Thứ hai 23/4/2018. 4:15 pm, nói chuyện với chị Thủy tại nhà Hợp.
- Tôi nghĩ có lẽ vì gia đình cho là tôi đã đi tu thì lên Thiên Đàng lâu rồi! Tôi cũng nói cho cô biết là cha mẹ tôi là bổn đạo mới, nên có lẽ vì thế mà không có thói quen xin lễ.
(Sau thủ tục chào hỏi như thường lệ, cô Thủy lên tiếng trước:)
– (Th): Con hôm nay có người muốn nhờ cầu nguyện, có thể Hợp cảm nhận được.
– (H): Em có mơ một giấc mơ, lúc mới thức dậy thì biết là giấc mơ hơi kỳ, nhưng chỉ một lúc là quên mất luôn. Có lẽ tại em không quan tâm lắm!
– (Th): Vậy để chị đem người đó về. Em có nhớ trong giấc mơ có người đàn ông nào không?
– (H): Em nhớ rồi, người này chưa già, có thể còn là một thanh niên nhưng đã đứng tuổi, nhưng không hiểu sao cứ rẩy nước phép vào trong phòng em.
– (Th): Thế thì đúng rồi! Có thể gặp ông ta em sẽ hiểu! Chị đem vào nhé!
– (LH): Tôi xin cô giúp cho một chuyện, số là tôi khi trước là một linh mục. Lúc mới lớn lên, tôi đã yêu một người em họ xa, khi ấy gia đình cấm đoán và vì tôi thất vọng nên tìm đến cha sở. Ngài bảo hãy nhìn lên Chúa, khi ấy tôi nhìn thấy như Chúa cười bảo con hãy theo ta, vì con đã làm điều không phải, để gia đình phải can thiệp. Con nên giúp cho họ được vui, đấy là điều nên làm. Tôi đã theo như Chúa dạy, song về sau tư tưởng và dĩ vãng trong tôi vẫn không dẹp bỏ được! Khi đi sang nước ngoài tôi bị tai nạn, và phải về chỗ tối, nhưng không phải ở chỗ nóng hay lạnh! Chỉ có điều là ở đã khá lâu mà chưa được Chúa xét. Tôi nghĩ có lẽ vì gia đình cho là tôi đã đi tu thì lên Thiên Đàng lâu rồi! Tôi cũng nói cho cô biết là cha mẹ tôi là bổn đạo mới, nên có lẽ vì thế mà không có thói quen xin lễ, đến nay nhờ Thánh Cả xin Chúa, nên tôi được đem về để nhờ cô giúp. Cô nghĩ xem tôi có đáng được sự giúp đỡ này không, vì tôi rất có lỗi khi đã theo chân Chúa?
– (H): dạ xin cha cho biết là cần con giúp như thế nào?
– (LH): Cô đừng xưng hô với tôi như thế, vì về đây thì ai cũng như nhau hết! Cám ơn cô đã có lòng tốt không từ chối tôi. Tôi là Giuse Trần Thanh Tâm, cô xin cho một lễ và xin Thánh Gia cầu Chúa cho tôi được về chỗ sáng. Cô cầu như vậy giúp cho tôi trong vòng 6 tuần. Cám ơn cô nhiều lắm! Mong là có ngày tôi được trở lại để cám ơn cô lần nữa.
– (Th): Chị cũng phải đi, chào mẹ và em.
- “Ai đã tra tay cầm cày, mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với nước Thiên Chúa” (Lc 9,62).
(Lời bàn: Đây cũng là một trường hợp điển hình, Đức Mẹ muốn cho chúng ta biết, để chúng ta sống cho hợp với Ý Chúa hơn! Chúng ta thử nghĩ xem, điều tâm sự trên đây của vị linh mục kể cho chúng ta nghe, có phải là tội không, hay chỉ là một sự mềm yếu trong tâm hồn như bất cứ một con người bình thường nào, mà người bình thường nào lại chẳng yếu đuối? Tuy rằng cũng có một số vị có được tâm hồn mạnh mẽ hơn, trong số những người đi tu nói riêng, cũng như người đời nói chung. Có thể nói đây là một trường hợp minh họa cách rõ ràng hơn bao giờ hết, đối với bài học Chúa dạy trong Phúc Âm: “Ai đã tra tay cầm cày, mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với nước Thiên Chúa” (Lc 9,62). Bài học này mới chỉ nói về sự “ngoái lại” thôi, chứ chưa phải là “buông tay cày”! Thế nhưng Chúa cũng đã bảo rằng “không thích hợp với nước Thiên Chúa”. Không thích hợp, không có nghĩa là không thể vào Nước Trời! Thế cho nên để được thích hợp, thì vị Lm này cần được thanh luyện. Ai trong chúng ta đã chẳng từng đọc hay nghe qua ít là một lần, nhưng cứ tựa như mơ mơ, hồ hồ, hình như không rõ Lời Chúa dạy ai, và nằm ở khoảng nào trong thực tế cuộc sống? Bởi thế, có thể nói là nhờ một LH. được Chúa cho về với mục đích mạc khải cho chúng ta biết, để chúng ta có cơ hội suy niệm Lời Chúa trong một đoạn Tin Mừng có tương quan, mà chúng ta mới vừa trích dẫn trên đây.
