Thứ hai, ngày 30. 07. 2018 lúc 2:40pmNói chuyện với chị Thủy tại nhà Hợp
845. Khi ta không tha thứ cho tha nhân, thì trước hết là tâm hồn ta bị bất an, thứ đến là lỗi luật Chúa, vì Chúa bảo: “Con phải tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”.
– (Th): Bây giờ tới phiên em, em có muốn hỏi gì về giấc mơ không?
– (H): Em mơ thấy một người thanh niên anh ta rất bực tức ông bố của anh, vì anh nghe nói ông bố của anh sẽ đón một người em của anh từ xa về ở chung, nên anh ta rất khó chịu. Anh muốn bỏ nhà đi và không muốn nhìn bố của mình nữa! Em khuyên anh ta rất lâu. Em nói là anh có thể ra đi không ở với bố anh nữa cũng được, nhưng đừng nên giữ lòng thù hận bố và em của mình. Anh ta chịu nghe và cám ơn em.
– (Th): Chị biết người đó là ai rồi! Đó là một linh hồn lúc sống, cũng có điểm tốt. Khi trước vì một chuyện hà khắc của bố mà anh ta đã đem lòng oán hận. Sau khi đi tu thì Chúa soi sáng cho anh biết mình bị lỗi. Dù bố anh có sai, nhưng với Chúa thì dù là ai khác vẫn cứ phải tha thứ, chứ đừng nói là bố mình và cho dùsự hận bố chỉ có ở trong lòng! Nhưng vì anh đã biết lỗi của mình, nên anh ta được Thánh Cả xin, nhưng anh vẫn phải có người còn sống cầu cho, nguyện giúp. Bởi vậy, hôm nay Thánh Cả muốn em giúp người thanh niên này, em nghĩ sao? Điều này tùy ở sự em muốn hay không muốn.
– (H): Dạ em giúp.
– (Th): Đây cũng là một trường hợp điển hình, Chúa cho LH về để nhắc nhở bất kỳ ai đang nuôi trong lòng một nỗi bất an. Chúa bảo con hãy “tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”. theo như chị nghĩ thì Chúa nói rất hay còn ta mà cứ không tha được thì trước hết ta không có bình an, sau là đối với giới răn của Chúa, cũng có thể nói là lề luật của Chúa, thì ta có lỗi. Chị thấy cầnphải nói là Chúa cho anh này về đây, để làm sáng tỏ điều mà anh ta muốn chia sẻ, chị nghĩ sẽ là một bài học giúp em, để khi có người cần em cố vấn, thì em biết để chia sẻ với họ. Em có muốn nghe không?
– (H): Dạ, chị cứ cho anh ta vô đi!
– (LH): Cô có sợ mất thì giờ để phải nghe chuyện của một người mà cô phải giúp không? Cô sống ở nước ngoài, lại là một trong những quốc gia Tây phương, thì có được nhiều thứ tự do: Thứ Nhất là tự do tư tưởng. Muốn nói gì, làm gì, miễn là có công tâm, là chẳng ai đụng tới mình, chứ đừng nói tới sự bắt bớ, hay cầm tù! Thứ Hai là tự do tư hữu, mình làm ra tiền bạc, nhà cửa, của cải, thì nó hoàn toàn là của mình, mình có toàn quyền xử dụng. Thứ Ba là nhân quyền, tức là quyền làm người. không có sự kẻ này bị hăm dọa, hay bắt nhốt; Kẻ kia bị hành hạ, dù là bố mẹ hay vợ chồng cũng đều không có quyền cư xử ức hiếp nhau.Ngay như ở Việt nam ngày xưa, chắc cô không biết đâu, bố mẹ nhiều khi cũng rất dữ. Đời cô không biết sao, chứ tôi ăn đòn rất nhiều, có khi còn bị đổ máu nữa, nếu như cô chắc hận lắm nhỉ?Còn tôi thì không hận, nhưng rất sợ đến nổi phải trốn đi, và tôi phải nói là giá ở nhà thì tuy không đói, nhưng nhiều nỗi khốnkhổ! Cho nên cuối cùng thì tôi đã phải quyết định là thà đi một bước, chứ không dám quay đầu trở lại. Cho tới một hôm vừabệnh, vừa đói rét, đến