Vẫn thứ bảy, ngày 24 tháng 8 năm 2013

Nói chuyện với cô Thủy tại nhà Phụng & Uyển (Tiếp theo)

  1. Võ Đại Tôn và Liên minh Quang phục Việt Nam

Ngày 13/07/1982, Võ Đại Tôn, một sĩ quan cấp tá trong lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa bị đưa ra họp báo công khai tại Hà Nội.

Sau 1975, Võ Đại Tôn là người thành lập Liên minh Quang phục Việt Nam, là chỉ huy trưởng Chí nguyện đoàn Phục quốc; mục tiêu là chiến đấu vũ trang để thiết lập lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1981, Võ Đại Tôn cùng cộng sự đang trên đường xâm nhập vào Việt Nam thì bị bắt tại Lào. Sau đó, bị giải về Hà Nội để điều tra và giam giữ.

Cơ quan công an Việt Nam cáo buộc Võ Đại Tôn là gián điệp làm việc cho CIA, xâm nhập Việt Nam để hoạt động phá hoại. Sau khi bị bắt, Võ Đại Tôn đã nhanh chóng nhận tội và việc điều tra diễn ra khá dễ dàng.

Vì vậy, Phạm Hùng, thời điểm đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (sau này là Bộ Công an) đã tự tin cho tổ chức một cuộc họp báo công khai với sự tham dự của nhiều cơ quan thông tấn báo chí quốc tế. Buổi họp báo tổ chức tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc trên đường Tràng Thi, với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Thông tin Lê Thành Công, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Dương Thông. Trái với mong muốn của chính quyền Việt Nam buộc Võ Đại Tôn nhận tội công khai, trước sự chứng kiến của báo chí quốc tế, Võ Đại Tôn đã “phản thùng”, tuyên bố một cách mạnh mẽ dứt khoát về hành động của mình cũng như tố cáo tội ác của chính quyền cộng sản trong thời gian giam cầm ông.

Võ Đại Tôn tuyên bố: “Tôi, Võ Ðại Tôn, chỉ huy trưởng Chí Nguyện Ðoàn Phục Quốc, tôi xác nhận hoàn toàn chịu trách nhiệm về dự mưu xâm nhập Việt Nam… Tôi xin các nhà báo vì lương tâm chức nghiệp của người cầm bút, xin hãy tường thuật trung thực…”; “Sự nghiệp chúng tôi là đấu tranh để chống lại chế độ độc đoán. Chúng tôi tin ở sự thắng lợi!”.

Cuộc họp báo đột ngột dừng lại ngay lập tức. Tuy nhiên, những thước phim về cuộc họp báo đó vẫn được nhiều nhà báo quốc tế ghi lại và chuyển ra ngoài.

Võ Đại Tôn trở thành người hùng trong mắt những người Việt Nam hải ngoại lúc bấy giờ.

Sau này, Võ Đại Tôn bất ngờ được thả về Australia vào ngày 10/12/1991 sau hơn 10 năm bị giam giữ. Về phía chính quyền, họ bị một phen bẽ mặt trước quốc tế.

Từ đó về sau, cơ quan công an Việt Nam rút kinh nghiệm, không cho bất cứ tù nhân chính trị nào họp báo công khai. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Hùng là người quyết tâm tổ chức cuộc họp báo đó cho dù có nhiều người can ngăn. Ông còn tuyên bố, nếu có vấn đều gì xảy ra, ông sẽ từ chức, nhưng sau đó, người ta thấy ông vẫn tại vị, và vài năm sau ông lên làm Thủ tướng. (Theo BBC News Tiếng Việt)

 

  1. Hoàng Cơ Minh(1935 – 1987) Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam (Nguồn: Wikipedia).

Ông là một tướng lĩnh Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hải hàm Phó Đề đốc, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu ở trường Sĩ quan Hải quân được Chính phủ Quốc gia mở ra trên cơ sở cũ của Quân đội Pháp tại Duyên hải Trung phần. Ông nguyên là Tư lệnh Vùng II Duyên hải (Hải khu II) của Quân chủng Hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông di tản sang Mỹ và đã cùng với một số chiến hữu lập ra Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam tại Hải ngoại trong thời gian từ 1975 đến 1987. Năm 1987, trong lần vượt biên trái phép vào Lào để đưa quân qua Việt Nam, ông đã bị các đơn vị của Quân đội Biên phòng Lào chặn đánh. Hoàng Cơ Minh trúng đạn bị thương, sau đó tự sát.

– Thành lập Mặt trận và Chiến khu

Tại nơi định cư, miền nam Tiểu bang California, ông thành lập Mặt Trận Quốc gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam kết nạp một số sĩ quan và viên chức cũ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa làm nòng cốt.

