Thứ tư 27. 08. 2012 lúc 2.45 pm
Nói chuyện với chị Thủy tại nhà Hợp.
- Những người bị thua thiệt về bất cứ sự gì trong thế gian. Chúa rất quan tâm, và trao cho một Thánh phụ trách.
– (Th): Con chào mẹ, chị chào em Hợp! Em có điều gì muốn hỏi?
– (H): Em mơ thấy bố đến nhà em và còn dẫn theo một người đàn ông. Bố nói bố có khách, con cho bố uống cà phê được không? Em nghĩ bụng bố mình chắc là chị Thủy đi vắng, nên mới rủ bạn đi chơi. Em pha cà phê đem cho hai người, song em lại không kịp nhìn được mặt của ông đó, thì đã tỉnh dậy. Chị có thể cho em biết bố có ý đem về một người đàn ông là ý gì?
– (Th): Để chị hỏi lại bố xem sao, mẹ và em chờ một tí nhé! (ít giây sau chị Thủy cho biết):
– (Th): chị cho biết đây là một linh hồn bố đem về. Chuyện là ông ta không có đạo, khi trước gặp bố hành quân, bố hứa cho ông ta một số tiền để mua vài miếng tôn lợp nhà. Sự chờ mong đem đến cho ông ta mòn mỏi. Sau khi đoàn quân đi rồi thì ông bị bọn Việt Cộng tra tấn mà qua đời, vì chỗ ông ở là vùng xôi đậu (danh từ chỉ nơi ban ngày quốc gia, ban đêm Cộng Sản kiểm soát). Hôm nay bố gặp ông ấy và ông ta hứa theo đạo, nên bố đem về để em giúp cho linh hồn ông này, vì xưa bố có hứa mà chưa giúp cho ông ta được! Lại cũng vì có kẻ biết ông liên hệ với bố là người quốc gia, rồi báo cáo cho VC biết, nên chúng hại ông chết! Chị gọi về nhé! Con cũng nói để mẹ hay là con phải xin phép Thánh Gia-cô-bê đã, vì Thánh mới được Chúa trao công việc phụ trách những người bị thua thiệt về bất cứ sự gì trong thế gian. (Có một chút gián đoạn, sau đó cô Thủy trở lại cho biết): Thánh cho ông ta được gặp em Hợp. Con cũng nói trước với mẹ, để có gì thì mẹ đừng có giận về sự ông này nói năng không có được êm tai, vì con có gặp qua ông ta rồi.
– (LH): Tôi chào bà và cô! Cô nghĩ đi, ông già của cô hứa bậy làm cho tôi chờ dài cổ, và điều khốn nạn cho tôi là đã không có được cái gì trong tay, mà lại nói không được! Chúng nó (VC) cứ bảo: “Bọn này lấy tiền của dân bây giờ phải mang tiền đến để chuộc mạng”. Tiền thì không có, nói thì chúng không tin, vì thế mà bị chúng giam giữ trong rừng, nơi chúng ở. Chúng vừa hỏi, vừa đánh, cứ thế mà chịu đòn … cho tới khi chết, thì chúng đem xác tôi vùi nông ở trong rừng. Vợ con cũng không biết tôi sống chết ra sao … tình trạng tôi như thế đó, cô nghĩ sao? Họ … tất cả bọn họ có phải là nói 1 đàng làm 1 nẻo không? Lúc gặp dân ở chỗ đông, thì bảo là giúp dân, bảo vệ dân, nhưng cứ dòm ngó xem trong làng, hễ ai có cái gì, thì lột cái đó! Còn bố cô cũng vậy, hứa mà sao không làm? Nếu sớm mang tôn tới, thì tôi thí cho bọn nó, thì đâu đến nỗi bị đánh đập tới chết!