phát xỉu, rồi được một cha đem về nuôi.Từ chỗ ấm áp nhỏ, tiến đến chỗ ấm áp lớn, là được ơn gọi của Chúa. Có lẽ tôi vốn yếu đuối từ nhỏ, lại bị đòn hoài, nên không bao giờ khỏe mạnh, và cuối cùng thì được Chúa gọi về sớm lúc tuổi còn thanh niên. Khi tôi đến chỗ Chúa xét, thì cũng có không thiếu những chuyện Chúa không bằng lòng. Nên sau một thời gian lâu được Chúa thương, cũng như Thánh Cả xin cho, thìhôm nay được tới đây, để nhờ cô giúp cho, thì Chúa sẽ cho tôi về chỗ được “Vui”. Tôi là Giuse Trần văn Mới, cô xin cho mộtlễ, nếu được thì cô giúp thêm cho là làm một việc gì tốt, chỉ cho tôi, xin Thánh Gia cầu bầu cùng Chúa cho tôi 04 tuần ở chỗ Thánh Cả, hoặc đến chỗ Trái tim Chúa. Được sự giúp đỡ của cô, tôi rất biết ơn và xin hết lòng cảm tạ. Kính chào bà và cô! Tôi phải đi rồi!
– (Th): Em nhớ việc làm LH ấy nhờ chứ? Con xin chào mẹ vàchào em.
Thứ năm, ngày 06/09/2018. Lúc 10.45 am nói chuyện với chị Thủy tại nhà của Phụng Uyển
846. Nếu con tự tìm đến sự nguy hiểm do con lựa chọn, thì chuyện hiểm nghèo con gặp, con phải hiểu rằng: Chúa hay các thánh không can thiệp.
– (Th): (Cô Thủy hỏi Nhật Ban là đứa con trai của Phụng và Uyển. Cháu này khoảng 16 tuổi) Hôm nay cháu có đau lắm không?
– (Nh.B): Dạ, thưa bácThủy con bớt rồi ạ!
– (Th): Cháu là con của Đức Bà, nên được Đức bà che chở cháu khỏi sự dữ xảy đến cho cháu hôm qua. Bác về để xem cháu có cần hỏi gì không?
– (Nh.B): Cháu được xem một đoạn video ngắn bên mỹ, một linh mục đã thuyết trình về đề tài đấu võ đài, và ngài cho việc đấu võ đài có thể là không được đạo ̣đức …
(chú thích: Trước hết, chúng tôi cần cho quí thính giả biết: Cháu Nhật Ban được bố khuyến khích học võ thuật. Chính cháu cũng thích thế, và còn muốn sau này lên võ đài nữa! Tai nạn cháu bị hôm qua có thể tạm gọi là “tai nạn nghề nghiệp”. Chỉ là tạm gọi thôi, vì thời gian này cháu chỉ là một võ sinh. Theo lời cô Hợp cho chúng tôi biết, Nhật Ban kể vừa bằng tiếng Anh vừa bằng tiếng Việt, và cháu nhờ bác Hợp thông dịch lại, nên đoạn cháu kể về cuốn phim cháu đã xem cô Hợp không kịp ghi, đànhbỏ lửng những điều cháu Nh. Ban kể. Thực ra cô Thủy không cần người thông dịch, vì người trong TGTL có thể nghe và hiểu được bất cứ ngôn ngữ nào, nhưng cô Hợp phải dịch để cho bà Quý – mẹ cô – là người trung gian hiểu được vấn đề, vì nếu không thì bà sẽ bị chia trí, không tập trung tư tưởng được, và đó là yếu tố “Ắt có và đủ” để cơ chạy được, mà không sai. Tất nhiên để đạt được yếu tố tâm linh, còn có vấn đề siêu nhiên nữa, thì sự vận hành của cơ mới được xem là công việc đứng đắn, và có giá trị đạo đức, như công văn chính thức của tòa Thánh đãban hành vào lễ các Linh Hồn năm 1966. Trở lại vấn đề của Nhật Ban, thương tích xảy ra cho cháu hôm qua ở vào vị trí rất nguy hiểm đến tính mạng. Năm 1953 võ sĩ Ngọc Long – có lẽ là người võ sĩ đầu tiên của VN – lên đánh võ đài với một người võ sĩ da đen. Ông thắng đối phương bẩy hiệp, nhưng tới hiệp thứ tám thì ông bị một cú đấm vô giữa mặt, dập bã mía. Chỉ sau khi đưa vào bệnh viện cấp cứu vài giờ, thì nhà võ sĩ của nước ta đã tắt thở.)
