1. Khéo léo kích động mọi người bằng dụ ngôn: Người có vàng đem chôn, vàng thì còn nhưng cuộc đời sẽ mất dần!

– Hôm nay cô có muốn nói điều mình xin mà không được hay chưa được không ?

– (H.Trinh): Cô cứ nói đi, nhưng tôi biết là xin cho các em … thì dù có khó, tôi cũng cứ vững lòng trông cậy!

– Cháu xin đưa một ví dụ là mẹ cháu biết rành: Thua mà cứ mua. Cô có biết tại sao không ?

– Thì bà cũng hy vọng vì hôm trước cô bảo là: Hễ hên thì trúng.

– Đúng, vì người ta có quyền hy vọng, mặc dù nó không đến hay đến chậm. Điều mà cháu chia sẻ với cô là: Tâm linh cũng giống như một câu chuyện mà có một người chôn vàng, không chịu bỏ ra sinh lời. Vàng thì còn, song cuộc đời thì sẽ mất. Cô hiểu không ạ ?

– Tôi hiểu! Là vì tôi biết, thí dụ Chúa cho em gái tôi rất nhiều ơn, nhiều tài năng, nhưng bây giờ nó đang ở trong tối không thấy, … nhưng tôi vẫn vững lòng trông cậy mà cầu nguyện cho nó.

– Con ví dụ Chúa cho mẹ không phải lo đói rét. Tại sao đi đọc kinh hay đi lễ lại chùn bước ? Mẹ được vàng cũng giống như người chôn chặt, không dám tiêu hay cho ai!

– Từ từ … bây giờ …

– Cháu lại hỏi chú, có vàng thì tính làm ăn ra sao ạ ?

– Tôi nghĩ Chúa cho mình khả năng tới đâu, thì mình cứ đem hết khả năng ra mà làm việc cho Chúa! Nhưng nói với nghĩ là khác! Trong cuộc sống, đa phần là mình không tận sức! Nên nhiều lúc nghĩ mình không đáng được Chúa thương đâu! Mà sao Chúa vẫn thương. Thì biết là tình thương của Chúa .. như thế nào ! Mình cảm tạ Chúa chút đỉnh, chẳng thể nào xứng được!

– Cháu cho chú biết, lần Đại hội này, chú phải đem vàng ra làm ăn cho Chúa đấy!

– Thì tôi cũng cố gắng, nhưng cũng xin Đ.Mẹ cho sự khôn ngoan, để đừng làm mất lòng người ta.

– Chú nhớ nhé! Chúa cho vàng tùy người Chúa xét! Chú được vàng, phải cố gắng làm ra. Thí dụ Chúa cho chú năm nén, thì phải làm ra thành vài chục nén đấy ạ!

– Cô cứ làm như tôi có khả năng nhiều lắm ! Thực ra Thần Linh Chúa tiếp cho chứ đâu phải mình tài giỏi gì!

– Chú yên trí, có cháu giúp! Hy vọng có lời! Chú có hỏi gì không ạ ?

(Tuy hỏi vậy, nhưng tới giờ cô đi, và câu chuyện kết thúc ở đây).

Ngày 20 tháng 11 năm 2005

(Câu chuyện giữa ba cha con: Hợp (người chị kế Phụng ở Úc), L.H. ô. Tr.Sơn, và  L.H. cô Thủy)

  1. Đã Nói Chúa ở Khắp Mọi Nơi Tại sao lại phải đến Nhà Thờ ?

– (c.Hợp): Tại sao phải đến nhà thờ ? Nếu Chúa ở khắp mọi nơi, và nghe mình cầu xin, thì bất cứ lúc nào, ở đâu mình cầu nguyện cũng được, đâu cần phải đến nhà thờ ?

(Qua cuộc đàm thoại dưới đây, ta hiểu là có người đã nói với cô Hợp câu này, và có lẽ Hợp tìm lời giải đáp nơi cô Thủy).