Vậy hỡi các bạn trẻ, chúng ta thử tìm hiểu xem có trường hợp nào có thể rút tỉa từ trong Kinh Thánh để làm bài học cho chúng ta trong cuộc đời? Nhớ xưa trong thời Cựu Ước, Kinh Thánh có tường thuật lại việc Tiên tri Êlia chọn người kế nghiệp mình. Chuyện kể như sau:
1) “Ông Êlia ra đi và gặp ông Êlisa là con ông Sa phát đang cày ruộng; Trước mặt ông Êlisa có 12 cặp bò; Chính ông thì đi theo cặp thứ mười hai. Ông Êlia đi ngang qua, ném chiếc áo choàng của mình lên người ông Êlisa. Ông này liền để bò lại, chạy theo ông Êlia, xin theo, rồi Êlisa bắt cặp bò của mình giết làm lễ tế, lại lấy cày làm củi nấu thịt đãi người nhà, rồi hôn cha mẹ mà theo ông Êlia và phục vụ ông (1V 19,19-21).
* Có thể xem Êlisa là tấm gương của một người được ơn gọi, và ngài đã mau lẹ ra đi. Không những thế ông còn dứt khoát với những gì mình có. Khi biết mình được chọn, ông mau mắn từ bỏ hết mọi sự để ra đi theo tiếng gọi từ Trời. Không những thế, ông còn dùng cả cầy với cặp bò là gia sản của mình để làm của lễ toàn thiêu. để khi đã đi theo tiên tri Êlia rồi, thì không còn gì để phải “ngoái lại”. Cuối cùng Thiên Chúa cũng đã chọn ông làm tiên tri kế thừa, khi tới ngày tiên tri Êlia được đưa về trời.
Ta cũng lại đọc trong Kinh Thánh có kể chuyện bà Lót. Chuyện kể:
2) “Gia đình và thú vật nhà ông Lót cất nhà trong thành Sô-đô-ma để ở. Dân thành Sô-đô-ma thật là ác. Điều này làm Lót đau lòng, vì ông là người tốt. Đức Chúa Trời cũng đau lòng nữa. Cuối cùng, Ngài phái hai thiên sứ đến báo trước cho Lót hay rằng Ngài sắp hủy diệt thành Sô-đô-ma và thành Gô-mô-rơ gần đó, vì cớ sự gian ác của chúng. Vậy Chúa sai hai thiên sứ đến với nhà ông Lót, rồi các thiên sứ nói với ông: ‘Mau lên! Hãy dẫn vợ và hai con gái ngươi ra khỏi nơi đây!’ Lót và gia đình ông lần lữa một chút, bởi vậy các thiên sứ nắm tay họ và dẫn họ ra khỏi thành. Rồi một thiên sứ nói: ‘Hãy chạy thoát thân! Chớ nhìn lại phía sau. Hãy chạy trốn trên các ngọn đồi, để các ngươi khỏi bị giết chết!’
Lót và hai con gái vâng lời chạy ra khỏi thành Sô-đôm. Họ không ngừng lại một chút nào, và không nhìn lại phía sau. Nhưng vợ ông Lót không vâng lời vì tiếc của. Sau khi họ ra khỏi thành Sô-đô-ma một quãng đường, thì bà dừng lại và nhìn về phía sau. Thế là vợ ông Lót trở thành một tượng muối” (St 19,1-26).