– (Th): Để bác đến chỗ Chúa xin Ngài chỉ cho cháu điều cháu đang ao ước là đúng hay sai. (Nói rồi cô Thủy đi … ít giây sau cô trở lại cho biết):
– (Th): Chúa xuống (Mẹ, Hợp và cháu Nh.B. đọc kinh lạy cha)
– (Chúa): Các con yêu dấu! Cha nghĩ là các con chưa có chết,nên Ta nói cho rõ ràng là Ta hỏi con trai, con có nghĩ là khi đấm một người mà họ chết, hay họ bị gẫy xương nhẹ, giống như con đang chịu hiện giờ, và trong trường hợp nặng thì sẽ đau đớn như thế nào? Con trả lời cho Ta nghe!
– (Nh.B): Con nghĩ là … không có đạo đức!
– (Ch): Ta không nói là con mất đạo đức, nhưng Ta hãy nói là con đã không thực hiện điều của Ta, là tình yêu thương và tha thứ. Điều lỗi yêu thương là làm cho ai đó bị đau đớn về thể xác,hay tâm hồn. Ta ví dụ như con cãi lại cha mẹ hay nói điều làm tổn thương cha mẹ, hoặc người khác cũng thế! Đấy là con đãmắc lỗi không có khiêm nhường! Thế mà con còn làm cho ai đóbị thương tích, thì còn nói là có tình yêu thương đối với những người anh em sao được? Còn nếu như con bị người ta gây cho con có thương tích, và con bị đánh hạ, thì con lại nghĩ đến chuyện phục thù, và như thế là con không có sự tha thứ! Đối vớichuyện học võ của con, thì điều Ta vừa nói, không có nghĩa là bắt con phải chấm dứt! Ta nói cho con biết cơ thể của con từ trong bụng mẹ, vốn đã có sự yếu đuối, cho nên Đức Mẹ được cha mẹ con xin ơn cho con, nên Bà rất che chở cho con mọi điều, nếu như con bị cái gì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.Ví dụ như chuyện xảy ra hôm qua, cứ theo sự ở ngoài đời nhìn vào, thì việc con bị như thế là rất nặng, song con lại cảm được lànhẹ. Nhưng Ta bảo cho con biết điều này: Nếu như con tự tìm đến sự nguy hiểm, mà cứ theo như sự tự do mà con lựa chọn, thì các con phải hiểu rằng: Chúa hay các thánh không có can thiệp! Vậy Cha nói cho con hiểu, học võ thì con cứ học để cho cơ thể khỏe mạnh, song Ta muốn khuyên con một điều là con đừng vì tiền, vì danh hay vì sự mà con muốn để cho các bạn biết là con hơn họ, thì điều này không nên làm kẻo mắc lỗi, lại mất tình yêu thương với tha nhân, như Ta đã dạy. Còn vấn đề học thì bất cứ cái gì học cũng tốt, đạo đức, sức khỏe, yêu mến, tha thứ, hiếu thảo, giúp đỡ người, bác ái với tha nhân v.v… Tất cả đều tốt!Nhưng đừng để cho ai bị đổ máu vì mình, thì tội nghiệp cho họ,con nghĩ sao?
– (Nh.B): Con thấy conflict! (cảm thấy có cái gì trái nghịch), vì khi con đánh với ai thì con đánh với đứa bằng tuổi của con, chứ có phải đứa nhỏ hơn con đâu, vả lại khi đấu với con, thì nó cũng tận hết sức để đánh con! (vì thấy Nhật Ban chưa hiểu Lời Chúa dạy, nên bác Hợp có giải thích thêm … sau đó Nh.Ban trả lời bác Hợp): Khó chấp nhận! Nhưng thôi con xin nghe! Vì con đã được xem video. Hơn nữa, hôm nay con được ơn Chúa chỉ dẫn thì con xin vâng!
