Vẫn thứ bảy, ngày 24 tháng 8 năm 2013

Nói chuyện với cô Thủy tại nhà Phụng & Uyển (Tiếp theo)

  1. Khi ta thành tâm cầu nguyện, thì người chết được ơn Chúa nhiều hơn là cầu cho có.

Không phải cứ chết là hết! Ai có tình yêu quê hương dân tộc, thì mối tình ấy vẫn không phai lạt, khi họ đã bước sang TGTL.

– (Th): Cháu biết hôm nay chú có điều muốn hỏi về cha Qui, chú có muốn gặp cha không ạ?

– (T): Sao cô biết hay thế! Thú thật là cách nay vài hôm, đêm 21 rạng ngày 22, nghĩa là trong giấc ngủ về sáng, tôi có mơ thấy chú tôi về. Sau đó thì tôi có cầu nguyện cho chú ấy. Cô có thể cho tôi biết việc chú tôi về có điều gì quan trọng không ạ?

– (Th): Chú muốn hỏi trực tiếp hay gián tiếp, xin cho cháu biết!

– (T): Nếu có thể, thì tôi xin được gặp cha cách trực tiếp, tuy nhiên theo cô thì mình nên thế nào ạ?

– (Th): Cháu xin ơn Đức Bà để cho chú được gặp cha … nhé!

– (T): Xin cô giúp!

– (Th): (chỉ vài giây sau, cô trở lại cho biết) Cháu mời cha vào đấy! Chú cám ơn Đức Mẹ đi!

– (T): Con cám ơn Đức Mẹ! Tôi cũng cám ơn cô Thủy nữa!

– (Th): Cháu không dám nhận! Xin chú cứ coi như con cháu trong gia đình đi!

– (ChQ): Tôi chào bác! Cháu có nghĩ là Chúa cho phép chú về thăm cháu để nói lên sự cậy trông với những lời cầu nguyện tâm thành, thì người chết được Chúa cho vui không?

– (T): Dạ cháu tin, thưa chú! Vì cháu cũng đã có được khá nhiều kinh nghiệm về vấn đề này! Và hôm nay khi chú về để nói lên điều này, thì cháu cũng muốn câu nói của chú, cũng dành cho nhiều người chưa biết được biết! Một câu nói, và chỉ một câu nói thôi cũng đủ giá trị như một bài giảng, lúc chú còn ở trần gian.

– (ChQ): Nhưng hôm nay, chú cũng được phép về với một ao ước là muốn cháu làm cho chú một việc.

– (T): Dạ, xin chú cứ nói, việc gì con cũng hết sức làm cho chú, nếu trong tầm tay của tụi con, thì chúng con không dám từ nan!

– (ChQ): Đây là điều ước nguyện khi sống chú chưa làm được! Không phải là sự đền bù vào những lỗi phạm trong đời tu trì, mà là một ước nguyện như chú vừa nói. Dạo đó, chú dự tính vận động tất cả các họ đạo VN ở Mỹ, quy tụ về Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (xưa họ đạo của cha ở ngay Washington D.C), tạo một sức mạnh đối với thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng, để áp lực tà quyền CSVN trong việc chúng bách hại tôn giáo, nhưng chú đã chưa thực hiện được! Cháu có tài về văn chương, ngoài sự làm việc cho Đức Mẹ, cháu hãy đem sở học của mình, viết lên tiếng nói đấu tranh cho các cha, các người dân ở những vùng sâu, vùng xa, mà tiếng nói của họ bị ém nhẹm, và đời sống của họ bị đàn áp, hãm hại. Cháu hãy đem sở học của mình ra giúp cho những người đang bị chúng kiềm chế có được không?

