Một Ngày cuối tháng 11 của năm 2005 (Tiếp theo)

  1. Đọc kinh, cầu nguyện cho người qua đời LH người chết “VUI LẮM”, mình không thể tưởng tượng được!

– (Ô. Tr. Sơn): Chào anh chị, hôm nay có giống như mình họp “Tiên Rồng” không nhỉ ?

(Xin nói rõ: Hồi sinh thời, anh Sơn với tôi thỉnh thoảng gặp nhau trong những kỳ Đại hội Tiên Rồng, mặc dù chúng tôi ở rất xa nhau, khác tiểu bang, một người ở miền Đông, người ở miền Tây của nước Úc. Tiên Rồng là một tổ chức “Yêu nước”. Lấy thuyết Tiên Rồng làm học thuyết để cứu nước như tổ tiên ngày xưa 4.000 năm đã dựng nước và cũng từng cứu nước vậy. Dạo đó chẳng bao giờ tôi nghĩ đến chuyện sinh hoạt Tâm Linh. Chỉ là một người Công Giáo bình thường, đó là tôi nghĩ vậy, chứ không biết thế nào ? Sau này đọc sách, tôi thấy có nhóm danh từ “Công giáo ngày Chúa Nhật”, nghĩa là hễ Chủ Nhật thì nhớ đi lễ để khỏi mắc vào cái tội “Bỏ lễ ngày Chúa Nhật”. Chứ chưa biết việc dâng lễ có nên hay không ? Có lẽ tôi thuộc loại này đấy ! Trở lại câu chuyện ông Sơn đang đề cập, mỗi lần chúng tôi gặp nhau, rất vui! Trong hoàn cảnh mất nước, và sống đời lưu lạc, xa quê hương. Nhưng tôi nhớ là chúng tôi gặp nhau chỉ hai lần. Bây giờ người quá cố đã âm dương xem như cách biệt, vậy mà ông ấy vẫn còn nhớ chuyện xưa, thì người sống đừng ai bảo: Người chết không biết gì hết!).

– (Tâm): Làm sao mà giống được! Còn thiếu nhiều người! Chuyện gì rồi cũng lui vào dĩ vãng hết, anh thấy không ? Mây hợp rồi mây tan. Đời chỉ là thế thôi!…

– Có các ông bà trong Dòng đến, tiếc rằng không phải là “sứ giả” của ta. Anh thấy sao ?

(ông Sơn có ý đùa. Ông biết vợ ông là bà Quý, cùng vợ chồng chúng tôi, bây giờ đều là người Dòng Ba Đa Minh hết. Ông thì không!).

– Đâu có sao! Đi tới đâu thì hòa nhập đó chứ! Bộ anh không thích chơi với mấy người Dòng Ba sao ?

– Trước hết, cám ơn anh chị đã nghĩ đến tôi, một người vừa là bạn, vừa là kẻ may mắn có cây trồng chung (Trước đây tôi đã có nói, hồi sinh thời, tánh anh Sơn hài hước khi nói chuyện. Và là thông gia với chúng tôi, đó là ý nghĩa của mấy chữ “Cây trồng chung” mà anh dùng). Hôm trước tôi có nói với cháu Phụng (Ông tiếp. Buổi gặp gỡ riêng giữa cha con, vợ chồng ông, không có người ghi chép lại), là phải mời anh chị sao cho lịch sự, chứ không vì tình thân mà vô lễ! Chiều nay lại có anh chị thêm lời cầu nguyện. Nếu như anh chị nhìn thấy tôi, sẽ biết là tôi vui lắm! Ai mà không vui khi có những người thân yêu nghĩ về mình, lại còn cầu nguyện cho mình, rồi lại lo phần ẩm thực. Trước là nghĩ đến người qua đời, sau là cho con cháu thưởng thức. Tình cảm này tôi xin ghi nhận.

(Điều này cho thấy, mỗi lần nghĩ tới người thân của mình đã qua đời, rồi cầu nguyện với Chúa, Đ.Mẹ cho họ, dù chỉ một câu vắn tắt thôi, thì họ cũng được vui ghê lắm! Hôm nay chúng tôi qua là để tối, đọc kinh giỗ cho ông).