– (Tr.Sơn): Hiện giờ tao đang vui: Chúa cho cả nhà được ơn, Chúa ban cho mọi người trong nhà đã đi nhà thờ, kể cả anh Hùng Phi (Đối với cô Hợp, Phi – còn có tên là Dũng – là anh rể, và là chồng chị Giang) còn Giang thì đi Dòng (Giang mới vô Dòng Ba Phansinh). Hợp thì đã chịu các ơn trở lại (Trước kia đã bỏ lễ, bỏ cả xưng tội, rước lễ). Phụng thì siêng năng đến chân Chúa. Tất cả ơn này không dễ gì ai được! Điều mà bố muốn nhắc nhở là: Phải siêng năng, phải hy sinh hãm mình nhiều hơn nữa, để đáp trả lại ơn soi sáng của Chúa ban.

– (Thủy): Chị muốn hỏi em, Em có cần hoặc thiếu sự gì không?

(Vì là chuyện riêng, nên Hợp không ghi câu hỏi, sau đây là câu trả lời của cô Thủy, dĩ nhiên chúng ta không biết chữ  “Nó”ở đây chỉ người nào).

– (Thủy): Em hãy để khi nào “nó” thật sự có điều cần, tự nó sẽ tìm được giải đáp. Còn em có nói, hay ai nói, chị nghĩ nó sẽ cố cãi … Nói vô ích thôi! Điều tốt nhất chị biết, sẽ có một ngày nó tìm tới em để than thở. Khi ấy, em nói nó sẽ hiểu ngay!

(Chúng ta đã biết Thiên Chúa không có quá khứ, hay tương lai, tất cả đều là hiện tại. Ngài là Alpha và cũng là Omega. Nên con người trong thế giới Tâm linh có thể cũng được biết những sự mà thế gian gọi là tương lai. Có điều họ không được phép nói. Vì thế mới có câu: “thiên cơ bất khả lậu”. Nếu Thiên Chúa cho ai đó được tuyên sấm (nói trước), thì các bài tiên tri thường được viết bằng lối văn khó hiểu, đến nỗi hầu như các sự việc xẩy ra xong rồi, thì giải mới được! Còn thường chỉ là phỏng đoán, mà nhiều khi không trúng).

Còn chuyện đến nhà thờ, có hai điều chị nói cho em biết: Một là đức Tin, đức tin dạy ta phải đến, hoặc vì đức Tin, muốn nuôi dưỡng đức tin mà ta cần phải đến. Hai là ta đâu có muốn theo ma quỉ, mặc dầu ta chưa chết. Song chính vì chưa chết ta mới sợ! Còn như người kia, chính vì chưa chết mà họ nghĩ là chẳng có gì phải sợ đến chỗ tối, vì họ tự cho là mình đã làm được những gì Chúa muốn. Nhưng em nghĩ đi, điều Chúa muốn cứ tưởng như là rất nhẹ, song lại rất năng. Ai dám tự nói là mình có thể đạt được ý Chúa! Chỉ có những người không biết mình u-mê tối tăm, mới cứ nghĩ là mình sáng láng! Họ thật đáng thương! Phải chi họ được nhìn thấy cửa địa ngục, họ sẽ không dám mở miệng nói những điều theo chị nghĩ là “tội”. Chị thấy em hãy cầu nguyện cho họ, vì họ đã súc phạm đến Chúa! Chị hỏi em, em có thấy điều họ nói đó là kiêu ngạo không ? Họ đã phạm tội lại còn nói sai, nhất là đối với nơi thờ phượng Chúa! Con người ta đến nhà thờ thường là có hai lý do thúc đẩy (đây là theo chị thấy được một số khá đông): Một là quá đau khổ. Hai là được sung sướng. Đau khổ thì đến xin Chúa cho bớt, còn sướng thì xin Chúa cứ cho được như vậy, đừng có gặp tai họa, đừng có chuyện của cải đội nón ra đi … Em hãy cứ để cho cuộc đời dạy nó! Song nếu em muốn và tìm được cách, thì cũng nên giúp! Chị giận họ cứng lòng!