Năm 1981, ông và các chiến hữu lập căn cứ tại một điểm gần biên giới Thái LanLào thuộc huyện Buntharích, tỉnh U-đông (Thái Lan), cách Bangkok 500 km về phía Đông Bắc.

Ngày 27 tháng 12 năm 1983, ông lập ra đài phát thanh Việt Nam Kháng chiến và cho xuất bản tờ báo Kháng chiến bằng tiếng Việt, phát hành tại Mỹ và nhiều nước khác. Từ năm 1983 đến 1985, ông vào các Trại tỵ nạn người Việt trên đất Thái Lan tuyển mộ được 200 người đưa về căn cứ để huấn luyện và lập thành bốn Quyết đoàn mang bí số 7684, 7685, 7686, 7687. Mỗi Quyết đoàn có quân số khoảng 50 người.

– Đông tiến về Việt Nam

Ngày 24 tháng 2 năm 1982, tại chiến khu U-Đông ông họp báo công bố cương lĩnh chính trị và sau đó bắt đầu tổ chức những đợt hành quân Đông tiến, xuyên Lào trở về Việt Nam.

Năm 1985, ông tổ chức cho chiến hữu Đặng Quốc Hiền, Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Kháng chiến dẫn đầu 40 binh sĩ trở về Việt Nam. Toán xâm nhập bị quân Lào chặn đánh, Tư lệnh Đặng Quốc Hiền bị giết.

Ngày 15 tháng 5 năm 1986, ông và các chiến hữu tổ chức cuộc hành quân “Đông Tiến I” giao cho chiến hữu Dương Văn Tư, Tư lệnh thay Đặng Quốc Hiền dẫn 100 quân xâm nhập Việt Nam. Ngày 19 tháng 9 năm 1986, khi vừa đặt chân lên biên giới Việt Nam toán quân của cựu Đại tá Dương Văn Tư bị Lực lượng Biên phòng Việt Nam (đồn 637), Lào và Campuchia chặn đánh và gây tổn thất.

Ngày 1 tháng 12 năm 1986, ông và các chiến hữu mở cuộc hành quân “Đông Tiến II” xâm nhập Việt Nam và đích thân chỉ huy. Khi toán quân chuẩn bị vượt sông Mekong thì bị quân đội Lào-Việt phối hợp bắn chặn nên buộc phải quay về căn cứ.

Ngày 7 tháng 7 năm 1987, ông trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân “Đông Tiến II” lần thứ 2 với mục tiêu xâm nhập Việt Nam đến Tây Nguyên, để xây dựng căn cứ. Theo kế hoạch, toán quân sẽ vượt sông Mekong, sang tỉnh Xalavan – miền Nam nước Lào rồi từ đó, dưới sự dẫn đường của 20 thổ phỉ Lào, sẽ đi về tỉnh Sêkông và xâm nhập khu vực ngã ba biên giới, thuộc tỉnh Kon Tum, Việt Nam.

Ngày 11 tháng 7 năm 1987, đoàn quân vượt sông Mekong vào đất Lào. Hai mươi ngày sau khi tiến gần đến biên giới Việt Nam thì bị quân đội Lào phối hợp với quân du kích chặn đánh tổng cộng 15 trận. Đêm 27 tháng 8 năm 1987, trong trận đánh cuối cùng ông bị thương và tự sát, toán quân tan rã, một số chạy về Thái Lan, một số bị bắt sống. Trong toán quân có 130 người xâm nhập vào đất Lào thì 83 chết, 19 bị bắt sống, số còn lại đã bỏ trốn. Tháng 12 năm 1987, tại Tp HCM, Tòa án Nhân dân tối cao của Việt Nam đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt: 1 chung thân, 15 án từ 3 đến 19 năm tù giam, một án treo, 1 tha bổng). Tại phiên tòa này, dù đã tự sát trước đó, ông vẫn bị nhà cầm quyền CSVN tuyên án tử hình.

 

  1. Trần Văn Lắm (19132001) Liên Minh Toàn Dân Việt Nam

Ông sinh tại Chợ Lớn, nhưng tốt nghiệp Dược khoa Viện Đại học Đông Dương Hà Nội năm 1939. Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, từ năm 1969 đến năm 1973.

