THẾ GIỚI TÂM LINH SỐ 20 – Ngày 18-05-2025

BUỔI NÓI CHUYỆN TẠI TÂM LINH ĐÀN

Chiều ngày 24. 5. 2005 (Tiếp kỳ trước)

  1. Hai thế giới tuy xa mà gần.

– (Tâm): Hôm thứ Sáu vừa qua, sau buổi đọc kinh tối có sự tranh luận về ông Hạt Cát giữa chúng tôi và anh chị Dũng-Giang. Chắc cô Thủy đã nghe buổi tranh luận đó! Cảm nghĩ của cô về tối hôm đó thế nào?

(Ghi chú: Tôi có ý trình bày một sự kiện xảy ra đây, chỉ nhằm mục đích cho bạn đọc thấy, là giữa hai Thế giới Tâm linh, và Thế giới chúng ta đang sống, thật sự rất gần gũi, đến nỗi có thể ví như trong cùng một không gian, như sống trong cùng một căn nhà, mà bất cứ ta làm, hay nói gì, họ cũng biết, cũng nghe, chỉ là chúng ta bị thể xác như là một bức tường ngăn cách, khiến chúng ta không thấy, không nghe, không biết họ. Nhưng ngược lại họ biết chúng ta rất rõ! Cho nên đừng tưởng cha mẹ, người thân mình chết đi là “nghìn trùng cách biệt”. Không, rất gần gũi đấy! Tuy nhiên, họ không chỉ đứng đó mà ngó mình, họ vẫn có việc của họ. Đó mới là điểm chính tôi muốn trình bày cho bạn biết, còn chuyện tranh luận chỉ là chuyện nhỏ).

– (Th): Cháu nghĩ chú đúng! Anh Dũng bị nhồi nhét sai! chị Giang cháu là kẻ phản động! (tôi thực sự cũng không hiểu hai chữ “phản động” cô ấy dùng cho lắm! Nhưng như tôi đã nói là chuyện không đáng kể, nên cũng không đặt thành vấn đề).

– (T): Dẫu vậy theo ý tôi thì ta cần phải cầu nguyện, cho Giang cũng như Dũng, để đức tin của họ lớn lên và tấm lòng xét người, xét việc, cũng trở nên khoáng đạt, rộng rãi hơn!

– (Th): Cháu lại có lời khen chú, hôm trước chú chia sẻ về đức tin (trong buổi Hội của “Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh”) rất hay, song chú còn cần phải chia sẻ nhiều cho họ, nhất là các bà đức tin cứ đơn thuần là cầu xin sự gì mà được ngay – tỷ như về sức khỏe – chứ không màng đến trọng tâm của vấn đề là “Đức Tin cần phải có việc làm”. Chuyện có một bà kia – đây là cháu ví dụ – bà ấy tin vào Đức Mẹ vừa mới cho bà ấy khỏi bệnh thay mùa. Điều đó thì cũng tốt. Nhưng nếu bà ta chỉ vin vào điều đó để nói lên rằng đức tin của bà ta lớn, để nói chuyện hơn thua về tư tưởng với người khác, thì không được! Còn nếu bà ấy lại bịa ra để nói dối hầu chứng minh cái đúng của mình, thì lại càng lỗi nặng! Con nói như thế cũng có nghĩa là mẹ cũng phải cẩn thận, về những ý này, vì xem ra nó rất nhỏ, nhưng mà lại rất lỗi! Cứ nói tôi được ơn này, ơn kia, để rồi huyênh hoang tự cho mình có đức tin lớn là không đúng! Chú có còn hỏi gì không?

(Trong Tin Mừng Chúa đã từng nói: “chỉ cần có đức tin bằng hạt cải, thì đã có thể rời núi, hay khiến cây cổ thụ này xuống mọc ở dòng sông kia”. Cứ lấy đó mà suy thì biết đức tin của mình nhỏ như thế nào! cho nên không ai có thể tự hào về Đức Tin của mình được! kẻo chỉ làm Chúa buồn!)

  1. Sự Tương Thông tư tưởng

– (T): Tất cả những buổi chia sẻ của tôi, ngoài việc xin ơn Chúa Thánh Thần, Đức Mẹ, Tôi cũng thường có ý mời cô tham gia vào tư tưởng của tôi, không biết cô có biết điều đó không?

– (Th): Chú thì cần gì cháu giúp! Chỉ có khi nào chú ngại, nghĩa là ý thì đã định phát ra, nhưng miệng thì ngại nói. Những lúc ấy là có cháu ở ngay bên! Cháu cho chú biết: Khi chú nói mà còn phải đắn đo, đó là ngại! Song lại nói ngay những ý mà mình tính né tránh, là có cháu xúi!

(Tôi ghi lại nguyên văn người của thế giới tâm linh nói ra, để các bạn độc giả của tôi đọc rồi sẽ thấy sức mạnh của tâm linh cách thần kỳ).

– (T): Cám ơn cô, tôi đã không bị làm việc đơn độc! mà cô thì có sự Sáng của Chúa ban, cho nên cô biết nhiều lắm! Cái biết của người trần, chả là gì! Nên tôi vẫn muốn Đức Mẹ cho cô giúp tôi.

– (Th): Tuy biết nhiều, nhưng cháu cũng không được hoàn hảo như chú nói đâu! Hôm nọ cháu chẳng đoán sai ý nghĩ của chú và Hợp là gì! Cháu ví dụ cho vui, như phim tập gọi là “nội công có vấn đề”. Chú biết không, chỉ khi tiếp xúc với các LH trong thế giới tâm linh, mà được ơn Chúa, hoặc Đức Mẹ, hay Thánh Linh là bảo đảm chính xác thôi! Còn những khi nói, hay đoán về tư tưởng của những người trần, thì cũng có sai. Chẳng hạn như những lần Hợp em cháu, hay chị Giang hỏi theo cái kiểu cho có, hoặc là hỏi cho vui, hay hỏi chỉ để mà hỏi, chứ không cần thiết, thì cháu nói cũng không được chính xác lắm! Còn khi chú nghĩ tới cháu, mà nghĩ về một điều cần phải hỏi, thì lúc ấy TƯ TƯỞNG TƯƠNG THÔNG, nên cháu không sợ sai, mà người được cháu giúp như chú sẽ nói cách mạnh mẽ.

  1. Liên hệ tuổi tác, và tương quan gia đình trong thế giới Tâm Linh.

– (Tâm): Tôi muốn hỏi cô trường hợp ba tôi mất khi ông 75 tuổi, trong khi ông nội tôi mất lúc cụ mới chỉ ngoài 40, đó là sự thực. Trong TGTL nếu hai người đã được Chúa cho vui, như cô nói nơi đó cứ tạm gọi như là Vườn Địa Đàng. Lúc họ gặp lại nhau, hai LH này có thấy sự tương quan già trẻ, rất kỳ cục không?

