Thánh Lễ Truyền Thống – Thánh Lễ Mới
Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôxê:
“Hãy coi chừng chớ để ai gài bẫy anh em bằng mồi triết lý, và những tư tưởng giả dối rỗng tuếch theo truyền thống người phàm, và theo những yếu tố của vũ trụ chứ không theo Đức Ki-tô” (Cl 2,8).
996. Người đứng đầu Uỷ ban biên soạn Sách Lễ Mới và sách nghi thức các Bí tích, là một thành viên Tam Điểm, và Uỷ Ban này có sự tham gia của sáu tiến sĩ mục sư Tin Lành.
Trong TGTL#198 số 995, Chúng tôi đã trình bày sự khác biệt giữa Thánh Lễ Truyền Thống (TLTT) với Thánh Lễ Mới (TLM) qua các điểm:
A) TLTT có từ thời các Thánh Tông Đồ, đến các Giáo Phụ và qua các thế kỷ, rồi được ĐGH. Pio V hệ thống hóa và đúc kết thành bộ sách lễ, ban hành năm 1570.
B) Sách Lễ Mới (SLM) của Th.Lễ Mới (TLM) là kết quả của cuộc cách mạng phụng vụ do CĐ. Vatican II; Ngay sau khi CĐ bế mạc, Giáo Hoàng Phao-lô VI đã thiết lập một Uỷ Ban chuyên trách cho việc biên soạn SLM và sách nghi thức các Bí tích. Người đứng đầu Uỷ Ban soạn thảo SLM là Tổng Giám Mục Annibale Bugnini. Tuy nhiên Bugnini bị cáo buộc là thành viên Tam Điểm(1) thứ thật (freemason), đã khai tâm vào Tam Điểm ngày 23/4/1963; Và một Uỷ Ban soạn thảo SLM có sự tham gia của 6 mục sư Tin Lành(2) ! Mục đích của việc soạn thảo SLM theo Jean Guitton(3) (một người bạn thân của GH. Phaolô VI) cho biết: “Ý muốn của giáo hoàng Phaolô VI đối với việc soạn thảo SLM là để cải cách Phụng Vụ Công Giáo sao cho giống với phụng vụ Tin Lành (số 995 trong TGTL#198 đã nói).
* Cũng nhân cơ hội này, chúng tôi xin được nhắc lại CĐ. Vat. II được GH. Gioan XXIII chính thức khai mạc ngày 11/10/1962. và bế mạc ngày 8/12/1965 dưới triều đại của GH. Phaolô VI. Sau hơn 3 năm CĐ. Vat. II thông qua 16 văn kiện gồm có 4 Hiến chế: {Một là về Phụng vụ thánh (Sacrosanctum Concilium) – Hai là về Giáo hội (Lumen Gentium) – Ba là về Mạc Khải (Dei Verbum) – và Bốn là về Giáo hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et Spes)}; 9 Sắc lệnh: {về Truyền thông xã hội (Inter Mirifica) – về Các Giáo hội Ðông phương (Orientalium Ecclesiarum) – về Hiệp nhất (Unitatis Redintegratio) – về nhiệm vụ mục vụ của Giám mục (Christus Dominus) – về Canh tân thích nghi đời sống Dòng tu (Perfectae Caritatis) – về việc đào tạo linh mục (Optatam Totius) – về Tông đồ Giáo dân (Apostolicam Actuositatem) – về Hoạt động truyền giáo (Ad Gentes) – về Ðời sống linh mục (Presbyterorum Ordinis)} và 3 Tuyên ngôn: {về Giáo dục Kitô giáo (Gravissimum Educationis) – về những liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Nostra Aetate) và về Tự do tôn giáo (Dignitatis Humanae)}
* Đây là một công đồng có số tham dự viên đông đảo nhất từ trước tới giờ, với tổng số khoảng 2860 người, gồm 85 Hồng Y, 8 Thượng Phụ, 533 Tổng Giám mục, 2131 Giám Mục, 26 Viện Phụ, và 68 Bề Trên Tổng Quyền các Dòng Nam, họ đến từ 116 quốc gia. Trước Vatican II, việc bàn thảo tại công đồng tuyệt đối là công việc của các nghị phụ tham dự trực tiếp trong đó. Nay mọi thứ khác hẳn, chỉ ngay trong ngày khai mạc Công Đồng, đã có khoảng 1000 thẻ báo chí được cấp cho các ký giả.
Trong số kế tiếp (997), chúng ta sẽ tham khảo thêm một số điểm cần thiết chung quanh sự khác biệt giữa Th.Lễ Truyền Thống (TLTT) với Th.Lễ Mới (TLM), tuy nhiên chúng tôi đã có thưa trước trong TGTL#198 mọi sự khảo sát ở đây chỉ là khái quát.
