Ngày 28. 6. 2005
-
Tai nạn, ốm đau, bệnh tật, nghèo, khổ … Có phải cái gì cũng do Chúa định không?
– (Tâm): Xin hỏi cô: Những tai nạn xảy ra hàng ngày rất nhiều trên đường phố có do ý Chúa không? Thí dụ: Các ông bà thường an ủi gia đình của nạn nhân rằng ông bà cũng bớt buồn, cháu nó bị như vậy cũng là ý Chúa định. Thôi dâng sự khổ này cho Chúa.
Hàng ngày người ta tôn vinh Lòng Thương xót của Chúa, xong người ta lại đổ lên cho Chúa về những tai nạn, oan khiên xảy ra, chảng khác nào Chúa không có việc gì làm, cứ từng giây, từng phút sắp đặt các tai nạn trên khắp thế giới để con người phải lãnh nhận. Như vậy người ta có tự mâu thuẫn hay không?
– (Th): Cháu ví dụ, khi ai lái xe thì cũng phải hết sức cẩn thận, vì nếu có gì xảy ra thì hoàn toàn là ngoài ý của Chúa! Chứ không thể bảo là Chúa định được! Đó là từ xưa, người ta cứ hiểu theo nghĩa đen là “một sợi tóc trên đầu rụng xuống đều do ý Chúa”. Sau này có giờ thế nào ta cũng phải bàn về ý nghĩa của câu này, để đừng xếp cho Chúa những công việc, mà ngay ta có rảnh cũng chẳng làm, là ngồi đếm từng sợi tóc trên đầu mỗi ngườì. Phải vận dụng đầu óc một chút để suy nghĩ xem, đếm như vậy thì Chúa được cái gì? Nhưng Chúa cũng không nói dư, nói thừa, hay nói sai! Cháu xin trở lại ví dụ “lái xe”: Khi ta bị tai nạn trong lúc lái xe, thì: Một là ta quá xem thường đường xá, mà không cẩn thận. Hai là trong lúc ta đang say sưa vào một bản nhạc, mà mất đi phản ứng bất ngờ, hoặc quá trễ! Ba là mải nói chuyện, hoặc vừa lái vừa nghe điện thoại. Bốn là xui cho ta vì gặp phải kẻ say rượu, hoặc tay lái yếu, hay người mới học, còn loạng quạng … thì âu cũng là bề trái của xã hội văn minh là càng tiến bộ, thì con người càng dễ chết! Chú nghĩ đi, Chúa đâu có bắt chết như thế! Chú xem còn có điều gì chết lẹ, chú bàn thêm cho vui!
– Để nói cho vui thì rất nhiều! Các vấn đề ăn uống, hút sái, bia rượu, phá hoại môi trường, ô nhiễm không khí, xả độc v.v…
– Cháu thêm: Chết thiếu ăn, chết nghèo, chết bệnh chẳng hạn như làng cùi. Chú có nghĩ rằng những điều này Chúa muốn không?
– Tôi hơi buồn một số người cái gì cũng nói “Chúa định”! Như nãy tôi nói, một mặt họ ca ngợi Lòng Thương Xót Chúa, mặt khác họ gán ghép Chúa như là một ông thần dữ: ốm đau, bệnh tật, tai họa, thương tích, chết chóc … cái gì cũng đổ cho Chúa định hết! Họ uống nhằm “men Pharisiêu”, nên trở mép lẹ lắm! Mới vừa Lậy Chúa! Lậy Chúa, đã quay lại cầm roi quất vào mặt Chúa!
-
Kẻ đi đàng tội lỗi có là người mất ơn Chúa không?
– (T): Người ta thường ám chỉ một người đi đàng tội lỗi là một người mất ơn Chúa! Cô có cho mệnh đề đó là trúng không? Hay là dùng để chỉ trường hợp khác?
– Sai! Chỉ có người tự hủy, tự diệt chính mình, mới có thể nói như vậy! Những người đi đàng tội lỗi thì chưa đâu, vì họ còn hy vọng. Cháu chỉ nhắc chút thôi, là chú đồng ý liền, chú nhớ dụ ngôn về con chiên lạc không?