Hôm nay chị về để cho biết điều bố nói (Ô. Tr.Sơn nói: Hiện giờ tao đang vui … xin đọc ở đoạn đầu). Và cũng báo cho biết: Những người nhờ cầu nguyện đã được ơn (chỉ các Linh hồn), và họ sẽ cầu cho hai mẹ con em (Hợp) được may mắn. Khi nào có chú Tâm, chị sẽ nói rõ hơn! Chị đi!

(Khi tôi đánh máy đọan này, thực tình tôi cũng chưa biết, điều gì mà khi có tôi, cô ấy sẽ nói rõ hơn!)

– (Hợp): ….  ….. ( Tôi không biết câu hỏi … vì không thấy ghi, Chỉ biết câu trả lời như sau:)

– Thủy): Có thể một năm vào tháng các linh hồn, ta xin cho mỗi người một lễ, còn mỗi tối phải nhớ cầu nguyện cho các người mà mình đã hứa trước, sau mới đến các ân nhân, tổ tiên.

            …… (đối thoại, không thấy ghi)….

– (Thủy): Em cứ yên trí đi! Khi ta thành tâm khẩn khoản xin, thì chỉ một giây, Chúa cũng thấu lòng ta !

3giờ00 chiều ngày thứ Năm (01-12-2005)

(Câu chuyện giữa hai chị em Phụng và Thủy)

(Sau nhiều tháng tìm việc. 9.00 sáng nay, Phụng mới đi phỏng vấn việc làm mới)

  1. Khi Chúa cho “điều” ta cầu xin,

thì ta phải “đáp đền” bằng hy sinh, hay hãm mình.

Hãy cầu nguyện và an ủi bệnh nhân!

– (C. Thủy): Chị đang chờ để hỏi em đi phỏng vấn ra sao ?

– (Phụng): Làm bài trắc nghiệm về kiến thức. Em nghĩ cũng chỉ trung bình thôi! Nhưng em cũng cảm thấy có hy vọng.

– Có điều nếu đi làm thì phải cho các cháu đến trường sớm. Điều này thì em phải hứa là không được than.

– Dạ hứa!

– Điều này có liên quan là vì: Khi xin Chúa cho sự vui, mà được Chúa ban cho thì đối lại, ta phải làm sao để tỏ lòng “cảm tạ”, vì Chúa không lấy tiền!

– Em thấy chị Hợp lúc này ốm yếu, bịnh nhiều, chị có thể giúp gì cho chị ấy không ?

– Hợp nó thích làm “Đẹp”, nên cơ thể bị suy sụp (ý nói về sự kiêng cữ, có thể cô Thủy biết là quá đáng, mà gây suy dinh dưỡng, làm các cơ quan suy nhược thành bịnh ?), chị nghĩ là nó sẽ không thọ!

(L.H. có lẽ cũng chỉ luận thôi, khi cô dùng chữ “Nghĩ”, chứ không khẳng định, vì sinh tử là vấn đề thuộc quyền năng của Thiên Chúa. Nếu như vị Thánh nào Chúa cho biết trước, mà không cho tiết lộ, thì cũng không giám nói.).

– Được về nhà Cha, thì sẽ vui hơn buồn, chứ có sao!

– Chị chỉ báo nguy cho em thấy, và điều mà chị muốn nói là: Khi ta thấy một tha nhân, chẳng may bị một chứng bệnh không còn thuốc chữa, thì ta còn phải cầu xin cho họ. Huống chi là người ruột thịt. Chị nghĩ bắt đầu từ hôm nay, mỗi khi tiếp xúc với Hợp, em phải đặt mình như bác sĩ an ủi bệnh nhân. Cho đến khi em sẽ chẳng cần phải nói gì nữa! Lúc đó chỉ có cầu nguyện và mua bông!

Một Ngày cuối tháng 11 của năm 2005 (Quên không ghi ngày)

  1. Đức Mẹ: “Mẹ thương dân chúng chết nhiều cách từ bây giờ về sau”. Người ta phải lo làm điều thiện, mới mong thoát khỏi.

