Ngày 22. 01. 2006 (Tiếp)
– (tiếp theo số 223 về câu tôi hỏi: Cô nghĩ mình có thể cầu nguyện cho người phụ nữ này bỏ được ý muốn ly dị chồng … được không?)
– (Thủy): Việc này, theo suy luận của cháu, một khi người ta đã “hủy bỏ giao ước” tức lời hứa Hôn nhân trước mặt Thiên Chúa, thì cháu cho biết: Tội nặng lắm! Không cần biết ngày xưa họ theo Chúa thật hay giả.
Luận bàn: Tôi nghĩ giả dối cũng là bản chất người CS, Giang còn là Học sinh, thì chưa chắc đã là đảng viên như cha mẹ nàng. Có điều lối “đúc khuôn” của CS (ta không thể dùng chữ “Giáo dục”, vì giáo dục là làm cho tốt), đúc khuôn là biến những thế hệ con trẻ trở nên một khuôn mẫu nhất định. 70 năm qua đi, cái khuôn mẫu ấy đã tạo ra những con người ích kỷ, kiêu căng, dối trá, quỉ quyệt và trái tim sỏi đá. Làm cho con người thành bộ máy chỉ biết tuân hành theo mệnh lệnh của đảng. Khi con người thành cỗ máy, thì không phân biệt thiện ác! Trái tim trở nên vô cảm: không thương tâm, và hững hờ trước những đau khổ của người khác. Khi họ đã xem cái gì là mục tiêu cần đạt, thì họ gạt bỏ tất cả những gì bị xem là chướng ngại, dù đó là Tôn giáo, Tổ quốc, cha mẹ, vợ hay chồng, con cái, anh em, thân thích, lẫn bạn bè … Tôi được biết xưa kia đảng CS Liên xô chưa xụp đổ, còn có chủ trương cấy tinh trùng, sản xuất bào thai trong ống nghiệm. Họ có mưu đồ sản xuất một hệ những con “người vô nhân”, không cha, không mẹ, không cảm xúc, chỉ biết thi hành mệnh lệnh, tổ chức thành những “Đoàn quân xâm lược”, hoàn bị guồng máy chiến tranh, để nhanh chóng vô sản hóa toàn thế giới … Nhưng họ đã không thành công.
Giang tất nhiên khó tránh khỏi bị “đúc khuôn” ngay từ trong bào thai, khi cha mẹ đã là những người Cộng sản cốt cán của chế độ. Bởi thế câu nói sau đây của cô Thủy, cho ta thấy gần như là một lời tiên đoán.
Khi tôi đưa ra lời bàn luận này, cũng để nói lên sự xót xa cho Dân tộc VN ngày càng đi vào bế tắc, do những con người cùng hung cực ác, đã mất hẳn lương tri, chỉ còn duy nhất một thứ men CS trong tâm, trong trí, mà điên cuồng bán nước, hại dân. Trên tất cả mọi sự cùng khốn, là sự phá sản của một nền văn hóa, luân lý, đạo đức, tổ tiên khai sáng và dầy công xây đắp trên bốn ngàn năm. Hơn ba thế hệ miền Bắc, và hơn hai thế hệ con cháu ở miền Nam tính cho đến hôm nay (2017) bị đầu độc và nhuộm đỏ tâm hồn. Một thứ màu đỏ của khát máu và bốc lửa: Của sự giết chóc, tàn phá, và thiêu rụi. Những người bạn trẻ nào con giữ được tinh thần dân tộc, với tâm hồn trong sáng, chưa bị xâm chiếm bởi những cơn đói khát lòng tham, biến mình thành lang sói. Đã nhìn ra được chân thực của một chế độ bỉ ổi, vô cùng xấu xa. Đã nhất quyết không chấp nhận CS. Thì hãy cố gắng vượt qua những yếu đuối của tuổi thanh xuân, mà cẩn thận chọn bạn. Nhất là người bạn trăm năm. Cá nhân tốt chưa đủ! Phải có những gia đình thật tốt! Vì Gia đình là đơn vị nền tảng xây dựng xã hội, và quốc gia. Câu truyện trên đây nằm trong phạm vi gia đình, nên chúng ta hãy chỉ bàn trong giới hạn của nó!
