Thứ năm, ngày 03 tháng 05 năm 2012, 1.45 pm.

Nói chuyện với chị Thủy tại nhà của Hợp.

  1. Một cô gái chưa biết Chúa, nhưng lại biết nhờ Đức Mẹ, nên được cứu. Một người tự tử được cứu. Nhờ lòng bác ái của một người bạn.

– (Th): Con chào mẹ và em, chị hỏi có phải em đang rất là hoang mang phải không?

– (Hợp): Chị nói đúng! Em nằm mơ thấy một cô bé gái muốn em rạch cổ của cô ta ra và nhét thịt xay vào. Sau đó em còn nghe có tiếng nói là coi kìa, đằng kia có ông Thánh hút thuốc lá.

– (Th): Chị phải đi tìm kiếm cho chính xác. Chị nghĩ là có điều cần phải hỏi Đức-bà. (Chị Thủy đi trong giây lát, trở về chị tiếp): Chị được Đức-bà cho biết cô này là một sinh viên. Khi đi vượt biên, cô ta bị hải tặc bắt, nhưng cô đã nhảy xuống biển, lúc ấy cô có xin với Đức-bà nếu được thì xin cho con chết mà không bị cá mập nuốt.

– (Mẹ hỏi): Vậy không biết cô này có đạo hay không vậy Thủy?

– (Th): Điều đó thì không cần biết! Chỉ biết là Đức Bà nhớ đến cô và muốn em Hợp cầu nguyện cho cô ấy! Cô này chị chưa có gặp để hỏi tên, Song chị muốn đem về để có chuyện nói cho chính xác, em có sợ không?

– (H): Dạ, không! Có gì đâu mà phải sợ chị?

– (Th): Con đem vào nha mẹ, vì chị ta được ơn Đức Bà cho đến.

– (LH): Cháu chào bác và cô! Cháu là một người rất khốn khổ. Sự ra đi của cháu, cũng là do mẹ cháu gửi bà con, và khi bị hải tặc bắt, thì khi ấy chúng nó cũng bắt một cô bạn của cháu đem về tàu, và cô ta bị hãm hiếp! Trong lúc cháu thấy bọn hải tặc đang lo tìm kiếm vàng, thì cháu nghĩ thà chết dưới biển còn hơn bị nó giết! Thế rồi cháu nhảy xuống luôn. Khi ấy cháu nghĩ mình sẽ chết, nhưng khi cháu chưa chết, thì cũng mong có sự sống, hy vọng có chiếc tàu nào đi qua vớt, nhưng cháu đã xin với Đức Bà là nếu như con chết, thì xin cho con được nguyên vẹn, không bị cá mập nuốt. Hôm nay cháu được Đức Bà cho phép về xin cô giúp, để linh hồn khỏi bơ vơ, không có chỗ về! Tên cháu là Mai Thị Loan. Cháu phải đi! Cháu cám ơn bác và cô nhiều!

– (Mẹ): Thủy, phải xin như thế nào Thủy?

– (Th): Hợp xin cho cô ấy 1 lễ và cầu với Đức-bà: “Nếu như Đức Mẹ thương đến linh hồn bị chết trên biển, thì xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho cô Mai Thị Loan, người mà con đang cầu nguyện cho, được phúc theo đạo Chúa”. Con cho biết xin lễ và cầu nguyện là cô này sẽ được về, cầu một tháng vào những ngày Chủ nhật, dưới chân Đức Bà chỗ nào tùy em thích, nơi nào có tượng ảnh Đức Bà cũng được!

– (M): Còn chuyện ông Thánh thì sao Thủy?

– (Th): Con đi tìm (gián đoạn đôi chút) Con biết là không có ông Thánh nào hút thuốc lá cả, song con cũng đi hỏi, rất vui là các Thánh chỉ cho em Hợp một dấu hiệu, cũng như em mơ rạch cổ cô gái, để nhét thịt xay vào, tất cả chỉ là dấu hiệu cho em nhớ để khi tỉnh dậy không bị quên! Và khi chị đi hỏi, chị nói những dấu hiệu em mơ, thì sẽ có người nhận là đã về báo cho em. Song thường vị báo cho em là Thánh bổn mạng của LH. Khi chị đi hỏi Thánh nào hút thuốc lá đánh thức người ta dậy, thì có một Thánh nhận và nhắn cho em biết là chị Thanh được Chúa cho vui! Đó là Thiên Thần Bản Mệnh của chị Thanh. Thiên Thần còn bảo em hãy luôn luôn đến chân Đức Mẹ, Thánh Antôn và các Thánh hiện diện trong nhà thờ, cám ơn và lo làm điều mà em đã hứa! Chị cho biết là thay vì cầu nguyện cho chị Thanh thì em thay thế bằng lời cảm ta Chúa và Đức Mẹ. Sau là phải nhớ, đừng quên giữ lời hứa với CHÚA! Chị đi nhé, vội! Con chào mẹ.