– Có qua đời gì đâu! Tôi thấy anh nói chuyện cứ như là người ở trên đời vậy! Vui ghê!

– Anh có sợ không ? Có muốn mượn nhang cúng Phật không?

  1. Nếu bạn là người ham sống, sợ chết, thì nghe

Ông bạn tôi nói đây, không chừng lại muốn xin Chúa cho “VỀ” sớm!

– Có gì mà sợ! Nhang hở ? Có chứ! … Không những tôi hút, mà tôi còn mời anh một điếu nữa đấy!

– Anh có biết không, ở đời cứ thuận miệng mà nói “chết là hết” Song tôi nói cho anh biết, nếu lúc sống mà làm được việc gì đó, chết được Chúa ban “Ơn” cho, thì cái chết rất là lý thú! Anh không hiểu đâu khi mà chưa chết! … Tôi nói ví dụ như tôi bây giờ, không phải lo mọi chuyện, kể cả những điều mà làm cho vợ con khó chịu! Khi chết ta còn được ngắm thiên nhiên, nghe nhạc … Anh có muốn được tìm hiểu không ?

– Rất muốn chứ! Anh cứ nói đi!

(Tôi biết là anh có máu “tếu”, nên không biết những điều anh đang nói là thế nào! Nói thật, hay nói cho vui. Nhưng xem cách nói năng thì anh vui thật chứ chẳng không! Không có vẻ người trong “thanh luyện” phải chịu cực hình gì cả!)

–  Vậy là tôi chờ! Anh có sợ không ?

– Không, tôi dứt khoát là không sợ! Bộ anh tưởng là tôi sợ chết, và cầu sống lâu hay sao ?

–  Anh mà đem theo cái kèn thổi thì tuyệt diệu!

(Anh mới biết tôi biết thổi kèn đấy thôi, tôi thổi cho cháu ngoại ở trong nhà nghe, chứ lúc sống, gặp nhau vài lần đi dự hội, như tôi đã nói, có khi nào tôi mang kèn (Harmonica) đi thổi bao giờ. Và điều này xác minh: Người chết biết rõ người sống làm cái gì!) Ta hãy chờ nhau để thực hiện điều này nhé! Thôi tôi chào anh chị, vì tôi đã nói nhiều rồi!

– Chào anh vui vẻ.

– Cháu chào cô chú.

– Vâng, Chúng tôi Chào cô Thủy, vui! Xin hẹn gặp lại nhau ngày khác!

Ngày 12. 12. 2005 (16:06pm)

Buổi gặp gỡ giữa hai chị em: Thủy & Hợp.

  1. Lại một LH. bị Chúa giận. Có cách để Chúa Nguôi, và làm Chúa vui ? Khi khó khăn hãy đến cùng Mẹ.

– (Thủy): Tối nay con về chào mẹ và hỏi mẹ cần con nói về chuyện gì? Cũng như Hợp, chị hỏi em có vui không, có điều gì cần hỏi không? Chị thấy em đã nói là cầu xin cho họ, tại sao lại đổi ý … thôi thì chị nói: Em đã đuợc vui, chị chúc mừng! ơn Chúa ban cho càng ngày càng thấm nhuần. Đấy không phải là vấn đề tiền bạc, hay là chuyện trăm năm hạnh phúc! Chị muốn em nhận ra đây là “Lối Về Nhà Cha” được dành cho những ai được ơn soi sáng, sẵn sàng yêu thương, hy sinh, hãm mình. Chị biết em còn thắc mắc về cuộc sống tâm linh của đứa con em ngày xưa (đây là chuyện riêng tư, nên tác giả không biết, và cũng không tiện hỏi) Hãy để Chúa xét! Em chỉ việc cầu nguyện, làm theo những gì chị đã cho ý kiến! Chị muốn hỏi em có thắc mắc về người mới chết không? (Tác giả cũng không được biết người mà cô Thủy hỏi Hợp)

– Không! Tuy nhiên chị hỏi thì em cũng muốn hỏi xem họ có được ơn Chúa cứu rỗi không? Vì thấy trường hợp cái chết như thế, thì em cũng có đọc kinh cầu nguyện cho họ, nhưng em chưa có xin lễ (hình như là người chết tự tử, tác giả cũng chưa rõ người đó là ai).

