Vẫn tiếp nối câu chuyện Ngày Đầu Năm

Dương Lịch 01. 01. 2019

(Chúng tôi xin được nhắc lại câu chuyện ngày đầu năm Dương lịch ở “Phần Hậu Thư” chúng tôi có nêu ra ba vấn đề Cha Quy được Chúa cho về khuyên và nhắc nhở (cuối TGTL159 & TGTL160):

  • Bảo cho những người đang sống xa Chúa là họ phải cải sửa đời sống ngay.
  • Nhiều người Sống Thiếu Tình Yêu Thương, Bác Ái. Sống ích kỷ, không nghĩ tới ai!
  • Người có khả năng tiền bạc, hãy san sẻ cho những người kém may mắn, đừng chi tiêu tiền của một cách xa xỉ.

  1. May mắn hay không may mắn thuần túy là nằm trong quan niệm. Giống như cuộc sống này, bạn xem nó là thực hay ảo? Chân hay giả? Nếu thế gian là giả, thì không phải nghèo khó là có may mắn hơn hay sao?

Chúng ta đã bàn qua điều một (1) trong số TGTL160. Điều hai (2) và ba (3), tuy có khác nhau ở điểm không chỉ những người có tiền của, không biết dùng tiền bạc của mình một cách khôn ngoan, là không biết cuộc sống ở thế gian này chỉ là ảo ảnh, trong khi đời sống vĩnh cửu sau này, mọi người không phân biệt giàu nghèo, sau cái chết của thân xác, ai nấy đều vĩnh viễn trở về sống trong thế giới mà nơi đây chúng tôi tạm gọi là Thế Giới Tâm Linh (TGTL) mới là thực! Không biết chọn “Đời sống thực trong Thiên Chúa”, mà cứ đuổi theo những đam mê của cuộc sống ảo, rồi tất cả những gì trong cuộc sống ảo này, thì lại cho là thực! Để rồi buông, hoặc không tha thiết gì đến việc tìm kiếm cho mình một đời sống hạnh phúc thật, trong thế giới vĩnh cửu, không hư, không mất thuộc về đời sau, đều là kẻ dại cả! Nói một cách lịch sự, để có thể dễ chấp nhận, là có nhiều lúc trong cuộc sống, chúng ta đã mất khôn! Nói đến “KHÔN”, thì không cứ những người có tiền của, mà thường khi có tiền của, bao giờ người ta cũng nhận cái khôn thuộc về họ, cho đến lúc về đối diện với Đấng Tối Cao, bấy giờ mới biết hối hận là mình đã có may mắn, nhưng lại không biết dùng sự may mắn ấy ở đời, để mua “đá”, xây “lâu đài Hạnh phúc vĩnh cửu” cho mình ở đời sau!

Vậy cái dại của kẻ giàu có chúng ta đã biết rồi, thế những người cho dù là suốt cuộc đời, họ đã phải “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thì cái “Mất khôn” của họ nằm ở chỗ nào? Thực ra họ không phải là những người không có may mắn! May mắn hay không may mắn thuần túy là nằm trong quan niệm. Giống như cuộc sống này, bạn xem nó là thực hay ảo? Chân hay giả? Nếu bạn có con mắt tâm linh nhìn rõ được thế gian là giả, thì bạn sẽ hiểu vì sao Đức Giêsu Kitô lại đặt mối phúc đầu tiên trong bản Hiến Chương Nước Trời là Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ (Mt 5,2). Như vậy không phải nghèo khó là có may mắn hơn hay sao? Vì là những người được Thiên Chúa chúc phúc! Bạn không nghèo, mà chỉ cần có tinh thần nghèo khó thôi, thì Nước Trời đã là của bạn rồi, nói chi bạn sinh ra được làm người nghèo thật! Nhưng cũng có những người nghèo không được vào Nước Thiên Chúa, tại sao? Thưa châm ngôn nước ta xưa có câu: “Nghèo phải cho sạch, rách phải cho thơm”, hay “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Người thiếu đi con mắt thứ ba, là con mắt của tâm linh (hay tuệ linh), thì sẽ cãi ngay: đã nghèo mà lại rách, thì làm sao sạch với thơm được? Người nghèo ngày xưa trong xã hội ở nước ta, sở dĩ tiền nhân đề xuất được câu nói đó, là vì mặc dầu nước chúng ta là một quốc gia nông nghiệp thuần túy, mãi cho tới đầu thế kỷ 20 công nghệ mới chỉ là manh nha! Nhưng tổ tiên chúng ta đã sống khiến sao cho lân bang phải công nhận là Văn Hiến Chi Bang.

