-
Tả về Nét đẹp Thiên Đường Chúa cho phép nói cho …một điều thôi!
– Cám ơn cô Thủy! Theo cô kể lại thì lúc cô vừa chết, tức thì được Đức Mẹ cho xem thấy cảnh sắc huy hoàng, vô cùng tuyệt đẹp, đến nỗi cô đã nghĩ rằng: Dù có tiếp tục sống trên đời bao lâu đi nữa, cũng sẽ chẳng bao giờ thấy được bất cứ nơi đâu đẹp như thế. Vậy cái đẹp ấy có mang chút hình ảnh nào, mà trần gian có thể tưởng tượng được không ? Thí dụ như cảnh sắc núi non hung vĩ, có suối chảy, có mây trôi, có hoa thơm cỏ lạ, có chim choc ca hát … Hay là cảnh một thiên đường với những lâu đài nguy nga, tráng lệ, những con phố rợp bóng mát, hoa bốn mùa nở rực rỡ đủ mọi màu sắc, hoặc là một thiên đường của những kiến trúc tuyệt vời mà tất cả nghệ thuật trần gian các thời, các nền văn hóa các dân tộc cũng không thể nào tưởng tượng ra được ?
– Câu hỏi này, thực sự cháu khó diễn tả, vì ngôn ngữ không đủ để diễn tả! mà chú thì lại không nhìn thấy! Cháu hỏi chú, chú hãy nghĩ lại trong đời chú, chú đi hành quân, đi du lịch, tù tội, hành hương … chú nhớ xem, chỗ nào chú thấy đẹp nhất! Xin cho cháu biết ?
– Khi đi vào sâu trong rừng, thì tôi cũng gặp được một số cảnh đẹp thiên nhiên do sự sắp xếp khéo léo của Hóa công, giữa núi non trùng điệp, giữa suối đồi xanh tươi đủ kiểu, giữa những thảo mộc đủ loại … Thời gian đi hành hương đặt chân đến nhiều quốc gia, tôi cũng đã được chiêm ngưỡng nhiều kiểu thành phố và nhà cửa của đủ mọi loại kiến trúc khác nhau. Tôi cũng đã được chứng kiến tận mắt rất nhiều công trình, hay kiệt tác nghệ thuật của loài người của nhiều thời đại. Tôi cũng đã thấy được vài kỳ quan của thế giới, những công trình kiến trúc điện, đài ở La Mã, những chốn ăn chơi, sang giàu, mỹ lệ như ở Las Vegas … Cũng có đôi cái đáng ngạc nhiên. Song tất cả cũng có giới hạn, không có gì có sức lôi cuốn để bảo rằng nó thu hút mình, giữ chặt mình ở mãi đó, nếu có thể … suốt đời mà không chán. Trần gian là thế đó … cô nghĩ sao ?
– Để cháu đi xin phép Chúa đã! … (gián đoạn) … Cháu được Chúa cho phép nói cho chú một điều thôi! Chú biết không, chỗ “Ánh Sáng Hằng Sống” chẳng như những gì chú đã vừa tả qua! Song có một điều là trong “Ánh Sánh Tâm Linh” nếu như chú muốn xin, hoặc nghĩ là mình thích nhìn thấy cái gì … thí dụ như muốn thấy cha, mẹ, anh, chị em … Hoặc giả như chú muốn cảnh gió mát trăng thanh, hoa thơm cỏ lạ … thì những cái mình ước muốn đó, lập tức có ngay trước mắt! Không khó!! …
-
Thói quen hy sinh, giúp người Lúc sinh thời của cô Thủy, đã rất đẹp lòngChúa & Đức Mẹ.
– Phải sống như thế nào, thì chết sẽ được Đức Mẹ cho xem thấy sự tuyệt vời, như cô Thủy đã được ? Có phải thủa bé, cô có lòng yêu mến Đức Mẹ cách riêng ? Cô có ở trong hội đoàn nào không ? hay làm nhiều việc thiện không ?