Ông bước chân vào chính trường khi đắc cử Hội đồng thành phố Sài Gòn năm 1952. Khi người Pháp rút khỏi Việt Nam và ông Ngô Đình Diệm lập nền cộng hòa đệ nhất năm 1955 thì ông đắc cử vào Quốc hội Lập hiến của nước Việt Nam Cộng hòa và làm chủ tịch Quốc hội 1956-1957. Năm 1961, ông được bổ làm đại sứ Việt Nam đầu tiên sang ÚcNew Zealand đến năm 1964, tức sau khi mất nền Cộng Hòa Đệ Nhất, thì ông rời bỏ chính trường về nước làm chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng Công thương (1964-1967).

Thời Đệ Nhị Cộng hòa ông được mời tham chính và được bổ làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kể từ năm 1969 đến năm 1973 sau khi ký kết Hiệp định Paris 1973. Ông là trưởng phái đoàn Việt Nam Cộng hòa ở hòa đàm Paris. Sau khi rời khỏi Nội các, ông ra tranh cử Thượng viện thuộc liên danh “Đoàn kết để tiến bộ” rồi làm chủ tịch Thượng viện Việt Nam Cộng hòa cho đến năm 1975. Vào đầu năm 1975 khi tình hình quân sự miền Nam dần dần suy sụp, vì bị mất viện trợ toàn bộ, ông sang Washington, DC cố vận động chính phủ Mỹ tiếp tục viện trợ cho VN, nhưng không thành.

Sau năm 1975 ông tỵ nạn tại Úc. Ở đây cuộc đời thăng trầm của ông được đài truyền hình ABC của Úc ghi lại trong một phim tài liệu dưới tên All Points of the Compass (Mọi hướng trên địa bàn). Năm 1986 ông thành lập Liên Minh Toàn Dân Việt Nam tại Thủ đô Canberra, với mục đích vận động các tổ chức, đảng phái Quốc gia người Việt Hải ngoại cùng ngồi lại với nhau để hợp thành một lực lượng chống cộng duy nhất, tạo sức mạnh để vận động và đón nhận sự yểm trợ của các quốc gia đồng minh cũ của VNCH, hòng tạo áp lực về chính trị đối với chế độ độc tài CSVN. Ông từng tuyên bố rằng bằng vào tuổi già sức yếu, ông cố gắng lê bước khắp nơi để mời gọi anh em cùng ngồi lại, cũng như cùng anh em gõ cửa những chính khách thuộc các quốc gia đồng minh của chúng ta, và yêu cầu họ yểm trợ những khuôn mặt trẻ của chúng ta – những người có tâm huyết với quê hương, dân tộc – do các tổ chức, đảng phái của chúng ta sẽ bầu ra và chính họ mới là những người thay chúng ta lãnh đạo công cuộc đấu tranh của toàn dân tại hải ngoại, hòng yểm trợ cho các công cuộc nổi dậy ở trong nước của những người vì quê hương, vì dân tộc. Trong những năm tháng cuối đời, ông đã đi nhiều nơi, tổ chức những cuộc họp mặt liên đảng, liên tổ chức và gặp gỡ nhiều chính khách nước ngoài, nhưng việc chưa thành, thì ông mất ngày 06 tháng 2 năm 2001 tại Canberra. (một phần tài liệu theo Wikipedia).

 

  1. Việt Dzũng – Chiến sĩ Văn hóa Đấu tranh không mệt mỏi (1958-2013)

Ông vừa là một nhạc sĩ và cũng là ca sĩ người Mỹ gốc Việt nổi tiếng với dòng nhạc Việt Nam hải ngoại hoạt động tại Hoa Kỳ. Ông tên thật là Gioakim Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1958 tại Sài Gòn. Cha là Nguyễn Ngọc Bảy, người Nghệ An, cựu dân biểu Hạ nghị viện thời Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam, thiếu tá, y sĩ trưởng Bộ tổng tham mưu và Sư đoàn 5 Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Mẹ là cựu giáo viên Trường Nữ Trung học Gia Long. Ông có một anh, một chị, và một em trai. Lúc nhỏ, ông từng học tại Trường Trung học Lasan Taberd.

Trong giai đoạn từ 1971 cho đến trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông tham dự nhiều đại hội nhạc trẻ bên cạnh Trường Kỳ, Tùng Giang, Nam Lộc,… Năm 1975, ông vượt biên tỵ nạn đến Singapore, sau đó đến trại tỵ nạn SubicPhilippin rồi sau sang Hoa Kỳ định cư, đến năm 1976 gia đình mới sang cùng đoàn tụ. Ngay những năm đầu tiên tại Mỹ ông đã sáng tác và thắng giải Iowa Grand Ole Opry. Năm 1985 ông cho ra băng nhạc tiếng Anh Children of the Ocean hợp tác với một số nhạc sĩ Mỹ.