—————
Chú Thích:
(1). Hồng Y. TGM. Annibale Bugnini thành viên Tam Điểm: nguồn, x. đọc trong:
https://gloria.tv/post/D4Jhom3zcZ6M4M6d2nvugMmjy hoặc sách: Đây là Đức Tin của Lm. Phạm Đức Hậu.
(2). Sáu mục sư Tin Lành trong Uỷ Ban soạn thảo Sách Lễ Mới, mà lại là Sách Lễ của Giáo Hội Công Giáo. Chúng ta không lạ, vì CĐ. Vat. II là Công đồng thứ 21 của Hội Thánh Công Giáo, mà CĐ này khác hẳn 20 CĐ trước kia là đã có sự hiện diện của 182 người không Công Giáo. Họ là đại diện cho các tôn giáo; Đại diện của các giáo phái lạc giáo, ly giáo, trong đó có Tin Lành, là những giáo phái trước kia từng bị GH.CG rút phép thông công; và cả vô thần nữa củng được mời tham dự. Trong số các tôn giáo được mời, tất nhiên có cả Phật Giáo và Hồi Giáo. Chỉ riêng Tin Lành đã có trên dưới 40 vị Mục Sư đại diện cho các cộng đồng Tin Lành khác nhau. Những người ngoài Công Giáo này lại đuợc sắp xếp chỗ ngồi danh dự ngay bên dưới tượng thánh Longinus và gần với bàn của vị chủ toạ công đồng hơn cả các Hồng Y! Đây cũng là nguyên nhân trong mục đích CANH TÂN PHỤNG VỤ của CĐ. Vat. II, và như trên đã nói trong việc soạn thảo SLM cho Thánh Lễ Mới đã có mặt của sáu Mục sư Tin Lành, chưa kể người đứng đầu Ủy ban soạn thảo SLM là một thành viên Tam Điểm chính hiệu.
(3). Jean Guitton: Triết gia Jean Guitton, bạn thân của Ðức Phaolô VI tác giả tập sách có tựa đề “Dialogue avec Paul VI” (Ðối thoại với Ðức Phaolô VI), đã viết trong một nhật báo Pháp như sau: “Bên cạnh nhà ở của tôi ở Paris, có hai giáo xứ, nhưng tôi không thấy linh mục nào cử hành thánh lễ giống nhau, mỗi vị mỗi cách”. Với lời này, Giáo sư Jean Guitton than phiền về những lạm dụng trong việc cử hành thánh lễ, ai nấy tự do, không theo luật lệ nào của Tòa Thánh. (nguồn: theo Radio Veritas Asia – Philippines – nhân ngày kỷ niệm 23 năm Đức cố giáo hoàng Phaolô VI). Quí thính giả cũng có thể vô trang Web của chúng tôi: tgtl.online trong “Bài Đọc Thêm” có đầy đủ hình ảnh minh họa.
997. Ý Nghĩa và sự khác biệt của Thánh Lễ Truyền Thống với Thánh Lễ Mới
Nói về sự khác biệt giữa Th.Lễ Truyền Thống (TLTT) với Th.Lễ Mới (TLM), chúng tôi xin chỉ giới hạn vào hai vấn đề:
A- Chúng ta sẽ tìm hiểu một cách tổng quát về TLTT và TLM, vì đó là một phần kết quả của cuộc Cách Mạng Vatican II.
B- Tìm hiểu sơ qua về Giáo thuyết Cách Mạng Vatican II, vì từ cách mạng giáo thuyết mới dẫn tới công cuộc đại cải cách từ ngày đó cho tới những hậu quả đang diễn ra của ngày hôm nay trong Giáo Hội (Quí bạn sẽ gặp khi nào tới Bài Đọc Thêm về “Giáo thuyết cách mạng Vatican II”. Trong phạm vi bài này chúng ta hãy chỉ bàn về mục A mà thôi!).
——-o0o——-
A- Tổng quát về TLTT & TLM:
* Trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem Giáo Hội từng định nghĩa Thánh Lễ và hiểu Thánh Lễ như thế nào?