– (Th): Chị cũng đã phải chịu nghe ông ta trách, vì ông ta bảo ông bị khổ, rồi bị chết cũng vì bố mình. Chị cũng đã cắt nghĩa cho ông biết rằng người ta là lính đi hành quân, khi nào có dịp trở lại hay đi qua làng, thì mới có thể giúp được! Nếu muốn trách thì ông chỉ nên trách những người CS thôi, vì lúc nào họ cũng xấu như thế, nhưng ông ta vẫn dựa vào lời hứa chưa làm của bố mà bắt đền chị, nên chị biết là đem về thế nào em và mẹ nghe cũng không lọt tai, nhưng mẹ và em Hợp nên nghe lời Thánh. Thánh Gia-cô-bê bảo công nhận ông ta là người không có được học, nên nói năng kiểu đó, chứ ông ta không phải người dữ, mà cũng không phải người ác, mà chỉ là người đáng thương thôi! hôm nay vì Chúa xét những người bị thua thiệt về tất cả mọi sự trong thế gian, mà ông này thì bị thua đậm, nên Chúa cho một là hễ muốn theo Chúa thì theo, hai là tiếp tục ở nơi đã chịu sự khốn khổ thì tùy ý. Ông có nói là muốn theo Chúa, nên Chúa cho ông ta về với một điều kiện là thánh Gia-cô-bê tạm thời phải coi sóc và chỉ dạy ông. Em nếu như muốn giúp, thì làm theo chị nói: Xin thánh Gia-cô-bê cho ông này được học hỏi các điều Chúa dạy trong Phúc-âm. Sau đó xin Thánh cho ông ta hiểu điều Chúa thương tất cả mọi linh hồn không phân biệt, và Chúa đã xuống thế cứu chuộc loài người như thế nào. Cuối cùng em xin Thánh cho ông được mau về chỗ sáng. Tên ông ta là Trần Văn Lợi. Chị nghĩ Chủ nhật em đi lễ thì dâng lễ cầu xin cho LH ông ấy, bao lâu thì để chị phải hỏi đã (gián đoạn). Chị hỏi thì Thánh bảo cứ làm như mọi người, trước đây từng làm, và khi mà ông ấy được vui, thì chị sẽ cho biết! Chị đi đây, con chào mẹ!
- Lời bàn: Thế gian, những người thua thiệt, kém may mắn nhiều lắm, không chỉ có riêng ai!
Qua các sự kiện có liên quan tới Linh hồn ông Trần Văn Lợi kể trên, chúng ta lại biết thêm một điểm mới nữa trong sinh hoạt TGTL. Trước hết cô Thủy cho biết: “Chúa thương hết mọi linh hồn không phân biệt”, dù là LH đã rửa tội, hay chưa từng theo, hoặc biết Chúa ngay khi sống ở trần gian. Thứ Hai, trong TGTL thường có những đợt Chúa xét cho những người bị thua thiệt về bất cứ sự gì khi sống ở đời. Tất nhiên ta không biết rõ bao lâu thì có một đợt, vả lại điều đó không quan trọng bằng việc mọi người chúng ta cần biết rằng: Chúa rất công bằng, hễ những ai trong cuộc sống mà bị thua thiệt hơn những người chung quanh. Ngay trong một nhà, có người luôn cảm thấy mình bị thua thiệt hơn các anh chị em, bất kể về phương diện nào thí dụ: Tàn tật, hay khuyết tật; Nói năng vụng về, nên có thể không được cha mẹ, họ hàng yêu thích, chiều chuộng như các anh chị em khác. Kém lanh lợi, học hành không bằng. Lớn lên tiền bạc cũng thua xút, làm ăn khó khăn, vừa nghèo túng, vừa cực khổ v.v… Trong xã hội thì lại có những người suốt cuộc đời nằm bẹp ở nấc thang cuối cùng: Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Có những cuộc sống bị người đời khinh miệt. Những người dân trong các chế độ Cộng Sản và độc tài trị có thể không đâu khổ bằng. Những nước chậm tiến, hay còn gọi là các quốc gia đệ tam, xã hội còn phân chia nhiều giai cấp, thí dụ như người phụ nữ trong các chế độ trọng nam khinh nữ của thời Nho giáo xưa, hay người đàn bà trong các quốc gia Hồi giáo ngày nay vẫn còn phải chịu những khổ luật khắc chế đối với họ. Chưa hết, Một nước có nền văn hóa lâu đời như Ân Độ, lại nặng về phân biệt giai cấp, tưởng như một xứ sở lạc hậu ở đâu vừa rớt xuống kỷ nguyên chúng ta đang sống. Chúng tôi xin kể hầu quý vị một câu chuyện tình bi thương xảy ra mới chỉ vài năm trước đây.
