(Tiếp theo số 117 vẫn Ngày 06.6.2005)

Buồn & Vui

– Cách đây một hai năm, lúc đứa em tội lỗi bị tai biến mạch máu não, tưởng chết, khi đó tôi chẳng những buồn, mà còn lo lắng cho phần rỗi của em ấy nữa. Tội lỗi của em ấy thì gia đình ai cũng biết, chẳng phải xét đoán, vì là chuyện hôn nhân bê bối hàng nhiều năm. Bây giờ cũng còn buồn, vì Chúa cho chú ấy trở về (Tôi dùng chữ “trở về” là của chú ấy kể lại, vì hơn ai hết, chú ấy bị nằm bất tỉnh suốt hai tháng trời trong bệnh viện. Lần đầu tiên tôi về VN thăm đại gia đình vào mùa Thu năm 2004, chú ấy kể cho nghe: “Trong thời gian nằm bất tỉnh, có một hôm, em nghe thấy rõ ràng có tiếng nói ‘Thức ơi! Mày chết rồi! Em mới xin với Chúa cho em trở về để em thu xếp chuyện gia đình. Chắc Chúa nghe lời em, mà cho em sống”. Thế mà năm ngoái, tôi đã về khuyên hết lời mà vẫn chưa chịu làm hòa với Chúa, mà thay đổi nếp sống! Có lẽ đây mới là chuyện buồn nhất … đó cô!

– Cháu hiến cho chú một kế hoạch ba bước phải làm là chú sẽ quên nỗi buồn. Chú có muốn vui không?

– (Tôi mỉm cười): Cô cứ nói đi!

– Thứ nhất là chú hãy cầu nguyện với Chúa, Đức Mẹ, nhờ các Thánh. Hai là mình cứ phải quên đi bằng cách đi đọc kinh cho mọi gia đình. Ba là tìm việc làm, cháu ví dụ chú để hết tâm ý vào việc soạn một cuốn sách chẳng hạn.

  1. A- Chú Nicholas Thúc Trường Linh đã được Chúa cho vui.

– (B. Quý): À … lại nói tới buồn, mẹ hỏi này: Con Hợp nó cứ chế riễu mình là cầu cơ gọi ma đói. Con nghe, con có giận không? Con Giang thì nó bảo con là “hồn ma lang thang”. Con có buồn không?

– Con nghĩ họ chẳng hiểu việc Chúa làm! Thậm chí là Chúa cho ai ở đâu và làm gì. Còn con Hợp thì sợ con, nhưng lại làm bộ làm ra vẻ! để khi nào tiện, con hù cho sợ chơi! Mẹ bảo nó hãy lưu ý!

– (Vẫn cô Thủy): Chú có hỏi cháu gì không ạ?

– Trước hết, tôi cám ơn cô Thủy đã góp ý cho tôi ba việc làm … cho đỡ buồn!

(Riêng về việc cầu nguyện với Chúa, Đức Mẹ mà cô gợi ý, làm tôi lại liên tưởng tới câu chuyện Thánh Mô-ni-ca – Người mẹ gương mẫu của mọi gia đình Công giáo – Chuyện kể: Bà rất buồn về người con trai của bà là Au-gut-ti-nô (Augustino)mặc dù cậu học rất giỏi, nhưng lại đi theo bè rối và chống lại đạo Chúa. Bà đã bao phen khuyên bảo con, nhưng càng nói, thì càng chỉ như nước đổ lá khoai, nên Bà rất buồn, rất đau khổ! Một hôm bà kể lại nỗi buồn của bà trong Tòa Giải tội với Thánh Am-brô-si-ô Giám mục, Ngài khuyên bà rằng từ nay đừng có phải mất giờ khuyên bảo con bà nữa. Mỗi khi buồn về nó, bà hãy nói chuyện với Chúa. Bà kể chuyện về nó cho Chúa nghe, rồi phó thác nó cho Chúa! Bà hãy đặt hết niềm tin vào Chúa, và để Chúa làm! Thánh Mônica đã vâng lời Giám mục Ambrôsiô (sau Ngài được GH phong là Thánh Ambrosio GM. Tiến sĩ Hội Thánh). Còn bà Thánh Monica thì cứ kể chuyện con mình cho Chúa nghe, và chẳng bao lâu, Chúa đã làm cho Augustino không chỉ quay về với giáo hội, mà còn trở nên vị Thánh Giám mục Tiến sĩ).