– Chúng ta biết Tin Lành luôn quan niệm lễ nghi không quan trọng, và phải thật đơn giản. Chỉ cần Tin, và chỉ có đức tin bạn mới được cứu rỗi, không phải lề luật, cũng không phải lễ nghi và cũng không phụ thuộc các hình thức ngoại tại. Đạo Công Giáo có bảy phép Bí Tích (Rửa tội, Thêm sức, Giải tội, Thánh thể, Sức dầu, Truyền chức, và Hôn phối), thì Tin Lành chỉ có hai là Phép Rửa tội (Bắp tem) và Phép Thánh Thể. Nhưng Phép Thánh Thể thì cũng không có một quan niệm nhất thống. Chẳng hạn, Martin Luther tuy không công nhận “thuyết biến thể” (Tức là từ bánh và rượu trở nên Mình Máu Chúa Kitô), nhưng ông vẫn cho Bánh và Rượu trong Thánh Lễ, hễ khi ta ăn và uống, là ăn thịt và uống máu Chúa Giêsu. Còn Ulrich Zwingli (Mục sư và là nhà thần học cải cách của Tin Lành) cho rằng Thánh Lễ chỉ đơn thuần kỷ niệm cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu. Bánh và rượu chỉ mang ý nghĩa thuần vật chất. Jean Calvin (Thần học gia, là nhà cải cách Tin Lành. thần học của ông hình thành trường phái gọi là Calvinism.) Ông này dung hòa hai quan điểm trên, nghĩa là bánh và rượu vừa mang ý nghĩa ngoại tại là vật chất, vừa có ý nghĩa thuộc linh, tức siêu nhiên. Nói chung các phái Tin Lành còn có những quan điểm khác nhau về Thánh Lễ, tuy nhiên đa số đều cho rằng Thánh Lễ chỉ có mục đích là kỷ niệm lại cuộc Tử nạn của Chúa Cứu Thế, qua đó nhắc nhở con người sống xứng đáng với ơn Cứu Độ của Thiên Chúa. bánh và rượu chỉ tượng trưng cho Mình Chúa và Máu Chúa.
Hoàn toàn không có sự biến thể như Đạo Công Giáo tin.
– Khác với Tin Lành, quan niệm của người Công Giáo: Thánh Lễ là cao điểm của Phụng vụ Kitô giáo, nơi đó cộng đoàn tín hữu hiệp nhất để Thờ Phượng và Tạ Ơn Thiên Chúa; Tuy Thánh Lễ là một cuộc tưởng niệm biến cố khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô, tái lập giao ước mà Con Thiên Chúa đã ký kết với nhân loại trên thập giá. Thánh Lễ đối với Giáo Hội Công Giáo còn là một Hy Tế Lễ, lặp lại cuộc Hiến Tế của Chúa Giêsu trên Núi Sọ. Trong Hy Tế Hiến Lễ này, Chúa Giêsu vừa là Thượng Tế, vừa là Chiên hiến tế (Lễ vật). Chúa tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, để cứu chuộc nhân loại, nên trong Thánh Lễ, Bí Tích Thánh Thể là chóp đỉnh của mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa.
Bởi vậy, ĐHY. FX. Nguyễn Văn Thuận viết: “Con muốn hỏi: ‘Cách gì đẹp lòng Chúa hơn cả?’. Câu trả lời là: – Hãy tham dự Thánh Lễ, vì không kinh nào, không tổ chức, nghi thức nào sánh bằng lời nguyện và hy lễ Chúa Giêsu trên Thánh giá”. (Đường Hy Vọng#349). Chính trong ý nghĩa thâm sâu đó, người Công Giáo hiểu được giá trị của THÁNH LỄ LÀ VÔ GIÁ – không gì có thể mua được! Vậy chúng ta tạm tóm lại hai điểm quan trọng:
a- Thánh Lễ là Hy Tế Lễ chính Con Thiên Chúa. Ngài vừa là Thượng Tế, vừa là Lễ Vật.
b- Thánh Lễ cũng là cao điểm của Phụng vụ Kitô Giáo, nơi đó cộng đoàn tín hữu hiệp nhất với nhau để thờ phượng và tạ ơn Thiên Chúa.
Khi đã ý thức Thánh Lễ là cao điểm của việc thờ phượng Thiên Chúa, thì từ nơi Thánh Lễ được diễn tiến, cho đến cung cách nghi thức, bao hàm cả những lời chúc tụng, nguyện cầu, cùng cử chỉ, đều phải mang lại cho chúng ta những thời gian cảm nghiệm về một sự trang nghiêm, sốt mến, cung kính và ngay cả sự huy hoàng rực rỡ nơi Đền Thánh, tức Chính Bàn Thờ Thiên Chúa. Chúng ta cứ xem trong thời Cựu Ước các thánh tổ phụ đã thờ phượng Thiên Chúa cách nào. Một vài điều tượng trưng sẽ cho chúng ta thấy.
998. Các ngươi phải kính trọng thánh điện của Ta. Không được hướng về các tà thần. Phải thánh mới được ăn của thánh, Không người ngoài nào được ăn của thánh.