– Tôi nhớ rồi, cám ơn cô! Chúa bỏ 99 con mà đi tìm một con chiên lạc. Như vậy ơn Chúa, hay nói cách khác là Lòng Thương Xót của Chúa còn đuổi theo họ, sao nói là mất ơn của Chúa được! Chỉ là người ta có mở lòng ra thôi!
-
Người đi đàng tội lỗi vì đam mê, kẻ chống Chúa, chống Giáo hội bên nào nặng hơn?
– (T): Người đi đàng tội lỗi vì yếu đuối, đam mê, so với người chống lại giáo hội, đặt Chúa Giêsu vào hàng các giáo chủ như những người lập ra các tôn giáo khác. Tội của người nào nặng hơn, hay cũng nhu nhau?
– Cháu cho biết ví dụ như họ là kẻ ít học, thì có nói xấu Chúa cũng nhẹ! Nhưng người học cao, hiểu biết về Chúa nhiều, mà vì tự cho mình là tài giỏi thành ra kiêu ngạo, chống Chúa, thì tội nặng! Còn yếu đuối và đam mê cũng có nhiều hạng cấp khác nhau, ví dụ như chưa có vợ, hay chồng mà yếu đuối thì dễ quay về hơn là có vợ mà còn đam mê. Có vợ, có chồng mà ly dị ăn ở với người khác, thì càng khó về hơn nữa! thì tội càng nặng hơn! Nếu tách ra thì còn nhiều trường hợp giống mà khác, Chúa sẽ xét hết mọi trường hợp! Tuy nhiên, nặng hay nhẹ là do người ta có chịu mở lòng ra hay không, điều này có lần cháu đã có nói rồi!
-
Trường hợp của câu 143, nếu ta rắp tâm cầu nguyện thì bên nào dễ hơn?
– (T): Nếu ta rắp tâm cầu nguyện cho những người tội lỗi, hoặc kẻ chống Chúa, có hy vọng Chúa khiến họ trở về không?
– Cháu nghĩ dù họ bị nặng như là bác sĩ nói cho biết thời gian chuẩn bị chết, giống như bố cháu, mà sắp chết ăn năn xin Chúa tha, nhưng cũng phải ở chỗ chờ phán xét! Còn những người như chú hỏi, nếu sắp chết mà họ không ăn năn, thì Chúa cũng phải chào thua họ thôi!
– Thế mình cầu cho họ ăn năn thì có được không?
– Cháu nghĩ là được, song cháu ví như người đi bộ mà lại phải leo núi!
– Đó là người biết Chúa, nhưng chống Chúa, chống Giáo hội, chứ như người tội lỗi vì đam mê thì cầu nguyện cho họ có dễ hơn không?
– Cháu ví như người đi xe đạp, nhanh hơn anh đi bộ.
– Như vậy thì bên chống Chúa, chống Giáo hội khó hơn, vậy nếu ta cầu xin Chúa ban ơn cho họ thay dạ, đổi lòng, thì phải làm cách nào để cho Chúa chấp nhận?
– Chú nghĩ đi! Cách nào mà Chúa chẳng chấp nhận, song họ phải nghĩ đến Chúa một chút! Cháu nói là một thoáng! Còn họ chưa có một thoáng, thì ta cầu cho họ cũng khó!
-
Ngôn ngữ của người trong Thế giới Tâm Linh là sự Tương thông tư tưởng. Đọc mà không suy, thì lời kinh phát ra như từ cái máy sản xuất: Không tốt!
– (T): Ai cũng nghĩ trên Thiên đàng các Thiên thần chúc tụng Chúa thì cứ luôn ca hát, cho nên tôi mới thắc mắc các Thiên thần ca hát làm sao? Có âm thanh không? Tiếng các nhạc cụ, nhạc khí không biết thế nào? Cô có thể mô tả một cách khái quát được không?
– (Th): Cháu phải đi hỏi xem có được nói không đã! (…) Cháu được phép trả lời là: Có, song không hát bằng miệng, mà bằng tư tưởng. Chú có biết không, khi mà chú xin một điều gì, thì chỉ mới trong ý nghĩ thôi là Chúa đã biết ngay, chứ chưa cần chú phải nói ra ngoài miệng. Cái đó gọi là gì nhỉ, hiệp thông có phải không?