– (Thủy tiếp): Cô ấy sẽ quyết định cách nào, thì việc ta cầu nguyện cứ cầu nguyện, song cháu nghĩ là sẽ không được như ý ta muốn! Nhiều lần cháu đã nói: Chúa cho con người ta được hoàn toàn tự do. Theo cháu nghĩ thì đó cũng là quy luật của Chúa. Nên không phải vì ta có lời cầu xin, mà Ngài phá bỏ quy luật của Ngài, là đi thọc tay xoay lại trái tim của cô ấy, khác nào cô ấy chỉ là con robot (người máy). Đấy là cháu ví dụ cho dễ hiểu! Chúa sẽ không xen vào quyền quyết định của mọi con người, cho dù là họ chọn theo Chúa, hay theo ma quỉ.
– Nếu đã vậy thì ta có cần cầu nguyện hay không?
– Chú biết không, cầu nguyện là ta xin thêm ơn Chúa cho cô Giang. Nhưng như hết thảy những kẻ đi đàng tội lỗi, vấn đề là họ có mở lòng ra để đón nhận ơn Chúa hay không? Nếu họ không mở lòng, thì Chúa cũng phải chịu thôi, huống hồ là ta! Tuy nhiên, bất cứ ai có lòng cầu nguyện cho những người lầm đường lạc lối, đều cũng là thể hiện tinh thần bác ái đối với tha nhân, và cũng sẽ có điểm tốt đối với Chúa! Dẫu vậy, ta cũng cứ nên hy vọng! Biết đâu một chút thương yêu còn sót lại trong lòng cô ấy, dù là mong manh như sợi chỉ. Ví dụ như vì nghĩ đến đứa con, mà Giang dừng lại quyết định sai lầm của mình chăng?
-
Ta phải cầu nguyện cho cả người thân lẫn người mình không thích, dù là: Người công chính cũng như kẻ bất lương.
– (Cô Thủy tiếp): Chú nghĩ thế nào về điều cháu chia sẻ với chú là … ta hãy cứ cầu nguyện cho cô Giang! Dù chỉ là một chút hy vọng mong manh như sợi chỉ. Hay dù cái gốc con người của cô ấy là người Cộng Sản, và dù ta có biết chắc người Cộng Sản không có thủy chung, mà chỉ sống bằng lợi ích, hay nhu cầu vị kỷ?
– (Tâm): Vâng, tôi cũng đồng ý với cô là mình nên tiếp tục cầu nguyện cho Giang. Cho dù biết rằng rất khó! Vì tôi nhớ, Chúa Giêsu đã dạy ta một khi đã là con cái của Cha trên Trời, thì ta phải nên giống Cha mình là Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên kẻ xấu, cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương (Mt 5,45).
Dầu sao thì họ cũng là em út của mình cô biết không, chẳng lẽ mình lại không muốn cho gia đình em mình, là hai đứa chúng nó được hạnh phúc? Chia rẽ thì có gì là tốt đâu!
-
Bà Thánh Monica xin với Chúa: Sẵn sàng đổi mạng sống mình, để cho con là Augustino được ơn trở lại.
– (Lần đầu tiên tôi thấy “cơ” chạy đến chữ “cười”): Cháu nói là cô chú hay là mẹ cháu muốn thì rất nhiều! Ví dụ: Mẹ cháu cứ muốn trúng số … nhưng Chúa không cho thì chịu thôi! Chú nghĩ đi, nếu cầu xin cái gì … cũng được ngay, thì ta đâu có phải đọc kinh nhiều! Nhất là những ngưòi ngại đọc kinh như mẹ cháu.
– (Trinh): Nhà tôi cũng vậy đó … cô ạ!
– (Thủy): Cô nói chú rồi đó, chú thấy sao?