– (Ch): Hỡi con, Ta đến với con, vì gia đình của con đã hết lòng tin vào Chúa, Đức Bà, và các Thánh. Cha nói cho con hiểu là chuyện thế gian bây giờ rất phức tạp. Họ có thể bỏ Chúa vì tiền,vì danh, vì dục vọng … cho nên Ta muốn khuyên con đừng đi vào con đường này! Ta nói ví dụ như con lên võ đài, nếu như con thắng vì số tiền con nắm trong tay, con có nên cầu cho mộtngười chết, để con được số tiền ấy không? (Chúa để ra ba mươi giây để cháu Nhật Ban suy nghĩ … rồi Chúa mới lại tiếp:) Ta lại hỏi con chỉ vì một số tiền, mà một người cũng vì tiền mà chết …con nghĩ sao?
– (Nh.B): Thưa Chúa, Con sẽ vô cùng áy náy, vì sự lựa chọn của mình mà làm cho một người chết! – (Ch): Con ngoan, nếu như con áy náy thì con có Ta trong lòng, và con chưa phải là hạng người có máu lạnh! Ngược lại nếu như con chết, đối với con thìkhông còn gì để nói! Nhưng con hãy nhắm mắt lại, để tưởng tượng sự đau khổ của cha mẹ, của mọi người trong gia đình sẽđến mức độ nào! Ta cho con biết: Điều đau khổ đó làm cho người ta muốn chết mà không chết được như con, khi mà có người đấm cho chết đâu! Sự đau khổ này rất là ghê gớm! còn hơn là bị đốt ở địa ngục con nghĩ sao … trả lời? – (Nh.B): Thưa Chúa, bây giờ thì con không muốn gia đình của con hoặc là mộtgia đình khác bị sự đau khổ này!
– (Ch): Con biết không, Đức bà bắt Ta phải nói cho con lựa chọn. Ta không có bắt con phải theo ý Ta, song con lựa chọn để cho gia đình con, hay gia đình của người khác tránh được điều đau khổ! Học võ để có sức khỏe, điều này không có nghĩa là phải bỏ. Song sự lựa chọn đúng hay sai thì tùy con suy nghĩ, Ta đi đây!
(Nh.B): Con cám ơn Chúa! (Mọi người có mặt đều nói lời “tạ ơn Chúa”. Chúng tôi nhớ lần trước Nhật Ban được gặp Chúa, cháu đã khóc đến không thể cầm, hay dừng lại được! Đó là điều cháu xúc động vì sung sướng, theo cháu nói với người chị họ).
– (Th): Nh. Ban, cháu nghĩ sao? Bác hỏi cháu có nghĩ điều này là kỳ lạ không?
– (Nh.B): Cháu vâng lời Chúa, nhưng cháu vẫn thấy conflict! (Ý là cháu cảm thấy có gì mâu thuẫn trong lòng, Nhật Ban tiếp): Vì bố cháu đã nói rất nhiều điều tốt đẹp về sự thành công trong võ thuật của bác Bằng và ông nội, nên cháu rất hâm mộ và muốn đi theo con đường võ thuật!