Tôi cũng còn một chuyện buồn nữa là trong tâm trí tôi, lúc nào cũng cứ băn khoăn về việc không biết đến bao giờ thì em Nicholas Thúc Trường Linh của tôi được về bên Chúa và Đức Mẹ. Nhưng thôi! Mình không nói chuyện buồn nữa! Tôi sẽ thực hiện ba điều cô nói … Bây giờ mình nói chuyện vui. Nhân tiện tôi xin hỏi cô: trong Thế giới Tâm linh các linh hồn mỗi lần gặp nhau có chào hỏi nhau như cô với chúng tôi không? Nếu có, thì chào hỏi nhau như thế nào?

– Chú vừa trả lời giùm cháu rồi! Nghĩa là có chào hỏi. Song không phải là bắt tay, hay gật đầu. Các linh hồn làm một dấu hiệu … cháu khó giải thích, vì chú đâu có nhìn thấy cái dấu hiệu cháu vừa làm! Nhưng cháu có thể ví như thế này, hy vọng chú hiểu. Chú thấy gió làm cho một đóa hoa, hay chiếc lá rung động. Cái rung động của hoa, hay lá chú đâu có cảm được, và chú biết là có gió, nhưng chú đâu có thấy gió … phải vậy không? Cái dấu hiệu mà họ chào nhau nó cũng giống vậy! Tuy nhiên, để mà nói, thì cháu cũng có thể nói được! Bây giờ chú nghĩ đi … Trên cõi đời này, thực ra ta thiếu là thiếu gì?  Ví như chú đã có cha, mẹ, vợ, con, anh chị em, rồi tiền, xe hơi, nhà ở … người ta còn thiếu cái gì? Chú nghĩ xem có phải VUI là điều quan trọng nhất không? Bởi thế cháu thường chúc chú VUI. Cháu hiện giờ là linh hồn … đúng không? Sau này chú thuần túy là một LH cháu cũng sẽ chào chú như vậy!

– Cô cắt nghĩa hay quá! Tôi hiểu rồi! Thế còn mỗi khi các LH chúc nhau thì chúc gì? Cô đừng có nói chữ VUI nữa … nha!

– Không! Vì ai cũng đã được vui rồi! cần gì phải chúc nữa! Chú biết tụi cháu chúc nhau gì nào?

– Không đoán được!

– Công việc Chúa cho làm!

– Ồ … lala!

– Hồi nãy chú nói chú buồn về trưòng hợp chú Trường Linh, thì tiện đây cháu cũng cho chú hay để chú được vui, là chú Nicholas Thúc Trường Linh đã được Chúa cho vui, đấy là kết quả của sự ăn năn, hối hận vì mình đã lãng quên người thân của mình, rồi lại phát xuất từ tình thương yêu thật lòng mà cầu xin, thì Chúa xét mau lắm! Hôm nay cháu cũng cho chú biết là khi một linh hồn được vui thì hay muốn hỏi là có phiền chú với cô không, nếu không thì cho xin ân huệ thêm, bằng mọi cách?

– Nghĩa là sao?

– Các LH khi đã được vui, nhưng nếu chưa được Chúa cho công tác, nghĩa là ai cũng mong được Chúa cho làm việc cho Chúa, như cháu cũng vừa nói hồi nãy!

– Vâng, chúng tôi sẽ làm hết sức mình cho chú ấy!