- Chiếc điện thoại cầm tay.
Câu chuyện xảy ra ở vùng ngoại ô của ngôi làng Kharda, một nơi cách thị trấn Mumbai, thủ phủ của tiểu bang Maharashtra, 330 km về phía Đông.
Pappu Nitin là tên của cậu con trai 17 tuổi, con của ông bà Raju và Rekah. Họ thuộc thành phần cùng đinh trong xã hội, người Ấn gọi là Paria, nhưng những người paria tự đặt mình vào thành phần “dalit”, tức là “những người bị áp bức”. Thành phần “dalit” chiếm khoảng 25% trong tổng dân số Ấn Độ là tỷ tư. Gia đình ông bà Raju có 4 người con. Nitin là đứa con trai duy nhất thuộc thế hệ đầu tiên được đi học, do đó cả gia đình đặt kỳ vọng vào Nitin cho một tương lai tươi sáng, vừa đối với cậu ta, mà cũng của cả gia đình. Ước mơ của gia đình Raju là Nitin sẽ gia nhập quân đội và tương lai sẽ là một Sĩ quan. Pappu Nitin “bị” quen với một cô bạn cùng lớp tên là Pooja Golekar, Pooja thuộc dòng họ Maratha quyền thế, thuộc đẳng cấp “Chiến sĩ” (Kshatriya), là hậu duệ của Shivaji, một lãnh tụ Ân Độ đã lật đổ nhóm thống trị Hồi Giáo tại tiểu bang Maharastra vào năm 1659. Nitin biết gia đình mình thuộc giai cấp nào, trong khi cô bạn học lại quá giàu, đi học có xe đưa đón, nên biết Pooja thuộc giai cấp thượng lưu, thì cậu thường né tránh, nhưng Pooja Golekar vẫn cứ theo đuổi và thích chơi với Nitin, và hỏi bài Nitin. Chuyện xui xẻo của gia đình Raju bắt đầu vào ngày Thứ Bảy 26.04.2014, khi Pooja nói Nitin mua giùm cho cô ta một cái điện thoại di động, nhưng không gấp mặc dù Thứ Hai các học sinh trở lại để làm lễ bãi trường, trước khi về nghỉ hè. Khi Pooja nói chuyện với Nitin trong lúc tan học, thì có một số bạn bè đi cùng nghe được.
– Cuộc đối thoại này đã kết liễu cuộc đời của con trai tôi. Bà Rekah nói với phóng viên nhà báo.
Lần chót cha mẹ Nitin thấy cậu con trai 17 tuổi của mình còn sống là vào sáng Thứ Hai 28.04.2014. Bà Rekah kể lại:
– Nó dậy sớm, làm vệ sinh xong, không ăn sáng đi ngay tới trường, cách nhà khoảng 5 phút đi bộ. Câu cuối cùng nó nói với tôi là “Con sẽ trở về nhà ăn trưa, mẹ nhá!”. Bà Rekah vẫn kể:
– Khi Nitin từ trường trở về nhà vào ngày Thứ Bảy “định mệnh” đó, tôi đã nhìn thấy trên khuôn mặt và dáng vẻ nỗi sợ hãi của con tôi, khi nó nói với tôi:
– Con muốn mẹ tới trường vào Thứ Hai tới, để bảo Pooja rằng: Con sẽ không mua điện thoại cho cô ta, và xin cô ta đừng tiếp tục nói chuyện với con nữa!
Khi Thứ Hai đến, như Nitin căn dặn, tôi tới trường sau 11 giờ sáng, nhưng đã không gặp cô Pooja Golekar. Không biết cô ta có tới trường hôm nay hay không, vì đây là ngày chót của niên học và trường học bắt đầu nghỉ hè.
