-
Những gì xảy ra trước và sau khi chết
a) Hồn người chết có phải theo xác ra ngoài nghĩa trang không? Nếu xác bị thiêu thì sao ạ?
b) Khi nào thì mới được rời nghĩa trang đi nơi khác?
c) Thời gian này dài bao lâu thì LH mới phải tới trước tòa phán xét riêng?
– (Thủy): Cháu xin trả lời:
-
a) Bố cháu thời gian đó được cháu xin Chúa cho ông đi tiếp xúc với các LH khi sống khô khan, làm biếng việc thờ phượng Chúa. Thường thì các Linh hồn được theo ra ngoài đó, vì chưa có phải đi ngay. Tuy nhiên, lúc đó thì xác đã là vật hư nát. Dù có để thế mà chôn, hay thiêu thì cũng thế thôi! Không có cái nào ưu điểm hơn cái nào! Nghĩa là chẳng có an táng kiểu nào là có lợi hơn cho hồn cả! Chú có nghĩ là đốt thì hồn không có chỗ để về không? – Cháu xác định lại một lần nữa: Đốt hay chôn, hoặc lấy tro thả biển … đều không có liên hệ gì tới LH cả!
-
b) Chú có biết không, Chúa có cho một thời hạn cho những LH nào theo Chúa. Con còn cho biết thêm là dù chết, Chúa vẫn còn cho họ được tự do lựa chọn. Trước đây con đã nói ai chết Chúa cũng cho được gặp Chúa một lần, vậy LH nào chọn theo Chúa, thì sẽ đi tới chỗ Thanh Luyện. LH nào không theo Chúa, thì sẽ đi tới chỗ tối, và không được hưởng ơn ich cầu xin của một ai! Lý do là chính họ đã từ chối Chúa.
– (Tâm): Tôi nghĩ tới lúc đó ai chẳng muốn theo Chúa?
– (Thủy): Tại chú không biết, nên nói vậy chứ khi ấy, ma quỉ nó cũng hướng dẫn người ta theo những đam mê của họ khi họ sống. Cháu nói cho chú biết một người lúc sống đam mê cái gì, thì chết vẫn tồn tại những đam mê ấy, không phải một người đang xấu, mà khi cái xác vừa đổ xuống là họ thành tốt ngay đâu! Không, không có chuyện xoay trục lẹ như vậy! Chỉ khi còn sống, họ biết ăn năn, hối hận. Đã gọi là sự sống vẫn tiếp tục, có nghĩa là mọi cái vẫn như thế. Cho nên nếu chú có đam mê cái gì, thì chú nên sớm bỏ trước đi, kẻo lúc Chúa “gọi”, chú lại làm lơ, mà chạy theo cái ảo ảnh của đam mê. Đó là cháu nói đùa với chú cho vui, chú đừng giận! Nhưng mà khi đó ma quỉ dàn dựng ra những hình ảnh của sự quyến rũ, lôi cuốn người ta là có thật! Nó cho họ thấy những cái mà lòng họ thấy vui, thấy đẹp, và còn hứa hẹn được trở lại kiếp sau nữa! Những LH chọn cái hướng theo ma quỉ thì họ sẽ đi luôn. Những người tự tử họ cũng phải đi ngay! Chỉ những người theo Chúa, mới được Chúa ban cho tự do, vì bên ấy không có ngày đêm, nên cháu tạm dùng chữ “hết phép” thì đi cho dễ hiểu. Theo như thời gian của mình ở trên đời thì có thể là vài ba tháng.
– (Tâm): Cô bảo họ đi là đi đâu? Có phải là tới tòa phán xét không?
Cháu trả lời câu (c): Ngay sau khi chết các LH đều gặp Chúa. Lúc Chúa hỏi theo ai, thì đồng thời cũng là lúc Chúa tính điểm. Lúc Thiên Thần phúc trình tất cả tội, phúc, thì cũng là lúc LH xem tỏ tường cuốn phim đời mình. Đó là Phán xét riêng chú ạ! Còn lúc nãy con bảo là họ khi hết phép thì đi, tức là đi Thanh luyện, chú rõ không?