– (Th): Cháu phải đi xin phép mới có thể trả lời chú! (Sinh hoạt lâu với cô, tôi biết câu hỏi chạm vô luật rồi, nên cô phải xin phép, mà mình thì phải chờ. Ít giây sau, cô Thủy trở lại:) Cháu được phép cho chú hay: Khi các LH đã được VUI thì đương nhiên là được gặp nhau. Song ở bên ấy, các LH không phân biệt lớn nhỏ (trẻ, già); mà chỉ có việc làm là khác biệt! Nhưng Chúa cũng soi sáng cho các LH biết họ là ai, người nào là cha, con. Tuy nhiên, cháu cũng phải nói để chú biết là nhiều trường hợp những người trong gia đình chết, nhưng không phải là được gặp nhau cả đâu! Ví dụ như cháu (chết trẻ) mà không được ơn soi sáng, thì cháu đâu có biết bố cháu để xin Chúa cho bố cháu được vui, vì bố cháu còn phải đền tội, song may là chưa phải xuống tầng dưới, vì còn được Chúa thương (tất nhiên Chúa có lý do của Chúa, nhớ rằng Chúa rất công bằng). Tuy là cháu xin cho bố cháu được Chúa cho vui, nhưng vẫn phải có người quản chế!

(chúng ta có thể hiểu được dễ dàng, rằng Chúa không có thiên vị như những trường hợp thế này, vì chúng ta đã được biết Chúa thiết lập một Hội Thánh Thông Công – Nghĩa là tuy trong nơi thanh luyện, các LH không còn làm được gì cho mình nữa, nhưng những người thân của các LH còn ở trần gian có thể giúp họ bằng lời cầu nguyện và các việc lành. Khi các LH ấy đã được Chúa cho vui, thì họ lại có thể bầu cử cho những người thân của họ, hay những người lúc trước họ chịu ơn, nhưng không mạnh bằng khi đã được vào Thiền Đàng. Vì cô đã được ở gần Chúa, Đức Mẹ, nên việc cô bầu cử cho bố mình tất nhiên là mạnh).

– (T): Trong Tin Mừng Chúa Giêsu đã nói: “Trên Thiên Đàng người ta không còn là vợ chồng với nhau nữa”. Vậy tình cảm vợ chồng trên đời, khi chết cũng đồng thời chấm dứt luôn hay sao?

– (Th): Trên Thiên Đàng, Chúa cho họ làm việc theo khả năng, còn họ sẽ không còn muốn ràng buộc theo trần gian gọi là “nghĩa vụ ở đời” như khi trước nữa! Nghĩa là chỉ xem nhau như bạn. Tất nhiên, nếu một trong hai người còn bị đền tội, người kia vẫn có thể bầu cử cho bạn mình trước mặt Thiên Chúa, như cháu giúp bố cháu vậy.

– (T): Trên Thiên Đàng các Linh hồn – bấy giờ phải gọi là các Thánh – rất đông. Ngoài tình yêu dành cho Chúa và Đức Mẹ, các thánh sống chung với nhau lâu dài, có nảy nở những tình cảm riêng biệt với nhau không? Tôi ví dụ Thánh Phan-xi-cô và Thánh Clara, khi ở trần gian họ là người tình của nhau, cùng về Thiên Đường họ đương mhiên yêu nhau hơn yêu các thánh khác chứ?

– (Th): Chú có nghĩ là khi về bên Chúa là chỗ đẹp vô cùng, hơn nữa các vị này còn phải làm việc nhiều nữa. Chuyện tình cảm yêu thương nhau là chung, ví như con một cha. Họ không còn lý do để mà nghĩ điều phân biệt! Chúa có cho chú nghĩ gì thì có, nhưng các thánh thì lại khác, các ngài đã chọn con đường tu trì là dứt bỏ ngay từ khi còn sống ở trần gian, mà cháu nghĩ là đức hy sinh, chẳng lẽ lên Thiên Đàng làm thánh rồi lại bỏ đức hy sinh đi sao? Chú nghĩ thế nào? (Tôi chỉ còn biết cười trừ chứ cãi gì nữa! nhìn đồng hồ đã tới giờ tôi đi đón cháu Uyển Mai năm đó cháu học Mẫu giáo. Nên cô chỉ hỏi cho lấy lệ là “cô chú có muốn hỏi điều gì nữa không” Chúng tôi chào nhau, tạm chia tay. Buổi nói chuyện chấm dứt)

(CÒN TIẾP)

——-oOo——-

Sau đây là phần Hai của buổi nói chuyện hôm nay

Một câu truyện biểu tượng cho Triết học Duy Lý là Đỉnh điểm

——-oOo——-

Kỳ trước chúng tôi đã trình bày René Descartes người chấm dứt mọi quan niệm triết học trước đó. Ông là cha đẻ của chủ nghĩa Duy lý, nên quan điểm nhận thức luận của ông cho “Lý trí là đỉnh điểm”, là phương pháp luận của kiến thức. Chỉ có lý trí là giải quyết được tất cả. Ông đã đưa được, và giới thiệu các phương pháp toán học vào triết học, và là tiền đề của khoa học văn minh và tiến bộ. Từ đó chủ nghĩa Duy lý chống lại những chân lý bất di, bất dịch của Giáo Hội trong lý thuyết, đạp đổ sự thống trị của Aristote về mặt học thuật và đạo đức, luân lý xã hội. Descartes còn là cha đẻ của chủ nghĩa Hiện Đại. Cả hai chủ nghĩa vứt bỏ hệ thống thế giá, và thẩm quyền của triết học kinh viện, Descartes bắt đầu với sự hoài nghi tất cả. Hôm nay chúng tôi tạm dừng lại sự khô cằn của lý thuyết, để mời quí bạn cùng chúng tôi, bước chân xuống xã hội hiện đại. Cuộc sống là tổng hợp của mọi định đề và lý thuyết. Một khi cả hai chủ nghĩa Duy lý và Hiện đại đều mang khuynh hướng cải đạo mà: Con người là giòng sông, thời gian là con thuyền chuyên chở tư tưởng, đi gieo rắc và vung vãi trên các giòng sông, thì chưa tới một thiên niên kỷ, là chúng đi vào mạch máu con người và xã hội. Như đã giới thiệu trên tiền đề, chúng tôi mời quí bạn nhìn lại xã hội chúng ta đang sống qua một lăng kính đa diện và nhiều màu. Xin mời.

