MỘT NĂM SAU

MỘT SỰ KIỆN BẤT NGỜ LÀ: THÚC LƯU LINH THẢO CÔ GÁI ÚT CỦA CHÚNG TÔI, ĐỔI VIỆC LÀM SANG MELBOURNE HƠN NỬA NĂM NAY. KHOẢNG THỜI GIAN NÀY, CÔ Ở CHUNG VỚI ANH CHỊ PHỤNG, UYỂN. NAY LƯU LINH THẢO ĐÃ MUA NHÀ. VÌ CHƯA LẬP GIA ĐÌNH, NÊN VỢ CHỒNG CHÚNG TÔI TẠM RỜI PERTH KỂ TỪ NGÀY 04.12.2004. ĐÂY LÀ THỜI GIAN CHÚNG TÔI ĐƯỢC TIẾP XÚC NHIỀU VỚI CÔ Tx. PHẠM THỊ NHẬT THỦY

(Tuy nhiên buổi nói chuyện trở lại, phải kể từ tháng 03 năm 2005)

BUỔI NÓI CHUYỆN NGÀY 07 THÁNG 3 NĂM 2005 (LÚC 11 GIỜ 00 SÁNG)

  1. Mẹ cô (Chị Quý) cứ hay sợ cô trả lời không trúng thì mang tiếng

(Trước cuộc gặp gỡ, bà Quí có nói nhỏ với cô Thủy điều mà tôi nghe được là bà cứ hay dè dặt, sợ cô Thủy nói điều gì không trúng, thì mang tiếng chăng. Có thể lắm lúc bà vẫn quên và nghĩ là con bà mới 16 tuổi chăng. Tuy nhiên, đây chỉ là sự phỏng đoán  của tôi mà thôi! Sau đây là “lời đáp” của cô Thủy với bà Quý):

– Con đã biết! Và con cũng đã có chuẩn bị. Xin mẹ yên tâm! (Rồi cô xoay qua tôi liền):

– Cháu rất vui … Cháu chào cô chú! … Thưa, chú có được vui và khỏe không ạ ? (Lúc đó nhà tôi đang ở ngoài sân)

– Chào cô Thủy, cám ơn cô. Tôi rất vui và khỏe mạnh! Xin cho chúng tôi gởi lời thăm anh xui. Đã lâu lắm, hôm nay mới lại được gặp cô, nên tôi lại càng vui hơn!

– Bố con xin cám ơn cô chú. Hôm nay, chú muốn cháu nói việc gì trước ?

  1. Đức khiêm nhường của cô Thủy Và không tách biệt âm, dương.

– Tuy đã lâu không gặp cô, nhưng tôi vẫn hằng quan tâm đến những lần gặp gỡ giữa cô với mẹ cô, là chị Quý đây, hoặc với cháu Phụng. Qua việc cô chỉ dạy cho các cháu – Phụng thường hay kể lại cho tôi nghe – Tôi thấy đều là những điều hữu ích cho việc sống đạo, mà điều quan trọng là sống đức tin.

Hôm nay được gặp lại cô, trước hết đối với một người đã được ở bên Chúa, bên Đ. Mẹ, thì tôi đã cảm thấy rất vui, là vì mình có được cái diễm phúc được nói chuyện, được tiếp xúc với một Linh hồn thánh thiện.

Cô Thủy vội ngắt lời tôi:

– Cháu cám ơn chú! … Song, Chúa đã dạy: Con người ta phải có đức Khiêm nhường. Dù Cháu có được ơn Chúa cho vui, nhưng cũng không dám để Chúa giận!

– Tôi lại xin ghi nhận ở nơi cô bài học này! Dù vậy tôi vẫn ước ao được cô giúp đỡ, cũng như cầu nguyện cho mình trước tòa Đức Mẹ. Không biết có được không ?

– Cháu xin nhận điểm này! Song, cháu muốn nói với chú là hãy đặt cháu trong tình thân gia đình. Không cần phải phân biệt cháu như là một người đã chết. Cũng đừng tách biệt như chú đã cứ nghĩ là cháu được ơn Đ. Mẹ nhiều hơn chú! Với cả hai ý nghĩ ấy tạo nên sự ngăn cách. Chú hiểu ý cháu nói không ạ?

(Lời bàn: Cô Thủy nói câu này, khiến tôi nghĩ đến câu người đời thường nói: “Âm dương cách biệt”. Nhưng ở đây, khi cô hỏi: “Chú hiểu ý cháu nói không ạ?”, tức là cô muốn tôi hiểu rằng: Âm Dương không có cách biệt! Đây là một “định đề” mới mẻ. Song không thể chứng minh được với hết mọi người! Riêng tôi sau này, tôi càng cảm nhận được điều này không sai! Trước hết là có những cuộc bàn cãi, thảo luận y như người trong cùng một thế giới nới rộng, thực tế, y như người trong nhà với nhau. Kế đến, có những lúc, cô hỏi Đ. Mẹ hay Chúa để được trả lời câu hỏi của tôi, những lúc ấy, tôi cảm nghiệm Thiên đàng ở ngay đây, rất sát, rất kề cận ta, chỉ là ta không được nhìn thấy bằng mắt thường mà thôi! Hơn thế nữa, tôi có cảm tưởng Chúa, Mẹ đang ngồi đâu đó, rất gần, và đang nghe chúng tôi nói chuyện với nhau. Sự kiện này khiến cho câu giáo lý mà tôi đã học từ hồi còn bé là: “Chúa ở khắp mọi nơi”, trước đây là niềm tin, thì nay đã được chứng thực!)