* Trường hợp “ngoái lại” của bà Lót, cho chúng ta thấy rằng Lời Chúa không chỉ dành riêng cho những người đã Thánh hiến, mà là cho tất cả mọi con người, tuy chúng ta không chọn đời sống tu trì, nhưng khi chịu phép rửa tội, chúng ta cũng đã trở thành những người con đặc biệt của Thiên Chúa, là thành chi thể của Đức Giêsu Kitô, nên chúng ta được thừa hưởng nơi Đức Giêsu Kitô ba chức năng sau đây: Tư tế – Ngôn sứ – và Vương Đế.
a)- Tư tế: Là người dâng của lễ lên Thiên Chúa (Chúa Giêsu là Linh mục Thượng phẩm, trên Thánh giá, Chúa hiến tế chính mình cho Chúa Cha). Có hai chức năng Tư tế:
– Tư tế Phổ quát: Cho tất cả những người đã lãnh nhận “Bí tích rửa tội”, được hiệp dâng Thánh lễ, và dâng chính mình làm của lễ Tạ ơn, cầu nguyện, sống chứng tá đức Tin, được thánh hoá và lãnh nhận các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh thể.
– Tư tế phẩm trật (thừa tác): Không chỉ mang ý nghĩa như trên, mà còn đặc biệt dành cho những ai lãnh nhận “Bí tích Truyền chức” để Thánh hóa, giáo huấn và cai quản dân Chúa.
b)- Ngôn sứ: Là người được sai đi để nói Lời Thiên Chúa. Loan báo Tin Mừng về “Nước Trời”. Muốn cho sứ vụ “loan báo” có kết quả tốt, phải:
– Học hỏi Kinh Thánh, Giáo lý
– Trau dồi kiến thức về Tôn giáo.
– Sống Lời Chúa.
c)- Vương Giả, hay Vương Đế: Là người làm vua, hoặc người trong Hoàng tộc. Đức Kitô khẳng định Ngài là Vua trong câu nói: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 18,33). Khi đến thế gian, Ngài Phục Vụ mọi người. Vì thế khi thừa hưởng chức năng “Vương Đế” của Đ.Kitô, thì chúng ta thuộc về “Nước Trời”, và sống giữa thế gian, chúng ta cũng noi gương Đ.Kitô phục vụ mọi người.
Vua còn có nghĩa “Cai trị, và có thể thống”. Từ ý nghĩa đó, mỗi Kitô hữu sống theo thể thống là sống có “Phẩm giá”. Biết làm chủ bản thân và làm chủ vật chất, Không để vật chất điều khiển tinh thần, không để danh vọng, tiền tài, của cải làm mờ lương tri.
Tóm lại: Qua hai câu truyện thời Cựu Ước, Câu truyện Thứ Nhất người được gọi là Êlisa. Có lẽ đây là hình ảnh lý tưởng cho những ai được Chúa chọn làm mục tử. Sang hình ảnh Thứ Hai thì rõ ràng bà vợ ông Lót là hình ảnh của một án phạt điển hình để đời, cho những ai được làm con cái của Chúa, mà không biết vâng lời. không cứ phải là những người đã chọn con đường Thánh hiến, mà tất cả những ai biết mình là con cái Chúa, mà không vâng Lời, tức không giữ lề luật cùng các giới răn Chúa đã dạy, thì cái gương bà vợ ông Lót đã quá đủ để hiểu câu nói của Chúa: “Ai đã tra tay cầm cày, mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với nước Thiên Chúa” (Lc 9,62).”. Như vừa trên chúng ta đã biết, khi chúng ta chịu phép rửa tội là lúc chúng ta đưọc thừa hưởng ba chức năng nơi Đức Kitô, và chính khi chúng ta hành xử những chức năng đó, là lúc chúng ta “tra tay cầm cầy” vậy! Cũng thế, khi chúng ta không biết làm chủ bản thân; Không biết làm chủ vật chất, để vật chất điều khiển tinh thần, để danh vọng, tiền tài, của cải làm mờ lương tri. Chính là đã theo Chúa mà còn “ngoái lại” nuối tiếc những thứ đó, nên Chúa mới bảo cách sống như thế thì thực “không thích hợp với nước Thiên Chúa!”
Cám ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ, đã mạc khải cho chúng con biết trường hợp của vị Lm này, là dạy cho chúng con bài học đừng quá lạc quan mà xem thường những yếu đuối trong cuộc sống! Nhiều người rất hay vin vào câu “Chúa biết con người yếu đuối, nên Ngài chẳng chấp!” để tự cho phép mình sống buông thả. Chúng ta cần biết rằng: Nhận biết con người mình yếu đuối trước mặt Thiên Chúa, và thường xuyên xin Chúa ban ơn giúp sức, là điều rất đẹp lòng Chúa. Nhưng cũng chính những yếu đuối mà ta không bám víu vào Chúa, để Ngài giúp ta khắc phục, nó sẽ dẫn ta đến chỗ ngày càng xa Chúa! Hễ đã xa Chúa thì chẳng được như vị Lm này đâu! Có khi còn phải ở sâu, và trong Tin Mừng Chúa đã từng nói “Nó sẽ bị ném vào lò lửa, để phải khóc lóc, nghiến răng”, hoặc “ngươi sẽ phải trả đến đồng xu cuối cùng” (Mt 5,26). Nhân trường hợp của vị giáo sĩ được Chúa cho về. Cũng lại cho chúng ta hiểu thêm về tình trạng trong Thanh Luyện.