– Tôi nghĩ mình nên dùng từ tương thông. Hiệp thông là mình hiệp ý với ai đó trong cùng một cách thế và mục đích của họ, thí dụ hát hay cầu nguyện, hoặc dâng lễ cùng chung một ý chỉ.
– Thế nhưng việc thờ phượng ở cõi tạm, việc ca hát, hay đọc kinh có tính như là phụ họa, để làm cho người ta nâng tâm hồn lên. Vì ta mang thể xác, nên mới phải cần có. Chứ chú biết câu Chúa nói đó, là Chúa chỉ cần ta tìm nơi thanh vắng, rồi nâng tâm hồn lên cùng Chúa. Lúc đó ta suy gì, nghĩ gì là Chúa biết hết! Khi ta nâng lòng lên cùng Chúa thì tất cả tư tưởng của ta là sự tập trung, còn đọc kinh thì có nhiều khi miệng phát ra âm thanh theo một khuôn mẫu, mà lòng trí thì không có gì cả, tức là trống rỗng! Còn nếu như miệng đọc mà tâm suy thì tốt!
– (B. Quý): Mẹ chỉ có đọc thôi! chứ biết gì mà suy, thì có tội không?
– Con cho mẹ biết! tại mẹ không chịu bắt trí óc mình làm việc thôi! Đó cũng là một sự lười biếng! chứ lời kinh các cha đã đặt sẵn để ta đọc ta có thể hiểu được! mà hiểu được thì suy được! Khi làm thơ, mẹ có phải nghĩ không? Đọc kinh không khó như làm thơ, phải không? Cho nên nếu cứ đọc cho có lệ thôi, mà không bắt trí tâm hướng về Chúa, thì tuy Chúa không bắt tội, nhưng ta cũng có lỗi, vì xem thường Chúa, Đức Mẹ! Chú có hỏi gì thêm không?
– Nếu như tôi chỉ nghĩ câu hỏi trong đầu thôi, mà không nói ra thì cô Thủy có hiểu, hay có biết tôi nghĩ gì không?
– Cháu thì hiểu! ví dụ nhiều khi cháu biết cô có ý muốn hỏi một vấn đề, nhưng cô ngại, không nói, khiến cháu phải hỏi cô; Tuy nhiên mẹ cháu thì nếu cô chú không nói ra làm sao mẹ cháu biết? Mẹ cháu cần có sự tương thông với vấn đề ai đặt ra, thì mới tập trung được tâm ý, để mà chạy cơ, còn không thì tự nhiên cháu trả lời cái gì đó mà mẹ cháu chẳng biết gì, thì đầu óc sẽ bị rối bời, lúc đó cơ sẽ thất bại. Cháu ví dụ mẹ cháu cứ bảo bà là người thông dịch, thì cũng giống như người thông dịch thật vậy! Người thông dịch mà không hiểu, thì dịch thế nào được! Chú có thông suốt được vấn đề không ạ?
– Tôi hiểu!
-
Điều Chúa muốn: Cô Thủy luôn nhắc “Làm việc yêu thương”
– (Th): Cháu hỏi chú khi mà chú nghĩ đến một việc mà chú đang chờ, thì có cần phải hỏi hay chia sẻ với cháu không?
– Tôi nghĩ là cô biết, nhưng kinh nghiệm nếu tôi không hỏi thì cô không trả lời. Đôi khi thì cô cũng mở lời trước, thí dụ nhiều hôm cô hỏi nhà tôi: Cô có muốn hỏi, hay chú có muốn hỏi gì không? Đó là cô đọc được trong tư tưởng chúng tôi có điều muốn hỏi, mà ngại!
Tôi đang tính làm một việc, không biết cô có biết không?
– (Th): Chú có muốn chết tạm để cũng đọc được điều cháu nghĩ không?
– Tôi sợ chết tạm thì chưa lên được tới chỗ có thể nghe được tiếng nhạc, đờn ca hát xướng của các Thiên thần!
– Chú nhát! cầu xin thật nhiều thì chuyện gì Chúa chẳng làm cho được! Cháu biết là chú chưa dám chết vì sợ có tội Chúa không cho lên nghe nhạc. Vậy chú hãy cố gắng làm điều yêu thương mà Chúa muốn, thì khi đó, dù chết thật hay chết tạm cũng được nghe nhạc Thiên Quốc!