– Khi chưa thể thì em cầu nguyện bằng lần chuỗi Mân Côi cũng được! Em cứ cầu xin cho LH. Giuse Ng. Th. P. (có thể lúc trước cô Hợp có đề cập tới người thanh niên này rồi, nên cô Thủy mới biết tên, và quan tâm hỏi). Chị tìm gặp thì hơi khó, vì linh hồn ấy bị cầm giữ. Chị nghĩ khó! Vì chị thấy Chúa giận! Chị nghĩ hãy lần hạt trước, xin Đức Bà cầu bầu thêm cho. Chị cho biết là Thanh (cô bạn của Hợp trước đã có nói rồi – người xưa đã tự vận chết) sắp được đi chỗ khác, ví dụ như chỗ ông Trường Linh, nhưng bây giờ thì chưa! Khi nào được chị dẫn về đây cho gửi lời hoặc nói chuyện. Lại còn hai ông bà mà em nhận cầu xin cho (Tác giả cũng không biết, vì là vấn đề của các cô, không tiện hỏi), đã được cha Qui đưa cho nhà dòng cầu nguyện. hai ông bà này cũng chỉ tạm vui, vì còn phải ở nơi Thanh luyện. Chỗ Chúa cho vô để đền tội, vì việc làm của họ khi trước, nay tùy thuộc vào việc có người dâng lễ cầu nguyện, và việc làm bác ái song song chỉ cho.

– Chị chỉ cho em biết việc làm bác ái thế nào thì được Chúa cho mau qua?

– Em biết trong Tin Mừng Chúa nói với những người xấu “Khi Ta đói, ngươi đã không cho Ta ăn” không?

– Em biết!

– Song Chúa thích nhất những ai cho Chúa ăn trong kẻ hèn mọn.

– Thế là sao … chị?

– Chị thí dụ như khi ta thấy một người mà ai thấy cũng sợ hãi, không dám đến gần, vậy mà ta thương xót họ bằng cả tấm lòng bất vụ lợi, thì việc làm ấy đối với Chúa có điểm … lắm!

– Tựa hồ như làm việc này, lấy điểm để xin Chúa ưng cho việc khác … phải không chị?

– Đúng vậy! Chị nghĩ là ai làm được Chúa cũng cho họ được ơn, nếư họ xin. Chị muốn em hãy lo cho mọi linh hồn, bằng lời cầu nguyện, Rõi nếu làm được điều mà ta bàn vừa rồi, thì các LH được vui rất nhiều. Chúc em thành công trong việc thờ phụng Chúa.

– Chị chúc thì em vui, nhưng không biết em có làm được không? Vì khó là lúc Chúa đến bằng một người nào đó, mà không biết lúc đó mình có để mà cho không? Chưa kể nhièu khi mình không để ý, để mà nhận ra Chúa! Hihi …

– Chị nói dễ là có tiền, còn không thì Chúa sẽ đến chậm … vậy! Tùy theo lòng người ta có sớm mở hay từ từ … haha … Chị đi đây! Chúc em vui!

– Em chào chị, và cám ơn chị chỉ bảo.

Ngày 23. 12. 2005

  1. SINH HOẠT CẢNH THIÊN ĐƯỜNG.

– (Thủy): Cháu chào chú, chúc mừng chú giờ đã được cô gắn bó với hội đoàn, mà đến với Chúa là điều vô cùng tốt!