– (T): Thưa chú, (tôi mỉm cười) chú lại giống như trong ca dao tục ngữ có câu: “Con hát, mẹ khen hay” rồi! Con không có tài như chú nghĩ đâu! Nếu Chúa cho chú nhìn được quá khứ của con, thì chú biết là từ ngày ra tới hải ngoại là con cũng đã vì lòng yêu quê hương dân tộc của mình, mà luôn góp một bàn tay với anh em, với những người – họ thật sự có tầm vóc, lại có tài – Con tạm ví như một xâu chuỗi khi đã có những hột tràng hạt rồi, thì mình và một số anh em tầm thường phải làm cái móc xích, để nối kết với các hột cho thành một xâu chuỗi. Tới đó rồi, thì người lần cỗ tràng hạt đó mới là quan trọng, nhưng không phải mình! Mình chỉ xin làm một cái “khoen” trong vô số những cái khoen mà thôi! Chú thừa biết câu của người xưa từng nói: Một là “thời thế tạo anh hùng”; Hai là “Anh hùng tạo thời thế”. Con thì khỏi nói! Vì mình không đủ tài đức, nên dẫu có muốn làm một “viên gạch lót đường” cũng chẳng được! Nhưng nhìn chung thì từ ngày nước gặp nạn đến nay (TG. chỉ tính từ 1975, vì miền Nam thực sự là một QG, thì miền Bắc thực chất chỉ là một chư hầu của CS Quốc Tế), tính ra đã 38, gần 40 năm, thời thế vẫn chưa sáng sủa như chú thấy! Mặc dầu cũng không phải là không có những anh hùng đang cố gắng tạo thời thế, mong rấy lên thời vận cho đất nước, chỉ là chưa thành mà thôi! Chú đặt ước mơ của chú vào con là không đúng chỗ rồi! Tuy nhiên, con cũng hứa để chú vui lòng là khi nào có thể, thì con cũng ráng hết sức đem tài hèn, sức mọn của mình ra mà viết cho khỏi phụ công chú xin phép Đức Mẹ mà về nói chuyện với con, nhưng chú cũng đừng quá hy vọng! Không chừng câu chuyện hai chú cháu mình làm Đức Mẹ bật cười đấy! Vì Đức Mẹ biết rõ khả năng của con mà!

– (ChQ): Điều mà Chúa, Đức Mẹ cho chú về cũng là ơn Chúa chấp nhận theo cái ý muốn của chú, mặc dù chưa được! song cũng cho hai cháu niềm tin là không phải cứ chết là hết! Chú cám ơn cháu và Huệ Trinh đã giúp chú sớm được vui! Có điều mà chú nói cho cháu biết là đức “Vâng Lời” rất quan trọng, và rất có ý nghĩa với Chúa, chắc cháu hiểu! Thôi … tôi chào bác, và hai cháu … Hẹn các cháu khi khác! (Đó … Cha Qui lại vừa nhắc tôi triệt để vâng lời, không được xao lãng việc Đức Mẹ trao cho đấy!)

 

  1. Phần nhận định của 5 năm sau ngày 24 tháng 8 năm 2013 

717.1: Như chúng tôi từng trình bày với các bạn trước đây, hầu hết các ghi chú, chú thích, nhận định, lời bàn v.v… được viết về sau, lúc chúng tôi thực hiện phần kỹ thuật để cho thành sách, như đánh máy, phân đoạn, đánh số… Phần cốt lõi vẫn là các cuộc tương kiến được Chúa, Đức Mẹ, các Thánh bảo ban, dậy dỗ, hoặc là những buổi nói chuyện giữa chúng tôi với các nhân vật trong TGTL. Nay chúng tôi xin xác định lại một lần nữa là: Thường mỗi bài có hai phần: phần ghi chép các biến cố, tức là sự ghi chép những ngày được ơn tiếp xúc với TGTL, tạm gọi là phần “Ký Sự” (Có nghĩa là ghi chép những sự kiện, nhưng vì ghi chép ngay trong thời điểm và ghi chép tại chỗ, nên cũng có thể được gọi là Nhật ký), phần bổ túc là phần viết về sau, chúng tôi vừa nói trên như: Ghi chú, chú thích, nhận định, lời bàn v.v… chỉ có mục đích làm cho vấn đề thêm sáng tỏ. Tuy nhiên, những nhận định hay lời bàn chỉ là theo quan điểm của tác giả, có thể đúng mà cũng có thể sai, người đọc hay nghe không nhất thiết phải có cùng quan niệm. Có như vậy mới gọi được là tự do tư tưởng.