Trận Chiến cuối cùng:
– Vâng, cám ơn cô! Khi trước tôi vẫn có nghe các cụ nói, hoặc đọc sách cũng có kể: Những người nằm trên giường bệnh, lúc gần chết, thấy ma quỉ hiện hình cám dỗ ghê gớm lắm! Làm sao để tránh hiện tượng này? Có phải vì thế mà người thân làm các việc như: Vẩy nước Thánh, cho bệnh nhân cầm ảnh Chuộc tội; giúp kẻ liệt bằng đọc kinh, đọc sách …
– Cháu cho biết, trừ khi họ mê man, còn tỉnh thức thì những việc làm như chú vừa kể thì cái gì cũng cần thiết! Vì những giờ phút cuối cùng ấy, ma quỉ nó cần tranh đoạt LH người ta tối đa. Nó đã làm mọi cách quyến rũ, lôi cuốn người ta suốt cả cuộc đời rồi. Chú thấy nhân loại ngày nay càng ngày người ta càng xô nhau vào hố vật chất. Đó là ta bảo vậy, vì thấy nguy cơ của những kế hoạch Satan thiết lập trên trần gian, chứ đối với những người không có con mắt đức tin, thì đó lại là những lâu đài vật chất, lóng lánh, đầy hấp lực, khiến người ta có khi bỏ cả cuộc đời mà theo đuổi. Nhưng càng những nơi ăn chơi huy hoàng, hoa lệ, thì lại càng là những lâu đài xây trên bờ vực thẳm, mà vực thẳm đây chính là hố địa ngục. Cho nên, những giờ phút cuối cùng của người ta, chú biết ma quỉ phải ra sức cám dỗ là vì sao không? Thưa, là nó sợ người ta ăn năn, quay trở về với Chúa! Cháu và chú có thể nói đây là trận tuyến cuối cùng giữa thiện và ác của một đời người. Giáo hội vì thế muốn chúng ta làm mọi cách để đánh động, thức tỉnh đức tin của các tín hữu (những người thân của mình) trong giờ sau hết này.
-
Chúa Buồn! Vì nhiều người gián tiếp cho Chúa là Thần dữ
– (Tâm): Niềm đau khổ hay nỗi bất hạnh trên đời, có phải là do Chúa gửi đến không? Hay chẳng qua cũng là do con người tạo ra cho chính mình, hoặc trong vô tình, hay hữu ý họ gây ra cho nhau?
– (Thủy): Buồn! Chúa buồn vì họ kết luận sai! Chúa có khi nào đem điều bất hạnh, niềm khổ đau đến cho ai. Có nhiều người khi an ủi người khác lại bảo họ đó là Thánh giá Chúa trao, rồi lại bảo nhau cầu nguyện xin Chúa cất bớt Thánh giá cho họ. Chú chỉ cần động não một chút thôi cũng nghĩ ra được, nếu một khi Chúa trao Thánh giá cho ai đó vác, để chờ họ bảo nhau xin, thì Ngài cất sớm – nghĩa là không bắt phải vác tiếp nữa – có phải giống hành động của trẻ nít không, khi chúng bầy trò chơi đùa với nhau? Nếu không thì Ngài là ông thần dữ (hoặc ác thần) bày trò giải trí, mua vui trên nỗi thống khổ của thế nhân? Chú có nghĩ là điều cháu nói khác với ý nghĩ của nhiều người không? Thực ra, Chúa đã chịu chết để ta được sống vui, có khi nào lại đem niềm đau khổ đến cho ta, rồi lại còn bảo là Chúa ban, làm như là ta được may mắn gánh vác Thánh giá đỡ cho Chúa! Điều này làm cho Chúa buồn!
– Vậy tất cả bất hạnh, đau khổ – giống như người ta gọi “cái bể khổ” ấy – từ đâu tới?