. .Câu truyện bắt đầu trong một gia đình Công Giáo. Tối hôm ấy mấy chị em Ly rất vui vì có thêm một người anh đang học môn triết năm thứ ba tại Paris mới về nghỉ hè chiều nay. Gia đình có thói quen sau bữa cơm chiều cùng ba mẹ xong, họ kéo nhau ra trước bàn thờ Chúa, Đức Mẹ cùng nhau đọc năm chục kinh, xong … anh chị em mới cùng ba mẹ, họ vừa uống trà nhẹ, vừa chuyện vãn. Nếu ai có phải giải quyết bài vở thì cứ tự nhiên đi, nhưng tối nay thì ai cũng ở lại hết. Văn – người anh trưởng – Tánh tình rất vui vẻ lên tiếng trước:

– Lý do nào hôm nay nhà mình đọc năm mầu nhiệm Mùa Mừng, em nào có ý kiến cho anh biết? mọi ngươi còn đang ngạc nhiên vì sao lại có câu hỏi như vậy, thì Văn lại tiếp:

Mây nhé! cô em út của anh phát biểu trước cho anh nghe xem nào? Cả năm nay không được nghe giọng “hót” của em … anh nhớ lắm!

Cả bọn đàn em xít xoa rú lên. Cô gái út lên tiếng:

– Lại anh nữa! Em không thích anh gọi em là Mây đâu!.

– Sao vậy? anh tưởng mây bay lãng mạn, đẹp lắm chứ! Em cứ là mây đi, chiều chiều anh lái xe lên đứng trên bờ sông Sen (Seine) nhìn “em” bay (có tiếng cười khúc khích).

– Không! Em là Hoàng Vân, là áng mây vàng lâu lâu xuất hiện, đem hạnh phúc đến cho mọi người. Em không phải loài mây xám bay, che nửa khung trời, em không thích đi gieo sầu nhớ cho ai cả! (cả bọn lại rú lên lần nữa). Hoàng Vân cũng cười xòa, quay lại hỏi anh:

– Anh vừa đẹp trai, vừa văn thơ, triết lý chắc nhiều cô theo, sao bọn em không thấy anh đưa cô đầm nào về, nói tiếng Pháp cho tụi em nghe ? Em thích nghe giọng hát của mấy cô gái Pháp lắm!

– Văn cười nhìn các em và bảo: Ở xa nhìn các cô gái tây phương thấy lạ, thì nói vậy. Anh vẫn thích nhìn những cô gái Việt Nam, dịu dàng, nhỏ nhắn, mềm mại, ăn nói duyên dáng và dễ thương hơn nhiều! Ngay như các cô em của anh đây, cứ sáng Chúa Nhật, anh nhìn ngắm ba chiếc áo dài trắng phất phơ tà áo bay, vờn trên những làn sóng của ba chiếc quần dài, cũng trắng mướt, lướt thướt đi trên vỉa hè, phản ánh sắc màu của vầng đông, trải dài trên ba mái tóc huyền, bơi nhẹ trên lưng, thì … trên đời này không còn gì tuyệt bằng.

Văn nhìn các em cười rộ lên, mà không biết chúng đang tán thưởng, hay châm biếm mình, nhưng anh cũng thưởng cho bầu khí thân quen, một tràng cười, rồi hất hàm về phía Vân: Sao, câu hỏi của anh, em còn giữ không, hay lại gởi gió cho mây vàng bay ?

– Dạ, nó chui vô tâm em rồi, nhưng em bắt nó trả lời anh đây: Em không phải người xướng kinh, nhưng em đoán là nhân dịp anh về gia đình đoàn tụ, nên ai cũng Mừng. Theo tâm lý học, khi trong lòng mọi người thế nào, thì sẽ có những giây phút trải lòng ra, bằng bất cứ cách nào. Em đoán có trúng không, người dẫn kinh là chị Vy … đấy ?

– Em giỏi lắm, giống tâm trạng của chị, mà chị cũng nghĩ là của cả gia đình, cho nên cả nhà thấy không, câu chuyện mới bắt đầu, mà các giọng cười đã như pháo nổ đêm Xuân, chắc ba, mẹ cũng thấy mừng lắm phải không ạ ?

Hai ông bà rất vui với con cái, tuy không nói, nhưng miệng cứ cười hoài theo câu chuyện của các con. Văn đương nhiên là phải lên tiếng:

– Con cảm ơn ba mẹ, và anh cám ơn các em! Lâu lắm anh mới có dịp về, để gặp các em, cho anh đố tất cả các em một câu nhé, nhưng Câu đố khởi đầu bằng một câu chuyện nhỏ, Có lần kia, trong buổi tĩnh tâm của một giáo xứ, một cha khách được mời phụ trách, ngài hỏi giáo dân:

– Chị đọc 5 kinh, thì Chúa được cái gì? hoặc các bác đọc năm chục kinh, thì Đức Mẹ được cái gì?

Đơn giản thế, mà không thấy ai trả lời! Ở đây, các em có cần phải nghĩ xem Đức Mẹ được cái gì không? Cả nhà cười,Văn tiếp: Chả cần phải nghĩ, nhắm mắt cũng biết Đức Mẹ chẳng được gì!…   Nhưng ở đây anh chỉ hỏi các em, có em nào tính điểm được cho mình sau mỗi lần đọc kinh không? Nghĩa là hễ Chúa mà OK. Là được ơn đấy! Anh hỏi lại, nhà mình vừa đọc năm chục kinh xong, có em nào cho điểm mình được không?

– Không! cả đám trả lời. Văn tiếp: Vậy mà vẫn vui vẻ cả làng … ha!

– Rất may Chúa không trả bằng tiền cho mỗi người đọc kinh. Nếu có sẽ có nhiều khuôn mặt méo xẹo, vì thấy có đứa được tiền triệu và có những anh chỉ được vài chục, lại có kẻ chẳng được đồng nào! Khi ấy thì nhìn mặt nhau, có phải khó coi lắm không? Anh biết, Chúa thì chỉ cộng điểm bằng ơn. Ơn thì chẳng ai biết, thế nên nếu có ai bị zê-rô, hoặc người nhiều, người ít, cũng chẳng ai hay. Bởi vậy, tất cả đều vui vẻ như nhau, nhưng không lẽ suốt đời kinh, sách, lễ lậy cứ lơ mơ như vậy! Chương, Em có nghĩ em sẽ được nhiều điểm không? Chương le lưỡi cười, nhìn mấy anh chị đáp:

– Em thì chắc ăn rồi! Chúa biết con trai không đọc kinh nhiều, nên hễ nó chịu ngồi đọc kinh chung với mấy bà, thì Chúa sẽ cho nó nhiều điểm hơn con gái … để khuyến khích.