717.2: Nhận định: Xuyên qua buổi gặp gỡ với cha Qui, cho chúng ta biết thêm rằng: Chết không phải là hết! Sự sống trong TGTL vẫn còn nguyên những liên hệ với chúng ta trong thế giới hữu hình. Một người khi sống ở trần gian có tinh thần yêu nước, thì tình yêu ấy vẫn hằng ấp ủ trong tấm linh hồn của họ trong thế giới phiêu linh, nhưng ở đây chúng ta nên gọi là TGTL, vì Tâm là trái tim, là từ ngữ biểu tượng cho sự chất chứa của tình yêu. Trong một buổi nói chuyện trước đây, cô Thủy – Người Nữ Sứ giả của Mẹ – có cho biết: Người có lòng yêu nước, khi về gặp Chúa, Chúa cũng cho họ điểm cao hơn những người không, hoặc nguội lạnh về tình yêu đối với quê hương dân tộc. Thì ra ở đâu, tình yêu cũng được phân thành cấp độ. Theo Tâm Lý Học, Tình yêu của con người có thể chia thành bốn cấp, mỗi cấp đều có độ nhiều ít khác nhau. Cấp thấp nhất trong tình yêu là tình yêu cá nhân & gia đình – tương đương với phần thân – tức là vợ yêu chồng, chồng yêu vợ; Cha mẹ yêu con cái, hay ngược lại. Nói nôm na cho dễ hiểu là vợ mình, hay chồng mình là nhất (đừng tính lúc hai người không còn yêu nhau, khi đó là tình yêu đã mất). Cũng thế, chỉ con mình là nhất, hay cháu mình là nhất. Cấp thứ hai cao hơn một bậc, là tình yêu gia tộc & Xả hội làng xóm: Xem anh em, bà con, cháu chắt trong họ hàng người nào cũng đáng được thương như chính con mình đẻ ra vậy! Sẵn sàng chia sẻ phần ăn của mình cho kẻ thiếu thốn, con của người chị, hoặc em thành công hơn con cái mình, vẫn lấy làm hãnh diện, không chút ganh tị! Cấp thứ ba là tình yêu quốc gia, dân tộc. Từ dân cho chí vua, người có tình yêu nước, thương nòi, thì như đức thánh Trần xưa nói: “Kẻ làm vua phải biết thương dân như thương con đỏ”. Con đỏ là đứa con còn trong nôi. Cha mẹ nâng nó như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Đêm hôm khuya khoắt, con khóc chẳng nề! Cha đang nựng con, mà nó đái vọt vào mặt, cũng không chút bực bội. Chúng tôi có thể lấy ông Ngô Đình Diệm làm tấm gương về lòng yêu dân, yêu nước. Làm tới chức tổng Thống, lãnh đạo cả nước, mà sau khi bị phản, bị giết, kẻ thù cũng không kiếm ra được điều xấu, hay moi móc ra được sự gì gọi là của riêng ông tích lũy lấy cho mình, hay cho giòng họ! Ông lo làm sao cho nước giàu, dân sống hạnh phúc. Ông luôn nghĩ tới số lương nhỏ nhất là của người lính và giá sinh hoạt hàng ngày, rồi ông làm phép tính xem gia đình của anh lính lãnh ra có đủ sống không? thỉnh thoảng vợ con anh ta có thể ăn được tô phở hay không? Ông thường cho xe ghé vào nơi này, nơi nọ, hỏi mua một cái bánh ngon, rồi xem giá cả như thế thì anh lính có thể mua được không?    Lịch sử qua đi đã chứng minh người dân sống dưới nền Đệ Nhất Cộng Hòa của cố T.Th. Ngô Đình Diệm không chỉ có cơm no áo ấm, mà còn được sống những năm tháng toàn là mùa Xuân. Có thể nói thời của nền Đệ Nhất Cộng Hòa là thời của “Mùa Xuân Dân Tộc”. Vì xã hội kỷ cương, giáo dục lành mạnh, văn học nghệ thuật không ngừng phát triển, nên nhà nhà an vui, vợ chồng hạnh phúc, không nghe có tình trạng gãy đổ như về sau! Hình ảnh bác đạp xích lô, trưa hè đậu dưới tàn cây, góc phố, ngồi trên xe đọc báo, rồi che mặt thiêm thiếp ngủ. Cuối tuần dẫn vợ con vô rạp xem tuồng cải lương. Đó là hình ảnh không phai mờ trong tâm trí những người lớn tuổi hôm nay còn sống, cũng có thể gọi là một thời vang bóng! Các bộ phủ, trong dân sự cũng như bên quân nhân các cấp thời đó chỉ có chữ “liêm khiết”, chứ chưa xuất hiện từ “tham nhũng”, mãi cho tới gần cuối trào của nền Đệ Nhị Cộng Hòa, sự xấu đó mới bắt đầu xuất hiện. Sang tới thời Cộng Sản, thì tất cả hoàn toàn ngược lại: dân càng ngày càng bất hạnh, sự xấu càng ngày càng xấu hơn! Ba chữ “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc” chỉ còn là một viễn tưởng không dám ước mơ trong tâm trí của mọi người dân lành!