– (Thủy): Là ta tạo ra. Ví dụ như bạn đi tìm chân lý, mà tìm sai, như những ông Hồ ấy – trên thế gian này có nhiều ông Hồ như vậy lắm, nên cháu dùng chữ những – thì rồi chính ông ấy khổ, mà lại còn làm cho cả nước bị khổ. Người tham bị thất bại: Khổ! Làm một chuyện gì to tát không được: Khổ! Chơi bời trác táng, bệnh hiểm nghèo: Khổ! Các con cháu bất hiếu: Khổ! Đi bụi đời, nghiện hút: Khổ! Vợ chồng chia tay cũng Khổ! Còn nhiều nữa như ăn uống cho khoái khẩu, bệnh: khổ! Cháu kể tới khuya cũng không thể hết được! Chú thấy có cái nào đáng gọi là Thánh gía của Chúa, mà Chúa phải nhờ họ vác không?
Chốc … chú gặp anh Dũng, nếu cần chia sẻ, chú cứ nói thẳng! Chị Giang cháu có sai, chú cũng không nên nể. Cháu phải đi, xin chào cô chú!
– Rất cám ơn và chào cô Thủy!
9:20 am, Ngày 24. 5. 2005
Thời đại của nhiều cách chết.
Trường hợp cái chết của người cháu của Huệ Trinh
– (Cô Thủy): Hôm nay con muốn nói về một trường hợp chết: Khi một người nhắm mắt mà không ai biết, con ví dụ người chẳng may bị xe đụng khi đi qua đường, không có ai biết, vì chưa tìm được thân nhân, thì sẽ được ân huệ gì?
– Con xin trả lời cho vấn đề thuần túy thuộc về cái chết (Xin đừng đặt các trường hợp kép như người ấy đang mắc tội trọng, hay không có đạo, hoặc là người vô thần gì đó v.v…): Trường hợp người bị tai nạn như nói trên, thì Chúa sẽ đón họ, và đây là một sự rủi ro thuần túy trong cuộc sống ở trên đời, không phải như người ta thường bảo là “Tới Số”, hoặc “Chúa gọi”. Khi ấy thì phần phạt sẽ nhẹ hơn (Nghĩa là Chúa vẫn tính điểm công phúc, tội làm; tin Chúa hay không tin Chúa như thường lệ. chỉ vì bị rủi ro chết cách này mà được Chúa ân giảm cho hơn). Nhưng mẹ và chú đừng có nghe mà làm chuyện này để được ơn nhiều hơn một chút … nhé! Con cho biết: Chúa hay biết vô cùng. Chỉ môt thoáng là Ngài hiểu ta muốn kiểu gì thôi!
Hôm nay cháu nghĩ là nhiều chuyện vui lắm! Đầu tiên là cháu cho mẹ cháu biết rằng mấy hôm nay mẹ cháu nằm mơ, là do cháu dẫn đi chơi (Hôm đó nói chuyện xong tôi quên mất vụ này, nếu không tôi đã hỏi chị Quý về những chuyến đi trong mơ được cô Thủy dẫn đi ra sao, có lẽ thú vị lắm! Đáng tiếc!). Cháu cho biết là bây giờ thiên hạ đại loạn về sự giết người nhiều cách. Chúa sẽ dành cho họ hình phạt tương ứng với những việc họ làm.
Còn em cháu (cô Hợp nhờ hỏi) muốn biết trẻ nhỏ khi mà cha mẹ muốn bỏ: Một là họ sợ gia đình (đa số là những cặp trai gái trẻ sống kiểu vợ chồng rồi có thai, sợ gia đình biết); Hai là những cha mẹ ích kỷ, sợ sinh con ra nuôi không nổi, mà muốn bỏ; Ba là nghe bác sĩ nói đứa trẻ sinh ra sẽ bị khuyết tật, hay si-khờ … những lý do này tuy theo lý luận của khoa học có vẻ đúng, vì cho là đứa bé đẻ ra cũng chết! Hai là sinh ra một đứa bé tàn tật, thì để khổ cho nó suốt đời. Còn trường hợp yêu quá trớn lỡ dại muốn phi tang trước dư luận gia đình hay xã hội v.v… nói chung, trong tất cả mọi trường hợp hủy giệt bào thai là chính mình giết con mình, đều là có tội. Nguyên tắc của Chúa là ta cứ phải sinh đứa bé ra, nuôi được thì nuôi, còn như nếu Chúa cho về thì vâng chịu!