Ông Raju đang làm việc tại mỏ đá, thì con của ông chủ mỏ đá nói với ông rằng: Nitin đang gặp chuyện rắc rối và nó kể tên những đứa đánh con ông. Ông Raju thoạt đầu không tin vì đó là tên của các bạn học Nitin gặp hằng ngày, mà ông biết. Tuy vậy, linh tính khiến ông không thể nào tiếp tục công việc được! Và ông Raju rời mỏ đá, trở về làng Kharda. Ông đến tiệm sửa xe, nơi Nitin hàng tuần làm việc chút đỉnh ở đó, để cậu kiếm tiền mua sách vở. Raju không tìm thấy con mình, ông nài nỉ một người trong tiệm sửa xe, điện thoại cho một bạn học của Nitin thì được xác nhận là chuyện có thật: Con ông đã bị đánh rất nặng và đang ở nơi nào đó bên ngoài làng Kharda.
Vì nghi rằng câu chuyện có liên quan đến cô Pooja Golekar, nên bà Rekah liền tới nhà của gia đình Golekar hỏi, thì họ nhận rằng bọn họ có đánh con bà, và còn bảo bà rằng “con bà sẽ về nhà sớm, cứ về nhà mà đợi nó!” Nhưng bà Rekah bắt đầu đi lùng kiếm con xung quanh nhà, trong các lùm cây nằm trên đồi cỏ dành cho súc vật.
Trong khi đó, chồng bà, ông Raju tìm cách sắp xếp lớp lang câu chuyện từ những gì ông nghe được nơi những người dân làng Kharda kể lại. Nitin trước tiên bị đánh ở trường học. Đầu sỏ của vụ đánh này là Sachin, anh của cô Pooja Golekar. Gã nầy 25 tuổi, đồng lõa với hắn là bạn học của Nitin, Akash Survey, kẻ đã nghe được câu chuyện chiều thứ Bẩy Pooja nói với Nitin lúc tan trường. Nitin tìm cách trốn chạy đến một trong các tiệm sửa xe mà cậu đã từng làm việc ở đó, nhưng chúng chạy theo, kéo lê cậu từ phía sau tiệm sửa xe để đánh cậu. Tới lúc ấy, lũ chúng lên tới 13 đứa, chở cậu đến một cái bể chứa nước trong một cái rãnh nằm ngoài đường cái, nơi có nhiều bụi rậm phía sau nhà của gia đình Nitin.
– Vào khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, khi tôi vẫn còn ở lại làng, Raju kể tiếp, thì em trai tôi đến báo tin rằng Nitin đã mất. Tôi được dẫn đến chỗ từ trên cao trông xuống bể chứa nước, nơi đây Nitin bị người ta treo cổ trên một cành cây.
Trong các hình chụp từ nơi xảy ra án mạng, cái áo sơ-mi màu trắng tay dài của Nitin bị đứt ở chính giữa, Mặt của cậu bị sưng và bầm tím. Khám nghiệm tử thi kết luận nạn nhân chết vì bị nghẹt thở.
– Chúng giết con tôi vì lý do Đẳng cấp! Ông Raju không thể đè nén được sự tức giận và buồn phiền khi đi trở lại nơi xảy ra cái chết của con mình. Ông tiếp: Đứa con trai duy nhất mà chúng lấy mất của tôi, chỉ vì chúng tôi thuộc thành phần “Dalit”, tức là thành phần luôn bị áp bức.
Sachin Golekar, Akash Survey và 4 tên đàn ông khác bị bắt giam chờ ngày ra tòa. 7 tên khác với tội trạng nhẹ hơn được tạm thả ra sau khi đóng tiền thế chân. Dẫu vậy, gia đình Golekar chẳng tìm cách giấu giếm trách nhiệm, cũng như lý do hành động của bọn họ. Họ quả quyết, Nitin có hò hẹn với Pooja. Tại sao cô ta lại nhờ Nitin mua giùm một cái điện thọai mà không cần lấy ngay? Rồi họ lý luận, nếu không phải là để liên lạc với nhau trong kỳ nghỉ hè?