Chú cô vui không? Cháu cần phải đi!
-Chào cô!
Ngày 04. 7. 2005 (13:15 pm)
-
Chúng tôi biện luận về việc đọc kinh.
– (Th): Con đang phải lo một việc chưa xong, nhưng vì mẹ cần thì con về. Con muốn hết bận phải một tuần (đó là cô nói theo kiểu thế gian)
– (B. Q): Bố về nằm trong quan tài chơi, nghĩa là gì? Có nhắn gì không?
– Bố bảo mẹ tối về nhà có vẻ sợ ma, vì thấy lạnh lẽo, rồi nhắn mẹ nếu sợ ma, thì kêu tên Chúa Giêsu!
– (Th. tiếp): Con chào cô chú vui! Cháu cho biết hôm trước cô có một việc làm rất là đẹp lòng Chúa, nên bà được vui, và được về thăm là để biết mà vui, và tiêp tục làm theo như Chúa nói là cho kẻ đói ăn. Còn mẹ thì con cho biết bố sắp được nói, song con tạm giữ bí mật! Còn Phụng thì bố cho biết là chuyện gì cũng không phải sợ, vì có Chúa ban cho, kể cả tiền; Còn chị Giang con nói cho chị biết: Xin cho bố thì tốt (có lẽ là xin Lễ)! Song cho con thì hơi nhiều! đáng lẽ chị nên cho bà Hoài (vợ cũ của chồng, cũng là vấn đề xin lễ). Chú có muốn hỏi là tại sao cháu lại muốn chú đi đọc kinh ở nhà ông Tịnh không?
– Tôi nghĩ là cô chỉ cần bảo tôi thêm giờ đọc kinh, chứ đọc nhà ông Tịnh cũng như đọc ở nhà thôi!
– Cháu biết được ý chú là cứ thêm giờ đọc kinh là tốt cho phần LH khi qua đời! Song quả là chú chưa bắt được ý cháu! Cháu xin ví dụ như ở phần đời nhé! Chú chưa già như mẹ cháu, vì thế cứ bị bộ Xã hội đòi hỏi tại sao mình lại không ở nhà được! Chú biết tại sao không?
– Tôi hỏi cô bàn thờ nhà ông Tịnh có phải là cái bộ Xã hội của Chúa không? Tại sao ta không tổ chức đọc kinh ngay tại nhà?
– Chú nghĩ cũng hơi vui, nhưng mà sai! Chính vì không phải là bộ Xã hội, nên ta mới không muốn tới! Song chú nghĩ đi, bộ X.H là ta nghĩ đến tiền, còn bộ của Chúa là ta bớt phần nóng lạnh! Hai cái cũng giống nhau. Tuy nhiên, chú muốn chọn cách nào thì Chúa cũng cho, vì Chúa rất yêu mến các con chiên của Chúa!
– Cô có nghĩ như cháu không?
– Chào cô Thủy, tôi đồng ý với cô Thủy!
– Tôi cho là phụ nữ vào hùa với nhau thôi! Đọc kinh là đọc kinh, không cứ phải chọn nhà! Tỷ như ta cần phải đến một nhà nào đó, để cùng đọc với nhau cả, nếu ta không tới thì người ta sẽ không đọc! Như thế thì nghe còn có lý!
– Cháu nói thật, điều mà chú nghĩ ra đẹp đẽ như vậy là cũng nhờ có cô khởi sự! Mẹ cháu thì cứ cho như là mưa nghỉ, nắng đi. Song chú thì phải chở cô đi, nên mới nảy sinh ra cách thức lựa chọn sao cho đỡ phiền toái!