* Ở thời đại được ghi chép trong Cựu Ước, người dân Israel giết con vật sống, lấy huyết làm của lễ dâng mà tế lễ, thờ phượng, để tạ ơn Thiên Chúa và được tha tội. Trong Sách Các Vua quyển thứ nhất kể: Vua Salomon đến Gabaon để dâng hy lễ, vì đây là nơi cao nhất, rộng nhất. Salomon dâng trên bàn thờ một ngàn lễ vật toàn thiêu, khiến Chúa động lòng. Ban đêm, Chúa hiện ra cùng Salomon trong giấc mộng và phán rằng: “Ngươi muốn gì thì hãy xin, Ta sẽ ban cho ngươi”.
– Ðáp lại việc Chúa cận kề: “Ông Môsê vội vàng phục xuống đất thờ lạy (Xh 34,8); ông Ghitôn trong sách Thủ Lãnh chép: “Ông sấp mình xuống” để thờ lậy Thiên Chúa (TL 7,15).
– Ðáp lại trải nghiệm về lòng Chúa xót thương: “ … Con cái Israel đã phủ phục mà thờ lạy” (Xh 4,29-31) v.v…
Về nghi thức chúng tôi cũng xin kể tượng trưng: Sách Lê-vi, Từ chương 1 tới chương 15 nói:
I- Nghi thức các lễ tế: Lễ toàn thiêu – Lễ phẩm – Hy lễ kỳ an – Lễ tạ tội.
II. Lễ tấn phong tư tế: Nghi thức thánh hiến (Xh 29,1-37) – Các tư tế nhậm chức – Tang chế của tư tế – lễ tiến dành cho tư tế – lễ tạ tội – Chương 16: Nghi thức Ngày xá tội. Chương 19: Chỉ thị về luân lý và phụng tự: Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh. Các ngươi phải giữ những ngày sa-bát và kính trọng thánh điện của Ta. Không được hướng về các tà thần, không được đúc tượng thần mà thờ. Phải thánh mới được ăn của thánh, Không người ngoài nào được ăn của thánh.
Chương 23: Nghi thức cử hành các lễ trong năm gồm: Ngày sabát – Lễ Vượt Qua và lễ Bánh Không Men (Ds 28,16-25) – Lễ Dâng lúa đầu mùa – Lễ Ngũ Tuần – Ngày đầu tháng bảy (Ds 29,1-6), Thiên Chúa phán với ông Mô-sê rằng: Tháng thứ bảy, ngày mồng một, đối với các ngươi sẽ là một ngày nghỉ, một ngày tưởng niệm và họp nhau để thờ phượng Ta – Ngày xá tội (Ds 29,7-11) mồng mười tháng bảy, các ngươi phải họp nhau để thờ phượng Ta, phải ăn chay hãm mình và tiến dâng một lễ hỏa tế lên Đức Chúa – Ngày mười lăm tháng bảy là lễ Lều kính Đức Chúa, trong vòng bảy ngày. Ngày đầu tiên, phải họp nhau để thờ phượng Ta. Đó là các đại lễ của Đức Chúa, là những ngày mà các ngươi phải triệu tập những cuộc họp để thờ phượng Ta, để tiến dâng lễ hỏa tế lên Đức Chúa là Thiên Chúa các ngươi v.v…
– Nói tới thời Cựu Ước, không thể không nói qua về Thành Thánh Giêrusalem. Từ thế kỷ thứ 10 trước CN, vua Đa-vít sau khi thống nhất được đất nước Do Thái, thì ngài lấy Giêrusalem làm trung tâm cũng là thủ đô của nước Do Thái. Ông muốn xây một thành Thánh để dâng kính Chúa và cũng là nơi để thờ phượng Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa đã cho ông nghỉ ngơi, vì cả cuộc đời ông là đời chinh chiến với các dân ngoại, nên Chúa đã dành việc xây dựng này cho người con của ông là Salomon. Trong vòng 7 năm, từ 1013 đến 1006 tr.CN vua Salomon đã xây xong một Đền Thánh nguy nga, lộng lẫy, bằng tất cả vàng bạc và các loại đá quí. Ngoài khu vực căn bản thường gọi là tiền đường, bên trong là gian cung thánh, nhưng là cung thánh ngoại vi, nơi được kể là thánh thiêng. Tuy nhiên, phía trong nơi cung thánh còn là nơi cực thánh, nơi đặt Hòm Bia Thiên Chúa (Trong đựng Mười Điều Răn chính ngón tay Thiên Chúa khắc trên bia đá). Nơi đây, không ai được đặt chân vào ngoại trừ các thượng tế, một năm một lần.
999. Nhà triết học Jean Guitton bạn Giáo hoàng Phaolô VI đã nói: “Mục đích của giáo hoàng đối với việc soạn thảo Sách Lễ Mới, là để cải cách Phụng Vụ Công Giáo sao cho giống với phụng vụ Tin Lành”.