– (Tâm): Tôi cứ theo gương bà Thánh Monica cầu cho Thánh Augustino con trai bà, lúc vị này như người con hoang chống lại giáo hội. Nhưng mà thú thực, nhà tôi nhận xét cũng đúng! Làm gì thì làm, chứ mà đọc kinh nhiều như các bà … Tôi thua là cái chắc! Đấu không lại đâu! Nhưng cô biết không, sách đâu có nói bà Thánh Monica đọc nhiều kinh đâu! Bà chỉ kể cho Chúa nghe về tình trạng hư hỏng của con bà thôi mà! Nên tôi chọn cách này! Hihi …
– Cháu đồng ý với chú về bà Thánh Monica có con đi đàng tội lỗi, song hình như bà Thánh có cầu xin rằng: Bà sẵn sàng đổi mạng sống mình cho ông con trở lại. Giả như chú, thì chú có muốn đổi tính mạng mình cho ông em, hoặc là xin vào nơi tối tăm, nóng nảy ba giờ đồng hồ trong luyện ngục, hy sinh cho em; Hoặc hãm mình, ăn chay, nhịn thuốc (năm đó tôi vẫn còn hút thuốc cho tới năm lẻ tám). Chú muốn cách nào ạ?
– (Tôi biết cô Thủy lại chọc tức cho vui thôi! Tôi bảo): Bây giờ chưa chọn ngay được, phải để suy nghĩ đã, bởi cái nào cũng lợi hại cả!
– (cô Thủy): Vậy thì ta cứ tiếp tục cầu xin đi, dù là chưa thấy gì!
– Cám ơn cô Thủy!
– Chú có muốn xin chịu đựng 3 giờ cho ông em không?
– (Tôi biết là cô đùa, nên nói cho vui theo): Nếu Chúa gọi ngay bây giờ thì OK! Còn hễ chậm chỉ một giờ thì thôi đi!
– (Thủy): Cháu không biết cuốn sổ Chúa để đâu! Nhưng mà chú cứ chờ một giờ, nếu Chúa không gọi thì chú cứ coi như là Chúa muốn chú ở đây, để chú lo làm việc Chúa muốn là: Yêu Thương, tha thứ và làm việc bác ái.
-
Thực hành việc tha thứ, thì khó hơn yêu thương.
*** Như một học trò được sự kèm cặp của cô giáo,
Thì hơn đứa trẻ ở nhà, sống tự do, buông tuồng và thả lỏng.
– (Thủy): Thực ra cháu không thích nói nhiều về việc này, song sở dĩ cháu cứ nhắc đi nhắc lại hoài, là chỉ muốn cho gia đình ta sau này đi lối tắt! Chú biết không, thực hành việc tha thứ còn khó hơn yêu thương! Chú có thấy điểm này khó không ạ?
– Tôi thấy cũng không khó gì lắm! Mình cứ bỏ mặc mọi sự ra ngoài rìa. Đừng coi cái gì là nặng nhẹ, hay quan trọng! Cứ nghĩ đời này chả là gì, chỉ đời sau thôi, thì tư tưởng mình sẽ “thoáng”, không chấp nê! và thành người “sống dễ” với hết mọi người. Cứ thế là xong! Tôi có chút gọi là nóng tính, nhà tôi cứ bảo vậy! chứ tôi nghĩ đàn ông đa số người nào chả thế! Chỉ khác nhau ít với nhiều! Thí dụ: So với ba tôi, thì cái sự nóng tôi chẳng có là gì! Còn so với thầy tôi – tức bố của Huệ Trinh – thì tôi nóng hơn thật! Nhưng cả nhà tôi, các em tôi vẫn cho tôi – anh hai hiền! Nhưng mà cô làm sao biết được đàn ông, đúng không? (tôi chọc lại). Đàn ông Chúa dựng lên đã sẵn có máu dương rồi! Nếu đàn ông mà máu âm, thì sao gọi được là đàn ông?
– Hay là chú chọn chỗ lạnh … nhá!