(Lời bàn của TGTL: Xuyên qua trường hợp cô sinh viên Mai Thị Loan này, dù cô chưa biết Chúa, nhưng có lẽ trong cuộc đời cô có may mắn được nghe nói về Đức Mẹ của người Công Giáo sao đó, một là tình cờ, hai là có thể do một người bạn thân nào đó có đạo, nói về Đức Mẹ cho cô nghe. Chắc hẳn là cô tin lắm, nên trong giờ phút hiểm nghèo, cô chỉ còn biết phải cầu xin với Đức Mẹ. Cô rõ ràng là không biết cầu xin, nên mới chỉ xin Đức Mẹ cho đừng bị cá mập nuốt! Dẫu vậy, cảm động tấm lòng chân thành, chất phác của cô, Đức Mẹ đã không quên và đã cứu Linh hồn cô. Đó là một tấm gương cho các bạn trẻ nói riêng, quí Thính giả nói chung, đừng vì sự đau đớn nào đó! Hay cũng đừng vì sự lưu luyến người thân trong giờ phút lâm chung, mà quên không nhớ tới Đức Mẹ, và nói với Đức Mẹ một lời! Vì Đức Mẹ không bao giờ quên dù chỉ một lời hết sức ngắn gọn, nhưng rất chân thành là đủ!

Trường hợp chị Thanh, các độc giả, hoặc thính giả xuyên qua bộ I của TGTL, đã được biết Thanh là bạn của cô Hợp. Cô này dù gia đình có đạo, nhưng vì lý do nào đó, cô đã phạm vào điều hết sức cấm kỵ của Thiên Chúa, là đã tự hủy diệt đời mình! Đây là một tội rất nặng! Vì Sinh Tử của một con người nằm trong quyền hạn của Thiên Chúa. Tội nặng như thế, Nghe trong TGTL, chúng ta đã biết sau khi chết, LH Thanh bị ma quỉ cầm buộc, ở chỗ sâu, và rất khổ, nhưng vì Thanh hết sức ăn năn, hối tội, và cũng may là nhờ có được người bạn là cô Hợp, quá thương bạn đau khổ, mà làm mọi cách đền tội cho bạn mình, và khẩn xin tha thiết với Chúa, cùng nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ, các Thánh, mà dẫu nặng như thế, nay cũng được Chúa Xót Thương và ban cho LH khốn khổ kia là cô Thanh được Vui. Đây cũng là điều chúng ta cần biết, để trong đời, nếu gặp trường hợp giống vậy, chúng ta nhớ tới trường hợp cô Thanh, mà cầu xin cho họ. Một người tưởng như vô vọng mà được cứu, thì sau này họ sẽ nhớ đền đáp ân nhân của họ biết là dường nào! Chưa kể đối với Thiên Chúa, việc bác ái càng lớn, thì càng được Chúa yêu nhiều!).

 

Thứ Sáu, ngày 01 tháng 6 năm 2012

Tại nhà Phụng & Uyển

  1. Ông Nguyễn Hữu Diện sau 40 năm, nay đã được Chúa xét và được vui

– (Th): Cháu chào cô chú, mẹ.

– (T): Chúng tôi chào cô Thủy.

– (Th): Cháu hôm nay được ơn Đức Mẹ cho về theo lời xin của mẹ cháu, bởi vậy nếu chú có muốn hỏi về LH những người thân, cháu sẽ đáp ứng cho chú, nếu như được sự cho phép của Đức Mẹ. Nhưng trước hết cháu xin phép được hỏi cô xem cô có muốn hỏi tin về ông Diện không ạ?

– (HTr): Dạ có, xin cô làm ơn cho biết?

– (Th): Vậy để cháu đi, Cô chú vui lòng đợi cháu nhé! (chỉ ít giây sau): Cháu gặp được rồi! Ông ta dường như không có muốn nói chuyện nhiều. Ông ấy nói là cám ơn chị, đã vì sợ em không vui, nên anh chị đã cầu nguyện nhiều cho em, nhờ thế mà em đã được Chúa xét lẹ. Em xin cám ơn anh chị nhiều!