– Tôi nói thật, tại vì truyền thống đạo đức là rập theo khuôn mẫu thôi, vì thế ai mà nói đụng tới khuôn mẫu thì người làm khuôn đâu có chịu! Chứ hết mấy cuốn Tin Mừng có chỗ nào Chúa ra điều răn là phải đọc kinh không? Chúa chỉ bảo phải cầu nguyện! Chúa dạy các Thánh T.Đ phải cầu nguyện trước khi đi rao giảng, và Chúa chỉ dạy một kinh Lậy Cha cũng là dạy ta cách cầu nguyện như thế nào. Kinh sách mà cứ đọc đi, đọc lại mãi, Chúa nghe mà không chán sao? Theo tôi biết thì Chúa chỉ muốn mình sống yêu thương, bác ái hơn là cứ chỉ đi đọc kinh. Tôi dùng chữ tôi biết, là mình tìm hiểu trong Tin Mừng của Chúa, chứ không phải là tự suy diễn, hay là đoán bậy đâu! Còn nói theo tâm lý là người cha nào cũng thích con mình thỏ thẻ, nói chuyện, và tâm sự với mình, hơn là lúc nào nó cũng lải nhải mãi cái bài: “Công cha như núi Thái sơn …” cho dù bài đó hay, và ý nghĩa, thì cũng chỉ nghe một hai lần thôi là đủ rồi! Mình người đời còn như thế, sao biết Chúa, Đ. Mẹ lại không vậy?
– Cháu biết điều mà cứ lải nhải giống như con khóc thì cũng nóng ruột! Song chú cô có nhớ hôm mà chị cháu và anh Dũng ở đây không? Điều mà dễ nhất đối chú còn quên, phải tìm sách, thì hỏi là nếu ta không đọc đi, đọc lại thì ta dễ quên làm sao? Mà đã quên thì việc làm không có sốt sáng! Còn Chúa có nghe, Đức Mẹ có nghe thì cũng là tốt cho người cầu xin, hoặc tin vào chuỗi để sau này được lên chỗ các Thánh. Không lẽ Chúa hay Mẹ nói là các con đừng đọc kinh nữa, mà phải đi tìm việc làm cho Chúa và Mẹ, song còn những người tù, còn những người bệnh nặng, những người hấp hối chỉ còn có cái miệng để đọc kinh, mà Chúa hay Đức Mẹ lại sợ nóng ruột, không nghe, thì họ phải làm sao?
– (c. Th. tiếp): Cháu cho biết, Chúa nói là Ta đến với các con, để các con có được một chỗ đứng bên Ta. Cháu xin hỏi, khi mà chú đứng bên Chúa rồi, chú có còn muốn xa Chúa không?
– Dĩ nhiên là không! Vì Chúa là cùng đích!
– Chú đã tự trả lời! Bây giờ thì nếu như (cháu ví dụ) Chúa cho bỏ phiếu, thì nhừng thành phần không muốn đi … như chú (tức ở nhà đọc kinh) bỏ phiếu, chắc Chúa cũng thua! Chú có vui không? Chú, hôm nào tổ chức thêm giờ thờ phượng Chúa, chú có cho anh Dũng, chị Giang cháu biết không?
– Chắc không! Thêm anh chị ấy tới đọc thì tốt rồi! Nhưng họ không tới được! vì còn phải đi làm! (Đọc kinh đây là đọc lúc 3 giờ chiều, vì từ nào tới giờ bàn cãi là cái vụ đọc kinh 3 giờ chiều ở nhà ông Tịnh).
-
Trinh có mơ mẹ về Tuy rằng cô Thủy đôi ba lần nói mẹ chúng tôi được vui,
Nhưng vẫn khuyên nhà tôi cứ phải tiếp tục, bà còn phải nhờ thêm!
– Cháu hỏi cô có muốn hỏi về bà không?
– Hôm ấy tôi thấy mẹ tôi về mặc áo dài, tôi bảo mẹ tôi ở đây tôi đi mua thịt quay cho mẹ tôi ăn, thì bà đi luôn. Tôi vẫn tiếp tục kiếm việc lành làm cho mẹ tôi nữa!
– Cháu xin hé một chút là bà còn phải nhờ cô thêm, vì cô nghĩ đi, còn bao nhiêu LH xếp hàng nhờ Chúa thương. Bà thì mới về nên chưa được ưu tiên. Nói theo kiểu trần gian, giống như hồ sơ còn chờ, nhưng có điều bà không phải chịu khổ như lúc mới về đây thôi! Bởi vậy cô cứ tiếp tục cầu xin cho bà!
Ngày 16. 7. 2005 (21:00 pm)
-
Đường vào Nước Trời không khó, Nhưng có nhiều điều cần phải biết!