– (cô Thủy tiếp): Cháu nói cho vui, chứ cô chú đều được ơn Chúa cho. Một người có cảm nhận Chúa trong tâm hồn. Còn cô thì sự cảm nhận trong việc làm như Chúa muốn, và điều đáng nói hơn là tin có Chúa trong những cái mà … cháu phải nói rằng cô cứ sợ mình không còn thời gian để làm nữa! Chú nghĩ đi, khi ta có cơ hội nếu biết mà không làm được thì tiếc lắm! Cô chú cũng ở trong tình trạng này. Cháu nói ra thì cô chú hiểu được, vì nó nằm ngay trong công việc của mình. Các điều cháu nói đều được Chúa cho phép. Còn mẹ cháu khi mà có cô chú đến thì đều cầu xin Đức Mẹ hướng dẫn và cho biết những gì mà mẹ cháu có thể hiẻu được, để lo làm, hoặc lo tránh!
– (Tâm): Cám ơn cô Thủy! Cũng nhờ cô nói mà đời sống mình đỡ hơn truớc nhiều! Cũng có thể ví như một học trò đi học được sự kèm cặp, hay chỉ bảo của cô giáo, thì bao giờ cũng hơn là một đứa trẻ chỉ ở nhà sống cách tự do, buông tuồng, thả lỏng. Cô biết không, tôi khi trước thực ra là cũng chẳng làm được cái gì cho Chúa như người ta, có nhiều người hăng say làm việc nhà thờ, giúp các cha, sinh hoạt các hội đoàn, đoàn thể. Trong lúc mình thì tội lỗi, yếu kém đủ mặt. Nhờ từ ngày được tiếp xúc với cô, nghe cô nói, lại có sự khuyến khích, nghĩ lại thì mình cũng có nhận ra là có chút tiến bộ! trong đời sống tâm linh.
-
Biết mà còn phạm thì bị nặng hơn kẻ không biết! Khi lòng người ta đóng lại, thì Chúa không giúp gì được!
– Cháu cho biết, vì Đức Mẹ muốn, nên đã được Chúa cho bằng cách chứng minh cho gia đình ta biết mấy việc anh Dũng chị Giang dạo vừa qua, ít nhiều cũng đã thấy có tác dụng. Còn về linh hồn mấy ông thì ta không nhìn thấy (Chữ “ta” ý nói mấy người trần bọn tôi, không có cô Thủy trong đó), nhưng cháu cho cô chú hiểu thêm là: Chuyện gì Chúa muốn là được! Còn khi chưa được là do Chúa để cho họ tự chọn từ thâm tâm họ. Nếu như lòng họ đóng lại thì Chúa không giúp gì được! Đối với người thân của cô chú, hay mẹ cháu mà họ đang ở trong tình trạng khiến Chúa buồn, cô chú không cần phải “giận”. Điều đáng nói đối với họ là, Khi biết mà còn phạm, thì nặng hơn những kẻ không biết!
-
các bậc cha mẹ phải dậy dỗ, và nhắc nhở con cái: Muốn kết hôn, rồi lại chia tay: Chúa rất buồn!
– (cô Thủy): Cháu cũng cho biết, Chúa cho ta được mọi niềm vui, hạnh phúc: nào là tiền bạc không phải lo; vợ chồng, con cháu đang còn sống cả. Nhưng có rất nhiều cặp chỉ vì một lý do gì đó, chia tay! Chúa rất buồn! Có những người còn rất giầu, lại có tài nữa! Chú nghĩ sao về những cặp hôn nhân, hay những gia đình này? Có phải Chúa “định”, hay là Chúa “an bài” cho họ như vậy?
– Không! Ai đã làm ra những chuyện như thế, mà còn đổ thừa cho Chúa thì tội chết!
– Chú biết không, điều cháu muốn nói là ta phải nhìn gần lại một chút, để nhắc nhở con cháu là đừng phạm vào điều này! Chú có đồng ý không … ạ?
– Đồng ý! Nhưng thí dụ con cái trong nhà thì còn có thể bảo ban, song người ngoài thì thua! Mình chẳng làm gì được! Tôi nói người ngoài đây là nếu như người sinh hoạt trong cùng hội đoàn chẳng hạn, hoặc như trường hợp cô em dâu ở VN cũng vậy! Từ ngữ VN bây giờ có chữ “bó tay”, nghe mới nhưng nghĩa rất chuẩn!
– Cháu phải đi! Cháu chào cô chú! Chúc cô chú được mọi sự bình an, vui!
– Cám ơn cô Thủy! Chào cô! Và Chúa cô vui trong Chúa và Mẹ Maria.