– (Th): Cháu sai! Để ta nói cho cháu biết: Bác Bằng ở chỗ cộng sản, vì ngày gia đình đi vào Nam, bác ấy bị bắt lại, cho nên sống chung với Việt cộng, bác trở nên người có máu lạnh, không có Chúa trong lòng! Song khi vào Nam thì biết là trong Nam tốt hơn ngoài Bắc, và vì còn có chút máu của gia đình, nên đã khôn ngoan hơn, có nghĩa là bác chọn việc dạy võ để kiếm tiền, chứkhông lên võ đài để chịu chết, hay làm người khác chết, vì nắmđấm của mình. Cũng vậy, những người đến học võ chỉ là đấu với nhau trong trường thôi. Các bạn võ sư các phái thì bác khuyến khích ai muốn mở võ đài thì cứ mở, còn bác chỉ ủng hộ thôi, không tội gì mà để cho mất mạng, trong khi đời còn nhiều sự hấp dẫn. Còn ông nội chỉ học để tự vệ, ông nội không muốn cho ai áp chế hay xúc phạm đến vợ con, còn đánh ai bị thương là việc bất đắc dĩ, chứ không muốn sát hại ai cả. Ông cháu cũng không giỏi gì! Song gan dạ không lùi bước trước người muốn hại mình, chứ thâm tâm ông không muốn hại ai. Cho nên cháu đừng có hiểu sai như bố cháu nói! vì dù sao bác cũng được ở với ông nội nhiều thời gian hơn bố cháu. Bác rất hiểu về ông nội! (Rồi cô Thủy quay qua cô Hợp): Chị nghĩ hôm nay em nên giải thích thêm cho cháu Nhật Ban hiểu thật kỹ, hiểu cho rõ, là điều chị muốn! Còn chuyện giấc mơ thì để chiều tối rảnh.
847. Rất nhiều người vẫn còn đang bị sự thật của thế gian chiếm hữu, không dễ dàng bỏ đi và xin vâng như một đứa trẻ.
Đừng lấy con cái làm mảnh vườn, để ươm cái thích, hay hạt giống mơ ước của đời mình, để rồi cột chặt ước mơ của mình vào vận mệnh, hay cuộc đời của đứa trẻ!
Lời bàn: Qua câu chuyện trên đây, chúng ta nhìn thấy có vấn đề quan trọng là: Một cháu nhỏ – Tuổi mười lăm, mười sáu – cũng vẫn còn là nhỏ. Chúng chưa đủ trưởng thành, và tâm hồn vẫn còn bộc trực, ngay thẳng! Người lớn chúng ta, một khi được Chúa đích thân chỉ dậy, thì thường chỉ biết dạ, rồi vâng, chứ không dám bày tỏ sự “bức xúc” về bất cứ điều gì nữa! Mà giả như có, thì chắc hẳn là phải vội cho trôi, hay cho chìm xuồng ngay, chứ chẳng dám biểu lộ như một đứa bé, vì sợ Chúa giận! Nhưng Nh.Ban sở dĩ bức xúc là vì điều cháu đã được bố gieo vào trong lòng từ lâu, không khác gì như một thửa đất tốt – tốt trong mọi điều kiện – để cho những hạt giống gieo xuống thì nảy mầm, cắm rễ sâu và trổ lá, kết bông. Cho nên giữa sự tốt này, với cái được cho là “hay” kia, khi có sự khác biệt, thì trong lòng đứa bé không khỏi vấn vương và thường đặt ra cho mình những nghi vấn. Chúa dựng nên nơi tâm hồn đứa trẻ là sự bộc bạch tự nhiên, để được tiếp nhận những bài học hữu ích trước khi vào đời. Nơi những người đã nghĩ là trưởng thành, nhất là những tâm trí thuộc đối tượng chai đá, họ sẽ khó chấp nhận một sự sửa sai, hoặc một lời xây dựng từ bất cứ ai! Chúng ta từng nghe câu truyện ngụ ngôn về ly nước đầy với một anh chàng thích nổi tiếng. Dẫu lòng anh có lúc muốn đi bất cứ nơi đâu để tìm cho được một thiên tài, theo kiểu “Tầm sư học đạo”. Nhưng ngay trong đêm đầu tiên diện kiến với một kỳ nhân, anh ta chỉ cố tỏ ra rằng sự hiểu biết của mình rất là uyên bác, đến nỗi nếu có ai đó đang ngồi nghe sẽ có cảm tưởng như là, anh đang cố nói cho vị đạo sĩ kia biết rằng, anh là một người dưới gầm trời này chẳng còn ai khác! Cuối cùng khi trời sáng, nhà đạo sĩ kia chỉ đem ra một bầu nước với cái ly nước đã đầy, rồi ông cứ tự tay rót vào ly nước đầy ấy, trước mặt chàng thanh niên kia. Vừa rót, ông vừa đưa mắt nhìn anh ta ngầm bảo một điều: “Khi cái ly nước đã đầy, thì chẳng ai có thể rót thêm cho nó được gì nữa cả! Dù người đó là tiên, hay thần thánh!”