Tình yêu lên tới cấp thứ Tư là cấp Nhân loại. Nhân Vật có thể lấy làm mẫu mực, điển hình trong thời đại chúng tôi là Mẹ Teresse Calcutta – một cuộc đời hiến thân cho đồng loại – cả thế giới đời lẫn đạo ai cũng biết! Khi tình yêu con người tiến tới cấp tột đỉnh này, thì cuộc đời của họ đã là Thánh ngay trên trần thế rồi, không cần phải chờ phong nữa! Một chút phân tích tượng trưng để mọi người chúng ta, ai nấy cố gắng nâng cấp tình yêu trong trái tim mỗi người, để mai này về dâng Chúa món quà yêu thương mà chúng ta sắm được trong cõi đời ô trọc này vậy.

 

  1. Sau đây là các Ghi Nhận về những sự kiện được gọi là những “Anh hùng tạo thời thế”, mặc dù chưa thành.

Ở đây chỉ là một số trường hợp điển hình mà thời gian cho phép được ghi nhận, còn nhiều việc chưa thể tiết lộ, hoặc chưa đến lúc được công khai hóa:

718.1: Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng ViệtNam.

Ngày 8 tháng Giêng năm 1985, nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội tuyên án tử hình bốn chiến sĩ phục quốc thuộc Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng ViệtNam (MTTNCLLYNGPVN). Đó là các chiến sĩ Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch, Mai Văn Hạnh và Trần Văn Bá.

Trong bốn người bị án, ông Mai Văn Hạnh thoát chết nhờ vào sự can thiệp mạnh mẽ của các nước Âu châu, đặc biệt là Thụy Điển, vì ông từng là phi công của hãng hàng không xứ này. Ông Hạnh được thả khỏi nhà tù và bị trục xuất lập tức khỏi ViệtNam.

Riêng trường hợp người thanh niên Trần Văn Bá, cái chết của ông là một đại tang đối với Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris và với cộng đồng người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới.

 

718.2: Trần Văn Bá (1945 – 1985)

Ông là người đã cùng Lê Quốc Túy (anh của ông Lê Quốc Quân) và Mai Văn Hạnh tổ chức đưa biệt kích cùng khối lượng lớn vũ khítiền giả vào Việt Nam với kế hoạch lật đổ chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trần Văn Bá bị lực lượng công an bắt giữ trong Kế hoạch CM-12 khi đang xâm nhập vào Việt Nam bằng đường biển và bị tòa án Việt Nam kết án tử hình năm 1985 vì tội phản quốc. Ông được truy tặng huy chương Tự Do Truman – Reagan năm 2007.