Ngày 10. 02. 2006 (15:10 pm)
-
Chú Trường Linh được Chúa cho vềgặp anh chị báo tin vui.
** Hiện chú đang được chúa cho việc để làm.
(Sau việc chào hỏi như thông lệ)
– Chú có muốn biết tin ông Trường Linh không?
– Tôi rất vui nếu có thể được nói chuyện với chú ấy một chút?
– Cháu đi mời về (thời gian khoảng 40 giây)
– Cháu hỏi chú Trường Linh có muốn về không? Chú bảo chờ! (lần này chờ khoảng 1 phút)
– Chú ấy về nhé! Ta hãy cảm tạ Chúa! Chú biết không, cháu mời mãi ông ấy mới chịu về! Chắc khi xưa tánh khí chú ấy có phần kỹ lưỡng?
– Đúng vậy cô ạ! Nhưng cũng có một phần hơi nhút nhát, vì chưa lăn lộn với đời! tính tình hiền lành, đứng đắn! không nói thiếu, mà cũng không nói thừa! nhưng với anh chị em trong nhà thì vui vẻ, ra ngoài thì tôi không rành chú ấy ngoại giao thế nào, vì chúng tôi cũng rất ít có thời gian sống bên nhau!
– (chú Trường Linh): Em được ơn Chúa cho về, để nhà biết, nhất là anh chị thấy được lòng yêu thương, tha thứ của Chúa,
– Cám ơn Chúa! Anh chị cũng cám ơn em đã về cho hay! Anh muốn nhờ em cầu xin cùng Chúa và Đức Mẹ cho các anh chị em, như gia đình chú Thúc Tri Thức với thím Đào; Rồi mới đây lại tới gia đình Đệ với Giang. Giang vì là bổn đạo mới, lẽ đạo chưa hiẻu bao nhiêu, lại chưa có lòng tin Chúa, về tư tưởng cũng khác, vì là con cán bộ CS. Gia đình bây giờ cứ lung tung beng cả! … Em có thể giúp được không?
– Em không thể nói được! Vì Chúa chưa cho phép! Nhưng anh tin đi, trong thế giới Tâm Linh, Chúa cho em biết cả! Anh biết không, ngày nay cả thế giới đều phạm tội quá nhiều, em nghĩ là bàn tay của Chúa sắp xử phạt! … …. …
– (Bà Quý): Chú nói tiếp đi!
– (Thủy): Chú Trường Linh đã đi rồi! Vì chú ấy có việc cần. Chú gửi lời xin lỗi anh chị vì phải đi gấp, hẹn một hôm khác! Cháu có hỏi chú Trường Linh ý của chú ấy về lời yêu cầu của chú, thì chú ấy cho biết: Khi mà trong lòng họ không có Chúa, thì dù việc ta cầu xin vẫn là đúng, không có gì là ra vô ích! Song họ có thể phải trả giá ngay ở đời này!
(Điều này thi tôi có nhận xét là y hệt như những gì cô Thủy đã nói rồi, có điều chú Trường Linh có vẻ lo lắng hơn về hình phạt của Chúa sẽ đổ xuống trên những kẻ tội lỗi nói riêng và thế giới nói chung. Tôi cũng có đọc được ý đó ở trong cuốn sách “Mẹ đến lần cuối”, và cũng được biết bàn tay công thẳng của Chúa sở dĩ chưa giáng xuống là nhờ sự can thiệp và nước mắt của Đức Mẹ từng nhỏ ra.
* * Tôi cũng nói lại để các độc giả rõ, là những người của Tâm Linh họ không cần phải trao đổi bằng lời như chúng ta. Họ trao đổi bằng ý nghĩ, nên rất nhanh hơn chúng ta tưởng).
– Cô có được biết công việc mà chú ấy phải gấp gáp đi như vậy không?
– Cháu biết! Công tác hiện nay của chú ấy là đi tìm những linh hồn (đã chết), mà có lòng ao ước muốn gặp Chúa. Vừa rồi vì mới có một người qua đời, nên chú ấy phải đi tiếp nhận ngay, nếu không kịp thì biết đâu có “đứa khác” giắt đi mất!