B- Vợ anh Dũng & bạn chị Hợp cũng đã được Chúa xét

– con cũng cho mẹ biết để báo tin cho anh Dũng hay để anh ấy mừng, là vợ (cũ) anh ấy – bà Hoài – cũng đã được Chúa xét, chỉ không được như chú Trường Linh, nhưng chị ấy cũng đã vui lắm! Còn bạn của chị Hợp là cô Thanh thì hơi kém hơn! Vì Chúa còn buồn! Song đã không còn phải là điều hết thuốc chữa!

  1. Tội nghiệp cho các Thai nhi, các em bé bị cha mẹ bỏ. Như vậy, chắc gì các em (dù chưa làm gì nên tội) mà được vào Thiên Đàng ngay đâu!

** Chuyện liên quan với việc dâng lễ cầu cho các LH.

– (T): Trong thời gian vừa qua, cô vắng mặt vì đi làm một công việc Chúa bảo. Cô có thể chia sẻ công việc mới đây của cô cho mọi người trong nhà được không? Công việc ấy vui hay buồn thế nào?

– Cháu đi tìm các em bé bị bỏ! Cháu thương lắm! Cháu cứ nghĩ tại sao con người lại kém hiểu biết, mà làm điều tội lỗi ghê khiếp như thế!  … Cháu buồn! Cháu buồn lắm!

– Cám ơn cô đã chia sẻ! Tôi xin hỏi một việc cũng liên quan tới các linh hồn.

– Chú cứ hỏi!

– Trong việc dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn hàng ngày, nếu như trong Thánh lễ mình có ý chỉ cho nhiều linh hồn, rồi cũng có những ngày mình đặc biệt chỉ cho một linh hồn. Nếu đem so sánh hai cách: Một là ngày nào cũng chỉ cho các linh hồn mình muốn cầu. Hai là cứ mỗi ngày chỉ cho một LH, và cứ thế tiếp tục cho đến hết danh sách, xong sẽ lại bắt lại từ đầu. Xin hỏi cách nào hiệu quả nhất cho các LH?

– Thật sự câu hỏi khó trả lời! Vấn đề không phải là Chúa không cho nói. Chú biết không, khó cho cháu là Chúa thì rất công bằng, nếu ta cầu cho mọi người, hay một người, cũng không có gì là sai cả! Điều mà cháu khó nói là nếu như cháu bảo nên cầu cho mỗi người một Thánh lễ, thì cháu bị xét là mất lẽ công bằng đối với những LH khác. Cháu thí dụ: Chú cho vợ em Phụng 100, mà cho em của Phụng 120, thì người được 120 có phải là hơn người được 100 không ạ? Chú có hiểu không?

– Tôi hiểu! Vì không phải Thánh lễ nào mình dâng cũng có mức độ sốt sáng như nhau.

– Đó là chưa kể kẻ được trước, người có sau! Cháu thí dụ như danh sách của chú dài tới vài trăm, có nghĩa là sẽ có tình trạng người đầu sông, kẻ cuối gió.

– (tôi mỉm cười): Cô ví hay! kẻ cuối gió có khi vì lý do gì đó bị mình quên thế là bay đi đâu mất tiêu! Hihi …

– Đúng! Thí dụ như có biến cố nào đó, hay đau bịnh nặng, người ta bị cuốn hút vào biến cố, hoặc cơn bịnh làm họ mất đi sự chú ý vào các việc hàng ngày!

(Ngoại cảnh trong lúc nói chuyện, mặc dù bà Quý vẫn đặt trọng tâm vào bàn cơ, tôi chú tâm vào hai việc: đặt câu hỏi, lắng nghe và còn phải ghi chép cuộc đối thoại, nhưng cô Thủy thì lại quan sát được hết mọi sự. Trong lúc này, cô thấy Phụng ãm con đi pha thuốc, nên cô tiện miệng hỏi):

– Phụng! Em có sợ cháu bệnh nặng không?

– Cũng sợ chứ, nhưng cháu đỡ rồi chị!

– Em sai ở điểm hai vợ chồng không học … mà cứ muốn làm bác sĩ!