  1. 857. “Sống Yêu thương, không ích kỷ, luôn nghĩ tới tha nhân, chứ đừng chỉ nghĩ cho mình” (Lời của một LH trong TGTL Chúa cho về nhắc nhở).

Hàng ngàn năm trước, dân tộc ta phát xuất là con cháu vua Thần Nông, nên tám, chín mươi phần trăm là sống với con sông, mảnh vườn, và thửa ruộng. Cái nghèo của một cuộc đời đạm bạc, không như cái nghèo thời Xã hội Chủ Nghĩa. Người xưa nghèo mà vẫn giữ khí tiết, đó là “Nghèo mà vẫn sạch”. Người dân có nghèo về vật chất, nhưng sinh ra đời, người nghèo cũng có dòng, có họ, nên nhất định không ai chịu bán rẻ danh giá cha ông, cùng dòng tộc. Người phụ nữ cho dù “lúc cùng thêm thẹn mặt”, nhưng nhất định không bỏ chồng con “ôm cầm theo thuyền khác”. (cầm: đàn)

Cho nên Thi sĩ Nguyễn Khuyến viết:

“Chẳng tội gì hơn cái tội nghèo.
Danh giá nhường này không lẽ bán,
Nhân duyên đến thế hãy còn theo.”

Đấy là nghèo mà vẫn sạch, giấy rách vẫn giữ lấy lề, cũng như nhà thơ Tú Xương cho ta thấy phảng phất hương thơm của người phụ nữ VN xưa:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.”

Chắc chắn là hương thơm của sự hy sinh, cần cù, nhẫn nại và thủy chung, chứ không phải mùi vị của phấn son. Rất tiếc đây không phải là bài phê bình văn học, nên chúng tôi không dài dòng bước sang lãnh vực đó. Còn nam nhi đại trượng phu thì nhà thơ cũng đề xuất một lối sống:

“Không danh cho dễ vẫy vùng
Mình không phú quí, mắt không vương hầu”.

Để nói lên một cuộc sống thanh thản, không bon chen, không dẫm đạp lên người khác, để chạy theo công danh phù ảo. Hễ trên mình không tơ vương quần the, áo gấm, mắt không hau háu thèm khát mộng vương hầu, thì có ai bắt được mình phải cúi đầu, khom lưng. Kẻ có chức, có quyền, không chỉ nuôi thân cho béo mập, béo phì, mà còn phải lo nuôi cả cái áo mình đang mặc. Chính vì vậy mà cuộc sống bên trong nhiều lo lắng, nội tâm thường bất an. Bởi vậy người đời thường bảo “Quan chỉ nhất thời, dân mới là vạn đại”.

Bài giảng trên núi được Đức Giê-su Kitô công bố, gọi là “Tám mối phúc” và được mệnh danh là bản hiến chương Nước Trời. Bài giảng này cũng được gọi là Bộ Luật Mới mà Chúa Giê-su kêu gọi hết thảy chúng ta đem ra thực hành để được vào Nước Thiên Chúa, “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi”. (Mt 7,21) “Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá” Mt 7,24). Bất kể giàu nghèo, dù nghèo đã được chúc phúc, cũng phải thi hành giới răn “mẹ” của các giới răn là: “Mến Chúa và yêu người”. Cho nên cha Quy đã được Chúa cho phép về để nhắc nhở: “Sống Yêu thương, không ích kỷ, luôn nghĩ tới tha nhân, chứ đừng chỉ nghĩ cho mình”. Chúng ta không mấy ai không biết câu chuyện tưởng như huyền thoại sau đây, nhưng lại có thật trăm phần trăm. Hôm nay, chúng tôi xin được kể lại như là một minh họa cho cuộc sống, nghĩ là khó thực hiện, nhưng vẫn thực hiện được, nếu ta quyết tâm! y như chuyện “Con lạc đà chui qua lỗ kim” vậy.

