-
Thế nào là những LH. Chúa không biết đến?
* Không hẳn những LH ta tưởng là mất hy vọng, đều mất cả đâu!
– (T): Công tác của cô có vui không?
– (Th): Công việc của cháu bây giờ đang làm là đi tìm những LH chưa được Chúa biết đến theo ý của Đức Mẹ.
– (B. Q): Thế nào là LH chưa được Chúa biết đến?
– (Th): Chú thử đoán xem?
– Có thể là những LH chưa nhận biét Chúa: Một là những LH chưa được rửa tội! Hai là những em bé bị phá thai, có đúng không?
– (Th): Xin mời cô và Hợp cùng thảo luận cho vui!
– (2 người có ý thêm vô:) Có thể là những LH như đã sống xa Chúa phải không?
– Cháu cũng khó giải thích, vì cháu muốn đố, mà đố thì phải khó! Cháu nói chung là những người phỉ báng Chúa!
– (T): Đã phỉ báng Chúa, là không còn tin vào Chúa! Có khác nào tội phạm đến Chúa Thánh Thần, mà tội này thì mình học là “Tội không thể được tha thứ” kia mà!
– Chú không biết đâu! Dù là khi sống trên đời họ đã phỉ báng Chúa, song sau khi chết, Đức Mẹ vẫn muốn gặp họ, xem là họ còn có thể chữa được không?
– (T): Thế mới biết là Tình yêu của Chúa quá bao la! Tôi cứ nghĩ là những người khi sống cứ hay phỉ báng Chúa, lúc sắp chết không ăn năn hối lỗi thì kể là … xong … rồi!
– Chú nghĩ không sai đâu! Song trong số những LH cứng cỏi, vẫn còn có những linh hồn tội nghiệp, vì thế nên cháu phải chờ những LH này!
– Vậy thành quả cô đạt được có đáng vui không?
– Kết luận là Cháu vui nhiều! Nhiều việc có gặt hái được tiêu chuẩn cao! Cháu cho biết một thí dụ chẳng hạn một hay nhiều người nghe theo một người nào đó nói quá hay, thành thử đức tin bị đổ vỡ. Chú cô có muốn hỏi khi ai đó đã phỉ báng Chúa mà còn có thể chữa được không?
– (Trinh): Cô nói đó là trường hợp người ấy đã chết rồi hay còn sống?
– Chết rồi ấy chứ! Nếu sống mà gặp cháu, thì có lẽ họ chết thật!
– (Tôi cười): Quả vậy! Thế thì xin cô cho biết trường hợp đã phỉ báng Chúa mà còn chữa được.
– Cháu hỏi chú, nếu như gặp, hay biết có người nói xấu chú thậm tệ, chú nghĩ sao? Khi ấy mình có tha cho họ không?
– hồi xưa thì không? Mình chắc là sẽ ghét họ dữ lắm! Nhưng bây giờ thì tha được rồi!
– Cháu nói cho chú nghe, khi họ ghét mình, thì chết họ vẫn ghét! Người phỉ báng Chúa, dẫu chết họ cũng không ăn năn, song Chúa vẫn tha nếu như họ biết lỗi, cháu được sai đi tìm họ, những người còn biết hối cải!
– (Hợp): Em hỏi chị, những LH chối Chúa, bị vào nơi tối tăm, nhưng người nhà không biết, vẫn xin lễ, vẫn cầu nguyện cho họ … thì họ sẽ thế nào?
– Chị cho biết là họ sẽ bị lâu vô cùng!
-
Hy sinh và khiêm nhường, giúp người nghèo Thì sẽ chắc được ơn về sau.
* Những phương pháp nên biết để tập sống khiêm nhường.
– Cháu có một ý muốn nói là gia đình ta được vui, nhưng phải giữ lòng yêu thương, khiêm nhường, và có tâm ý giúp người nghèo, thì được ơn về sau.
Chị hỏi Hợp, em nghĩ sao về hy sinh và khiêm nhường?
– (Hợp): Em nghĩ là sống hòa đồng, kính trên nhường dưới, chứ không sống bề ngoài, thế gian gọi là bằng mặt, mà không bàng lòng.
– Cô thì sao?
– Thí dụ, bản tính con người luôn cho mình là phải. Nên khiêm nhường là phải hạ mình, và phải tập. Nếu không tập thì không bao giờ hạ mình được hết!
– (Th): Cháu góp ý về sự tập như cô nói: Muốn tập ta phải lưu ý tới ba phương diện, Không nói khi bực mình! Không nghe khi người kia nói trái, hoặc hỗn, hay coi thường mình! Và không nhìn họ, dù rằng họ làm cho mình khó chịu tuyệt đối!
– (T): Có thể là thái độ khi rẻ người đó nữa!
– (Th): Cháu lại ví dụ rằng ta cứ nghĩ là ta đã vào dòng tu kín … có sao đâu! Cháu cũng nói thêm là: Khiêm nhường là phải chấp nhận chịu thiệt thòi bất cứ một vấn đề nào. Cháu ví dụ như ông cha kia cậy mình có chức Thánh, mà làm cho người khác thiệt thòi, nhất là về đức tin, ông ta thực sự đã làm cho Chúa buồn! Còn cháu nói gần hơn, thí dụ như gia đình ta, chú là người có quyền, như là chồng, là cha, mà có chuyện bực mình, hoặc buồn vô cùng, mà chịu khổ, để cho mọi việc êm đẹp, đấy là đức khiêm nhường.
-
Đức Hy sinh & Điều kiện cần khi ta cầu nguyện, xin lễ cho các LH.
– (Th): Bây giờ hãy nói về chữ Hy Sinh. Cô, chú, Hợp hãy bàn luận cho vui!
– (T): Hiểu hai chữ hy sinh thì dễ, có thực hiện mới là khó thôi!
– (Th): Cháu đưa ra một vấn đề thực tế nhé, thí dụ như cô chú có một người ruột thịt mà tương đối nghèo, nhưng mình phải cố quên đi để phải lo cho một người khổ khác trước đã, thì đó là bỏ nhỏ mà thu hoạch lớn!
Cháu nói thêm là: Nếu như ta đói tiền xin lễ, nhưng mà ta cầu nguyện cho một LH với một tấm lòng thương xót, thì cũng vẫn tốt trước mặt Thiên Chúa. Xin mọi người nhớ là điều kiện cần chính là lòng thương xót thật!
– (B. Q): Có lòng xót thương mà còn xin lễ nữa thì có tốt hơn không?
– Con ví dụ cho mẹ nhé: Ta ăn cơm với mắm lâu ngày, mà nay có người mời ăn tiệc thì phải vui lắm chứ!
-
Người không gian có hay không?