(Sau Thủ tục chào hỏi như thường lệ)

– (Tâm): Ngày 29-10-2005 vừa qua, tại công trường “Hoà Bình” trước Vương Cung Thánh Đường Sài gòn, Tượng Đ.Mẹ “Nữ Vương Hòa Bình” chảy nước mắt khoảng 03 giờ 00 chiều. Rồi tiếp đến hai trận động đất (6.4.2005) tại Sài gòn lúc không giờ, và lần khác, lúc 03 giờ 00 chiều, ngày 08-11- 05 vừa qua. Hai sự kiện còn nóng hổi như mới vừa xảy ra, xin cô cho biết ý nghĩa và sự liên hệ của nó ra sao ?

– (C. Thủy): Cháu phải đi xin phép Đ.Mẹ, chú chờ ….   ….   ….

(Chỉ vài mươi giây sau, cô Thủy trở lại – Tạm dùng chữ “trở lại” theo ngôn ngữ trần gian – Dùng từ như vậy không chắc có đúng ? Vì Thiên Đường, Chúa, Đ.Mẹ có khi ngay ở bên, chỉ là mắt trần không thấy được!).

Cháu hỏi, Đ.Mẹ bảo “Mẹ thương dân chúng chết nhiều cách, từ bây giờ về sau”. Còn chết ra sao, cháu không được nói! Cháu xin Bà, nếu có thể làm cách nào cứu họ bớt phần thê thảm. Đ.Mẹ bảo: “Họ phạm lỗi nhiều, chỉ sợ Chúa không tha thì khó xin Ngài!” (Cô Thủy hay dùng chữ “Lỗi” thay cho “Tội”, và chữ “Các Thánh”, cô dùng chung cho cả “các Thiên Thần”, vì vậy có nhiều chỗ, mình phải tự suy mà phân biệt. Có lẽ, trong thế giới Tâm Linh, khi con người đã là Thánh rồi vả lại không có thân xác, thì sự vận chuyển, sinh hoạt, hành động cũng giống như các Thiên thần thôi, không còn phân biệt như ở trần gian theo cách gọi nữa!). Chú biết không, Đ.Mẹ đã nói như thế, thì cháu đoán là ở VN có thể là người ta sẽ bị chết bằng nhiều cách! Cháu nghĩ là những hiện tượng nói trên, người ta nếu biết hiểu, mà lo làm điều thiện thì có thể mới thoát khỏi!

(Không chỉ chỗ này, một số đoạn tôi đưa nhận xét vào khi tôi chuẩn bị đưa lên mạng “Internet”. Hoặc có khi phải chú thích, hay ghi chú thêm cho dễ hiểu. Như vậy khoảng cách về thời gian từ khi những cuộc nói chuyện xảy ra cho tới lúc viết các phần ghi chú khoảng 6 năm trở lại. Tuy nhiên, nội dung câu chuyện, văn phong của mỗi nhân vật được bảo toàn tính xác thực: không thay đổi, hay sửa chữa, ngoại trừ tên các nhân vật cần bảo mật như đã nói ngay từ lúc đầu. Về từ Đức “Mẹ”, có lúc cô xưng là Đức “Bà”, hay Bà. Tôi muốn đặc biệt chú thích thêm: Đúng như Đức Mẹ nói, những năm sau đó, người ta chết vì thiên tai, bão lụt, đất chùi, lở, sụt, hay chết vì các chứng bệnh lạ như dịch cúm gà, vịt, heo, trâu bò lở móng. Người thì lở miệng và tay chân. Nhưng không cứ ở VN, nhiều nơi trên thế giới, người ta chết vì thiên tai, động đất, sóng thần nhiều và liên tục. Nhất là bên Trung Quốc, đủ mọi loại thiên tai, bão tuyết giữa mùa Hè làm hư hại hoa màu rất nhiều. Nhiều tỉnh đường phố bỗng nhiên lún sâu mà báo chí gọi bằng danh từ những “Hố Địa Ngục”. Sau lại tới “song thần Sunami” bên Nhật Bản, nhìn trên Tivi, ai nấy thấy sợ hãi v.v…).