– (T): Chúng tôi cám ơn cô Thủy!

– (Th): Bây giờ chú ấy nói tiếp đây.

– (LH. Diện): Em chỉ góp ý chút thôi, là sau này nếu như có ai nhờ thì đừng có đùa! Đó là điều thứ nhất. Thứ hai, chị đừng có nghĩ là ta sống lâu, mà phải nghĩ sự sống hay chết, rất ngắn ngủi! Em đưa ra vấn đề này cho biết cũng là để cám ơn anh chị đã quan tâm đến em. Đây là một món quà tâm linh, một là để anh chị theo dõi, hai là để rút kinh nghiệm. Chị có muốn hỏi không?

(Thực ra tôi cũng chưa nắm được ý của Diện muốn nói, xin quí thính giả nghe tiếp xem sao).

– (HTr): Chắc là không có gì đâu! Nhưng mà cậu Diện có muốn nói gì thì cứ nói đi!

(Tôi nghĩ H. Trinh chắc cũng chưa nắm được vấn đề Diện định nói, thì bà Quý thắc mắc).

– (BQ): Nếu là quà tặng tâm linh, thì ông Diện nói để chúng tôi thêm kinh nghiệm!

– (D): Cháu nghĩ là bà hỏi để cho cháu khỏi quê. Cháu cứ nghĩ là người thân của cháu, dù gì cũng mấy chục bó, cần phải tìm về chân lý là tìm đến chỗ Chúa. Song nếu như không cần thì đi!

Cháu kể cho bà nghe nhé! Ở đời có những thú vui mà ta không kiềm chế được! Chuyện này thì Chúa cho ta chọn lựa. Song vui quá cũng chết sớm, còn nghèo quá cũng vong mạng. Nếu như ta xin Chúa thì sao? Và xin cái gì?

– (BQ): Cám ơn ông Diện! Tôi thì không biết ông, mà kinh sách thì tôi cũng không biết mấy! Vậy nếu xin sống lâu, hay nghèo xin được giầu, thì Chúa có cho không?

– (D): Cháu thì cũng giống như bà thôi! Khi sống cũng có những sự sơ sót! Song theo ý cháu, thì Chúa bảo “cứ xin thì sẽ được”, nhưng ta phải kiểm điểm lại trong cuộc sống, ta đã làm được điều gì hữu ích cho xã hội, hay ta chỉ nghĩ đến mình, thì đối với Chúa điều này hơi khó! Chúa bảo con hãy cho đi, thì Ta cho lại. Xin bà nhớ điều này! Cháu phải đi rồi! Xin chào anh chị và chào bà vui.

– (Th): Con cũng sợ ông này, vì ông nghiêm túc lắm!

– (T): Cám ơn cậu Diện đã về cho hay tin! Nhưng chúng ta hãy cùng nhau tạ ơn Chúa!

 