-
Cô Thủy cũng có công việc mới
– (Bà Quý): Hôm nọ nói chuyện với mẹ, con có nói con có việc mới … là việc gì?
– Con xin lỗi mẹ chút xíu! Lát con trả lời! Cháu hỏi chú có thắc mắc tại sao chú Trường Linh không chịu nói thêm một số chuyện nữa không ạ?
– Không đâu cô! Tôi biết chú ấy xưa kia là người vốn ít nói, là người dè dặt nhiều! Con người chú ấy là con người của kỷ luật mà!
– Hơn bố cháu!
– (Tôi cười): Điều đó cứ thường là đúng! Ngoại trừ …
– (Thủy): Khi ông cụ phải ở bên cháu! Hoặc là cháu cứ phải kè kè một bên. (cô chuyển sang nói chuyện với mẹ): Để cháu cho mẹ cháu vui. Việc làm mới của con là: “Được phép mời các linh hồn về”. Con chỉ mời các linh hồn xét thấy cần đến lời cầu nguyện.
(Chú Thích: ít lâu sau thì tôi được biết cô Thủy đã dùng em cô là cô Hợp phụ trách việc xin lễ và cầu nguyện cho những linh hồn mà cô có nhiệm vụ giúp họ – Tất nhiên do Đức Mẹ chỉ định – Nên Hợp thường hay đón mẹ mình là bà Quý về nhà để nghe cô Thủy hướng dẫn, và cho biết trường hợp những linh hồn cần. Những công việc này thì tác giả không biết, vì mình có việc của mình! Hơn nữa về sau chúng tôi vì hoàn cảnh phải trở lại Perth (Tiểu bang Tây Uc). Sau này độc giả cũng sẽ biết!).
-
Một cách có thể làm cho người thân mở lòng
– (Thủy): Chú có muốn biết thêm những gì ông Trường Linh chỉ nói đến việc Chúa sẽ trừng phạt, rồi thôi không dám nói tiếp nữa không?
– (Tâm): Dạ muốn chứ ạ, xin cô cho biết!
– Cháu xin tiếp nối ý của chú Trường Linh là: Mọi người cứ sống theo tính xác thịt, càng ngày càng sống xa Chúa! Vì thế có những kẻ Chúa bảo không thể huấn luyện bằng tình thương, mà phải cho roi cho vọt!
Cháu hỏi chú có muốn làm một việc cho người thân, mà chú cảm thất khó không?
– (Tâm): Có chứ! Xin cô giúp ý!
– Cháu mách nước: Chú phải tìm một người ở bên VN nghèo, nhưng đang muốn tu. Chú giúp người ấy về tiền bạc, với điều kiện là người đó thường xuyên đến thăm gia đình và tìm cách khuyên bảo, cũng như chia sẻ Lời Chúa.
– Cũng khó tìm được người như vậy!
– Cháu nghĩ là sẽ được! Nếu như ta tín thác vào Chúa!