  1. Kẻ có tiền, hãy san sẻ cho những người đói khổ, đừng chi tiêu một cách xa xỉ – Đây là câu chuyện thật về “Con Lạc đà chui qua lỗ Kim”.

* Vào thế kỉ thứ tư, ở Bắc Âu có cậu bé tên là Ních-cô-lết . Gia đình cậu rất giàu có. Một hôm, cậu bé tình cờ đi ngang qua một ngôi nhà nghèo, rất nghèo. Cậu nhìn vô thấy có một cụ già sống cùng ba cô con gái xinh đẹp, tuy đã lớn mà chưa chịu lập gia đình. Cậu ngồi xuống bên bờ sông, móc đất sét nặn chơi, thì nghe ông cụ ngồi buồn rầu lẩm bẩm, ước gì Chúa cho con có tiền để cho mấy đứa con của con được lấy chồng. Ních-cô-lết nghe được, liền mỉm cười ném ba túi tiền vàng vào trong nhà, xong rồi cậu bé gõ cửa, nhưng lại chạy lấp vào bụi cây cạnh đó để chờ.

Người cha già giật mình ra mở cửa:

– Ai gõ cửa đó? Không có ai sao? Ồ túi tiền vàng của ai liệng vào đây? Lạy Chúa, ai liệng tiền vào nhà con thế này? … Rồi ông cụ mừng rỡ cám ơn Chúa, miệng thì thầm: “Chúng con cảm tạ Ngài đã ban ân huệ này cho gia đình chúng con”.

Một tuần sau đám cưới của cô chị được tiến hành. Rồi lần lượt tới cô thứ Hai, rồi cô thứ ba. Cậu Nick âm thầm theo dõi thấy ba đám cưới các cô dâu, chú rể rất vui, ông cụ cũng vui lắm, thì cậu lại thấy trong lòng mình vui cứ y như là những đám cưới trong nhà mình. Mặc dù gia đình cha mẹ cậu rất giàu, nhưng cậu không đua đòi chúng bạn, không thích tới những chỗ ăn chơi xa xỉ, trái lại cậu cứ xin tiền cha mẹ đi lang thang xem có ai nghèo khổ, hay túng thiếu sự gì, thì cậu âm thầm tìm cách giúp đỡ, và hiếm khi để cho người ta biết, chỉ trừ khi bất đắc dĩ thì cậu mới phải chịu ra mặt. Nhưng rồi cũng tới những ngày ảm đạm. Ai sống trên đời, mà lại chẳng có những ngày hiu hắt, buồn thảm ấy. Đó là những ngày cha, rồi mẹ cậu lần lượt qua đời. Bấy giờ chàng thanh niên Nicolas đã trưởng thành. Anh nghiệm thấy đời không có gì vui hơn là nhờ tài sản cha mẹ để lại, mà giúp cho người không vui được vui, người thiếu thốn được no đủ, người rách rưới được ấm áp qua mùa đông. Mà cách giúp hữu hiệu nhất là đi tu làm Linh mục. Khi đó anh có cơ hội, và môi trường để tiếp xúc với những người khó khăn thể xác cũng như tinh thần cách dễ dàng, để vừa giúp đỡ, vừa an ủi tâm hồn thế nhân. Thế rồi một buổi chiều, Chàng Nicolas đã quyết định chọn đời sống tu trì. Trải qua một thời gian được huấn luyện, Nicolas đã trở thành một Linh mục. Cuộc đời của cha Nicolas là cứu giúp những gia đình nghèo khó, bệnh tật, hoạn nạn. Cha cũng đặc biệt lưu tâm tới những trẻ em nghèo. Nhất là vào dịp lễ Giáng Sinh, suốt trong tháng 12 mỗi năm, cha có thói quen đem bánh quà, đồ chơi, tự tay phân phát cho trẻ em nghèo quanh vùng, cũng là để nhắc nhở mọi người là mùa Giáng Sinh đã tới. Chúa Giêsu Hài Đồng là bạn của tất cả các trẻ em nghèo. Thế rồi, không cứ là các trẻ em nghèo, mọi người nghèo đều gọi cha Nick với cái tên thân thương và gần gũi: ‘‘Cha Noel’’.