Cháu cho chú một ví dụ: Nếu như người ta có một người thân bị chết, vì tình thương, vì là thân nhân, người ta phải lo cho xác người thân được chôn cất tử tế, hồn phải cần được siêu thoát … Lúc đó người ta phải làm những việc mà trước kia người ta thờ ơ. Chẳng hạn như đến nhà thờ, đi chùa …

(Ý cô nói là những thiên tai, chết choc … Chúa dùng để đánh động con người, để họ trở về với niềm tin).

  1. “Yêu thương” giống như vàng, cái vốn Chúa cho. Hãy nghĩ đến hậu quả của việc hủy hoại môi trường.

– (C. Thủy Tiếp): Chị hỏi Phụng, em có vàng Chúa cho, em tính làm ăn ra sao?

– (Phụng): Muốn làm ăn thì phải có vốn! Em nhờ chị cố vấn! (Trong bất cứ cuộc nói chuyện nào đôi khi cũng có người trả lời câu hỏi không được chính xác, như trường hợp câu trả lời này của Phụng).

– Mày muốn sinh lợi như thế nào ? Bao nhiêu ? Tao mới góp ý được chứ !

(Đôi khi cô ấy cũng dùng từ “mày, tao”, trong tình chị em, để biểu lộ như không có sự cách biệt giữa kẻ sống, người chết. Ra như chị đang sống, và còn dậy “mày” đây ! Điều này tạo ra sự sống động trong cách ăn nói).

– Dĩ nhiên ai cũng muốn sinh lợi nhiều, nhưng về tâm linh thì em không dám “ước” làm sinh lợi nhiều, sợ mình làm không nổi! Chỉ cố “Một” thành hai, hay ba thôi!

– Chúa bảo phải “yêu thương”, mà chị thấy em “mắc” điểm này! Giống như có vàng, mà không làm cho ra lời, mà chỉ bán dần để ăn thôi, thì chị khó góp ý lắm!

– Chị nhắc vậy, em hiểu rồi!

– Em cứ nghĩ là “làm” thì khó, nhưng nếu “muốn làm” thì sẽ được! Không khó!

– (Tâm): Cô có thêm ý nghĩa gì về hiện tượng “động đất” nữa không ?

– Cháu nói theo ý cháu, đó là dấu hiệu, người ta sẽ phải chịu những hậu quả do việc người ta làm! … Chú có hiểu không?

– Tôi hiểu! Tôi biết là cô muốn chỉ việc người ta phá hoại môi trường, hủy diệt thiên nhiên mà Chúa đã tạo dựng nên, cho người ta hưởng, nhưng người ta vì ích kỷ, vì tư lợi mà làm hỏng.

(Lúc này người ta đang manh nha để cho Trung Cộng qua thầu vụ khai thác “Bô-xít” Tây Nguyên tại VN).

  1. Cô Thủy về giúp gia đình được, Những LH khác sao lại không phép về giúp ?

Tôi xin hỏi cô điều này: Sao cô có thể về để giúp những người trong gia đình. Trong khi nhiều L.H. khác, khi cũng được vui, và được làm việc do Đ.Mẹ sai bảo, thì lại không thể về, để giúp cho thân nhân của họ ? Những gia đình khác cũng cần lắm chứ! Tại sao? Tôi thí dụ như: Chú Tr. Linh, chú Trọng Nha, cha mẹ tôi, là những người đã được vui, như cô đã cho biết, hay như thày tôi (cha của Huệ Trinh – Gọi “thày” theo thói quen ở một số làng thuộc Bắc Ninh) hôm trước cô đã cho biết là cụ “rất được vui”. Tại sao họ không thể trực tiếp nói chuyện với chúng tôi, mà chỉ được nhắn qua cô mà thôi? Xin cô giải thích rõ việc này.