* Thời Tân Ước – Đạo Công Giáo – Tuy các nghi thức lễ lạy hoàn toàn không giống như thời các Thánh Tổ Phụ thực hiện trong thời Cựu Ước, nhưng nhà thờ Công Giáo (CG) vẫn xây dựng qui mô và tốn kém, đa số kiến trúc theo lối cổ kính (nếu so với Tin Lành), bài trí công phu, vì trong niềm tin thì đây là nơi Chúa ngự cách linh thiêng. Trong Phúc Âm Chúa Giêsu đã nói: “Đây là nhà của Cha Ta”. Trong một năm, Giáo Hội Công Giáo cũng có nhiều lễ trọng, ngoài các ngày Chúa Nhật là lễ buộc, còn có lễ hàng ngày cho những ai có thể đến để dâng Lễ Tạ Ơn, làm các việc thờ phượng Thiên Chúa của mình. Giống như các Thánh Tổ Phụ thời Cựu Ước, trong nhà thờ Công Giáo, gian cung thánh cũng là nơi thánh thiêng chỉ dành vào việc Tế lễ và phụng thờ Thiên Chúa. Trong Cung thánh cũng có một nơi cực trọng, đó là Bàn Thờ Thiên Chúa ngự. Nơi đây có Nhà Tạm, còn hơn cả Hòm Bia, vì nơi đây có sự hiện hữu đích thực của Chúa Giêsu Thánh Thể – Con Một Thiên Chúa – Trọng điểm của sự khác biệt giữa nhà thờ CG với nhà thờ Tin Lành là đây.
Bởi thế Bàn Thờ Công Giáo trong các nhà thờ, chính là trung tâm điểm nơi có sự hiện diện của Thiên Chúa thật, bởi Ba Ngôi chỉ là Một. Cho nên Bàn Thờ bao giờ cũng được nâng cao, như Vua Salomon xưa đến Gabaon để dâng hy lễ, vì đó là nơi cao nhất, tượng trưng cho sự “lên núi thánh”. Bởi vậy, Bàn Thờ trong nhà thờ Công Giáo luôn được trang hoàng cách trịnh trọng, đượm vẻ uy nghi, linh thiêng và thần thánh. Bằng vào con mắt tâm linh, nơi Thiên Chúa ngự, đều có các Thiên Thần, các Thánh vây quanh thờ lậy. Trong niềm tin ấy, mỗi khi cử hành Thánh lễ thì từ chủ tế cho đến tất cả cộng đoàn tín hữu, mọi người hiệp nhất với nhau để thờ phượng và tạ ơn Thiên Chúa, đều phải nhất loạt cung kính hướng về chỉ một Thiên Chúa mà thôi, chứ không hướng về bất cứ nhân vật nào khác, dù là Linh mục, Giám mục hay Giáo hoàng. Nhưng đó là những cung cách và nghi thức lễ lạy trước CĐ. Vat. II. (xin vào trang Web “tgtl.online” để xem hình minh họa bàn thờ thời thánh lễ truyền thống, với nội thất nhà thờ Tin Lành.)
Cuộc cải cách phụng vụ sau Công Đồng Vat. II, vì muốn cho giống với nhà thờ Tin Lành hơn, người ta đã đơn giản hóa bàn thờ Thiên Chúa thành một bàn ăn hình chữ nhật, để Thánh Lễ đơn thuần chỉ còn là kỷ niệm bữa Tiệc Ly như người Tin Lành từng quan niệm. Rồi sẽ tới lúc bánh lễ được phát cho mọi người bất kể lương giáo, bạn đang mắc tội trọng hay không cũng rước lễ được hết(1)! Bạn đừng lấy làm lạ, mọi chuyện từ từ đang diễn ra ở các nước Tây phương trước. Đã gọi là đi làm “Đại Kết”, để gom các tôn giáo lại làm một, thì phải dần dần tiến tới các nghi lễ đại đồng. Hôm nay các đấng bậc đã có thể cầu nguyện chung giữa với Chúa và các thần ngoại đạo được – Dị giáo là đây! thì không lâu các thần ngoại giáo cũng sẽ được đặt lên bàn thờ Chúa. Không phải các ngài đã rước thần Pachamama (thần mẹ đất) trong khuôn viên Vatican, và cũng đã đặt biểu tượng “mẹ đất” lên bàn thờ rồi sao?
Quí thính giả từng nghe các SVTT/của Mẹ Maria đều đã biết: Tiên tri Danien đã nói trước rồi: “Nội một tuần, nó sẽ củng cố minh ước với số người đông đảo. Trong nửa tuần, nó bắt phải ngưng hy lễ và hiến lễ, nó đặt lên Bàn Thờ đồ ghê tởm khốc hại cho đến khi lệnh tiêu hủy đã được quyết định giáng xuống kẻ tàn phá.” (Đn 9, 27).