– (H. Trinh): Tiện đang nói về LH, về sự chết, thì tôi cũng xin hỏi cô: Tôi có người cháu con của người em gái tôi, nó con trai, sanh ở bên Mỹ. Tên Domimico Sáng, chết vào táng 5 năm 2.000. Cháu Sáng chết năm 17 tuổi, tai nạn xe cộ. Tôi chỉ biết là chôn bên Mỹ, Tiểu bang California. Nghe nói cháu chết trong trường hợp bất tỉnh không biết gì hết! Xin cô kiếm giùm và hỏi xem cháu có được vui không?
– (cô Thủy): Cô chờ cháu một chút nhé! (sau khoảng vài chục giây): Con đi gặp Chúa, hôm nay nhiều người được Chúa gọi, nên con chỉ được đứng xa nghe thôi. Tuy nhiên, khi ấy có Đức Mẹ. Con thì Bà thương lắm, nên con hỏi được đôi lời. Hình như cô em của cô cũng không được siêng năng lắm, đúng không ạ?
– (Trinh): Đúng lắm! Không biết khi tôi đề cập đến cô em của tôi, thì có phải tội nói xấu nó không, nhưng tôi biết rõ nó đang sống trong tội lỗi.
– Con nghĩ là không! Vì đây là sự thật. Cô nên biết người cháu này (tức Sáng) cũng không được vui vì ảnh hưởng đời sống và gia đình. Song cháu nghĩ là ta nên cầu nguyện cho cậu ấy, vì đây là họ hàng ruột. Còn như cháu cũng có được thấy, nhưng nói thì lại ngại.
– Nếu ngại thì thôi! Tôi cũng có đưa LH Dominico vào cha xứ dòng Phan-Sinh (Dòng Phan-xi-cô) để xin Thánh lễ đời đời, và tôi sẽ cầu nguyện nhiều cho cháu.
– Cô muốn có được tin vui sớm, thì cứ xin một ơn … “Cứu rỗi”.
– Vâng, xin cô nói rõ hơn! … bằng phương thế nào để tôi làm?
– Nuôi một người muốn đi tu, mà nghèo! Cô chọn một bà sơ, hay cha, tùy cô.
– Cám ơn cô, tôi hiểu!
– Cô có nghĩ là cháu vẽ chuyện không?
– Không đâu, tôi cũng biết sơ về đời sống của đứa cháu mình mà! Rồi lại nghe cô nói là ngại là tôi hiểu! Cuộc sống gia dình cô em tôi rất tội lỗi, nên con cái làm sao mà không buông thả, trụy lạc được! Cô nói nó ảnh hưởng đời và gia đình là đúng nó rồi! không lộn đi đâu cả! Nó vừa hư hỏng từ gia đình, rồi ra ngoài xã hội. Cô tin đi là tôi rất tin tưởng cô!
– (Tâm) Tôi xin hỏi cô: Khi mình nuôi một người tu, mình có cần phải nói rõ với “Tu Nhân” ấy cầu nguyện cho LH mình muốn chỉ cho không?
– Nên nói chứ! để họ chú tâm cầu nguyện một cách thiết yếu cho LH mình muốn thì hơn. Còn nếu họ không thích thì để mình xin giúp cho người khác, vì đây là sự trao đổi theo tính cách thế gian, chứ họ có phải là Chúa đâu mà ta cứ nghĩ trong đầu là họ biết. Giống như ăn uống thực tế hàng ngày, các chủng sinh hay nữ tu mà ta nhờ vào việc thiết yếu, cần phải cho họ biết, để họ cầu nguyện thay ta một cách chân thành và tha thiết thì mới có điểm đối với Chúa! Phần ta thì ta đã cộng tác vào việc làm bác ái mà Chúa rất đẹp lòng.