Cảm Nghiệm: Đương nhiên là năm đó tôi mới chỉ về thăm quê hương được hai lần: Lần đầu vào mùa hè năm 2004, rồi kế là năm 2005 vì qua cô Thủy ba tôi “về”, bảo tôi phải về VN giải quyết chuyện gia đình, là mối tình tay ba giữa chú Thúc Tri Thức với vợ tên Đào, và người tình tên Hằng đã nhiều năm, lúc còn sống, ba cũng không nói được họ. Đúng như cô Thủy bảo: “Người ta cứ sống theo tính xác thịt, càng ngày càng sống xa Chúa”. Qua hai lần về, việc khuyên bảo còn nhiều trở ngại. Đào thì không chấp nhận sự trở về của chồng. Thức thì sau khi trải qua cơn bạo bệnh, trở thành người tật nguyền phải nhờ sự chăm sóc, giúp đỡ của Hằng. Hằng là người biết nghe lý lẽ, biết phải trái, nhưng không thể vì người tình tật nguyền mà bỏ đi. Chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi cầu nguyện với toàn đại gia đình. Trước khi trở lại Uc vào kỳ năm ngoái, Hằng có hứa với tôi rằng nàng sẽ thu xếp cho ổn chuyện này càng sớm càng tốt. Qua 2 lần về tôi có gặp thoáng qua một người trong họ hàng gia đình ở ngoài Bắc. người này là một thanh niên kêu chúng tôi là cô chú, chắc cũng mới vô và đi tu trong miền Nam. Tất nhiên là cuộc sống gia đình ở ngoài đó rất khó khăn, một phần là sống trong một chế độ người ta đã không lo gì cho dân, chỉ biết bóc lột, lại còn ôm giấc mộng chinh phục và vô sản hoá toàn thế giới, nên cả nhân lực lẫn vật lực dốc hết vào chiến tranh. Thêm nữa, bố lại tật nguyền ngay từ khi lọt lòng mẹ. lại còn thêm một người cô ruột cũng tật nguyền. Mới đầu, chúng tôi cũng chỉ tặng chút tiền như một món quà nho nhỏ của người ở xa về thăm quê hương. Sau nghe cô Thủy gợi ý như bạn đọc vừa biết, chúng tôi bắt đầu giúp đỡ tiền sách vở học hành hàng năm, tới khi người cháu này trở thành Linh mục (tức là sau này) thì sự giúp đỡ đó chuyển về cho gia đình ở ngoài Bắc. Tuy vậy, tôi có cảm nghiệm do sự hỗ trợ thêm lời cầu nguyện của người cháu hiến mình cho Chúa, hơn là hy vọng vào sự khuyên bảo hàng ngày của vị này, vì kẻ ở Sài Gòn, người tuất ở miền Tây, lại bận việc học hành, tu thân theo chương trình của chủng viện. Gặp mặt đã là khó! Đành phải cứ chuyện gì thì còn đó, phó thác cho Chúa thôi!
-
Nói điều phải mà còn sợ “Giận”!
– (Thủy): Hôm nay cháu về cũng muốn nói cho chú biết một chuyện.
– (Tâm): Vâng, xin cô cứ nói!
– Cháu nói chuyện dài dòng một chút: Mẹ cháu khi trước cũng chịu lễ như người ta, mà cũng giống như trong lòng không có Chúa! Đó là về phần tư tưởng (ý cô nói rằng bà Qúy, mẹ cô xưa đi đạo để làm đám cưới thôi, chứ Chúa không có ở trong lòng, không có trong niềm tin, và cũng thực ra là người không có biết gì về Chúa). Còn như người đến thờ phượng Chúa như ông Trường Linh xưa, hoặc Kim Phụng em cháu, vợ nó là Thanh Uyển, rồi các con của chú như Nghĩa Sỹ, vợ là Vy Vân, hay cô út là Lưu Linh Thảo. Các em hầu hết là làm công việc ngợi khen Chúa (ý là ở trong các ca đoàn nhà thờ), cũng đứng ở bên Chúa, mà nhiều khi không có Chúa ở trong lòng, thì hậu quả không phải là tầm thường. Mẹ cháu thì cháu phải xin ơn Đức Mẹ
(Tôi có ý nghĩ là cô cũng đang đánh động mẹ mình, và ngay cả chúng tôi nữa! Ai trong chúng tôi dám nghĩ là mình có tâm hồn sốt sáng mỗi khi ở bên Chúa – Những khi đi dâng lễ).
Cháu về nói cho bà (mẹ cô) nghe chưa đủ, để bà lo làm điều tốt, mà cháu còn phải xin một người chia sẻ những ý này. Chú cũng giống như một thầy sáu vậy! Cháu nói có quá lắm không? Chú có giận không?
– (Tâm): Giận thì không có gì để giận, nhưng làm tôi xấu hổ!
– ý cháu nói là cháu khi không lại đề cập đến các em, như người ta là chạm đến tự ái họ.
– Tôi hiểu mà! Tôi nhớ cô đã từng nói là “Muốn cho gia đình ta sau này đi đường tắt … mà! Chúng tôi cám ơn cô không hết, chớ nói chữ “giận”! Chỉ Chúa mới có quyền Giận thôi!
-
Tưởng được gặp lại ông Phanxico Savie Diện!