* Đạo Tin lành ra đời xét về mặt văn hoá, tư tưởng được thúc đẩy bằng phong trào Văn hóa phục hưng – chủ nghĩa nhân văn – một chủ nghĩa ở châu Âu thế kỷ XV, XVI. Với chủ trương đề cao con người, đề cao nhân tính. Lấy nhân quyền đổi lại việc đề cao thần tính, thần quyền, đề cao tự do cá nhân. Chủ nghĩa nhân văn đã tạo ra chiều kích mới về văn hoá, tư tưởng; Cách nhìn mới về con người và tôn giáo, làm nền tảng cho việc nảy nở và tiếp thu những tư tưởng cải cách tôn giáo. Thế nên, nhà thờ Tin Lành đơn giản chỉ treo một cây thánh giá làm biểu tượng. Một bục gỗ hay một chiếc bàn để vị Mục sư thuyết giảng …
* Thánh Lễ sau CĐ. Vat. II thiết kế gần giống vậy! Như đã nói, bàn thờ các cha làm lễ đơn giản chỉ là một chiếc bàn tiệc, và các ngài quay xuống giáo dân. Một gian Cung Thánh xưa kia đầy trang nghiêm và uy nghi đã biến thành như một sân khấu cho con người trình diễn thì đúng hơn. Chủ tế và các vị đồng tế, hay những người giúp lễ quay lưng lại Nhà Tạm. Thiên vị bị khuất lấp bởi nhân vị. Nhiều nhà thờ đã di rời Nhà Tạm trong có Chúa Giêsu Thánh Thể qua một bên để tiện làm sân khấu. Thiên Chúa không còn được người ta dành cho Ngài ở vị trí Trung Tâm Điểm của sự thờ phượng nữa. Hàng năm có nhiều dịp “sân khấu mới” của “Thánh Lễ Mới” này đã thành nơi cho con người trình diễn múa may quay cuồng. Cho dù là trình diễn thánh ca, cũng là mượn danh cha, để làm sáng danh con.
* Cha James Altman công bố: “trong suốt 50 năm qua, khi mà Giáo Hội Công Giáo bị thù địch xâm nhập, và rồi thì cứ thấy một bọn hề múa may làm trò xiếc trên Cung Thánh(2), bào mòn và phá hủy mọi điều chân thực trong Đức Tin của Giáo Hội”.
Vì con người đã suy tôn chủ nghĩa nhân văn, như đã nói. Nhân quyền đã thay thế thần quyền từ trong nghi lễ tế tự, đến việc thay thế các lề luật của Thiên Chúa, bằng luật đề cao nhân quyền ngoài xã hội. Đối với Thiên Chúa phá thai là tội giết người, thì luật nhân quyền đòi cho phá thai để bảo vệ sức khỏe phụ nữ. Luật hôn nhân gia đình của Thiên Chúa từ khi tạo thành con người là một nam, một nữ; thì hôm nay để chống lại Thiên Chúa, người ta đòi hỏi phải để cho con người được tự do, thậm chí là ban hành luật cùng giống cũng được lấy nhau. Đối với Thiên Chúa mục đích của hôn nhân là con người được cộng tác với Thiên Chúa vào việc truyền sinh, thì nay từ đạo tới đời người ta đề cao ái tình, nhưng lại mượn lý lẽ thần học “Thiên Chúa là tình yêu” để xóa bỏ mọi tội lỗi phát sinh từ sự đồi bại của tình yêu, mà bất phân tốt xấu hay thiện ác trong phương diện đạo đức và luân lý. Nam cải giống thành nữ và ngược lại, và còn nhiều chuyện nữa không thể nói hết một lần v.v…
—————
Chú Thích:
(1). Ai Rước Lễ cũng được hết: * Hồng y John Francis Dearden, TGM Detroit (đã qua đời). Ủng hộ cánh tả, thần học giải phóng, linh mục lấy vợ, phụ nữ làm linh mục, ngừa thai nhân tạo. Ông cho tự do rước lễ thoải mái. * Đọc trong các SVTT/ của Mẹ Maria chúng ta biết một số Giám mục Hoa Kỳ không ít đã tuyên bố cho các chính trị gia công khai ủng hộ phá thai được rước lễ…
* Hồng Y Blasé Cupich, TGM Chicago khét tiếng cổ vũ phong trào đồng tính luyến ái, ông mời gọi người ngoài Công giáo đi lễ lên rước lễ tự do. Ông bắt tay với cảnh sát chìm và thủ hạ dưới quyền, biệt giam các linh mục chính xứ nào dám có lập trường chống đồng tính luyến ái, chuyển giới, hoặc không ủng hộ việc chích vắc xin Covid-19, ông còn đề nghị cho những người đó vào viện tâm thần. Quả là Hồng y biến thành bạo chúa! Tháng 8/2021, nhân danh TGM Chicago, ông ra lệnh cho các linh mục bắt buộc cấm giáo dân tự phát đọc kinh cầu Thánh Tổng lãnh thiên thần Micae, hoặc Kinh Kính Mừng công khai sau phần kết lễ, viện lẽ các kinh nguyện ấy nằm ngoài khuôn khổ Phụng Vụ Thánh Lễ. Thời các ĐGH. Piô IX và Lê-ô XIII đã lệnh cho các nhà thờ đọc kinh cầu xin Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau Thánh Lễ, để xin Ngài giúp Giáo Hội trần thế chiến đấu chống lại Luciphe và bè lũ của nó, nhưng sau CĐ.Vat.II người ta đã bãi bỏ việc đọc lời nguyện này.