– Cháu cho biết, phải được ơn Chúa chọn! Cháu chỉ biết rằng cháu được ơn này, là vì cháu đã chết cho tình yêu thương (x.coi lại ở phần đầu đã có nói về cái chết của cô Thủy rồi). Điều này thực ra khi trước cháu cũng không biết, và cháu cũng không muốn chết. Thứ hai, là vì mẹ cháu cũng được ơn đặc biệt, vì mẹ cháu dạo ấy, sau cái chết đau thương của cháu, mẹ cháu đã dám hy sinh, vì quá thương con mà suốt ba tháng mười ngày, ra mộ cháu, ở rất lâu, đọc kinh, lần hạt, cầu nguyện, xin với Đ.Mẹ, cho con mình ở dưới chân Đ.Bà, không ngày nào quên, dù mưa gió. Đ.Bà rất thương những ai giống như mẹ cháu, chỉ muốn con mình được vui, mà không cần xin một điều gì cho chính mình cả! … Cũng còn một lý do khác nữa, là gia đình cháu, không có ai sốt sáng trong việc đạo đức, rất khô khan. Chỉ được có một điều là, không có ai nhúng tay vào máu thôi. Do đó cháu được ơn Chúa cho phép về để được hướng dẫn gia đình, và cũng được cô chú tiếp tay. Phải nói là can đảm tiếp tay thì mới đúng! Chú nghĩ đi, ai mà lại tin mình! Thứ nhất là tin người chết, sau nữa là biết hồn ma, bóng quỉ thế nào mà tin được! Như mấy ông ở VN còn nói là Chúa không công bằng.

(Tháng 6 năm 2004, là năm đầu tiên tôi trở về VN, để thăm các em, cũng như các cháu và họ hàng. Một buổi tối, tôi có mang việc “tiếp xúc” với cô Thủy bằng “cơ” này, kể cho hai đứa em trai út và áp út nghe, và nhân để báo tin về L.H của cha mẹ nhắn gởi. Nhưng các em không tin, và nghi ngờ là tôi làm việc trái phép đạo. Năm sau, vào dịp cô Thủy cho gặp em Trường Linh, T.Linh cho biết em “Rất lạnh” suốt hai mươi mấy năm trong luyện ngục. Khi đó vì thương em, muốn cho có nhiều Thánh lễ cầu nguyện cho em, để em sớm được Chúa xét. Tôi đã báo tin cho các em ở VN, vận động mọi người trong gia đình, thì bị gia đình nghi ngờ, và còn nói: “Linh lên Thiên đàng từ lâu rồi”. Điều này Tr.Linh biết và đã trách họ, buồn, khóc, giận … những anh chị em ở VN. (Xin đọc lại số: 60 (tgtl.7). Đến tháng 8 – năm 2005, tôi về VN lần thứ nhì, Tuyệt, chú em áp út của tôi, một buổi tối anh em ngồi nói chuyện, chú ấy bảo: “Nếu Chúa cho L.H. ấy về để hướng dẫn gia đình, thì sao những gia đình khác lại không được như vậy! Gia đình nào mà chẳng cần được hướng dẫn! Nếu vậy Chúa không công bằng! Chuyến này trở lại Úc, anh cứ hỏi cô ấy xem, cô ấy trả lời ra sao?”- Tôi cũng đã nói: “Việc Chúa làm cho mỗi người, mỗi gia đình, không phải ai cũng như ai, gia đình nào cũng giống gia đình nào. Mỗi người một hoàn cảnh. Sự tiếp nhận ơn Chúa nơi mỗi con người, cũng khác nhau. Vả lại, việc Chúa làm không ai hiểu được!” Tôi cũng biết không thể làm cho các em ấy tin được, nếu không muốn nói rằng: Có khi trong đầu của họ nghĩ anh mình đang lạc  đạo. Nên từ đó, tôi sẽ không bao giờ đề cập đến chuyện này nữa! Sau tôi lại suy nghĩ: Bất cứ là “Mặc Khải” nào, không phải ai cũng được ơn lãnh ngộ. Cô Thủy vừa nhắc tới lời của chú Tuyệt nhà tôi đấy!).

Chú nghĩ coi, nếu Chúa cho ai cũng về nói được, thì hóa ra là việc bình thường. Lúc đó, họ còn có thể đem Chúa ra mà làm những việc lợi lộc! Như thế đức Tin sẽ còn khó giữ nữa!