– Cám ơn cô Thủy.
– Chú có biết không, đáng lý ra mọi người chết đều được đến chỗ cực vui, nhưng vì khi sống ta tội lỗi nhiều, kể cả các vị tu sĩ nam, nữ … nên mới bị buồn. Cháu nói thêm: LH khi về nghĩa trang thì bơ vơ lắm! Vì Chúa cho thời gian như cháu đã nói ở kỳ trước, lúc ấy, các Thánh cũng phải theo ý Chúa là phải để cho người ta tự do lựa chọn, và cho phép ma quỉ được đến gần dụ dỗ.
– Tôi tưởng những LH được tự do ấy là đã chọn Chúa rồi?
– Lúc sống biết bao người đã chọn Chúa khi chịu phép Rửa tội, nhưng rồi chú thấy đấy người ta có trung thành với Chúa mãi đâu! Bởi vậy con người vẫn tiếp tục phải tự mình thanh luyện trong thử thách. Cháu nói cho chú biết, ngay cả khi các LH đã được ở chỗ vui rồi (xin nhớ là chưa phải Thiên đàng), nếu làm lỗi vẫn bị phạt!
– (Thủy): Chú có hỏi gì cháu nữa không ạ?
-
Hai thế giới tuy xa mà gần.
– (Tâm): Hôm thứ Sáu vừa qua, sau buổi đọc kinh tối có sự tranh luận về ông Hạt Cát giữa chúng tôi và anh chị Dũng, Giang. Chắc cô Thủy đã nghe buổi tranh luận đó! Cảm nghĩ của cô về tối hôm đó thế nào?
(Tôi có ý trình bày một sự kiện xảy ra đây chỉ nhằm mục đích cho bạn đọc thấy là giữa hai Thế giới Tâm linh và Thế giới chúng ta đang sống bằng cả thân xác thật sự rất gần gũi, đến nỗi có thể ví như trong cùng một không gian, như sống trong cùng một căn nhà, mà bất cứ ta làm, hay nói gì, họ cũng biết, cũng nghe, chỉ là chúng ta bị thể xác như là một cái bờ tường ngăn cách, khiến chúng ta không thấy, không nghe, không biết họ. Nhưng ngược lại họ biết chúng ta rất rõ! Cho nên đừng tưởng cha mẹ, người thân mình chết đi là “nghìn trùng cách biệt”. Không, rất gần gũi đấy! Tuy nhiên, họ không chỉ đứng đó mà ngó mình, họ vẫn có việc của họ. Đó mới là điểm chính tôi muốn trình bày cho bạn biết, còn chuyện tranh luận chỉ là chuyện nhỏ).
– Cháu nghĩ chú đúng! Thủy nói: Anh Dũng bị nhồi nhét sai! chị Giang cháu là kẻ phản động! (tôi thực sự cũng không hiểu hai chữ “phản động” cô ấy dùng cho lắm! Nhưng như tôi đã nói là chuyện không đáng kể, nên cũng không đặt thành vấn đề).
– (Tâm): Dẫu vậy theo ý tôi thì ta cần phải cầu nguyện cho Giang cũng như Dũng, để đức tin của họ lớn lên và tấm lòng xét người, xét việc cũng trở nên khoáng đạt, rộng rãi hơn!