Theo kinh nghiệm của sự trải qua 828 bài học về Tâm Linh, ngoài các lãnh vực học hỏi về đức tin, nhân đức, luân lý, thuyền thống Giáo Hội v.v… Chúng ta cũng được biết chút ít về tình trạng, hay trạng huống của sự thanh lọc. Thực sự chúng tôi cũng không chắc chắn lắm trong việc xử dụng từ ngữ này. Chỉ biết rằng hầu hết các khái niệm về thanh luyện theo thần học Công Giáo, thì luyện ngục không phải là nơi chốn, mà chỉ là tình trạng, hay trạng huống của mỗi linh hồn được thanh luyện. Bởi thế ngày nay người ta ít dùng tới chữ luyện ngục, vì chữ “ngục” mang tính cách định vị một chốn, hay nơi bị giam cầm.
- Có thể còn rất nhiều trường hợp Thanh Luyện khác nữa! Người ta phạm tội, hay lỗi lầm đều không ai giống ai, thì có lẽ trong thanh luyện, tình trạng của mỗi người cũng một khác!
Vậy mạc khải của Chúa qua các linh hồn từ khởi đầu Thế Giới Tâm Linh tới nay, chúng ta tạm biết được tình trạng thanh luyện của các linh hồn có các trạng huống xảy ra như sau:
Có nơi ở sâu như trường hợp các LH Thanh; Hoài; Phiệt, Đơn … Có nơi ở xa như trường hợp cậu thanh niên đi vào ổ buôn bán ma túy, trong vài số trước đây cô Thủy cho biết phải đi xa mới kiếm được. Cậu này chết vì bị bọn xã hội đen thanh toán, chứ nếu tự tử thì chắc là ở sâu. Ngoài chuyện nói về khoảng cách, chúng ta được biết có những trạng huống LH cảm nhận được sự nóng nảy như thiêu đốt, đó là trường hợp những LH phải chịu như chị Thanh, bà Hoài, hay cháu Sáng cho biết, riêng chị Hoài còn có cảm giác là mặt đau đớn như bị giòi bọ rúc rỉa, mặc dầu chúng ta biết là thể xác đã không còn; Lại có tình trạng bị lạnh lẽo như chú Trường Linh cho biết … Trường hợp như vị Lm hôm nay thì chỉ bị ở chỗ tối, chứ không phải chịu nóng, lạnh. Trường hợp bà ngoại của Trinh trong trạng huống của một sự cô đơn vắng vẻ, tẻ nhạt, hay có khổ theo kiểu nào đi chăng nữa, thì bà ngoại cũng bảo là ngày xưa (tức lúc ở trên đời) đã khổ sẵn rồi, nên giờ cũng quen, nhưng cô Thủy tả cho biết, khi tìm tới cụ, thấy cụ ngơ ngác, vì cụ ở đó đã lâu, không có con cháu nào nhớ tới cả! Có lẽ cái khổ của bà là đã phải sống trong trạng huống mỏi mắt đợi chờ ai đó trong số các con cháu cầu nguyện cho mình, nhưng rồi đợi chờ hết năm này sang năm khác, niềm hy vọng trong lòng bà đã tắt! nên khi có người bất chợt, hay tự nhiên hỏi tới, thì bà như một người thơ thẩn, ngỡ ngàng. Cái ngỡ ngàng của một người không màng gì nữa cả! Trường hợp ông ngoại của mẹ cô Thủy, cô Hợp … thì lại khác nữa! Ông là người không có cơ hội được biết Chúa, nhưng cuộc sống lại y là một người biết thi hành luật yêu thương của Chúa Giêsu. Ông luôn chia sẻ những gì mình có cho những người thiếu may mắn. Cho nên nếu ông có được niềm tin vào Đức Giêsu Kitô nữa, thì có lẽ ông đã sớm được vào hưởng Nước Thiên Chúa, vì Chúa đã nói rồi, hễ ai không tin vào danh Người, thì sẽ không được cứu rỗi! (Chúng tôi phải mở một cái ngoặc ở đây kẻo lại có người hiểu lầm, là cho dù ai nói là mình tin Đức Giêsu Kitô, nhưng lại không thi hành lề luật của Người, thì Thánh Phao lô bảo rằng “Đức tin đó chỉ là đức tin chết mà thôi”, cho nên cũng không được cứu rỗi!). Trở lại trường hợp ông cụ ngoại bà Quý – mẹ cô Thủy – Chúng ta được biết Chúa là Đấng