(Tôi xác nhận việc cô Thủy nói, từ xưa giờ tôi không có sinh hoạt bất cứ hội đoàn đạo nào! Trong khi sinh hoạt hội đoàn đời thì có. Tôi cũng không hiểu sao qua Melbourne tháng 12 năm ngoái ‘2004’ chỉ vài tháng sau vợ chồng người bạn của nhà tôi – họ gặp nhau, quen nhau bên đảo Ga-lăng thuộc Indonesia, trong lúc tôi vượt biên sau nhà tôi một năm và tới đảo Pulau Bidong, thuộc Malaysia – Hai ông bà này rủ chúng tôi vô Dòng Ba Đa-Minh – tức Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh VN tại Uc-châu – Tôi không thể hiểu tại sao tôi lại nhận lời dễ dàng như vậy, khác hẳn với cách sống trước đây của tôi. Sau này, tôi mới nhận ra đó là một ơn gọi rõ ràng mà lúc đầu không biết. Cho nên cô Thủy dùng mệnh đề: “chú giờ đã được cô gắn bó với hội đoàn” rất chuẩn!)

– (Tâm): Chào cô Thủy! Chúc Giáng Sinh cô (Merry Christmas)! Xin hỏi Thiên Đàng có tổ chức lễ mừng lớn không … ạ?

– Rất bận rộn chú ạ! Nhưng cháu không thể nói chi tiết được! Song không có ăn uống phủ phê, hay trưng bày nhà cửa hào nhoáng! Chú thử đoán xem?

– (tôi cười) Chắc chỉ có Chúa Giêsu với Đức Mẹ là có thể xác, chẳng có lẽ hai Mẹ Con ngồi ăn để các Thánh thèm thì cũng chả lỡ! Chi bằng Hy Sinh luôn! Mà đối với Chúa, Mẹ thì hy sinh là chuyện nhỏ!

– Cháu nghĩ chú nói theo ý của cháu là trên Thiên đàng không có ăn, song cháu biết chú còn những ý khác, sao chú không nói ra luôn! Hôm nay chú cháu ta tha hồ có thời giờ phiếm luận.

– Tôi nghĩ Nước Trời không cần ăn, nhưng nghe nhạc chắc có! Cứ ngắm nhìn vũ trụ, chiêm ngưỡng trăng nước, suối đồi … thì biết Chúa là Master của tất cả mọi nghệ thuật, từ âm thanh tới ánh sáng, từ tĩnh sang động, từ vi vu ngút ngàn tới sóng gào, biển động. Thôi! Tôi không dám múa dìu qua mắt thợ, ở đó mà diễn tả! Nhưng biết chắc mấy hôm nay, dàn nhạc Thiên Thần, cùng với Hội Nhạc Thiên Quốc ca hát vang lừng … tôi nói vậy có đúng không?

– Một là do chú khéo tưởng tượng, hai là chú bị ảnh hưởng thần thoại Hy lạp. Lúc chú đọc cháu có thấy!

– Vậy là cô sai rồi! Tôi có thấy dàn nhạc, hay hội nhạc nào nổi tiếng trên đỉnh núi Olympic nơi hội họp của các thần … đâu! Nhưng cô chưa trả lời tôi, có phải các Thiên thần ca hát, nhảy nhót tưng bừng không?

– Cháu cho chú hay, trên Thiên Quốc chỉ không có những cái xấu nơi trần gian thôi! Còn những gì là vui, là phát xuất do tình yêu thánh thiện thì cái gì cũng có. Chú cứ tưởng tượng tới đâu, thì sẽ có cả triệu lần hơn những điều chú tưởng. Cháu đã nói rằng cháu không thể diễn tả chi tiết được! (Tôi hiểu đó là do ngôn ngữ loài người – thứ ngôn ngữ vô cùng hạn hẹp!) Nhưng chú yên tâm, cháu không nói dối, cứ hễ khi nào chú chết là thấy liền!

– (Tôi cười, chưa kịp nói thì cô tiếp)

– Tuy nhiên, cháu cũng cho chú biết thêm: Không như trần gian, hễ vui thì người ta phải nghỉ ngơi. Thiên Đàng vẫn vui mà vẫn bận rộn. Thí dụ: Những Thánh nào có nhiệm vụ đi tìm các LH mà gia đình cầu xin, các vị ấy khi nghe thì phải tìm và xét (Chúa xét lại là khác). Chú nghĩ đi, giá có ăn cũng không có thời giờ.