– Còn lâu .. ý! tiếng mấy chị nổ vang căn phòng, một bà lên tiếng:

– Chúa đang nhăn mặt bảo kìa: Đứa nào lười cho mười con số không! Cả nhà vui như đám cưới, Ba, mẹ bầy trẻ cũng thấy vui, chờ dứt trận cười, mẹ Văn nhìn Văn và nói:

– Mẹ nghĩ câu đố của con, không ai giải được đâu! Mẹ cũng thế! Mẹ chỉ biết đọc … rồi cậy trông vào Chúa cho tất cả gia đình thôi! Chúa ban cho các con được như thế, là ba mẹ vui lắm rồi, nhưng mẹ cũng muốn nghe ý kiến của con. (Bà quay sang đám đông các con và nói): Người đi học xa về mà, phải không các con? Một đám “dạ” vang và cười to, lẩn giữa giòng âm thanh có tiếng “Đúng vậy đó, thưa mẹ! Văn cúi đầu cảm tạ mẹ:

– Thưa mẹ, những điều mẹ nói là đúng lắm rồi đấy ạ! Con chỉ lấy một câu chuyện làm quà cho các em vui thôi, nhưng cũng nhân tiện, may ra con có thể giúp các em thăng tiến một chút về mặt tâm linh. Thực ra chúng con còn trẻ, chính con cũng còn đang phải học hỏi nhiều. Ba mẹ cứ vui đi, cho phép con kết thúc câu chuyện với các em. (Ba của Văn gật đầu lên tiếng, giọng của ông trầm và ấm, làm cho bầu không khí gia đình đã vui, lại thêm phần ấm áp):

– Ba chưa biết câu chuyện con kết thúc như thế nào, nhưng ba, mẹ vẫn rất thích có những vấn đề anh em các con đưa ra, để thảo luận với nhau. Đó là không khí sinh hoạt gia đình, các con ạ! Xã hội tiến nhiều, thì gia đình cũng phải tiến lên chứ! (ông cười đệm) Phải hơn người xưa! Thế hệ sau phải có cái gì hơn thế hệ trước (Trinh – chị của hai cô em nãy giờ, đã vô trong nấu nước pha trà, vừa bưng ra vừa rót vô tách cho mọi người – ông bố nâng tách nhấm thử chút rồi tiếp:) Nhưng ba chưa từng thấy bao giờ như cái thời đại này. Thời đại văn minh đi nhanh quá. những phát minh về vật chất, thoạt đầu chỉ vượt qua luân lý và đạo đức một chút! Nhưng rồi chính những vật chất đuổi nhau, làm con người chóng mặt. Có những món đồ, hay hàng hóa, người tiêu dùng chưa kịp biết mặt, chứ đừng nói là đã xử dụng, thì đời thứ hai, thứ ba của nó đã xuất hiện trên thương trường. càng những mẫu về sau, càng đẹp, càng tiện dụng hơn những mẫu mã về trước. Nhất là sự đa dạng của những món hàng điện tử; Đến khi Máy điện toán, hay vi tính ra đời, cộng thêm với cuộc cách mạng kỹ thuật số, thì chỉ trong vòng hơn một thập niên qua, nó tiến bộ và thay đổi vượt mức. Bên nhật cô Erica người máy nổi tiếng là “có hồn”. Cô trả lời bất cứ câu hỏi nào, và vui vẻ giao tiếp lịch sự với mọi khách đi bộ trên lề phố. Cô biết cười khi phải cười, và nhăn mặt khi nghe một chàng trai nói lời chọc ghẹo … Bên Nhật thì nhiều người Robot như thế lắm! Nhờ thế, ba mẹ mới quen được cái tên “AI”, chứ chưa hề biết tới hình tượng, bóng Dáng, trạng thái, cảm tính, hay cái mà nó hiện hữu sẽ như thế nào, hoặc sự xuất hiện của nó sẽ ra sao … ? Thậm chí chỉ nghe nói lơ mơ rằng, đó là “Trí thông minh nhân tạo”, vạn năng gấp bội trí óc con người, nghe nói trên thế giới bây giờ, nó đã xâm lăng ồ ạt, vào biết bao nhiêu lãnh vực. Ba cũng biết là có mấy nhà tương lai học, như Scott Steinberg, Alvin Toffler, Gerd Leonhard đã tiên tri rằng, trong tương lai rất gần, công nghệ tiên tiến đến nỗi nó sẽ thay thế con người. Nó có thể ở bên trong cơ thể của con người, thay đổi tâm trí con người và như thế, thì con người sẽ trở thành siêu nhân. Cho nên ta không lạ khi năm, bảy năm trước họ đã đưa ra dự đoán, tương lai sẽ có những cuộc chiến tranh giữa con người và người máy. Các con cũng đã biết, hoặc nghe TV trực tiếp nhà tỷ phú Elon Mark tuyên bố rằng công ty công nghệ thần kinh Neuralink của ông ta chỉ trong vòng 20 năm tới, sẽ giúp đưa nhân loại bước vào kỷ nguyên “siêu nhân học”. Công ty của ông ấy vừa mới tiến hành thử nghiệm đầu tiên trên người, là cấy một con chip cực nhỏ lên bề mặt não của người, để cho phép họ nói chuyện trực tiếp với máy tính. Tháng 3-2023, Hãng tin Reuters đưa tin tỉ phú Musk tuyên bố sản phẩm của Công ty Neuralink sẽ giúp người liệt đi lại, người mù nhìn thấy và cuối cùng biến con người thành người máy. Năm ngoái một bịnh nhân đầu tiên trên thế giới được công ty của Elon Musk cứu chữa bằng cách ông cho cấy ghép con chíp thần giao cách cảm (Telepathy chip) vô não. (Ông già chiêu thêm một ngụm nước rồi tiếp:) Và  người ấy đã phục hồi. Nhân loại đáng lẽ thì phải nên mừng!

Nhưng trong ba thì ba lại cảm thấy không mừng chút nào, vì con người càng sống giữa nền văn minh vật chất, trong đó bao gồm sự tiến bộ không ngừng về khoa học nhiều bao nhiêu, thì con người càng xa Chúa nhiều bấy nhiêu. Thống kê vài năm nay đã có hàng triệu người bỏ đạo. Năm kia, hay năm ngoái gì đó, nguyên một nước Đức đã công khai trên giấy tờ, tính được là trên nửa triệu người bỏ đạo, vì Công Giáo Đức từ xưa giờ đã có luật, mọi người Công Giáo, hễ ai đến tuổi đi làm và kiếm được việc, thì tự động bị khấu trừ 10% tiền lương cho giáo hội. Họ không phải bỏ tiền nhà thờ, hay xin lễ như bên mình. Bởi vậy, họ làm đơn rút tên ra khỏi đạo, thì từ đấy họ khỏi bị đóng thuế cho giáo hội, còn những quốc gia không có chính sách như thế, thì họ bỏ đạo không cần một lời giã từ. Cho nên khắp các nước Âu châu bây giờ rất nhiều nhà thờ đóng cửa, vì không còn con chiên đi lễ. Các con cứ hỏi anh Văn xem, tình trạng người ta giữ đạo bên Pháp thế nào, thì biết các Giáo Hội bên Tây phương bây giờ, đều như thế hết! Văn nói cho các em nghe đi!