Phóng viên Ashwini Satav của tờ báo địa phương Punya Nagri xác nhận rằng gia đình Golekar hãnh diện về những gì xảy ra, vì họ tin rằng họ đã bảo vệ danh dự của gia đình và đẳng cấp của bọn họ. Và theo bọn họ, công lý đã được thực thi! Như thế có nghĩa là đẳng cấp của những kẻ bị áp bức không bao giờ có ở trên cán cân công lý!
Cô bé Pooja Golekar cũng là nạn nhân trong biến cố này: Cô ta không được phép ra khỏi nhà hay tới trường. Gia đình Golekar đang tìm cách dàn xếp gả cô cho một kẻ ở một khu vực khác. Tất cả những gì đã xảy ra trong thảm kịch Ngày Thứ Hai, chỉ vì một “Chiếc Điện thoại Cầm Tay”, mới chỉ được nói tới trong Buổi Chiều Ngày Thứ Bảy.
- Hai ngàn giai cấp khác nhau
Người ta được biết là nội năm 2014, đã có mười hai vụ án mạng vì lý do Đẳng cấp tại tiểu bang Maharashtra, Ấn Độ. “Đó là những vụ án giết người mà chúng tôi được biết”, anh phóng viên nhà báo nói “Đôi khi quyền lực của đẳng cấp thống trị lớn đến nỗi, tội ác không được trình báo với nhà chức trách”. Theo thống kê của Văn Phòng Biên bản Tội ác tại Ấn Độ, cứ trung bình 16 phút người Ấn phạm một Tội ác đối với thành phần “Cùng đinh” (Paria hay Dalit). Mỗi ngày có trung bình 4 vụ hiếp dâm đối với Phụ nữ gốc Dalit, bởi các tên đàn ông thuộc đẳng cấp cao hơn. Trung bình mỗi tuần có 13 vụ Án mạng mà nạn nhân thuộc thành phần Dalit. Đó là chưa kể các trường hợp nạn nhân bị lột trần truồng, bị bắt đi “diễn hành” ngoài đường, có khi còn bị bắt ăn “phân”, bị cướp đất, bị tẩy chay, bị hạn chế việc đi lấy “nước uống” vv…
Mặc dù Hiến Pháp độc lập của Ấn Độ năm 1950 đã chính thức loại bỏ việc phân chia giai cấp, nhưng trên thực tế, trong tiềm thức và cung cách hành xử của người dân Ấn, việc phân chia và kỳ thị giai cấp vẫn tiếp tục hiện diện, và đè nặng trên cuộc sống của các giai cấp thấp kém, đặc biệt là giai cấp cùng đinh.
Theo truyền thống, xã hội Ấn thường được chia thành 5 giai cấp: giai cấp cao nhất là ”Brahmani” gồm các tư tế, các người trí thức, các nhà chú giải các văn bản thánh, dậy dỗ và truyền thụ; Giai cấp thứ hai là ”Kshatriya” gồm các nhà lãnh đạo quân sự, các chiến sĩ tức giới thượng lưu quân sự; Giai cấp thứ ba là ”Vaishya” gồm các thương gia, các nông dân và các người chăn nuôi súc vật; giai cấp thứ tư là ”Shudra” gồm các người làm thủ công nghệ, đầy tớ và công nhân thợ thuyền. Thấp nhất trong nấc thang xã hội là các người “cùng đinh” thường được gọi là các người “paria”, tức Dalit. Họ phải làm các công việc ô uế và hèn hạ như thu dọn vệ sinh, chùi rửa cầu tiêu và chôn người chết, hay những người đã vi phạm các luật lệ và mất các quyền xã hội, và tôn giáo trong thành phần của các giai cấp khác. Nói là chỉ có năm giai cấp, tuy nhiên trong dòng thời gian mỗi một giai tầng xã hội nói trên lại phân chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau, vì các lý do địa lý, lịch sử, chủng tộc và ngôn ngữ. Nên ngay từ năm 1931, trên toàn nước Ấn đã có khoảng 2.000 giai cấp khác nhau. Có lẽ họ đứng đầu thế giới về việc phân chia giai cấp và đảng thức.
- Chúa công bằng xét xử cho mọi phận người.