– Tôi nghĩ các Thánh vừa làm công tác Chúa giao, nhưng mà cũng vẫn đồng thời được hưởng ân phước Thiên đường.

– Chú! Cháu cho biết là các vị Thánh đều bình đẳng trong công việc, song không có nghĩa là các Thánh đều như nhau, hay giống nhau. Cháu thí dụ như chú Trường Linh ở đây, sẽ không có sự tăng trưởng như ở trần gian là chú ấy còn trẻ, và cứ làm việc nhiều thì một ngày kia, sẽ thành như Thánh Giuse, chú hiểu không ạ?

– Cũng hiểu, mà khó hiểu! Trên Thiên Đàng chắc chắn có sự bình đảng, chứ không thể phân chia giai cấp như ở trần gian! Nhưng thế nào là bình đẳng mà lại không bằng nhau? Nghĩa là các Thánh có đẳng cấp?

– Chú! Bình đẳng trong niềm vui! Cháu thí dụ: Trong quân đội có cấp bậc và có lương cao thấp. Song ở chỗ Chúa không như thế! Ai cũng vui, nghĩa là không có vị thánh nào cảm thấy có vị Thánh khác vui hơn, hay sung sướng hơn mình! Nhưng công việc làm thì khác! rất khó nói nhưng cháu tạm đưa ra hình ảnh này là: Những Thánh trông nom các LH thì hơn các thánh đi tìm các LH.

(đây là tôi nghĩ: Nhân viên bảo quản tài sản, thì hơn nhân viên đi tìm tài sản bị thất lạc. Nếu độc giả nào đồng ý với tôi thì tôi xin nói rằng: cũng chỉ là cách hình dung hay biểu tượng tương đối thôi! Vì không thể đem lãnh vực cụ thể mà suy xét, soi thấu lãnh vực tinh thần. Ví như vô hình thì cực đại, hữu hình thì cực tiểu).

– (Tôi hỏi): Nhưng các Thánh lớn thì gần Chúa hơn, hay nhìn thấy nhan Thánh Chúa rõ hơn chứ … phải không ạ?

– Cứ cho là gần như vậy! Song không phải là ta khó gặp! Tuy nhiên, phải hình dung Chúa thế nào bây giờ … cháu thí dụ Ngài như một Quan Tòa nhé! Nghĩa là khi cần gặp cũng phải có lý do, cơ nguyên? Rất khó dùng từ!

– Có thể cô dùng từ không chính xác! Tôi nghĩ Chúa là Tình Yêu, nếu bảo Ngài là Quan tòa thì khổ cho các Linh hồn, các Thánh!

– Cháu dùng từ không chính xác, hay là chú không nắm bắt được ý cháu cũng chưa biết chừng! Bây giờ chú cố tưởng tưởng, để cho vấn đề vào rọ … nha! (cũng có nghĩa như là “nắm bắt”). Khi các Thánh có công việc thì phải lo, chỉ khi cần mới đến Chúa. Còn dung nhan Chúa thì ai cũng được thấy rất gần, mà khi cần xin, mới nói! Còn thì rất vui. Và vui không có khó! Rất dễ! Nghĩa là không có khó gặp Chúa. Song vui thì vui, công việc Chúa giao vẫn phải để tâm! Khi nào cần mới nói! Không giống như ở trần gian, nghĩ là cứ gần Chúa, thì muốn xin gì thì xin, hay nói gì thì nói.