* Theo lời ông Lê Quốc Túy trả lời cuộc phỏng vấn với ông Chữ Bá Anh Đại Diện Hoa Thịnh Đốn Việt-Báo: “Ông Mai văn Hạnh và tôi đều là Ủy Viên Trung Ương của MTTN/ CLLYN/ GPVN. Tôi đảm nhiệm chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Ngoại Vận còn ông Mai văn Hạnh giữ vai Cố Vấn. Còn vị Chủ Tịch Hội Đồng Lãnh Đạo Mặt Trận là một vị hiện đang ở trong nước. Vì vấn đề an ninh cơ mật nên chúng tôi xin ông vui lòng miễn cho việc tiết lộ trong lúc nầy. Người thật sự nắm quyền lãnh đạo công cuộc kháng chiến nằm trong nước từ trước năm 1975 và đang tiếp tục hoạt động. Còn tôi chỉ là Chủ Tịch của một cơ cấu lo các công tác ngoại vận ở nước ngoài.

Hỏi: CS Hà nội nói rằng từ năm 1981 đến nay (1884) chúng đã tịch thu được nhiều súng đạn và lần nầy lấy được 2010 khẩu súng đủ loại, hàng triệu viên đạn, vài chục ngàn lựu đạn. Điều đó có đúng không, con số nầy cao hơn hay ít hơn số vũ khí bị mất?

Trả lời: Đúng! có thể xê xích đôi chút.

Hỏi: Thế còn 300 triệu đồng Việt Nam giả bị CS tịch thu, có đúng không?

Trả lời: Cái đó thuộc tổ chức ở trong nước, tôi không được biết rõ.

Hỏi: Nay hoạt động của mặt trận đã trở thành công khai sau khi CS đưa ra xử 21 Kháng Chiến Quân hôm 18/12/84 tại Saigon, thì ông có nghĩ rằng sẽ nhân dịp nầy công khai hóa tổ chức để đồng bào trong nước và hải ngoại được biết đến MTTNCLLYNGPVN một cách chính thức không?

Trả lời: Cái rủi là một số anh em bị kẹt trong vụ nầy, nhân sự hy sinh đó của anh em chúng ta tạo thành một cái thế chính trị. Dựa vào cái thế nầy để chính thức hóa vai trò của Kháng Chiến Việt Nam, để cho nhân dân Việt Nam có thể biết đến một cách chính thức là Kháng Chiến Việt Nam đang tranh đấu để đánh đổ CS tại quê nhà. Và một ngày gần đây mọi người sẽ tự động góp tay vào việc xây dựng Lực Lượng Kháng Chiến, làm cho thế đứng của chúng ta càng vững mạnh.

Hỏi: Ông cho biết mục đích cuộc họp báo ngày 27/12/84 tại Paris?

Trả lời: Cuộc họp báo nầy là để nói lên sự thật về những điều mà CS đã láo khoét tuyên bố trong cuộc xử án tại Saigon. Chúng tôi sẽ nói lên tất cả sự thật. Nhưng sự thật nầy hoàn toàn trái với những điều CS rêu rao trong bản cáo trạng. Chúng tôi sẽ đưa ra những bằng cớ rõ ràng để chứng minh đâu là sự thật (hết trích).

718.3: Hồ Thái Bạch bí danh Anh Cả sinh năm 1926 tại Long An trú quán Tây Ninh, được thay cụ thân sinh là Bảo Ðạo Cao Ðài, Hồ Tấn Khoa, giữ chức Ðồng Chủ Tịch đặc trách Cao Ðài quốc nội. Bị bắt tháng 9/84 trên đường đi gặp C/h Mai văn Hạnh từ nước ngoài về.

8 giờ sáng ngày thứ ba 8/1/1985 VC đã đem ba c/h Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch ra pháp trường xử bắn. Ba c/h không chịu bịt mắt và đã hô lớn trước khi chết: Ðả Ðảo Cộng Sản -Việt Nam Muôn Năm. Riêng c/h Mai văn Hạnh nhờ sự can thiệp tích cực của chánh phủ Pháp nên được VC trả tự do và trục xuất sang Pháp).

Xin mời Quí Thính Giả nghe tiếp trong TGTL#127