– Nhũng bệnh thông thường của con nít thì tụi em biết chứ! Cần gì phải đi bác sĩ!

– Chú có vui không?

– Vui chứ!

– Cháu có thành người nói nhiều không ạ?

– Không đâu cô! đều là những điều hữu ích hết mà! Vả lại thời gian làm mình cảm thấy lâu là vì tôi viết, chứ đã có mấy vấn đề đâu cô?

– Cháu cho biết, chú sắp có một ngày vui, một ngày phải nói nhiều song chưa tới!

– Không biết như vậy có hẳn là vui không?

– (Bà Quý): Trong gia đình, vợ chồng Giang, Phụng, hay các cặp (đôi) ở VN … Có gì cần nói không Thủy?

– Cho mẹ vui, tất cả đều bình an! Còn bố sắp được tha phép! Vui!

  1. Rượu Mới trong Nước Trời là rượu gì?

– (Tâm): Đọc Tin Mừng, hai Thánh Matthêu và Marco chép giống nhau ở đoạn: sau khi Chúa Giêsu đọc lời truyền, khiến bánh thành Mình Thánh Chúa, rượu thành Máu Thánh Chúa, Chúa còn tiếp: “Thày bảo cho anh em biết, từ nay Thày không còn uống thứ sản phẩm này của cây nho nữa cho đến ngày ấy, ngày Thày được cùng anh em uống thứ rượu mới trong nước của Cha Thày (Mt 26, 27-29) hay (Mc 14, 24-25). Tôi xin hỏi: Rượu Mới mà Chúa nói là rượu gì?

– (Thủy): Cháu phải đi hỏi Đức mẹ (…….) Con cho mẹ biết, chú hỏi con, con đã thưa với Đức Mẹ, Bà nói “Khi các con còn ở chỗ tạm là cõi hồng trần, thì các con cần phải ăn Bánh Thánh và uống Rượu Thánh là vì như Chúa nói: “Ai ăn Thịt và uống Máu Ta, thì Ta sẽ ở trong người ấy”. Nhưng khi các con đã trở nên thánh thiện, đã được ở luôn bên Chúa, thì các con không còn phải uống Rượu Thánh như Chúa dạy trước khi Người về Trời nữa! Khi ấy các con được Chúa cho ngồi cùng bàn với Người trong cùng một bàn tiệc trên Thiên Quốc”. Đức Mẹ chỉ nói thế chắc chú hiểu chứ? Còn cháu cho biết thêm là chắc chắn thức ăn, và thức uống khi ấy Chúa cho phải rất là đặc biệt! và chú cũng không phải uống theo nghĩa của chữ “uống” lúc này chú dùng, hoặc chú hiểu! Chú ráng nghĩ, và thử cảm nghiệm theo óc tưởng tượng xem sao? Cháu chỉ nói xa xa, nhưng tin là chú hiểu!

  1. Lo xa:

– (Bà Quý): Mẹ chạy cơ, nhưng sau này mẹ mất đi, thì ai kế thừa để mà về báo cho biết những việc phải cầu nguyện ra sao? Lỡ mẹ tội lỗi nhiều, phải ở lâu trong chỗ khổ, và tối lại muốn nhắc nhở người sống quan tâm tới mình, thì lúc đó nếu con không giúp cho ai như Phụng, Hợp, hay chú Tâm … thì làm sao mọi người biết mà cầu nguyện nhiều cho mình?

– Con chỉ biết rằng những ngày này Chúa cho con về để đem những điều hay cho gia đình, mà xưa giờ Chúa biết là không có lo làm điều cho Chúa vui, thì mẹ và gia đình hãy biết là lo cám ơn Lòng Chúa Thương Xót cách riêng, rồi ghi nhớ những điều Chúa và Đức Mẹ dạy bảo mà đem ra thực hành. Mọi người còn cần biết nhiều hơn nữa là phải lo học hỏi Lời Chúa trong Tin Mừng, để thực thi những điều Chúa dạy trong đó! Chứ việc con về chỉ là phụ. Xem như được tới đâu hay tới đó, không phải là chính! Còn sau này phải tùy thuộc ý Chúa. Hễ Chúa cho ai, thì con sẽ giúp ngay!