(Thực ra gặp cô Thủy bao lâu nay, tôi cũng có được kinh nghiệm này là cô chưa bao giờ nói mình là thánh, nên càng không có chuyện cô là Thánh lớn, hay Thánh nhỏ. Cô vẫn đi làm các việc, nhưng gần cô thì biết cô làm việc cho Đức Mẹ. Sau này, khi cha Qui – chú của tôi qua đời, và sau khi cha được Chúa cho vui, thì trong một lần ngài về – nói chuyện với tôi, chính ngài bảo với tôi cô Thủy là “SỨ GIẢ ĐẶC BIỆT CỦA ĐỨC MẸ”. Qua cô Thủy thì tôi chứng thực rằng: Cô gặp Chúa và Đức Mẹ rất dễ, rất nhanh, tưởng tượng như sống trong cùng một mái nhà. Nghĩa là khi nào tôi hỏi điều gì mà cô cần phải hỏi Chúa, hay hỏi Đức Mẹ, là cô hỏi liền, và được Chúa hoặc Đức Mẹ nói cho biết ngay! Chính tôi những lần được Chúa hay Đức Mẹ bảo ban, hay trả lời câu mình hỏi, mình cũng lấy làm sung sướng! vì cảm nhận được cách cụ thể tình Chúa, tình Mẹ yêu thương mình, gần gũi mình như thế nào! Chứ không như trước kia chỉ biết qua cha giảng, hay đọc trong các sách, nó vừa xa vờị vừa trừu tượng, cho dù muốn tưởng tượng, cũng không tưởng tượng ra Thiên Đàng sao gần gũi, thân mật đến như vậy).

– (Tâm): Những ngày lễ trọng ở trần gian, thì trên Thiên Đường cũng có tổ chức long trọng chứ?

– Chú đoán đi! Một là ăn uống; Hai là Ca hát; Ba là các Thánh cứ ở chỗ mình làm việc … chú chọn cái nào?

– Chắc phải còn những gì nữa chứ, chỉ có 3 điều đó thôi thì tôi phải chọn chữ “Ca Hát” rồi! vì ăn uống chắc chắn không có! Còn làm việc thì không được nghỉ! Hihi! …

– Chú hay quá! Các Thánh ca hát tưng bừng. Các Thánh VUI, và các Thánh cũng vẫn tính sổ mỗi người có được thành quả là bao nhiêu, Thánh nào đi an ủi, hay khuyên bảo các LH trong Thanh Luyện gặp phải sự chống đối, hoặc gặp các LH chai lỳ, cứng cỏi, phải ráng thuyết phục vân vân và v. v…

  1. Một giấc mơ Trường hợp một Linh hồn chưa biết Chúa.

– (Bà Quý): Con giải thích cho mẹ hiểu giấc mơ của con Hợp (con gái bà): Hợp mơ gặp cha Lý, cha nói phải xưng 300 tội. Hợp nói con kiếm đâu ra 300 tội, thì cây rớt xuống đầu. (dĩ nhiên tác giả không biết cha Lý! Xin đừng hiểu lầm cha Lý còn sống đang đấu tranh cho Công lý & Hòa bình tại VN thời nay, và còn đang bị đảng CS và nhà nước giam tù đã nhiều năm).

– (cô Thủy có ý nói với em cô là Hợp qua bà Qúy, nhưng cũng để trả lời câu hỏi của bà): Chúa cho biết cha Lý ở giáo xứ cũ nhà mình ở bên VN. Cha mất đã 2 năm nay. Khi trước cha có mua đất bán cho ngưòi giáo dân, có thể là cha theo thời giá, song việc này giống như ăn lời, nên cha cũng mắc lỗi. Chị muốn em cầu xin cho cha. Em hãy xin Đức Bà cho cha được vui!

– (B. Quý): Cha có lấy lời thì cũng để xây nhà thờ, trường học, thì cũng tốt chứ có sao đâu?

– Chúa công bằng, nên MỘT là cha thì phải có đức bác ái. Mua sao bán vậy. Thực ra Chúa chỉ bắt cha đền tội nhẹ, nên chị muốn Hợp hãy xin Đức Mẹ cầu bầu cho cha được vui sớm! Chi, cho hay, khi nào Hợp về, chị sẽ cho chi tiết sau. Con nói chú Tâm biết: Các cha mặc dầu lo làm nhà thờ, song cũng thường hay có những lỗi nhỏ, vì thế chị cho biết, hễ những ai là các ông bà cố thì cũng phải lưu tâm! Nhà mình thì chưa có ông bà cố.