– Chú biết không, lúc nhỏ cháu chỉ có đi học, song có điều là … cháu thích giúp đỡ mọi người. Gặp lúc cháu thấy bất kỳ một em nào nhỏ hơn cháu mà quá nghèo – đại khái, cháu nghĩ là còn nghèo hơn cháu – thì cháu cũng sẵn sàng nhịn quà sáng mà cho em bé đó. Cháu còn tới nhà những bác nào bị bịnh, nấu cơm, đi chợ giùm, cũng có khi giặt áo quần hộ cho những đứa nhỏ con của các bà đó nữa! Còn có điều là … cháu dù có mệt vô cùng, thì cũng vẫn muốn lo làm việc giúp đỡ cho mẹ cháu. Còn điều mà “siêng năng thờ phượng Chúa” thì vì khi ấy, cháu còn nhỏ, không biết nhiều, nên chỉ biết có đi lễ thôi! (việc này chúng ta có thể hiểu được vì đã nghe bà Quý nói, bà lấy chồng thì theo đạo chồng, chứ chẳng hiểu gì về đạo, cũng chẳng thích đi lễ, đọc kinh. Chồng bà cũng không thuộc loại người siêng năng … Nên hồi nhỏ cô không được hướng dẫn là chuyện tự nhiên). Khi cháu qua đời, cháu được mẹ cháu là người mặc dù chưa biết đến Chúa, và sợ Chúa, nhưng vì thương cháu mà mẹ cháu đã bỏ ra suốt Ba tháng Mười ngày, ra mộ đọc kinh và chỉ xin Đức Mẹ cho cháu được về Thiên đàng; Ngoài ra, mẹ cháu chẳng có xin cho mình điều gì cả. Cháu lại còn một điều là khi trước cháu ở với một người, mà bố cháu nhờ dạy thêm cho cháu môn toán. Nhà của người này ở gần Dòng Ba. Cháu thường đến nghe cầu nguyện
(Cô dùng chữ “Dòng Ba” ở đây, không được rõ ràng, có lẽ không phải là dòng Ba ngoài đời, mà là Dòng của các nữ tu).
Chú có biết không, đức Hy sinh là điều Đức Mẹ thương nhất. Cháu không nghĩ là mình được như thế, song cháu chỉ nói cho chú nghe “Đức Hy sinh” là điều làm đẹp lòng Đức Mẹ và Chúa nhất! Chú có nghĩ là trong Dòng Ba, khi mà chú phải giải thích cái điều mà người trong dòng nói sai, hoặc họ hiểu sai, mà cái điều đó làm cho chú cứ phải sợ là mình sẽ mất lòng họ … lại cũng chính là điều hy sinh vì Chúa không ?
– Tôi không có thói quen nghĩ là mình đã hy sinh! Mà chỉ có cảm giác “lo lắng” là đã làm mất lònghọ.
– Cháu hỏi thêm: Chú có muốn một điều là có “chỗ đứng” để mà nói ra những điều cần thiết phải nói, mà bình thường thì mình vẫn sợ không dám nói … không ? Chú chọn đi … muốn hay không muốn ?
– Tôi nghĩ, nếu như mình được Đức Mẹ dùngmình, đó là điều tôi cũng từng mơ ước và cầu xin làm sao cho cuộc sống của mình có được một chút ý nghĩa. Chỉ cần được một chút thôi! Nghĩa là cuộc sống của mình cũng mang lại lợi ích cho đời, cũng phải có chút dấn thân phục vụ cho Chúa, cho Giáo Hội, chứ không lẽ là một cuộc sống vô vị. Chỉ “một chút thôi” điều đó có nghĩa là vì mình thật sự bất tài và thiếu “đức”, chứ thực ra tôi đã thấy có nhiều người trên đời đã làm được nhiều việc cụ thể và lớn lao lắm! Vậy trong bất cứ khả năng nào mình có mà được Đức Mẹ dùngthì tôi nghĩ: Tôi không có quyền từ chối, không được phép khước từ, mà còn phải ra sức làm vì đó là “việc lành” cần phải làm ở đời này.