  1. Ông Già Nô-en – Một con người thật, một cuộc sống thật – Chính ông đã tạo ra truyền thuyết, chứ không phải truyền thuyết làm ra con người.

Sau này cha được tấn phong lên làm Giám mục (Ảnh: communityofjesus.org) , và dù đã lớn tuổi, Ngài vẫn giữ thói quen thương yêu, giúp đỡ các trẻ em nghèo, hoặc gặp tai nạn.

Một hôm, buổi sáng trời lạnh giá, Giám Mục Nicolas bỗng nhiên vô một quán ăn nhỏ bên vệ đường cách đô thị chừng 15km. Chủ quán nhận ra Đức giám mục liền chào Ngài. Đức cha hỏi: “Quán có gì ăn không?” Chủ quán thưa: “Dạ, có thịt, trứng và bánh mì, nhưng hết mất rượu vang. Xin Đức cha vui lòng ngồi nghỉ chờ con ít phút, con vào trong làng mua rượu”.

Chủ quán đi rồi, Đức cha Nicolas xuống bếp, mở nắp khạp thịt, vỗ vào hông khạp và gọi:

– Dậy đi, các con!

Thế là có ba bé trai lùng nhùng từ đống thịt tươi mới ướp muối, liền tỉnh dậy và bước ra.

Ngài chỉ chỗ cho ba đứa trẻ lấy quần áo mặc vào, rồi lên nhà trên ngồi vào bàn ăn chờ. Thì ra đó là ba bé trai nhà nghèo, chiều hôm trước đi mót lúa ngoài cánh đồng, bị đói lạnh, đã vào quán xin ăn, bị chủ quán giết chết, chặt bỏ vào khạp ướp muối để sẽ nấu món ăn bán cho khách qua đường. Thánh nhân được Chúa ban cho có con mắt thần thông, nên đã tới cứu các cháu, Ngài cầu xin Chúa giúp mình để hồi sinh cho các em bé vô tội.

Đức cha Nicolas đã cứu sống ba đứa trẻ. Lát sau chủ quán về tới, giật mình trông thấy ba đứa trẻ anh ta đã giết tối qua ngồi cạnh Đức giám mục. Anh sợ hãi qùy xuống trước mặt Ngài thú tội:

– Con nghèo quá nên đã làm bậy, xin Đức Cha tha tội cho con!

Ngài giải tội cho anh, lại còn cho anh một túi tiền để làm vốn và khuyên anh từ nay không được làm điều ác. Sau đó Ngài bảo anh dọn bánh mì, chiên trứng, bốn cha con ăn xong, Ngài dẫn ba đứa bé đi theo về trả lại cho gia đình, và cấp dưỡng cho chúng được ăn học.

Câu chuyện về tình yêu thương lan tỏa, một hình ảnh đẹp mãi mãi về Giám Mục Nicolas.

Trải qua hơn bao thế kỉ, hình ảnh ông già Noel với bộ đồ màu đỏ, cao lớn và bộ râu trắng dài, là trang phục mà vị Thánh Nicolas thường mặc khi đi phát quà vào mỗi mùa giáng sinh. Hình ảnh đó vẫn còn được lưu truyền cho tới ngày nay. Không đơn thuần là một biểu tượng, tưởng chừng như xuất hiện trong truyền thuyết. Mà đó chính là một câu chuyện có thật, của một tấm lòng đầy yêu thương, nhân ái, nơi một con người từng đã tồn tại bằng xương bằng thịt. Chính con người ấy, cuộc đời ấy mới tạo lên truyền thuyết, chứ không phải truyền thuyết có thể tạo ra con người.