  1. Thiên Đàng là nơi Thiên Chúa tuyển chọn những con người thánh thiện.

(Một chút phiếm luận: Quí thính giả đã nghe TGTL bộ I, hẳn đã biết Diện là một người em họ với Huệ Trinh, và cũng là bạn đồng nghiệp với chúng tôi trước khi Diện qua đời. Sau khoảng 40 năm trong Thanh luyện, có lẽ đã đến lúc Thánh Bổn Mạng tìm giúp LH anh này người cầu nguyện cho để được Chúa xét. Khi hay tin Diện, chúng tôi thật lòng thương một LH, một người mà mình biết, cũng là một người thân, nên đã hết sức khẩn cầu cùng Chúa, và như Diện hôm nay về cho biết là ngay sau đó, cậu ta đã được Chúa xét nhanh. Trong TGTL, LH nào được Chúa xét là không còn chịu khổ nữa, họ được Chúa cho ở chỗ sáng và được vui, nhưng không có nghĩa là đã được vào Thiên Đàng theo từ ở trần gian chúng ta vẫn nói! Có lần chúng tôi đã hỏi cô Thủy, và cô cũng đã xin phép Đức Mẹ để cho biết: “Số được tuyển chọn vào Thiên đàng không nhiều như chú nghĩ!” Những người được tuyển chọn phải hết sức thánh thiện”. Nhân khi có LH về cho hay, chúng tôi cũng có cơ hội xin được nhắc với các bạn của TGTL, là chúng ta nên thường xuyên nhớ tới những người thân của chúng ta đã qua đời, kể cả bạn bè, và cầu nguyện, xin lễ cho họ. Biết đâu có những người thân của chúng ta ở đã rất lâu, mà bị quên lãng! Không có những lời cầu “chân thành và tha thiết” của chúng ta, có khi họ vẫn cứ phải đợi chờ, rồi cho dù những LH đã được vui, như chúng tôi có may mắn được biết, chỉ không bị khổ thôi, chứ cũng chưa phải là đã được ở trên Thiên Đàng, vì từ một con người bình thường, bước lên bậc thánh nhân, không phải là chuyện dễ dàng! Như trường hợp LH quí vị vừa nghe đấy! chỉ là khi anh ta nói cái điều gì đó mà chúng tôi chưa bắt kịp trong ý nghĩ và lời nói của anh, thế mà anh đã có vẻ như “hờn mát” rồi tự nghĩ là “bị quê”, xong bảo là “nếu không cần thì … đi”. Dĩ nhiên những gì thuộc cá tánh tự nhiên của mỗi người, thì Chúa không chấp, nếu không hẳn là xấu, hoặc có hại gì cho ai. Xem thế thì mặc dù đã được vui, nhưng tâm tính cũng còn giống xưa nhiều. Thực ra các bạn cũng biết “nhân đức” là những điều tốt, mà mỗi người chúng ta ai cũng phải hết sức để ý tập tành mỗi ngày, mỗi ngày … cho tới khi nào nó hòa vào trong giòng máu của mình mà trở thành tính tốt, nghĩa là nó với mình là một, không còn là hai, hay đứng ngoài mình, chứ không phải nhân đức là cái điều nói ra mà làm được ngay trong cuộc sống đâu! Thí dụ: Chúa dạy: “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29). Hiền lành và khiêm nhường trong lòng là hai nhân đức nói thì dễ, nhưng học cho được, thì không phải dễ, không biết các bạn có đồng ý như thế không? Thế mà muốn được làm Thánh, người ta phải có nhiều nhân đức, chứ không phải chỉ có một! Thì biết là chuyện lên Thiên Đàng không phải là chỉ nói cho xuông miệng. Nên chúng ta vẫn cứ phải tiếp tục cầu nguyện cho những người đã qua đời, cho tới khi nào mình chết rồi mới thôi, các bạn ạ. Còn về các “nhân đức” thì các bạn cũng như chúng tôi, chúng ta cứ phải quan tâm học hỏi và tập tành cho tới chết, thì may ra đời sau về trong TGTL hy vọng sẽ đỡ hơn!).

 

  1. Chúng tôi nói chuyện phiếm về “Gió và Lửa”.

– (Th): Cháu hỏi chú, hôm nay mình bàn thử xem vì sao mà có người có lửa, có người không, chú nghĩ sao?

– (T): Tôi nghĩ ai mà chẳng có lửa, cô khi sống đã nhìn thấy cái lò than bao giờ chưa? Có cái nóng ngầm là khi than mới chỉ hồng, chứ chưa bốc lên thành ngọn lửa. cho đến khi ta quạt gió lên, thì than rực đỏ và lửa bốc lên thành ngọn.

– (Th): Vậy chú là loại lò than nóng ngầm, hay bốc lửa?

– (T): Cũng khó nói lắm! Nhưng tôi có làm gì cô đâu, mà sao cô hay kiếm chuyện vậy? Ở đời mà cứ đi sờ, hay lấy cây thọc vào tim đen của người ta, thì khó sống lắm! May mà cô Thủy chết sớm! hi hi … Tôi nói đùa thôi! đừng có giận nha!

– (Th): Chú yên tâm, cháu có thể là cái lò than không bao giờ đốt!

