ta chuẩn bị cho linh hồn trở về chốn Thần Linh, thì không nên tơ vương bất cứ sự gì thuộc vật chất!

Hễ cởi lửa được từ bây giờ, thì sau này cũng giống như được ở chỗ mát nơi xứ nóng.

– (T): Cám ơn cô Thủy nhiều!

– (BQ đặt vấn đề): Sao chú ấy không xin lễ, mà lại xin cầu nguyện?

– (Th): Con nghĩ là chú ấy nói đúng, còn có cha hay không cũng không có quan trọng bằng lời cầu xin của chính mình cho thân nhân. (cô Thủy bỗng quay sang tôi, cô bảo): Cháu muốn nói là hôm nay, vì ai nấy đều là những người được ơn Chúa và Đức Mẹ cho về, thành ra điều chú muốn hỏi chưa có hỏi được. Vậy chú hỏi đi không có lại phải chờ đến tuần sau.

– (T): Tôi nói thực nhé! Hôm nay trong Thánh lễ, tôi có nhớ tới anh Xuôi, và xin Chúa cho anh được VUI, vả lại cũng đã lâu không gặp anh.

– (Th): Cám ơn chú, bố cháu hay nói những điều mà không được phép, nên cháu cứ phải theo để cảnh giác, nếu sơ suất là bị phạt! Song chú đã có lòng hỏi, thì bố cháu về ngay.

– (T): Cám ơn cô!

– (TrS): Chào anh chị xuôi! Chị làm gì thơm thế, còn thuốc thì có lẽ bay hết mùi. Hôm nay nếu như tôi về nói điều này thì thật là không đúng! Song cái kiếp là lính thì khi nào nghỉ chân, là chỉ nghĩ đến ăn thôi!

– (Tôi ngắt lời): Anh đã lâu rồi, sao không thấy có sự tiến triển, chẳng hạn mãi mà không được Đức Mẹ sai đi làm việc cho Đức Mẹ? (Tôi nói câu ấy với anh, vì thấy hôm nay tuy anh đã bỏ được thói quen không xin đốt một điếu thuốc như mọi lần, có lẽ anh cũng có chút tiến bộ, hoặc anh ngại vì thấy tôi có thể hút mà còn bỏ chăng? Thực ra thì Chúa không chấp nhất những chuyện nhỏ như vậy! Vì khói thuốc cũng không phải là cái mà ở đời người ta gọi là “ma túy”, nhưng dù sao thì khi ta chuẩn bị cho linh hồn trở về chốn Thần Linh – nơi Thiên Chúa đã dựng nên nó – thì cũng không nên tơ vương bất cứ sự gì thuộc về vật chất! Vì Chúa đã bảo: “Ai muốn theo Tôi, thì phải từ bỏ hết mọi sự!” (Mt 16,24-26). Nhưng trong cách nói của anh dường như vẫn vương mùi tục lụy. Tuy nhiên, anh cũng là người hay nói chơi đó mà! Tôi nghĩ vậy).    

– (TrS): Cám ơn anh chị đã sang đây, và đã vì các con cháu mà vất vả, cả điều tôi muốn nói là vợ tôi cũng không làm được! Tôi cũng nhờ vào sự các con không nỡ bỏ ông bố, nên cũng đã được ông Thánh bảo đảm cho việc làm, là đi thuyết phục những LH cứng cổ. (Nghe anh xuôi tôi nói tới đây, thì tôi lại nhớ chuyện anh xin Chúa tự mình đi thuyết phục ông Đan Nguyên, hôm trước được nghe cô Thủy kể, và ông đã thất bại. Anh xuôi tôi nói tiếp): Anh có biết không, tôi đã đi làm được vài đám, nhưng mà có một đám bị thua, nên lại phải “ngồi chơi xơi nước”. Anh chị biết ai không?

– (T): Có phải anh đi gặp ông Đan Nguyên không?

– (TrS): Đúng quá! Vì thua nên tôi bị xuống cấp!

– (T): Bộ ông ấy chịu được cực hình hay sao, mà không mong lên với Chúa hả anh?

– (TrS): Trong Thanh luyện có nhiều cấp, có lẽ anh chị cũng đã được cháu Thủy một lúc nào cho biết, nên ông cũng chưa phải là kẻ bị xuống tầng thứ ba. Mỗi tầng cũng còn chia thành nhiều nấc!

(Ghi chú: Có lần cô Thủy nói với tôi: Chú phải tập cởi lửa từ bây giờ, thì sau này cũng giống như người được ở chỗ mát nơi xứ nóng. Có khi cô còn cho mình một thí dụ tượng hình, là cái bếp ga, hay lò lửa, người ta có thể vặn cho nó nóng ở nhiều cấp độ khác nhau, nhưng xin nhớ rằng mình không phải là cái kẻ được vặn, nhưng ý cô nói là mình chỉ có thể tự điều chỉnh cho mình khi còn sống ở trần gian được mà thôi! Ông Trường Sơn vẫn tiếp):

– (TrS): Khi trước, ông Đan Nguyên cũng có được việc làm tốt, lại còn ông em nữa, Ông này tốt lắm, ông vẫn thường ăn năn về những lỗi phạm của mình. (Đó là tính liên đới trước kia tôi đã có dịp đề cập tới. Nếu em ông là người thường xám hối, thì chắc cũng thường cầu cho ông).