Ở vào cuối thế kỷ thứ ba, đầu thế kỷ thứ tư, chức Giám mục còn do các tín hữu bầu lên, và ngài là GM. Thành phố Mira (thuộc nước Thổ Nhĩ Kỳ). Trong thời kỳ bắt đạo, Giám Mục Nicolas cũng bị Hoàng Đế Diocletian bắt giam cho tới khi Hoàng Đế Constantine theo đạo thì ngài được thả ra. Ông lại dành những ngày còn lại của đời mình tiếp tục giúp đỡ người nghèo khổ. Có lẽ câu chuyện kể về ông Già Noel được bắt đầu từ nước Đức, với tên gọi là Kriss Kringle, rồi cứ thế lan rộng ra tới nước Pháp, thì Ngài được gọi là Papa Noel. Sau dân Hà Lan đem theo truyền thuyết này với họ qua Tân Thế Giới là Châu Mỹ. Họ lập ra vùng New Amsterdam, chính là thành phố New-York ngày nay. Ông già Nô-en vì thế từ tên gọi Hà Lan là Sinter Klass dần dần được gọi trại ra thành Santa Claus. Santa Claus sau một thời gian vượt Đại Tây Dương theo chân những người Anh hồi hương về cố Quốc. Ở đây ông được người dân Anh gọi cho ông cái tên là Father Christmas.

  1. Huyền thoại ông già No-en và đoàn tuần lộc

Đêm nay, ngoài sân cỏ chạy dài hàng thông tĩnh lặng, tự nhiên có những tiếng lịch kịch. Nghe tiếng động rất gần nhà, Lan ra khỏi giường, và đến kéo rèm khung cửa sổ xem có gì xảy ra ngoài ấy. Ánh sáng của những ngôi sao đêm Giáng Sinh rải xuống một màu lụa bạch trên bãi tuyết phủ kín không còn phân biệt chỗ nào là sân, chỗ nào là đường. Cô bé vừa bất ngờ, vừa hồi hộp trong sung sướng, vì lần đầu tiên được trông thấy bằng mắt, một cỗ xe trượt tuyết thật xinh đẹp, đậu trên tuyết với chín con tuần lộc. Ông già No-en – rõ ràng là ông già Nô-en – đang điều khiển chúng. Ông có bộ râu xồm xoàm trắng toát như tuyết, ông xem ra mập mạp, nhưng chân tay lại linh động và nhanh nhẹn như một chú bé khổng lồ. Ông cười hahahahahhha, bước ra khỏi xe và vuốt ve những con tuần lộc. Cứ tới con nào thì ông lại gọi tên con đó, và vổ về chúng như con, nào là Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Comet, Cupid, Donder, Blitzen rồi tới con Rudolph. những con tuần lộc đực thường rụng sừng vào mùa đông, trong khi những con cái thì không như vậy. Do đó, khả năng những con tuần lộc trong đoàn kéo xe của ông già Noel đều là những con cái, vì con nào cũng có sừng rất đẹp trong mùa đông. Nhiều người nghĩ ông già Noel được bắt nguồn từ các nước Bắc Âu gần vùng Bắc Cực lạnh giá. Thực tế thì ông già Noel chính là Thánh Nicolas. Một vị thánh giàu lòng nhân từ, bác ái, rất được yêu quý ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày xưa các văn sĩ miêu tả Thánh Nicolas bay trên không trung đi phát quà. Mãi tới năm 1823, không biết có phải Ông Già Noel đã quá già không, nên Chúa Giêsu Hài Đồng mới sắm cho ông chiếc xe tám con tuần lộc kéo và chở ông với các túi quà, để ông đỡ vất vả. Vì vậy chiếc xe và tám con tuần lộc mới xuất hiện trong chuyện thần thoại của nhà văn Clement Clarke Moore xuất bản và phát hành vào năm ấy.