– Dạ con xin phép ba, để nói cho các em hay. Trước hết, năm ngoái mới đây thôi, các em có xem TV ngày lễ mở cửa khánh thành, một công cuộc trùng tu Nhà thờ Đức bà Paris, sau một công trình sửa chữa rất kỳ công, phục hồi lại một biểu tượng vĩ đại nhất của thành phố ánh sáng, đó là nói về kiến trúc kỳ vĩ và tinh tế của nghệ thuật “Gothic”. Một Kiến trúc vượt thời gian. Đại Vương Cung Thánh Đường này, ai cũng quen gọi tên là Nhà Thờ Đức Bà Paris, đã được xây cất khoảng 850 năm trước, dưới sự chứng kiến của ĐGH Alexander III và vua Louis VII, có chiều dài 130m, rộng 48m, cao35m, có thể chứa được 6.500 người. Vào năm 2019 nhà thờ bị cháy rất thảm hại, khi ngọn lửa bùng phát và thiêu rụi gần như toàn bộ phần mái, và ngọn tháp đặc trưng của nhà thờ, khiến mọi người đều lo sợ rằng, Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ không thể phục hồi lại được nữa! Nhưng ngay lập tức, Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố cam kết trùng tu công trình này, và mở cửa lại cho công chúng vào năm 2024. Chính ông từng đến kiểm tra tiến độ thi công, và đúng như lời ông hứa 5 năm sau, anh nhớ là vào ngày 7 tháng12 năm 2024, Tổng thống Macron khánh thành với nhiều quan khách các nước được mời tới chiêm ngưỡng, trong đó ngoại trừ vắng mặt giáo hoàng Francis, còn có cả vị Tổng thống Mỹ mới đắc cử, ông Donald Trump, cùng đi có nhà Tỷ phú kiêm khoa học gia nổi tiếng Elon Mark. Tàu vũ trụ SpaceX của ông vừa cứu và đưa về 2 phi hành gia Mỹ đã bị kẹt trên trạm vũ trụ Quốc tế trong chuyến đi đáng ra chỉ 6 hoặc 8 ngày, nhưng mãi tới gần 10 tháng sau mới trở lại được trái đất. Elon Mark nói nhờ sự đồng ý của Tth.Trump và sự cộng tác của 2 phi hành gia khác của Naza, trong khi trước đó ông đã biết rằng các điều kiện trên con tàu và không gian, cùng với áp xuất trên các mạch máu trong cơ thể con người, hai phi hành gia sẽ không thể sống nổi vài tháng nếu quá một năm, nên ông cũng đã lên tiếng tình nguyện cứu giúp, nhưng lại không được sư đồng ý của cựu T.Th. Joe Biden. Ông cười vui vẻ nói tiếp: Nhờ có Chúa giúp tổng thống Donald Trump đắc cử, nếu không thì có SpaceX … cũng chẳng làm gì được!

Văn ngừng lại một chút, vì Vân vừa trao cho anh tách nước. Uống một hớp, anh trao lại cho Vân, cười rồi nói: Năm học vừa rồi nhà trường bắt anh thuyết trình nhiều quá, nên trơn lưỡi, hễ đụng mở miệng, là lời ra không hãm lại được! Ba mẹ và các em có buồn ngủ không ? (Cả nhà la lên:)

– Không! anh cứ tiếp đi! mọi người sáng ngủ cũng được! chỉ sợ ba mẹ … bỗng có tiếng đâm ngang:

– Anh cứ nói cho mấy bà chị, ngày mai khỏi có giờ … đi shopping luôn đi! Văn cười nhìn em:

– Aaa… Anh hiểu rồi! ở nhà ba bà chị chắc hay bắt nạt chú út lắm! … phải không Chương?

– Ai mà bắt nạt cậu “Ấm” của mẹ được! Vy lại tiếp: Xin anh tiếp tục cho, kẻo cậu út cầu cứu mẹ, thì không chừng là “hạ màn” đấy! Văn hiểu ý, anh hắng giọng vào đề trở lại:

– Các em thấy ba thế nào? Ông già đáng nể … chưa! Không những nói chuyện “AI”, mà còn nghiên cứu cả những nhà Tương lai học nữa … cơ đấy! Me cũng phải phục ba đấy nhé! Mọi người chỉ thấy ông già ngửa đầu lên thành ghế salon mỉm cười. Văn tiếp:

– Con xin tiếp lời ba để nói với các em về câu chuyện Nhà thờ Đức Bà Paris. Theo lịch sử được khởi xây vào thế kỷ 12 và hoàn tất vào thế kỷ 14.Nhà thờ Đức Bà Paris xứng đáng làm chứng nhân cho tất cả mọi sự huy hoàng của Giáo Hội, và thăng trầm trong lịch sử nước Pháp. Anh không có giờ kể nhiều, để dành cho những chuyến hành hương của các em sau này, không những chỉ ở Paris, còn biết bao đền đài, Thánh đường nguy nga ở khắp Châu Âu, nơi Ánh sáng Tin Mừng chiếu tới sớm nhất, và đồng thời cũng là mảnh đất nền tảng Chúa chọn để ươm trồng cây Phúc Âm. Khi Cây đã trổ sinh Hoa Trái, thì các Thừa sai của Chúa hái Trái gom hạt mang đi ươm trồng khắp nơi trên thế giới, nhưng đang khi Lời Chúa đến được những hang cùng Phi châu, vào được các ngõ hẻm Châu Á, thì chính tại bản gốc, cây Phúc Âm lại không còn người săn sóc, tưới bón. Chẳng khác nào như cây vả trong Tin Mừng, bây giờ Chúa nhìn tới, thì cũng không hoa, không trái. Đã vậy cả một trời thu lá rụng, tan tác bay, báo hiệu Mùa Đông của Giáo Hội không chờ mà đến. Ngày khánh thành công cuộc trùng tu, phục hồi Nhà thờ Đức Bà Paris, tưng bừng náo nhiệt bao nhiêu, thì sau đó tiếp nối là những ngày dài lặng lẽ, vắng bóng thê lương, y như đám cưới của một cô dâu bị cưỡng bức về nhà chồng, để rồi một mình sống trong hoài niệm, của những ngày xưa thân ái. Hỡi những bàn chân, hỡi những bóng dáng yêu kiều, của hàng hàng lớp lớp những con chiên ngoan hiền, của Chúa của Mẹ xưa đâu, mà nay chỉ còn toàn là những chiều Chúa nhật buồn, không tiếng chuông, không lời kinh vang xa khi bóng hoàng hôn đổ xuống … Ôi, còn đâu những ngày xưa rộn ràng lời ca, tiếng hát? Ôi những đoàn người xưa đâu, nay đang ở chốn nào? Sao không còn có từng đoàn những kẻ hậu bối, tiếp nối theo sau ? …