* Đức Cha Athanasius Schneider Giám Mục là Chủ Tịch Ủy Ban Phụng Vụ và là Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Công Giáo. Ngài nói: “Nhiều tín hữu rước Mình Thánh Chúa trong tình trạng mắc tội trọng. Đây là điều đang thịnh hành trong Giáo Hội – cách riêng trong thế giới Tây Phương”.
(2). Một bọn hề múa may làm trò xiếc trên Cung Thánh. Quí thính giả có thể vô trang Web “tgtl.online” của chúng tôi, trong “Bài Đọc Thêm” có đầy đủ hình ảnh minh họa về những sự trình diễn múa may quay cuồng, có thể nói là rất phạm Thánh.)
1.000 –Bộ Sách Lễ Truyền Thống do Đức Piô V ban hành, phản ánh cách trung thực nhất niềm tin của Giáo Hội về Thánh Lễ, được truyền lại từ thời các tông đồ, đến các giáo phụ và qua các thế kỷ.
1) Thánh Lễ Truyền Thống – Một cách đơn giản, Giáo Hội phân biệt TLTT hay còn gọi là TL Latinh, để chỉ Thánh Lễ được dâng theo bộ sách lễ đã được Đức Piô V hệ thống hóa, đúc kết và ban hành năm 1570. Bộ Lễ này phản ánh cách trung thực nhất niềm tin của Giáo Hội về Thánh Lễ, được truyền lại từ thời các tông đồ, đến các giáo phụ và qua các thế kỷ. Ngày 14/7/1570, Đức Pio V ban hành Tông Hiến Quo Primum – Từ Thuở Ban Đầu – chính thức giới thiệu TLTT cho toàn thể Giáo Hội. Tông Hiến có đoạn: “Tất cả mọi nơi hãy tuân giữ và áp dụng những gì Hội Thánh Rôma, Mẹ và Thầy dạy của các giáo hội đã truyền lại, và các thánh lễ không được cử hành theo một thể thức nào khác ngoài thể thức mà chúng tôi ấn hành đây. Mệnh lệnh này áp dụng từ nay trở đi và cho đến muôn đời, trong khắp các miền của thế giới Kitô, tất cả các thượng phụ, các nhà thờ chính toà, các nhà thờ giáo xứ và dòng tu, dòng hay triều, nam hay nữ, kể cả các dòng về quân đội, và kể các nhà thờ và nhà nguyện không rõ ràng thuộc về một đoàn thể nào trong đó các thánh lễ phải được hát lớn tiếng hay đọc thầm phù hợp với nghi lễ và tập tục của Giáo Hội Rôma. Tất cả các nhà thờ phải dùng Bộ Lễ này, kể các nơi được quyền miễn trừ dù là do đặc ân Tông Toà, tập tục hay đặc quyền, hoặc kể cả do cam kết hay xác nhận chính thức của Toà Thánh, hoặc kể cả do quyền hay năng quyền được bảo đảm bằng bất cứ cách nào khác …. Do vậy bất cứ ai dám thay đổi những phép tắc, chỉ thị, huấn lệnh, mệnh lệnh, điều luật, đặc ân, ân ban, tuyên ngôn, ý muốn, sắc lệnh, và ngăn cấm này của chúng tôi, hãy biết rằng kẻ đó phải hứng chịu cơn giận dữ của Thiên Chúa toàn năng, và của hai thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô.” (Quo Primum, ngày 14/7/1570) (Trích từ cuốn “Đây là Đức Tin” của Lm. Joseph Paul Phạm HYPERLINK “http://www.blogger.com/profile/11295832367139206594″Đức H HYPERLINK “http://www.blogger.com/profile/11295832367139206594″ậu).