  1. Nhân dịp Năm Thánh Thể Cần đặt lại vài câu hỏi quan trọng về Nhiệm Tích này.

– (Tâm): Năm nay tính từ tháng 10/2004 đến hết tháng 10/2005 được mang tên là năm Thánh thể do Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II công bố. Nhân dịp này, tôi xin đặt vài câu hỏi về Thánh Thể với một người của Thế giới Tâm linh, chứ thật ra trong thế giới hôm nay không thiếu sách vở viết về Thánh Thể. Kể cả hàng trăm phép lạ về Thánh Thể đã được công nhận, mà nổi tiếng nhất là Phép lạ Thánh Thể ở Lanciano (Miền Nam nước Ý). Sở dĩ vấn đề được có cơ hội đặt lại là để sau này con cháu luôn biết tôn kính Nhiệm Tích Thánh Thể, và phải đặt Bí Tích này lên hàng đầu trong tâm hồn mình. Vậy xin cô nói cho biết:

  1. a) Tính xác thực.

  2. b) Ơn ích của Bí Tích Thánh Thể?

  3. c) Việc Chúa đau lòng thế nào đối với những người xem thường Mình Thánh Chúa, mỗi khi rước lễ?

– (Cô Thủy): Chú chờ để cháu đi hỏi Đức Mẹ (…) Đức Mẹ bảo:

  1. a) Một khi Chúa đã nói, hay làm gì, thì không có sai! Khi Chúa đã bảo: “Đây chính thực Mình Máu Chúa”, thì ta phải tin!

  2. b) Về ơn ích như chú hỏi, thì Đức Mẹ hỏi lại chú: “Khi người ta đói nếu như trước mắt lại thấy có đồ ăn ngon, người ta có thể nhịn bớt không?” Bây giờ là ý của cháu được Đức Mẹ cho phép: Chú nghĩ xem xin thì lúc nào ta cũng muốn xin, nhưng rồi vì ta yếu đuối, có lúc biết là làm Chúa buồn, xong ta cứ phải xin nhiều, còn lúc mà Chúa thích lắng nghe ta nhất, chính là lúc ta vừa rước Chúa vào lòng. Thiếu ơn Chúa ta sẽ không có sức đi hết con đường mình phải đi. Vậy nếu chú có xin suốt đời, thì ơn ích Chúa ban chẳng khi nào hết, còn mình thì chẳng bao giờ thấy đủ! Chúa còn bảo ta cứ ăn thì con sẽ được vui! Cháu lại thí dụ thực tế: Ngay như các cha cho dù các ngài có hãm mình tuyệt đối, thì các ngài cũng vẫn cứ phải ăn Bánh Thánh mỗi ngày! Cả khi chẳng may Bánh bị rớt xuống đất. Còn các Thánh thì nói càng biết mình yếu hèn, thì càng cần ơn Chúa, mà không gì bằng cầu với Chúa Giêsu Thánh Thể, bởi vậy Chúa mới lập Bí Tích Thánh Thể, vì loài người và cho loài người chúng ta.

  3. c) Cháu nói là Chúa thương ta, Chúa tha hết, song điều Chúa buồn nhất là ta không có lòng kính sợ Ngài. Đó là khi ta có tội mà còn dám lên rước lễ! Chú biết không, Chúa là Đấng Thánh Rất Thánh, nên điều mà Ngài gớm ghiếc nhất, ghét nhất chính là tội, vậy mà vì Chúa ban cho ta sự tự do, ta lại đi bắt Chúa và giam hãm Chúa vào trong linh hồn tội lỗi, thối tha của lòng mình, thì Chúa sẽ giận biết là chừng nào!