Văn mỉm cười hỏi các em: Anh có giống như một diễn giả không?  Nhưng rồi mắt anh nhíu lại:

– Không, anh đang hiện hữu trong cái nhìn thấy, mọi thứ chung quanh đang vỡ vụn. Giống như cảm nghĩ không thể mừng vui được, của ba vừa nãy. chúng ta rồi cũng vậy! Có khác chăng chỉ là kẻ trước, người sau. Rồi ai nấy cũng sẽ nhận ra, khi thần khí của thế giới đang hấp hối, thì nền văn minh của nó cũng sẽ phải xụp đổ thôi. Mạc khải của Thiên Chúa đã báo trước, và các Dấu chỉ cũng đang ứng nghiệm. Khi cơ quan đầu não của Hội Thánh đã có dấu hiệu bội tín, thì nó nói lên ngày của thế giới sắp tận cùng. Anh đã đi khắp châu Âu, và thấy mọi người đang bỏ đạo. Năm 1917 Đức Mẹ cũng đã cho loài người một Dấu chỉ rằng, khi nào các con thấy chế độ gia đình xụp đổ, thì tiếp sau đó là ngày tàn của nhân loại.

Chương vụt đứng dậy cắt đứt câu nói của anh Văn: Rồi tụi em phải làm gì?

Các chị giật mình thấy nó còn là một niên thiếu …

Văn xích lại gần, thoa đầu em, ôm nó vào ngực … một khoảng cách thời gian vừa vụt biến. Cả nhà, ba mẹ và các chị nghe thấy có vài giọt cảm xúc rơi trong hồn. Mọi người không ai bảo ai trong cảm giác đều nhìn thấy, một xã hội tuổi trẻ đang suy xụp. Đó là giòng điện thần giao cách cảm qua cái giao tiếp dạt dào tình cảm nơi hai anh em Văn, truyền vào tia mắt của mọi người thân yêu trong gia đình.

Văn đẩy nhẹ em ra, đặt tay lên vai Chương, bảo em ngồi xuống và nói tiếp:

– Em phải làm, và sẽ làm được! Tất cả các em đều nhớ chứ, khi Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ ở Fatima, Mẹ đã nói với các em nhỏ: “Nếu các con siêng năng lần hạt Mân Côi, và bảo cho mọi người đều làm như vậy, thì chiến tranh sẽ chấm dứt (lúc bấy giờ đang là Đệ Nhất Thế Chiến), và thế giới sẽ có Hòa Bình”. Văn nhìn các em với ánh mắt thoáng buồn và nói:

Bây giờ các nước lại đang chiến tranh với nhau ở nhiều nơi. Càng ngày càng sôi sục mùi thuốc súng. Đại chiến Thế giới Thứ Ba có lẽ sắp bắt đầu. Lần này thì không còn dân tộc nào sống sót.

Thiên hạ có đọc và vẫn đọc KMC, nhưng ở phương trời Tây, đời sống đạo đã nguội lạnh lắm rồi! nhưng ở Á Châu và các nước kém mở mang, bao gồm bên Phi Châu, KMC vẫn còn thịnh hành. Các em ở VN có thể là chứng nhân cho điều anh nói, nhưng sao ở đâu cũng vậy, kể cả ở VN đời sống luân lý và đạo đức, vẫn vô cùng xuống dốc? Anh muốn nói tới một thứ đạo đức trong tâm hồn, của từng người, và phát xuất ra đời sống, phản ảnh đời sống trong Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, các em có hiểu không? chứ không phải mọi thứ đạo đức trình diễn, các em cũng hiểu chứ? Các nước Tây phương đạo đức, đã từng có một thời trình diễn cỡ “King site”, trưng biện bàn thờ, hoặc các đền đài theo kiểu hoàng tộc. Áo mặc của các đấng dài lê thê như các bậc vương tước, hầu tước, công tước trong các cung đình; chứ không phải chỉ nặng phần trình diễn nghệ thuật màu sắc, hay thời trang, như hầu hết các xứ đạo người Việt trong cũng như ngoài nước. Kết quả của nền đạo đức kiểu đó, phương Tây thì xập đã lâu; bên ta trước sau rồi cũng vậy! Vì kiểu đạo đức như thế, Chúa không sáng tạo! mà do thằng quỉ nó vẽ ra cho. Văn gục đầu như một tưởng niệm.

Muốn có đời sống Tin Mừng, tiên quyết là người ta phải học và hiểu được, đời sống Chúa Giêsu Kitô, đã được chính Thần Linh của Chúa, là Chúa Thánh Thần mạc khải cho các Tông đồ, ghi chép lại trong đó. Đức Mẹ biết rằng, nhân loại hầu hết đã để cho con người vật chất, làm chủ con người tinh thần, nên cũng hầu hết người ta, không có giờ cho việc đọc, và học hiểu Tin Mừng, dù rằng sách Tin Mừng đã được in ra và có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới từ lâu.

Không còn cách nào hơn để cứu thế giới, Đức Mẹ đã ban cho nhân loại một phương pháp. Chắc các em đã biết vào thế kỷ XII bè rối An-bi-giăng-sê – nước Pháp (Albigenser), đã nổi lên như vũ bão, và lũng đoạn đức tin công giáo, cả vùng Nam nước Pháp và vùng Bắc nước Ý. Họ xách động nhân dân căm thù ghen ghét, để rồi mưu sát hàng giáo sĩ và tu sĩ. Giữa cánh đồng truyền giáo, cha Thánh Đa Minh thấy tình thế quá nguy ngập, đã ngửa mặt lên trời cầu nguyện, và đặt hết tin tưởng vào Đức Mẹ. Đáp lại lòng nhiệt thành sùng kính và yêu mến, Đức Mẹ đã hiện ra, một tay ãm Chúa Hài Đồng, một tay Mẹ trao ban cho Ngài chuỗi Tràng hạt Mân Côi và phán: ‘Hỡi con, con nên biết, một lần nữa Mẹ đã xin được ơn cải tử hoàn sinh cho nhân loại. Vậy con hãy chịu khó giảng dạy cho dân chúng biết cầu nguyện và suy gẫm các mầu nhiệm trong đạo thánh, bắt đầu từ mầu nhiệm Sứ Thần Thiên Chúa, đến truyền tin cho Mẹ ».