Trong văn chương được các văn sĩ ủi an gọi những người bị thua thiệt, hay kém may mắn là “Những kẻ sinh ra dưới một ngôi sao xấu”. Ý bảo là trời đã an bài bắt phận mình như thế, chứ không phải tại mình bất tài, hay năng lực yếu kém! Nhưng nói gì thì nói, chê bai, khen ngợi, hay ủi an, tất cả chỉ là miệng đời.
Câu chuyện trong TGTL hôm nay, Chúa mạc khải cho nhân loại biết: Giữa hai cuộc sống, bên này thì rất đoản, bên kia là vô biên. Trong cái khoảng đời ngắn ngủi này, nếu ai trong chúng ta có cảm thấy đời mình sao quá thua thiệt, phận mình sao quá hẩm hiu, thì đừng lo và hãy yên tâm, Chúa chúng ta nhìn thấy hết, vì Ngài sẽ ưu tiên cho người nghèo khó ở cõi vô biên, “Ngài sẽ nâng kẻ hèn mọn lên, còn người giàu có, lại đuổi về trắng tay” (Lc 1,53). Bạn hãy hiểu ý câu nói này của Chúa là khi về cõi vô biên, thì người giàu có mới thành kẻ trắng tay, chứ ở khoảng đời ngắn ngủi này, thì Chúa đã bảo rồi: “Ta cứ để cho cả lúa với cỏ lùng tự do mọc lên” (Mt 13,30). Câu nói ấy ám chỉ cho cả người giàu, kẻ nghèo hèn, lẫn người lành, kẻ dữ. Chúa là Sự Thật, thì Ngài chẳng mị dân, khi bảo rằng: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3). Ngài cũng nói: “Người giàu có khó vào nước Thiên Đàng hơn con lạc đà chui qua lỗ kim” (Mt 19,24). Người có tinh thần nghèo khó là người vui vẻ chấp nhận, hay sẵn sàng Xin Vâng. Còn nếu bạn giàu có, thì nhớ là “khó”, chứ không phải không vô được Nước Trời! Ai cũng biết điều này là, người nghèo mà muốn giàu thì khó, chứ người giàu mà muốn cho bớt tiền bạc của cải, để sống trong tinh thần nghèo khó, thì chỉ tùy thuộc ở lòng mình mà thôi! Bạn đừng có giống như người thanh niên trong Tin Mừng kia, khi Chúa bảo: “Anh hãy về bán hết của cải, bố thí cho những người nghèo, rồi hãy tới đây theo Tôi, nhưng nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải” (Mt 19,21).
- Sau khi chết, không phải chỉ người Công Giáo, nhưng hễ ai tin vào danh Đức Giêsu Kitô thì đều được vào Nước Trời.
Phần kết thúc nói về sinh mệnh của LH nguời đàn ông nói trên, là trong TGTL, hễ ông đã xin theo Chúa, thì Thánh sẽ dạy cho ông các bài học trong Tin Mừng. Ông sẽ hiểu và được biết ơn Cứu Chuộc từ Ngôi Hai Thiên Chúa, để Lời của Đức Giêsu Kitô được ứng nghiệm vào trong hết mọi thời, mọi trường hợp, và trên cả mọi thế giới, là “Những ai đón nhận và tin vào danh Ngài, thì Ngài cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga, 1, 12). Còn một điểm ngoại lệ nữa, nhưng không kém quan trọng. Đó là Chúa đòi hỏi người sống phải cầu nguyện cho người chết, để thực thi nhiệm vụ của một Hội Thánh Thông Công, cũng là thể hiện tình yêu thương, bác ái với nhau và cho nhau. Dù trong một thế giới, hay giữa thế giới này với một thế giới khác. Nghe trong TGTL, chúng ta thấy các LH ai nấy đều muốn nhờ chúng ta – những người còn sống – cầu cho, nguyện giúp. Có lần cô Thủy nói các LH cho dù đã sẵn sàng, các ngài vẫn cần chúng ta nạp cho các ngài một tờ đơn để được cứu xét. Hơn bao giờ hết, các LH trong Thanh Luyện không bao giờ quên ơn bạn!).