-
Tôi Được Sứ giả của Đức Mẹ Hứa giúp từ trong tâm ý.
– Cháu cho chú biết: Một ngày gần đây hoặc cũng có thể xa hơn … Cái điều chú muốn, chú sẽ được! Chú hãy chuẩn bị đi! Còn điều nữa là: Khi ấy, cháu sẽ xin phép Đức Mẹ để về, không phải trên bàn cơ như thế này, mà là về trong tâm – ý chú muốn nói! Cháu cho chú biết điểm này là khi sống, cháu đã nói hay làm là cháu không sợ.
– Tôi rất vui và hoan hô cô Thủy! Được người của Đức Mẹ giúp thì tôi còn sợ gì nữa!
– Cháu cũng hoan hô chú và cháu cũng rất là vui! Cháu nghĩ là ta đã chấp nhận thì họ có thế nào, ta cũng cứ cho là không đáng sợ ?
– Chú có gì hỏi tiếp đi! Cháu xin gợi ý là: Chú có thấy phiền hà hay là có điểm nào chú thấy khó không ? Nếu có xin cho biết ?
– Hiện tại thì chưa thấy có gì khó khăn !
– Cháu thí dụ về chuyện gia đình như vợ chồng, con cái ?
– Không có gì! Còn như vợ chồng thì có nhiệm vụ cầu nguyện cho nhau nữa chứ … có gì mà khó khăn!
– Cô có gì để nói, hay khó nói không ?
-
H.Trinh muốn biết về LH. Cha mình.
– (H. Trinh): Trong thời gian qua, được tiếp xúc với cô làm tôi có quyết tâm hơn về việc cầu nguyện cho các linh hồn, chẳng hạn như cầu nguyện nhiều hơn cho em Trường Linh, cho cha mình, ông ngoại mình … Nhân cô hỏi tôi có điều gì khó nói, thì thật sự tôi cũng muốn hỏi về cha tôi. Nếu có thể được thì cô giúp cho tôi biết tin về ông có được không ? Cha tôi mất từ năm 1983 đến nay, không biết ông có được “VUI” không ?
– Cháu xin phép cô để khi khác có nhiều thời giờ hơn, vì hôm nay cũng đã khuya rồi! Bây giờ cháu phải để cô chú, mẹ cháu đi nghỉ để mai còn phải lo tiếp cha Long vì cô chú đã “búc” (booking) cha tới làm phép nhà cho Lưu – Linh Thảo (Chúa Nhật, 24.4.2005). Cháu ngại nếu mình cứ tiếp tục, mai chú sẽ có chuyện bực mình xảy đến. Tốt hơn ta tránh trước, chú nghĩ sao ? Mình phải hy sinh cũng như hãm mình, vậy là êm đẹp nhất … phải không ạ ?
(cô ấy nói mỉa mai tôi đấy! mà cũng tại tôi, không biết sao tôi cứ hay bực bội để người ta cười mình!).
– Tôi cá với cô Thủy là dù mai có bận rộn gì tôi cũng không vì thế mà nóng tính hay bực bội ! Cô có muốn cá không ?
– Chú sẽ thua nếu như mình còn tiếp tục! Cháu chào chú cô và mẹ … mai còn có nhiều việc. Hẹn cô điều cô vừa muốn hỏi! Song cũng còn phải tùy! Cháu chúc cô chú về ngủ ngon và suy nghĩ điều gì mà cảm thấy cháu nói đúng! (cô quay ra hỏi Phụng) Phụng, có quát thằng nhỏ không vậy ? Thú nhận đi ! … Thôi cháu đi nhé!
Thứ Sáu, 10giờ30 sáng ngày 29 – 4 – 2005
-
Chết khi Chúa chưa gọi về. Hãy coi chừng! Quỉ chỉ chờ lúc … Đức Tin ta lung lay, là nó đột nhập ngay!