Văn giơ cao cỗ tràng hạt cả nhà mới đọc và hỏi các em: Các em có biết cỗ tràng hạt này mang ý nghĩa gì không? … Đây là cuốn sách Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, Đức Mẹ thâu gọn.

Với thời gian dường như không có gì mà không phai mờ, mãi rồi người ta chỉ còn biết đây là cỗ tràng kinh Mân Côi, chứ không còn thấy chiều sâu của việc đọc kinh Mân Côi, là đọc cuốn sách Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, để học và hiểu cuộc đời của Chúa.

Trinh, chị ba của mấy em giơ một ngón tay để phát biểu:

– Em cũng đã nghe trong một kỳ tĩnh tâm khá lâu, vị Linh Mục có bảo khi ta đọc kinh, thì đừng đọc xuông, mà phải suy niệm mỗi mùa trong mỗi chục kinh, em có làm, nhưng khó lắm, vì hay chia trí. Em có hỏi các bạn sau buổi tĩnh tâm, nhưng ai cũng chỉ đọc kinh Mân Côi thôi! Văn hỏi:

– Thế có nghĩa là mọi người hiểu, KMC chỉ là kinh Kinh Mừng & Thánh Maria thôi sao? Vậy là sai với Ý của Đức Mẹ rồi! Anh nhắc lại câu của Đức Mẹ dạy Thánh Đa Minh con hãy chịu khó giảng dạy cho dân chúng biết cầu nguyện và suy gẫm các mầu nhiệm trong đạo thánh, bắt đầu từ mầu nhiệm Sứ Thần Thiên Chúa, đến truyền tin cho Mẹ ». Có lẽ hầu hết mọi người đã làm sai như vậy, cho nên đã phụ “Ơn cải tử hoàn sinh cho nhân loại”, mà Đức Mẹ đã xin với Thiên Chúa, và kết quả đã thấy là sự suy tàn của nhân loại. Nhưng hiện tại Đức Mẹ vẫn còn đang kêu gọi, thì chúng ta vẫn còn hy vọng được cứu thoát. Bỗng Chương giơ tay hỏi:

– Chị Trinh đã bảo là việc suy niệm đó khó lắm, ai cũng cho là vậy! Anh Văn có thể dạy cho em được không? Chương làm cả nhà đều cười, vì không thể ngờ nó lại đưa ra cái ý đó trước.

– Chương! Một khi em có lòng, Văn nói: “thì Đức Mẹ sẽ thực hiện điều đó cho em. Em nhớ ông Zacaria và bà Isave đã lớn tuổi mà Chúa còn làm cho ông bà có con là Thánh Gioan Tiền Hô không? Đáng lẽ phải gọi Ngài là Tiền Sứ mới đúng! Vì Ngài là vị Sứ giả tới trước để loan báo việc Đấng Cứu Thế sắp tới sau ông. Nhưng anh sẽ giúp phương pháp cho tất cả các em trước, không chỉ em Chương. Sau đó nếu đứa nào cố gắng thì anh đã nói rồi!

Trước tiên các em phải hiểu chữ “Suy Niệm” và cách vận động của từng chữ ra sao.

– Các em nhắm mắt lại, anh nói đâu, các em dùng trí của mình, khiến tư tưởng vận động theo đó. “Suy” là dùng tư tưởng đánh thức chính mình, để biết mình đang hiện hữu cho một mục đích, chứ mình không chỉ là chiếc bóng ngồi im đó, để cho các hình ảnh phi lợi ích bên trong cái đầu của mình (bộ não), tự do diễn trò lôi cuốn ý nghĩ của mình chạy theo chúng. Cái đó các em gọi là chia trí. Mục đích hiện hữu của mình bây giờ và ở đây là “Chúa ơi! Con đang ở đây! con muốn Chúa Hiện hữu bên con”. “Niệm” là hoài niệm, tức nhớ lại những ký ức đẹp, ở đây ký ức của chúng ta là tưởng lại những Mầu Nhiệm trong cuộc đời Chúa Giêsu – Đấng Cứu Thế – của chúng ta.

Anh diễn giải như thế, các em hiểu được không? Tất cả trả lời: “Dạ, em hiểu!

– Vậy bắt đầu từ buổi đọc kinh tối mai, chúng con xin phép ba mẹ, để cho chúng con thực tập, nhưng là mình đọc kinh, và cầu nguyện với Chúa thật, chứ không phải là thử. Mỗi mầu nhiệm ai ngắm thì cứ ngắm, xong các em miệng đọc kinh, tay lần hạt, tai nghe và hiệp ý với anh trong các lời suy niệm về từng mầu nhiệm. Anh em mình còn tất cả là hai tuần, tức 14 tối để thực tập. Anh tin các em thành công và sẽ rất thích thú. Thú nhất là đọc kinh xong, mỗi em sẽ cảm nghiệm được là mình được cái gì, chứ không như trước kia, chỉ là bổn phận. Chương, ít nhất là em sẽ nghĩ Chúa, Đức Mẹ cho em nhiều điểm, và em sẽ cảm thấy vui. Rồi một lúc nào đó không lâu, có thể từng ngày các em sẽ cảm nghiệm cách rõ ràng Chúa, Đức Mẹ ban cho mình những Ơn nào đó! Anh luôn luôn đặt Đức mẹ ban ơn bên cạnh Chúa, vì Chúa thích trao cho Mẹ cái quyền đó, ngay cả đặt Mẹ là “Kho tàng Ơn Thiên Chúa”. Để anh lập lại một đoạn trong bản kinh Mẹ mới truyền ban cho nhân loại, để các em biết và tin. Đức Mẹ hứa ban: qua việc suy gẫm các Mầu Nhiệm Cứu Độ, được lập lại trong Kinh Mân Côi, t các con được dồi dào hoa quả nơi các mầu nhiệm ấy, và đem lại bình an cho thế giới, sự hoán cải cho các tội nhân, và cho nước Nga. và các Ân Sủng mà các con cầu xin Mẹ trong các chuỗi kinh này. (CDCN.26)(1) Chương hỏi:

– Anh có thể viết cho bọn em một bộ suy niệm các mầu nhiệm của bốn Mùa, được không?