2) Thánh Lễ Mới – Như triết gia Jean Guitton – một người bạn thân của GH. Phaolô VI – đã nói: “Ý muốn của giáo hoàng Phaolô VI đối với việc soạn thảo SLM là để cải cách Phụng Vụ Công Giáo sao cho giống với phụng vụ Tin Lành”. Để thực hiện cho được điều này Sách lễ mới cho TLM phải thay đổi bằng cách vừa loại bỏ, vừa sửa đổi rất nhiều. Nói một cách tóm gọn, Ủy Ban soạn thảo SLM đã loại bỏ hoàn toàn 760 lời nguyện trong tổng số 1182 lời nguyện trong sách lễ truyền thống (SLTT). Khoảng 36% số lời nguyện còn lại, quá một nửa bị sửa đổi. Chỉ còn khoảng 17% trong tổng số 1182 lời nguyện của TLTT còn được giữ lại trong SLM!
* Theo Lm. Phạm Đức Hậu thì, “… Tất cả các lời nguyện trong SLTT có nhắc đến các ý niệm sau đây đều bị loại bỏ: sự huỷ hoại của tội lỗi, mưu chước ma quỷ, sự xúc phạm nặng nề của tội lỗi, đường dẫn đến sự hư mất, sợ hãi trước cơn giận của Thiên Chúa, sự phẫn nộ của Thiên Chúa và sự trừng phạt của Người, gánh nặng sự dữ, những cám dỗ, những suy nghĩ đồi bại, những nguy hại cho linh hồn, những kẻ thù của linh hồn và thể xác, giờ chết, mất phúc thiên đàng, cái chết đời đời, án phạt đời đời, những đau khổ của lửa hoả ngục. Đặc biệt tập chú vào việc loại khỏi SLTT những gì đề cập đến việc từ bỏ thế gian, lời cầu nguyện cho kẻ đã khuất, đức tin chân thật và các lạc giáo, những liên hệ đến Giáo Hội chiến đấu, công nghiệp các thánh, phép lạ và hoả ngục. Tất cả những ý niệm trên đều không được đưa vào SLM. Bởi vì bên Anh, khi những người Tin Lành ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo vào khoảng thập niên 30 của thế kỷ 16, họ đã thay đổi thánh lễ cho phù hợp với đức tin lệch lạc của họ: bàn thờ (altar) được thay thế bằng bàn thông thường như bàn ăn (table), tiếng La-tinh được thay bằng tiếng Anh, các ảnh tượng bị đưa ra khỏi nhà thờ, Tin Mừng sau cùng – The Last Gospel (đọc khi kết thúc thánh lễ) và Kinh Cáo Mình – confiteor cũng bị loại khỏi thánh lễ, nhạc Bình Ca được thay bằng tân nhạc, thánh lễ được đọc lớn tiếng và chủ tế đối mặt với cộng đoàn. Luật rước lễ dưới một hình bị bãi bỏ và thay vào đó là rước lễ dưới hai hình (Bánh và Rượu). Cho mọi người Rước lễ bằng tay để khẳng định rằng bánh đó chỉ là bánh thường chứ không phải Mình Thánh Chúa, và cũng để khẳng định rằng linh mục, về bản chất, không có gì khác với giáo dân!
Như vậy, Tông Hiến Quo Primum dùng những lời rất trang nghiêm và mang tính bó buộc đối với Giáo Hội ở khắp mọi nơi và mọi thời, và cho đến muôn đời. Mọi nhà thờ và nhà nguyện trong toàn Giáo Hội Công Giáo, phải cử hành thánh lễ theo SLTT mà Đức Pio V đã đúc kết và ban hành. Kể từ đó, SLTT này được toàn thể Giáo Hội trung thành tuân giữ, không hề thêm thắt gì cho đến khi SLM của Vatican II ra đời năm 1969. (Còn Tiếp)
————-
Hình ảnh minh họa (ngay ở dưới cuối bài): Thánh Lễ Truyền Thống C.G. so sánh với sự đơn giản của nhà thờ Tin Lành, xin vô Website “tgtl.online” của chúng tôi.
Kính báo:
Sau bài này, các vấn đề liên quan tới Thánh Lễ Truyền Thống, Thánh Lễ Mới chúng tôi sẽ để vào phần: Bài Đọc Thêm, để trả lại chỗ cho các vấn đề trước đây còn đang diễn tiến.
Mời quí thính giả và các bạn trẻ đón nghe: Bài Đọc Thêm số (1) qua chủ đề:
Thánh Lễ Mới – Cuộc Cách Mạng Phụng Vụ Kỳ I
——-o0o——-
ACE trong Chương Trình TGTL trân trọng kính chào quí thính giả và các Bạn Trẻ.
Chúc quí vị & các Bạn một tuần lễ An Bình trong Thiên Chúa và Mẹ Maria.