– (T): cô thì hết phải lo rồi! nhưng dù có đốt cũng không đến nỗi! Tôi nhớ có lần tôi đã nói rồi, đàn ông ai chẳng có lửa, chỉ là ít hay nhiều thôi! Cho nên chúng tôi mới bị gọi là “dương”, tức là sinh ra Chúa đã cho mang giòng máu nóng. Còn phụ nữ là “âm”, nghĩa là sinh ra đã mang trong mình giòng máu lạnh. Đó là nói chung chung thôi! Cũng có thể là về phần lý thuyết, chứ thực tế trên đời, đàn bà phải làm sao thì trong từ điển mới có chữ “bà chằng” chứ, cô nghĩ có đúng không? “bà chằng” là bình thường thôi đó! chứ người ta còn gọi là “bà chằng lửa” nữa cơ! Cô cứ đi lục hết mọi cuốn từ điển trên thế giới đi, không có quyển nào đề “ông chằng”, hoặc “ông chằng lửa” bao giờ cả! Như vậy thì biết là đàn ông chúng tôi chỉ bị mang tiếng là có máu nóng thôi, chứ trên thực tế thì thua đàn bà xa. Đàn ông chúng tôi dù cho nổi lửa, thì cũng chỉ hâm nóng các bà lên thôi, chứ khi đàn bà nổi lửa thì đàn ông thành than!

– (Th): Chú học lý luận trường nào mà hay thế?

– (T): Cô đoán đi! Hễ đoán không được tôi sẽ nói!

– (Th): Chú có nghĩ là cháu có thể thấy được quá khứ của chú không?

– (T): Có thể, nhưng cô cứ nói đi, chưa chắc đã trúng!

– (Th): luật và cũng là nguyên tắc trong TGTL: Cái gì thuộc về tương lai, hay quá khứ của người ta là không được nói, ngoài trừ khi được Chúa hay Đức Bà cho phép, nhưng chuyện nói đùa mà xin phép Đức bà thì cháu thấy cũng không nên, vì không phải là chuyện cần thiết, chú đồng ý không?

– (T): Cô nói vậy, thì tôi biết vậy, chừng nào chết về trong TGTL hễ đúng thực như thế thì tôi sẽ đồng ý!

– (Th): Như vậy là chú không tin cháu?

– (T): Tin chứ! Nhưng mà khi người ta bảo là nói đùa, thì mình phải đề phòng chứ! Ai mà hoàn toàn tin vào người nói chơi bao giờ! Cô tuy không sống lâu, nhưng nhìn xuống đời, chắc cô cũng thấy biết bao nhiêu gã đàn ông bắc thang lên hỏi ông trời, bất cứ chuyện thưa kiện gì hễ dính tới đàn bà, là ông trời lắc đầu, bảo: “Thôi về đi con! … không đòi được đâu!

– (Th): Cháu hết ý rồi! Hôm nay cháu thua!

– (T): Cô thua, thì tôi phải trả lời thôi. Cô hỏi tôi học lý luận trường nào … phải không? Hồi nhỏ tôi học trường các bà – bà sơ cũng có, mà học các cô cũng nhiều! Cô thấy được quá khứ, thì biết là tôi không nói dối!

– (Th): Cháu biết! Hồi nãy chú bảo sở dĩ có lửa là vì có gió. Vậy nguyên nhân bốc lửa là tại gió. Nhưng cháu nghĩ hễ mình có đức khiêm nhường thì lửa không bốc, chú nghỉ sao?

– (T): Cô nói thế thì trúng quá rồi! Ở đời ai cũng muốn mượn chữ “Tại”. Tại ai là gió, cho nên lửa trong tôi mới bốc! Nói tóm lại, nguyên nhân có lửa là vì mình chưa học được đức khiêm nhường. Hể có đức khiêm nhường thì không có lửa. Không có lửa, thì gió mấy cũng là không! Thực ra thì ngọn gió nào cũng bốc người ta lên cao. Lên cao kiểu gì thì cũng chết! Cho nên học được đức khiêm nhường là tốt nhất, nhưng không phải là dễ!

– (Th): Cháu nghĩ chú học không khó! Chú cứ xin ơn Đức Mẹ, chú lại có thánh Thiên thần hay giúp chú nữa, thì lo gì mà không tập được! để kết thúc câu chuyện mạn đàm hôm nay, cháu cho chú biết: Trong cuộc đời chú, chú đã có được hạnh phúc đó là số một. Chú không bị di truyền tật xấu là hạnh phúc số hai. Chú có được luồng gió mát, dù có bay lên chín tầng mây, cũng kể là hạnh phúc thứ Ba. Bây giờ và về sau, chú phải suy nghĩ điều gì mình lựa chọn cho có hạnh phúc số bốn, thì là tuyệt vời.

– (T): Tức là khi gió đã bốc mình lên cao, thì mình phải biết làm sao để mà đáp xuống, mới là hạnh phúc lâu dài, còn không để rớt cái “bụp” … là chết ngắc! Đúng không cô?