– Văn cười, được chứ! Sau khi trở về Pháp, anh sẽ thực hiện điều này,và gửi qua Email cho các em. Câu chuyện tưởng như đã kết thúc ở đây, nhưng Trinh đứng dậy thay mặt các em cảm ơn anh Hai và nói lên cảm nghĩ của mình:

Chúng em rất cám ơn anh. Anh đã dẫn chúng em đi một vòng thật xa, như một cuộc du hành gần như khắp thế giới, Trinh mỉm cười nâng bàn tay trước mặt, nàng bấm ngón cái vào đầu ngón út và kể trước hết là câu chuyện đọc kinh … thì Chúa, Đức Mẹ được cái gì, rồi mình thì có biết mỗi lần được bao nhiêu điểm không? những câu hỏi tuy đơn giản mà vui, lại rất có ý nghĩa. Phải nói là anh tài kể chuyện: vừa vui, vừa dí dỏm, cũng vừa hấp dẫn. Anh đã lôi được cả ba vô cuộc hành trình của mình, để bọn em được ba dẫn đi thưởng lãm một thế giới vô cùng văn minh, phát triển. Rồi cùng với anh chứng kiến các công trình thành tựu tột đỉnh của khoa học và văn minh loài người. Đặc biệt anh lại cho chúng em đi xem Nhà thờ Đức Bà Paris, vừa được sửa lại xong và cuộc khánh thành rầm rộ, đủ mặt các ông lớn. Ở đó anh đã cho thấy loài người đi từ mùa Xuân trong Kinh Thánh, qua mùa Hè rực rỡ của Tin Mừng với những mùa hoa trái nở rộ, và người làm vườn đi vung vãi hạt giống của nó ở khắp nơi trên thế giới. Nhưng rồi, sau cuộc vui khánh thành hội ngộ, nhà thờ Đức bà âm thầm, ngậm ngùi sống trong những chiều Chúa Nhật Buồn…

Nền văn minh tiến bộ của khoa học tàn phá thần khí của địa cầu, chiến tranh giết chóc con người khắp nơi. Nhân loại bước vào mùa đông của đất trời, hoang tàn, lạnh lẽo, sơ xác.Vì thằng con của Chúa Trời là một nhân loại hoang đàng, phung phí và vô cùng tội lỗi. Anh không đưa chúng em đi xem nữa, mà lại dắt chúng em trở lại giây phút ban đầu của Kinh Mân Côi, cho chúng em nhìn thấy gốc cây sồi, với ba đứa trẻ, nghe Đức Mẹ Fatima dạy các em lần hạt, lại được nghe Đức Mẹ bảo Thánh Đa Minh, dạy cho ngta học lại, cách đọc kinh Mân côi thế nào cho đúng. Trinh nhìn anh mình cách yêu mến, rồi hỏi: Sao anh không dạy cách đọc KMC ngay từ đầu, mà lại vòng vo tam quốc như thế. Em tin là anh làm như vậy rất có ý nghĩa. Văn mỉm cười trả lời:

– Trước hết anh cám ơn em Trinh, tóm tắt dùm anh câu chuyện rất hay, và làm nổi bật các ý nghĩa. Các em có biết loài cá Hồi không? tiếng nước ngoài gọi là cá seo-mần (salmon). Đây là một loài cá đi thành đoàn, và đi rất xa. Nhưng dù đi xa mấy, thì cuối cùng chúng cũng trở về nơi chúng sinh ra, để đẻ trứng. Nên tên nó là “HỒI”. Con người cũng vậy, đi xa thì rất dễ hư hỏng, nhưng dù hư hỏng thế nào, cũng nên bắt chước loài cá hồi, trở về nhà để tìm lại chính mình. Văn tiếp:

– Cá Hồi đa số trải qua cuộc di cư rất dài, chúng đi từ châu Âu đến tận đảo Greenland (Bắc Mỹ) – một hành trình dài hơn 10 ngàn cây số! Chúng định cư ở đó chừng1tới 3 năm, thì đến tuổi sinh sản. Cá hồi quay đầu về, chúng quyết chí tìm lại dòng sông của thời thơ ấu, và cho ra đời một lứa con mới. Làm thế nào nhân loại học được bài học “Cá Hồi” – luôn hồi tâm để tìm lại chính mình, vì cuộc sống làm mình tha hóa, từ sự kiếm tiền và cứ thế đi mãi, đời sau cũng không còn, vì đã quên mất tuổi thơ của mình như Chúa đã nói: Có trở nên như con trẻ, mới vào được Nước Trời.

Tất cả sự thất bại của con người phát xuất từ chủ nghĩa Duy Lý, do sự đề cao trí tuệ cách quá đáng, vì cho nó là đỉnh điểm của loài người, giúp cho con người làm được mọi sự. Kết quả của sự tranh đua sáng tạo là lòng kiêu ngạo, và tạo ra chiến tranh, để tiêu diệt lẫn nhau. Ngày nay, dẫu biết được thế giới sẽ chết chung với nhau vì chiến tranh, nhưng không ai chịu dừng lại hết!

Phim đến đây thì “đứt”! Có bạn nào muốn như Chương, “Một bộ suy niệm các mầu nhiệm của bốn Mùa”, các bạn sẽ liên lạc với Văn qua email. Kỳ tới Văn sẽ cho TGTL biết địa chỉ điện thư.

——-oOo——-

ACE/TGTL/SVTT&DCTĐ Kính chúc Quý thính giả và các bạn trẻ Một Tuần Lễ Bình An trong Thiên Chúa và Mẹ Maria.

—————-

 Chú thích:

(1): (CDCN.26) = Chiến dịch Cầu nguyện thứ 26. Tại thời Cuối rất nguy hiểm vì sự bội bạc, và lừa dối; song song với Sách Sự Thật Chúa ban, thì Đức Mẹ cũng ban Sách “Các Chiến dịch Cầu nguyện”, để giúp cho các con cái của Mẹ lãnh nhận các ơn ích cần thiết trong thời buổi rất khủng khiếp này.

Cá hồi Đại Tây Dương bơi rất nhanh và nhảy cực mạnh. Một cú phi thân thần sầu có thể đạt đến 3,6m, tức là gấp 5 lần chiều dài cơ thể. Cá hồi trưởng thành đạt tới chiều dài khoảng 70cm. (chú thích: Ăn thịt cá Hồi thì ngon hết xẩy!) Hình bên, là hành trình vượt thác Cataract của chúng ở Đại Tây Dương về đảo Greenland (Bắc Mỹ) nơi Tth. Trump đang quan tâm, vì nó là con đường chiến lược của cả Nga, lẫn TQ nhiều năm nay, mà các chính phủ trước lơ là.