(Cô Thủy đang nói chuyện với mẹ cô, trong lúc tôi chưa sẵn sang vì đang pha cà phê dở dang. Lúc tôi trở lại tôi có hỏi bà Quý cô Thủy đang nói gì, bà cho biết):
– Vui! (con Thủy nói): Hôm nay ý con muốn nói về các LH có đạo, nhưng khô khan, trong khi đó lại chết khi mà Chúa chưa gọi về, thí dụ như chết tai nạn, bất ngờ … hay tự tử …
(Thấy tôi trở lại, cô Thủy chào trước):
– Cháu chào chú! Có thể là khi nào cháu đi vắng, chú xem lại những gì cháu đã nói và thi hành. Cháu nói chung cho tất cả những người đã từng được nghe. Trước nhất là mẹ cháu, kế là chị Linh Giang, Liên Bích (cũng gọi là Hợp), Kim Phụng v.v… Đó chẳng qua là vì cháu muốn cho những người thân của mình được vui ở đời sau. Chú có ngại không ạ ?
– Chào cô Thủy! Tôi thì không có gì phải ngại cả! Chỉ có điều là biết đâu có người tin, nhưng cũng có người không tin. Nếu như có ai không tin thì tôi cũng chẳng biết làm sao! Và người không tin thì có thể sẽ sinh ra nhiều chuyện! Nhưng không sao đâu! Hy vọng là không có gì! Tôi nói thế chỉ vì mình vốn thích sống bình an thôi mà! Nếu như đời không cho bình an thì mình cứ thầm lặng sống bình an trong Chúa, thiết tưởng cũng quá đủ! À! … Chúng ta trở lại đề tài cô có ý đưa ra hôm nay đi! Nghe cô nói, tôi cũng đang thắc mắc đây, là có khi nào Chúa chưa gọi về mà lại chết ?
– Chú biết không ? Chúa là Nhất! Nhưng ngoài Chúa ra còn có ma quỉ. Khi đức Tin của ta lung lay là nó đột nhập ngay! Cháu ví dụ một người trong giáo xứ này (Saint Josepth – Springvale) mấy năm trước đây, có người thanh niên tên là X (chúng tôi xin dấu tên) đã tự tử. X khi trước giúp lễ, rõ ràng là ở bên Chúa, trên bàn thờ, nhưng rồi vẫn bị ma quỉ lôi kéo. Chào cô (khi ấy nhà tôi ở bếp vừa bước vô bàn ngồi xuống), Cô có gì hỏi không ạ?
-
Hỏi về Một người em họ của H. Trinh tự vận
– H. Trinh: Tôi cũng có một người em họ (con của cậu mợ Nguyện) tên Phiệt. Phiệt là cầu thủ đá banh (sau khi miền Nam bị rơi vào tay CS). Chắc có lẽ không thường xưng tội rước lễ. Gia đình cậu mợ cũng vẫn xin lễ, cầu nguyện cho Phiệt, thì tôi muốn hỏi cô xem trong trường hợp đó thì việc xin lễ có được ơn ích gì cho LH không?
– Cháu cần biết tên Thánh và chỗ chôn.
– Tên là Giuse Nguyễn Văn Phiệt, chết năm 1982, chôn tại quận 11, Sài Gòn, bên Phạm Thế Hiển.
– (sau khi đi tìm): Cô có tin cháu không?
– Tôi tin chứ!
– Anh này bị nặng! Có thể khó cho gia đình! Cô biết không, cháu không thể tiếp xúc, vì anh ta đã mất sự Thánh! Và trong lúc chết, anh ta đã hoàn toàn không xin Chúa tha tội – có nghĩa là phụ ơn Chúa Cứu chuộc – nên cháu không thể gặp được! Có điều là ta cứ xin và cậy trông Đ. Mẹ, may ra có hy vọng! Nhưng điều này cháu không dám bảo đảm là được bao nhiêu phần.
– Cám ơn cô Thủy nhiều! để tôi lo bổn phận của tôi.
-
Phải làm gì để có thể hy vọng cứu một LH ở chỗ Tối?