Ông già Noel luôn mặc bộ đồ màu đỏ và bộ râu trắng. Đây là bộ lễ phục giám mục của thánh Nicolas ở thế kỷ 4. Các bạn có biết không, từ ban đầu chỉ có tám con tuần lộc, xếp thành 2 hàng. Vào một đêm Giáng sinh nọ, ông già Noel gặp khó khăn trong việc tặng quà cho các em nhỏ vì bầu trời giá rét đầy sương mù. Chúa Hài Nhi thấy vậy mới tặng thêm cho đoàn xe phát quà con tuần lộc thứ chín, nhưng lại là con đầu đàn, vì Rudolph – Tên chị tuần lộc thứ chín – có chiếc mũi đỏ phát sáng. Vậy là ông già Noel cho Rudolph dẫn đầu đoàn xe kéo của mình. Chính nhờ chiếc mũi đỏ phát sáng của chị tuần lộc đã giúp ông hoàn thành nhiệm vụ đêm Noel. Từ đó có 9 con tuần lộc. Tất nhiên theo truyền thuyết chúng bay được vì chúng là những con tuần lộc của ông già No-en.

Đột nhiên, trước mắt Lan, toàn bộ phái đoàn phát quà của ông già No-en, bỗng dưng thu nhỏ lại, rồi bay lên nóc nhà. Lan vội vàng chạy vào phòng đánh thức anh dậy. Cô bé nói nhỏ vào tai anh mình như sợ ông già No-en biết chúng nó còn thức, thì lại đi qua nhà khác, vì cả ba lẫn mẹ đều bảo “Hễ chúng con không đi ngủ sớm, thì ông già No-en nghĩ là chúng con không ngoan, nên ngài sẽ bỏ qua, mà để dành quà lại tới năm sau!” Tuấn lắng tai nghe em kể, lúc đầu xe và đoàn tùy tùng của ông đậu ngay trong sân nhà mình, to lớn lắm, nhưng khi bay lên ống khói trên mái thì tất cả đều nhỏ lại trông lạ và xinh lắm! Tuấn bảo với em là không thể tin được! thì ngay lúc đó hai đứa vội bụm miệng và im lặng lắng tai nghe có nhiều tiếng động chỗ lò sưởi. Lan bảo anh, gía có ngọn đèn nhỏ thế nào chúng mình cũng nhìn thấy ông già No-en từ ống khói chui ra và để quà vào mấy đôi vớ của anh với em. Tiếc quá! Một lát sau khoảng chừng thời gian ăn xong một tấm bánh đêm Giáng Sinh, thì các em nghe như có người chui qua ống máng, leo trở lên mái nhà, rồi có tiếng những cái lúc lắc ở cổ bầy tuần lộc kêu leng keng, thánh thót như một bản nhạc Giáng Sinh, chúng nó từng nghe trong giáo đường. Tuấn và Lan bấm nhau chạy lẹ, mở cửa ra sân. Ông Già Nô-en như biết trước, quay xuống nhìn hai đứa trẻ vẫy tay chào. Một giọng cười Hô-hô-hô hô … vang lên cách ấm áp giửa đêm khuya tuyết lạnh. Hai đứa trẻ la lên “Chúng cháu rất yêu Ông Già Nô-en ơi! Chào Ông nha!” và cùng giơ tay vẫy chào. Cỗ xe chín con tuần lộc mang Ông Già Nô en bay lên nhấp nhô như đi trên sóng … rồi nhỏ dần … nhỏ dần … Tuấn khoác vai em gái đi vô nhà, nó vừa đi vừa nói: “Em biết không, ba mẹ biểu Ông Già No-en là biểu tượng của một con người với lòng tin yêu Chúa, thực hiện theo lời Chúa dạy, là cứ mang lại cho người khác hạnh phúc và bình an, thì đó là niềm hạnh phúc và bình an của chính mình” ./.

(Kết thúc bằng một bản nhạc Ông Già Nô-en)