– (T): Anh nói lại đi! Câu này không rõ!

– (TrS): Anh không đoán được ư? Người tôi bảo là thường xuyên xám hối về việc lầm lỡ là ông Thiên Thư.

– (T): Nhưng còn ông Đan thì sao?

– (TrS): Khó nói! Anh biết không, khi trước ông cũng có điểm lắm, về sau này mới đi sai thôi! Điều này có nghĩa là Chúa vẫn tha thứ, nhưng cần ông ấy phải hợp tác!

– (BQ): Không ngờ ở bên kia mà cũng rắc rối vậy!

– (TrS bảo vợ): Chứ cô tưởng dễ như ở đây hay sao? chắc cô nghĩ, chết rồi thì tự do, muốn bay thì bay, muốn về thì về, muốn bẻ lái ai thì bẻ lái sao? (nhưng rồi anh bỗng quay qua nói chuyện với tôi): Cháu Uyển Mai hôm trước tôi có được phép về thăm cháu … anh có biết không? (Cháu bé này là con gái đầu của Uyển và Phụng, tức cháu nội của anh xuôi tôi).

– (T): Tôi không biết chuyện đó! Vì chưa nghe cháu kể!

– (TrS): Cháu có lòng tốt lắm! Sau này anh chị thay tôi, hướng dẫn cháu nhiều về đức tin thì tôi vui lắm!

– (T): Dạ, Bố mẹ là chính, mình thì chỉ đóng vai trò hỗ trợ mà thôi!

– (TrS): Chúng không được sáng tỏ như anh biết dâu! Thôi hôm nay tôi nói cũng nhiều rồi, tôi chào anh chị, tôi đi đây!

– (Th): Cháu cũng phải ngăn bố cháu lại! không có lại nói nhiều việc mà Chúa cấm.

 

  1. Trước khi chết mà chưa thấy được sai trái của mình, thì về trong cõi Tâm linh, tâm trí họ cũng vẫn cứ như thế! Khi ma quỉ cầm buộc thì nó cai quản ý nghĩ của họ.

– (T): Tôi có điều thắc mắc về ông Đan Nguyên là dù xưa kia có điểm, nhưng sau đã đi sai đường, lại làm cho kẻ khác vì mình mà bỏ Chúa, thì tuy không phải ở tầng chót, nhưng cũng khổ lắm, đáng lẽ ông ấy phải thay đổi cách nào, để được Chúa xét cho, mà sớm bớt chịu cực hình chứ, sao ông ấy lại vẫn còn cố chấp như vậy chứ? Thật khó hiểu con người!

– (Th): Cháu có thể nói cho cô chú biết là: Khi trước ông cứ tự cho mình là nhà lập thuyết, và bác bỏ hết mọi lý thuyết khác! Thậm chí những người học nhiều, một số cứ cho các tôn giáo là do các nền văn hóa đẻ ra. Nếu trước khi chết mà chưa thấy được cái sai của mình, thì về trong cõi Tâm linh, đầu óc họ cũng vẫn cứ như thế! Cháu đã nói: người từ chối Chúa, thì ma quỉ nó dẫn đi liền, và bị nó cầm buộc. Khi ma quỉ cầm buộc thì nó cai quản ý nghĩ của họ. Chú cứ xem người phạm tội trọng mà dù còn sống ở đời. Khi Chúa không có chỗ trong lòng họ, thì ma quỉ kéo bầy tới cư ngụ trong họ. Khi chúng đã khống chế tâm trí họ rồi, thì dù có ai khuyên bảo, hay tài thuyết phục mấy, cũng không dễ mà họ nghe, chuyện này ở đời thì chú cũng đã biết rồi! Một người như ông Đan Nguyên, cỡ bố cháu nói làm sao mà ông ấy chịu nghe! Chú nghĩ đi! Cháu nói tóm gọn là: Ông này đang chịu sự cầm giữ, và chưa có thể thoát ra được! Nhưng không phải là không có cách, nếu cô chú và những người thân hay quen biết cứ kiên nhẫn cầu nguyện, thì vẫn có hy vọng! Thôi cháu phải đi rồi! Cháu chào cô chú, mẹ! Khi khác cháu về nói chuyện tiếp!