– (B. Quý): theo giấc mơ thì có phải cha mắc 300 lỗi không? Hay 300 đồng, hoặc 300 ngàn đồng?

– Khi con hỏi thì Chúa cho biết cha Lý cần phải xin lễ, cầu xin ít nhất là 3 năm.

– Mỗi ngày, hay mỗi tháng, hay chỉ những khi lễ lớn thì ta cầu xin? Con hãy cho biết cụ thể.

– Chúa nói hãy xin thì sẽ cho. Con nói là cầu xin tùy ý! Song nếu hàng ngày thì tốt! Cha Lý sẽ được vui sớm! Chúa biết nếu ta không biết tên Thánh. Song cha Lý có tên Thánh Quan thày của cha. Nếu ta dùng tên Thánh mà cầu xin thì lại tốt hơn nữa!

– Hợp nó mơ là do con dẫn, hay là Chúa bảo nó phải làm chuyện này?

– Chúa trao cho con làm việc này, vì các Cha là dưới quyền kiểm soát của Chúa. Chúa cũng thương cha Lý có công xây dựng Giáo hội, nhưng còn biết bao cha khác. Nên nếu như cha Lý không được người cầu xin cho, mà Chúa lại ân huệ cho cha, thì lại thiếu sự công chính đối với các linh mục khác!

(Trong trường hợp này, tuy không hỏi nhưng tôi nghĩ có lẽ hiện tại cha Lý không còn người sống để cầu xin cho cha, hoặc giống như trường hợp chú Trường Linh nhà tôi, người còn sống thì nhiều, nhưng ai cũng nghĩ chú ấy đã lên Thiên Đàng từ lâu. Tôi nhấn mạnh ở đây! để mọi người rút kinh nghiệm. Nên cũng có thể gia đình thân thuộc nhà cha nghĩ cha lên Thiên Đàng từ lâu rồi!)

– (B. Quý): Tất cả các linh hồn khi chết thì chỉ có Chúa mà thôi! Vậy ông ngoại có “ông thần hoàng” hỗ trợ thì ý là sao? (Tôi phải mở một cái ngoặc ở đây rằng từ chị Qúy trở về trước giòng họ không biết Chúa. Như chị nói thời của chị Giáo Hội chưa cho hôn nhân đạo ai nấy giữ, nên khi lấy ông Trường Sơn, chị phải theo đạo chồng, chứ thật ra chị chẳng tin Chúa, vì có biết gì về Chúa đâu! Bởi vậy lần nào đó dĩ nhiên không có tôi, chắc chị có nhờ con là cô Thủy tìm kiếm LH bố của bà tức ông ngoại cô Thủy).

– Con cắt nghĩa cho mẹ biết: Những người thật sự không biết Chúa, ví như trước khi các vị thừa sai sang nước ta truyền đạo, thì tổ tiên ta hàng nghìn năm, hay hơn nữa, không ai biết về Chúa hết. Chúa cũng cho các Thánh thu nhập các LH khi sống người ta chưa biết đến Chúa, rồi trao cho một vị Thánh quản lý (cô Thủy thường gọi chung một từ là Thánh, nhưng cũng có thể là Thiên thần cai quản). Ở đây có đủ mọi tín ngưỡng lúc ở trần gian người ta thờ, có người thờ Phật, người thờ Thần Hoàng, người thờ ông Địa v.v… Vì không biết Chúa, thì cứ tên nào lúc còn sống người ta thờ, người ta dùng để gọi. Ông ngoại khi sống ở làng chỉ biết Thần Hoàng là vị phải thờ, nên gọi như thế. Mẹ hiểu không?

– Nếu chết rồi mà gọi Thánh này Thánh kia là thần này, thần nọ … thì mẹ hiểu! Nhưng ông ngoại con ý nói là lúc sống ông thờ Thần Hoàng, mà ông ấy cũng bảo hộ, hay hỗ trợ là sao?

– Những người sống lành dầu không biết Chúa, Chúa vẫn cho Thiên Thần hộ mệnh đi bên cạnh giúp họ. Chúa còn cho các vị Thánh vùng, để trông nom người ta nơi những miền đất người ta chưa biết Chúa.