Đối với tân nhạc Việt Nam ở hải ngoại, ông đã sáng tác một số bài được cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như trong nước biết đến như “Một chút quà cho quê hương”, “Lời kinh đêm”, “Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn”… Album Một bông hồng cho người ngã ngựa. Ông hợp tác với ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, Nguyễn Hữu Nghĩa một thời gian, đi lưu diễn nhiều nơi ở Mỹ, Úc, Nhật Bản, Âu châu, mở đường cho Phong trào Hưng ca ở hải ngoại. Do hoạt động tích cực trong phong trào chống Cộng, Việt Dzũng và Nguyệt Ánh bị nhà cầm quyền Việt Nam tuyên án tử hình khiếm diện. Việt Dzũng với bài “Một chút quà cho quê hương” cùng với Nam Lộc (tác giả bài “Sài Gòn vĩnh biệt”) được nêu danh là một trong những tên tuổi chính của dòng nhạc Việt Nam hải ngoại.

Không chỉ những sáng tác có nội dung nỗi niềm ly hương và chống Cộng, ông đã viết nhiều loại khác, tổng cộng hơn 450 bài, một số ra mắt trong hai tập nhạc Kinh Tỵ nạnLưu vong khúc. Năm 1990 ông lập hãng ra băng và đĩa nhạc mang tên Trung tâm Việt Productions.

Ngoài hoạt động âm nhạc, Việt Dzũng còn có chân trong văn học, chủ bút nguyệt san Nhân chứngCalifornia. Sau ông chuyển sang đóng góp cho đài phát thanh Little Saigon Radio bắt đầu từ năm 1993 làm phóng viênxướng ngôn viên cho đài phát thanh tiếng Việt toàn phần đầu tiên ở miền nam California. Đến năm 1997 ông lập đài phát thanh riêng là Radio Bolsa.

Đối với các chương trình thu hình, ông xuất hiện lần đầu trên video Asia 9 Tình ca chọn lọc 75-95 (1995) với vai trò là ca sĩ. Sau đó, ông xuất hiện trong vai trò người dẫn chương trình trong các đại nhạc hội của Trung tâm Asia bắt đầu từ cuốn video Asia 14 Yêu (1996) cho đến cuốn Asia 73 Mùa hè rực rỡ 2013 là lần xuất hiện cuối cùng của ông trước khi qua đời.

Ông xuất hiện nhiều trong những cuộc vận động chống chủ nghĩa cộng sản, hoạt động tích cực hỗ trợ các cuộc đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam, tham gia trong các đoàn thể trẻ tại miền Nam California như Thanh Sinh Phó Đức Chính, Thanh Niên Cờ Vàng, đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam, và ông cũng luôn vận động cứu giúp thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn. Năm 2010 ông được thượng nghị sĩ tiểu bang California là Lou Correa trao giải “Community Heroes” với 20 năm hoạt động đóng góp cho cộng đồng.

Việt Dzũng đột ngột qua đời tại Bệnh viện khu vực Fountain Valley ở thành phố Fountain Valley, quận Cam, tiểu bang California, Hoa Kỳ do căn bệnh tim hồi 10h35′ sáng, ngày 20 tháng 12 năm 2013, hưởng dương 55 tuổi.

Để vinh danh những đóng góp của nghệ sĩ Việt Dzũng, nghị sĩ thượng viện tiểu bang California Lou Correa đã vận động cho thông qua nghị quyết đặt tên một khúc đại lộ Beach (Beach Boulevard) gần góc đường Talbert là “Việt Dzũng Human Rights Memorial Highway” (Xa lộ Nhân quyền Việt Dzũng) khánh thành ngày 15 Tháng 8, 2014 thuộc khu vực Little Saigon. (theo Wikipedia)

Như chúng tôi đã nói, đây chỉ là một số những nhân vật điển hình. Trên thực tế có nhiều vị anh hùng đã nằm xuống, hoặc còn đang chiến đấu âm thầm trong bóng tối của thời cuộc. Chúng tôi vững tin rằng một ngày gần đây lịch sử sẽ sang trang, vì bạo lực không thể nào tồn tại; Tội ác của những con người CS nói theo nhân gian là đã thấu lên tới Trời. Trong niềm tin Kitô Giáo, chúng tôi mạnh dạn quả quyết rằng người nữ Sứ giả của Đức Mẹ đã nói: “Họ sắp bị Thiên Chúa đánh phạt” là thật! Khi ấy Lịch sử sẽ ghi danh và nhớ ơn những anh hùng dân tộc – những người đã sống và hy sinh cả cuộc đời cho Quê Hương và Tổ Quốc./.