– Cháu lại có lời khen chú, hôm trước chú chia sẻ về đức tin (trong buổi Hội của dòng Ba – Bây giờ không còn dùng từ đó nữa, tên gọi bây giờ là “Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh”) rất hay, song chú còn cần phải chia sẻ nhiều cho họ, nhất là các bà đức tin cứ đơn thuần là cầu xin sự gì mà được ngay – tỷ như về sức khỏe – chứ không màng đến trọng tâm của vấn đề là “Đức Tin cần phải có việc làm”. Chuyện có một bà kia – đây là cháu ví dụ – bà ấy tin vào Đức Mẹ vừa mới cho bà ấy khỏi bệnh thay mùa. Điều đó thì cũng tốt. Nhưng nếu bà ta chỉ vin vào điều đó để nói lên rằng đức tin của bà ta lớn, để nói chuyện hơn thua về tư tưởng với người khác, thì không được! Còn nếu bà ấy lại bịa ra để nói dối hầu chứng minh cái đúng của mình, thì lại càng lỗi nặng! Con nói như thế cũng có nghĩa là mẹ cũng phải cẩn thận về những ý này, vì xem ra nó rất nhỏ, nhưng mà lại rất lỗi! Cứ nói tôi được ơn này, ơn kia, để rồi huyênh hoang tự cho mình có đức tin lớn là không đúng! Chú có còn hỏi gì?
(Trong Tin Mừng Chúa đã từng nói: “chỉ cần có đức tin bằng hạt cải, thì đã có thể rời núi, hay khiến cây cổ thụ này xuống mọc ở dòng sông kia”. Cứ lấy đó mà suy thì biết đức tin của mình nhỏ như thế nào!)
-
Sự Tương Thông tư tưởng
– Tất cả những buổi chia sẻ của tôi, ngoài việc xin ơn Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ, Tôi cũng thường có ý mời cô tham gia, không biết cô có biết điều đó không?
– Chú thì cần gì cháu giúp! Chỉ có khi nào chú ngại, nghĩa là ý thì đã định phát ra, nhưng miệng thì ngại nói. Những lúc ấy là có cháu ở ngay bên! Cháu cho chú biết: Khi chú nói mà còn phải đắn đo, đó là ngại! Song lại nói ngay những ý mà mình tính né tránh, là có cháu xúi!
(Tôi ghi lại nguyên văn người của thế giới tâm linh nói ra, để các bạn độc giả của tôi đọc rồi sẽ thấy sức mạnh của tâm linh cách thần kỳ).
– Cám ơn cô là tôi đã không bị làm việc đơn độc! Nhưng mà cô có sự Sáng của Chúa ban, cho nên cô biết nhiều lắm! Cái biết của người trần, chả là gì! Nên tôi vẫn muốn Đức Mẹ cho cô giúp tôi.
-Tuy biết nhiều, nhưng cháu cũng không được hoàn hảo như chú nói đâu! Hôm nọ cháu chẳng đoán sai ý nghĩ của chú và Hợp là gì! Cháu ví dụ cho vui, như phim tập gọi là “nội công có vấn đề”. Chú biết không, chỉ khi tiếp xúc với các LH trong thế giới tâm linh, mà được ơn Chúa, hoặc Đức Mẹ, hay Thánh Linh là bảo đảm chính xác thôi! Còn những khi nói, hay đoán về tư tưởng của những người trần (tức còn sống theo ngôn ngữ thế gian) thì cũng có sai. Chẳng hạn như những lần Hợp em cháu, hay chị Giang hỏi theo cái kiểu cho có, hoặc là hỏi cho vui, hay hỏi chỉ để mà hỏi chứ không cần thiết, thì cháu nói cũng không được chính xác lắm! Vả lại CẦN THIẾT LÀ MẸ CHÁU, vì bà LÀ TRUNG GIAN, nên mẹ cháu phải hết sức vô tư, thứ nhất là bà đừng có nghĩ sai, thứ hai là bà phải tập trung tư tưởng vào vấn đề, chứ thí dụ cháu đang trả lời, mà bà lại nghĩ đi chỗ khác, chẳng hạn nghĩ chiều nay phải đi đâu, hay Tiền đưa cho ai, thì sẽ sai ngay. Còn khi chú nghĩ tới cháu, mà nghĩ về một điều cần phải hỏi, thì lúc ấy TƯ TƯỞNG TƯƠNG THÔNG, nên cháu không sợ sai.
-
Liên hệ tuổi tác, và tương quan gia đình trong thế giới Tâm Linh.