Công Bằng vô cùng, cho nên đối với những người chưa được biết Chúa, nhưng có cuộc sống hiền lương, có tâm tốt, có lòng quảng đại, thì họ cũng được sống trong một tình trạng bình yên, để rồi có ngày họ được chỉ cho biết tất cả mọi sự đều nằm trong vòng tay ân ái của Chúa, rồi họ sẽ được dạy cho biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, Người đã từ Trời xuống thế cứu chuộc loài người và chỉ cho ai nấy con đường vào Nước Trời, chứ không phải như ông cụ cứ nghĩ là mình được ông thành hoàng ở làng độ trì, bởi vì khi sống ông không biết bất cứ thần thánh nào, ngoại trừ chỉ biết có ông thành hoàng làng. Cho nên khi bà Quý hỏi, thế có ông thành hoàng thật không, thì cô Thủy đã cho bà biết là mẹ cứ an tâm, không bao lâu nữa đâu, ông cố ngoại con sẽ được biết Đấng mà ông cố tưởng là ông thành hoàng … là Đấng nào! Đó cũng là một trường hợp thanh luyện. Giả dụ như một ngày kia, khi ông được các Thánh chỉ dẫn và dạy đạo lý Nước Trời, nhưng ông lại không chấp nhận, nghĩa là không có niềm tin vào Đức Giêsu Kitô – Đấng Cứu Chuộc cho ông – thì ông vẫn không được vào Thiên Đàng! Đây là trường hợp của một cô gái sống cùng thời với cha Trương Bửu Diệp, chúng ta đã hân hạnh được gặp cô này. Cô là người rất tốt và thuộc tuýp thông minh. Khi sống đã có công giúp đở Cha TR.B.Diệp. Cô từng báo cho cha phải lánh mặt đi nơi khác, vì Việt cộng đã quyết định sẽ giết cha. Mặc dù cô không có đạo, chỉ giúp cha, vì biết cha là người tốt, trong khi một tên cán bộ cs cao cấp ở đó rất thích cô, nhưng cô đã bị hắn cướp cò bắn chết trong lúc hắn chỉ có ý dọa nạt, vì cô không chịu lấy hắn! Khi gặp cô, chúng tôi được biết cô được ở trong tình trạng khá thoải mái, theo cô nói chúng tôi biết là cô được thong dong đi nhiều nơi, nên cái bướng của cô khi phát biểu ý nghĩ ra rằng: Tại sao ngay cả những người đã gọi là có Chúa ở trong lòng, sao lại phải chịu khổ cực như vậy? (Tức là ở trong tình trạng bị đền tội). Cô bảo cô biết không phải cha nào cũng được như cha Tr.B.Diệp, nhưng khi chúng tôi gặp cô, thì cô chưa chịu theo Chúa, chỉ vì lý do là Cha Diệp đã được cô báo phải tạm lánh đi nơi khác một thời gian, mà nhất định không rời khỏi giáo xứ để bị chúng giết một cách hết sức tàn nhẫn. Cô cho cha Diệp vì Chúa như thế không phải là cách mà lý trí có thể chấp nhận, và Chúa bắt người theo Chúa phải như thế cũng không đúng! bởi vậy cô chưa chấp nhận theo Chúa. Khi đó chúng tôi, cô Thủy có nói với cha Tr.B.Diệp là cha đi giảng đạo, có học lý lẽ thuyết phục người ta, sao cha không thuyết phục cô ấy? Cha bảo, Chúa không muốn, Chúa nói: “Hãy để tự lòng cô ta muốn theo Chúa, chứ Chúa không muốn cô ta bị thuyết phục rồi mới theo”. Tất nhiên trường hợp của cô gái này khá đặc biệt. Chúa đã cho cô thong dong đi mọi nơi, và cô có thể tự tìm hiểu. Đó là những tình trạng mà chúng ta vẫn dùng chung một danh từ “Thanh Luyện” để gọi.
Chúng tôi nghĩ là còn rất nhiều trường hợp khác nữa, chứ không phải chỉ có vậy! Theo sự suy luận của chúng tôi, trên thế gian, người ta phạm tội, hay lỗi lầm đều không ai giống ai, thì có lẽ trong thanh luyện, tình trạng của mỗi người cũng một khác!
Xin mời quý vị và các bạn trẻ theo dõi tiếp chương trình TGTL#155