Chúng ta thấy rõ ràng là ngày nay Lời Chúa vẫn còn có đó, nhưng những kẻ tự phụ là “đỉnh cao trí tuệ”, dù là ở bên cộng sản hay tư bản, Lời Chúa đều không có chỗ để đi vào lòng họ! Hoặc là có mấy người khi đã sai trong sự sa ngã, mà Lời Chúa được có chỗ ở trong thâm tâm họ, để trở thành đòn bẩy nâng họ đứng lên, hòng quay trở về nguồn gốc của Sự Thật? Điều mà trước kia có khi họ cũng biết rằng Sự Thật của Chúa, không phải là sự thật của thế gian. Rất nhiều người vẫn còn đang bị sự thật của thế gian chiếm hữu, chứ không dễ dàng bỏ đi và xin vâng như một đứa trẻ, dù lúc đầu, nó cũng có cảm giác khó chịu làm sao đó!
* Một vấn đề khác không kém phần quan trọng: Đó là cách hướng dẫn của cha mẹ. Con cái rất cần sự hướng dẫn của cha mẹ. Nhưng cha mẹ lại cần phải sáng suốt trong việc hướng dẫn và giáo dục con cái. Người hướng dẫn không phải là người đúc khuôn! Hướng dẫn là chỉ cho người mình phụ trách, thấy được một, hay vài con đường phía trước, họ có khả năng đi tới trong bình an. Rồi để cho người đó được tự do lựa chọn.
Đừng lấy con cái làm mảnh vườn, để ươm cái thích, hay hạt giống mơ ước của đời mình (nhất là những cái mình chưa đạt được), vào tương lai của con cái, để rồi cột chặt ước mơ của mình vào vận mệnh, hay cuộc đời của đứa trẻ! Rất nhiều cha mẹ Á Đông hay bắt con cái học cái này, hay chọn ngành kia theo ý thích, hoặc ước mơ của chính mình. Như thế không phải là một sự hướng dẫn đúng đắn! Riêng đối với người Công Giáo, cha mẹ làm như vậy là sai ý Thiên Chúa! Mỗi người có cuộc đời riêng của mình! Cha mẹ chỉ có nhiệm vụ và bổn phận giáo dục và hướng dẫn những điều tốt, nhưng không được bắt cuộc đời của con cái trở nên một bản sao đời mình, hay theo ý riêng của mình! Vì trong ý định của Thiên Chúa luôn luôn là sự tự do. Điều này cũng phản bác lại một quan niệm sai lầm khi xưa, là người ta cứ đổ triệt cho Chúa rằng: Chúa định cho người này thế này, người kia cách khác! Chẳng lẽ Chúa lại định cho anh chàng này là tên sở khanh, cô kia làm gái điếm? Đó cũng là một quan niệm vô cùng sai lầm của một thời cha mẹ cứ bắt con gái của mình phải lấy người mà mình chọn, hoặc mình thích. Thật là một lỗi lầm phản nhân cách, phản tự nhiên, mà đồng thời cũng phản đạo đức! Trong bài học trên, Chúa chỉ hướng dẫn cho cháu Nhật Ban biết và hiểu thế nào là việc nên làm và không nên làm, rồi Chúa để cho cháu tự quyết định.
Câu nói của cô Thủy – Người nữ sứ giả của Đức Mẹ – nói với cháu Nhật Ban hôm nay: “Cho nên cháu đừng có hiểu sai như bố cháu nói! vì dù sao bác cũng được ở với ông nội nhiều thời gian hơn bố cháu. Bác rất hiểu về ông nội”. Câu nói trên gián tiếp là một bài học, là một hướng dẫn ngay cả cho các phụ huynh trong việc giáo dục và hướng dẫn con cái vậy./.
Xin mời quí thính giả và các bạn trẻ đón nghe các chương trình TGTL của chúng tôi.