– (Tâm): Tôi không hiểu! chẳng lẽ mấy ông Thần hoàng, ông Phật, ông Địa … họ thờ là những vị Thánh Chúa sai tới sao?

– Cháu nói là Chúa ban cho một vị Thánh nào đó, trông coi một khu vực nào đó, Song chú nghĩ đi, người không Công giáo thì họ cứ tuỳ tiện đặt tên. Một khi người ta không được chỉ dẫn thì họ thờ ai, dù là thằng ăn trộm, ăn cướp đã chết … cho dù chẳng biết có hiệu quả gì hay chỉ là một sự vô lý, thì họ cũng vẫn theo. Khi trước các cụ mê tín cứ thấy củ khoai to cũng nói là điềm lạ, rồi kéo nhau đến thờ. Một gốc cây cổ thụ cũng thành mưỡu thờ. Bàn tay người sét đánh cũng có nơi thờ. Những sự này ai cấm và phân tích được? Chú biết không mẹ cháu hỏi, cháu phải nói cái gì dễ hiểu nhất, mà bà chấp nhận được! Cụ khi đó chết ở làng. Cụ không có tội gì nặng, sống hiền hòa, có tâm tốt, cụ cho nhiều người đói ăn, tuy có của mà lại có lòng từ thiện, nên về bên này cụ và những người đồng trạng được Chúa cho ở một nơi không gọi là khổ, rồi từ từ có các Thánh do Đức Mẹ phái tới dẫn dắt, hướng dẫn họ cho họ biết Chúa là ai. Chúa khi nào cũng cho người ta tự do chứ không cưỡng bách. Khi nào tự họ muốn Theo Chúa, Tin và nhận Ơn Cứu Độ do chính Con Chúa là Đức Giêsu Kitô xuống làm người Cứu Chuộc, thì họ sẽ được rửa tội bằng Thánh Thần – dùng từ thế gian thôi, chứ thực ra là họ được Một là Làm con cái Chúa, Hai là được Chúa cho VUI – Nhưng hôm nay có chú cháu mới có thể nói rõ, và nói nhiều, để sau đó nếu có điều không hiểu, thì đã có chú giải thích thêm.

– (Tâm): Thế khi cụ bảo mẹ cô rằng ở đây cụ được ông Thần Hoàng độ trì … là sao?

– Chú biết không, khi mẹ cháu nghĩ tới ông ngoại cháu thì nói cháu đi tìm cho mẹ cháu gặp. Cháu tìm thấy cụ ở chỗ cháu vừa nói, thì cụ bảo được ông Thần Hoàng làng cho tá túc. Cháu tin chỉ một thời gian nữa thì cụ sẽ biết cụ đang ở đâu và Đấng mà cụ tưởng là Thần Hoàng là ai!

– (Tâm): Tôi vẫn không chịu ông Phật, ông Thần Hoàng, ông gì … Khổng Tử hả, hay Lão Tử, hay bất cứ một nhà hiền triết nào mà người ta thờ … đều là các vị Thánh Chúa sai tới! Cô nghĩ sao?

– Cháu không bảo ông thần này, nhà hiền triết kia là một vị Thánh của Chúa gửi tới. Thánh là Thánh, ngưòi là người. nói cách khác người ta thờ cái gì thì thờ, như cháu đã nói rồi: bàn tay người sét đánh, củ khoai lạ, tên trộm … chẳng lẽ đó là các vị Thánh của Chúa! Thánh hộ mạng của mỗi người, hay vị Thánh của vùng đất người ta sống chú không thấy, ngươi ta cũng chẳng thấy, còn các Thánh làm gì thì các ngài có cách của các ngài. Tất nhiên các Thánh không trực tiếp giảng đạo Chúa cho người ta như các cha, các sơ, nhưng chú có nghĩ là các Thánh có thể giúp người ta sống thiện, sống ngay lành, sống bác ái qua tư tưởng của những nhà hiền triết, hoặc ngay cả qua ông Phật v.v…