 

  1. Khi lý trí không hướng dẫn tình cảm, thì nó sẽ như một con thú hoang.

(Luận: Ở đây có hai vấn đề cần bàn: Một là trường hợp cá thể, do con người yếu đuối như Plato định nghĩa tức mang thân cây sậy, nhưng trên mọi loài nhờ có lý trí. Ta cứ hiểu một cách đơn giản: Lý là lẽ hơn thua, phải trái; Trí là sự con người hiểu biết, tức con người tuy yếu đuối, nhưng có sự hiểu biết cái hay, cái dở; Lẽ phải và điều quấy; Sự khó nhưng có thể vượt qua. Trước khi tôn giáo cho biết con người có linh hồn, hay nói theo kiểu cụ Nguyễn Du trong truyện Kiều, thì người ta ngoài phần thể phách, còn có phần “Tinh anh”. Các khoa học về con người, như Nhân chủng học, Nhân loại học, khoa sư phạm về tâm lý v.v… đều bảo cho ta biết: Trong con người có ba thành phần, hay ba yếu tố tiềm ẩn là Bản năng, Tình cảm và Lý trí. Bản năng là sự đòi hỏi, hay nhu cầu của thân xác. Ngay khi xác thân chào đời, thì cái biết thuộc bản năng đã có như biết khóc, biết đói, biết ngủ, biết thức, biết ngậm ngón tay, biết nún núm vú, biết cười, biết đau, biết ngứa, biết thế nào là khó chịu, hay thoải mái v.v… Rồi lớn lên thì bản năng kích thích con người ăn ngon, mặc đẹp và tìm kiếm những sự phục vụ thân xác. Cho nên về phương diện đạo đức học, thì bản năng thuộc nhu cầu thấp kém hơn hết nơi con người! Khi con người quá lệ thuộc vào bản năng thì còn bị đánh giá là thấp hèn, chứ không chỉ dừng lại ở chỗ thấp kém! Trong cuộc sống, khi con người để cho bản năng trội hơn hai yếu tố kia, thì lối sống ấy là lối sống “duy vật chất”.

Khi đứa bé từ từ lớn lên theo ngày tháng, nó biết quen hơi, biết người lạ khác với mẹ nó, là lúc Tình cảm trong tiềm ẩn, bắt đầu nhú lên. Nói cách khác Tình cảm như một con vật đang trong trạng thái tiềm thức (tức ngủ say), bắt đầu chỗi dậy. Theo năm tháng, con người lớn lên, thì tình cảm cũng xuất hiện những hoạt động tiến triển theo lứa tuổi của nó. Và sự trưởng thành của nó mang dấu ấn được ngôn ngữ loài người gọi tên “Tình yêu”.

Chỉ chậm hơn khả năng biết phân biệt kẻ lạ, người quen, Lý trí bắt đầu xuất hiện, nhưng nó tiến triển lẹ hơn hai lãnh vực kia, nơi tất cả những con người bình thường. Thượng Đế cho nó phát triển nhanh hơn, như một cậu bé sinh sau, nhưng chào đời với một đôi hia bảy dặm (tức là cứ mỗi bước của nó dài bảy dặm), là để cho nó có khả năng làm chủ hai lãnh vực: Bản năng và tình cảm. Trời cho là thế, nhưng nguyên lý này có thể làm chủ các nguyên lý kia hay không, là tùy thuộc nơi mỗi con người.

Theo sự hiểu biết của khoa học về Nhân văn, thì một con người lý tưởng là biết lấy lý trí của mình mà Hướng Dẫn tình cảm, và dùng lý trí để mà Ngự Trị bản năng. Xin các bạn trẻ nhớ cho đối với bản năng phải là ngự trị nó, chứ không chỉ thuần là hướng dẫn! Trong thế giới hôm nay, chúng ta thấy, chỉ vì những con người tôn vinh vật chất, mà họ sẵn sàng đạp trên xác đồng loại để tiến lên. Dùng từ “tôn vinh vật chất”, thì nhiều người không thấy cái vị thế ngự trị của bản năng trong con người mình! Nhưng nếu nói “Tiền bạc là nhất, của cải là số một”, thì có lẽ ai trong chúng ta cũng có thời, hay ít nhất là có lúc mình cũng đã để cho bản năng ngự trị trong con người của mình? Trên lãnh vực tình cảm cũng thế! Khi lý trí không hướng dẫn tình cảm, thì nó sẽ như một con thú hoang, lúc đó ngoại nhân hay ngoại cảnh không có thể kềm hãm nó lại được! Trên đây, ta vừa nghe cô Thủy nói: người phạm tội trọng, thì Chúa không có chỗ trong lòng họ. khi ấy ma quỉ kéo bầy tới cư ngụ trong họ và chúng khống chế tâm trí họ. Rồi thì dù có ai khuyên bảo, hay tài thuyết phục mấy, cũng không dễ mà họ nghe. Đúng như cô Thủy nói, vì chúng tôi từng cầu cứu các LH trong TGTL giúp chúng tôi chuyện những người em đang lỗi đạo vợ chồng.