– Cám ơn cô! Cô giải thích đã rất rõ ràng, và tôi rất thỏa mãn với lời giải của cô!

  1. Hành trang về nhà Chúa.

Muốn đi đường gần, hay đường xa ?

– Cháu hỏi cô chú có vui không?

– Ch.Tôi Vui chứ!

– Điều vui cháu muốn hỏi là: Từ khi cô chú nắm vững việc Cầu nguyện nhiều, đi lễ nhiều, đọc kinh nhiều, cô chú thấy sao ạ ? Vui hay khó chịu ?

– (H.Trinh): Đi lễ hay làm các việc đạo đức thì có ơn Chúa, mình thấy nhẹ nhàng chứ!

– (Tâm): Thực sự đến nhà thờ, tôi tìm được sự bình an trong tâm hồn. Nhưng biết là mình cũng còn làm biếng đọc kinh nhiều lắm! Tôi chưa có thể cảm thấy muốn đọc kinh nhiều bằng nhà tôi đâu! Cô đừng nói đọc kinh được nhiều, tôi cảm thấy rất ái ngại, xấu hổ! Nhưng cô cứ nhắc! Hy vọng, nhờ thế mà tôi phải ráng hơn!

– Có hai vấn nạn: Cô chú muốn chọn con đường đi về nhà Chúa “gần” hay “xa”, ý cháu nói là muốn đi xe, hay đi chân ? và đi xa hay đi gần ? Cô chú muốn chọn đường nào, xin cho biết, để khi ấy, cháu huy động các Thánh ra đón cô chú !

– (Trinh): Theo tôi thì cần đi xe, và thích chọn đường gần. Nhưng nghĩ lúc còn trẻ có thể mình đã làm mất lòng Chúa nhiều! Bây giờ có cơ hội thì mình đi nhà thờ, đọc kinh để đền tội vậy thôi!

– Vậy là cô chọn đường ngắn! Chú có muốn đi theo đường cô chọn không ạ ?

– (Tâm): Theo quan niệm của tôi thì cứ theo Chúa dạy: Sống yêu thương, tha thứ, không giận, không oán, không thù ai, rồi nếu có điều kiện tiền bạc thì xin lễ cho các Linh hồn, giúp người nghèo khó … chứ đâu phải chỉ có đọc kinh nhiều đâu! Cho nên tôi cố gắng sống theo kiểu đó! Được không ?

– Để Chúa trả lời! Nếu như chú chưa được Chúa trả lời, thì cháu nghĩ, chú hãy theo cô, vì cô thì chú nhìn thấy hàng ngày, nghe thấy tiếng cô nói. Còn Chúa ở xa, ta hãy tiếp xúc sau! Đây là ý cháu, chú nghĩ xem có đúng không ạ ?

– Đúng thì đương nhiên là đúng rồi! (Tôi mỉm cười) Nhưng hoàn cảnh của mỗi người, và tâm lý nam nữ khác nhau! Giờ giấc làm việc, và công việc của đàn ông nó khác! Đàn ông ngồi đọc kinh, thế nào cũng thua đàn bà! Tâm sinh lý là Chúa dựng lên, chứ nào phải mình muốn làm biếng đâu! … Cô nghĩ sao ?

– Vậy sau này cháu đón chú ở quãng nào ? xa hay gần ạ ?

– Đương nhiên là gần rồi, tôi đâu có muốn ở xa! Cô cứ chuẩn bị đón gần! Vì tôi ở gần Đ.Mẹ mà!

– Thôi cháu nói cho vui, vì đường còn dài. Chú phải lo hành trang, chuẩn bị đi xa thì cần nhiều! Gần thì cần ít! Đây là điều cháu bật mí: Hành trang này là Tình yêu thương, tha thứ, và lo làm điều lành! Tất cả những thứ đó là cho ta đi đến với Chúa được gần hơn. Chú hãy nhớ để thu xếp trước … Bố cháu về!