  1. Vẫn còn lo lắng cho cha mẹ. Nhưng một lần nữa, cô Thủy xác định Cha mẹ tôi đã được Chúa cho vui!

– Vâng, tôi hiểu! Tôi có một ý nguyện là muốn nhờ cô giúp cho L.H. của cha mẹ tôi, và hai người em đã qua đời là: Nicholaos Thúc Trường Linh và Laurenso Thúc Trọng Nha. Có được không ạ ?

– Thưa chú, có hai vấn đề: Một là các cụ thân sinh ra chú đã được vui. Do con cái và em đã xin lễ nhiều, lại cũng có người đi tu cầu nguyện cho. Hai là lúc sinh thời, các cụ cũng đã tích lũy được nhiều việc thiện, việc lành, làm vui lòng Chúa. Còn nếu như chú vẫn còn không yên tâm, thì cháu xin mách một chỗ, chú cứ đưa các cụ vào là được nhiều ơn lắm!

(Luận: Tuy rằng cha tôi lúc sinh thời, tánh cụ rất nóng. Con cái nhiều khi cũng rất sợ. Nhưng có ba điểm mà tôi biết: Thứ Nhất, cha mẹ tôi sanh nhiều con, nên chuyện lo lắng về tiền bạc  là thường xuyên. Thứ Hai, cha tôi luôn luôn tích cực sinh hoạt hội đoàn và phục vụ các giáo xứ. Những nơi nào gia đình sinh sống, tại giáo xứ ấy, không hề vắng bóng cha tôi. Cụ lại luôn hoạt động xã hội. Thứ Ba, vì là mẫu người của xã hội, nên có nhiều việc làm bác ái. Năm mà tôi biết rõ nhất là cuộc chiến “Tết Mậu Thân” 1968. Khu vực chết nhiều ở Sài gòn có lẽ là Quận 8, Phạm thế Hiển. Đoàn Hướng Đạo của cụ suất mấy tuần, lo việc chôn xác kẻ chết. Xác người nằm la liệt ở chợ Phạm thế Hiển, nhà cửa thì người ta bỏ trống, di tản sang vùng khác. Nhiều xác đã bay mùi, chảy nước… Ông cụ đi ngoại giao, xin những hòm rẻ tiền, cho anh em trong đoàn thu lượm xác, mang đi chôn cất. Sau khi cuộc chiến “Mậu Thân” kết thúc, các gia đình chạy loạn trở về, thiếu đủ mọi phương tiện để hồi sinh. Ở vào thời điểm những năm của Thập niên 60, 70, khu vực Phạm thế Hiển là một trong những khu lao động nghèo, cùng cực. Chiến tranh lại xảy ra ở đây, khiến người dân càng đói rách nhiều. Cụ lại đi xin Bộ Xã Hội, chính quyền giúp đỡ cho những người nghèo khổ, đói rách. Căn bản là gạo, rồi mới tới nhu yếu phẩm, áo quần, thành lập các địa điểm, phát chẩn cho đồng bào nghèo, nạn nhân của vụ “Tết Mậu Thân”. Đoàn Hướng Đạo của cụ làm công tác từ thiện này suất cả mấy tháng trời. Còn mẹ tôi, thì là một người đàn bà hiền lành, nhẫn nhục suốt cả cuộc đời. Dù gian khổ tới đâu, cụ sống trong  thầm lặng, chịu đựng, ít ai trong giòng họ sánh bằng. Trong những lần qua cô Thủy, mà chúng tôi được tiếp xúc, cha mẹ tôi lúc nào cũng nhắn nhủ: Các con hãy sống yêu thương, giúp đỡ mọi người, nhất là nuôi những người đói khổ, thì sẽ được nhiều điểm đối với Chúa. Cầu nguyện nhiều cho các linh hồn mồ côi. ĐÂY CHÍNH LÀ KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI ĐÃ RA ĐI TRƯỚC ĐƯỢC PHÉP TRỞ LẠI NÓI VỚI CHÚNG TÔI, LÀ CON CHÁU. Tôi ghi lại đây cho những ai có may mắn được đọc và dám tin ở những điều tôi ghi chép. Tôi nghĩ có lẽ mình không nên phổ biến, lúc mình còn sống. Vì có thể có những cuộc tranh cãi vô bổ xảy ra. Lão-Tử đã có nói: “Biết thì không nói, mà nói tức là không biết”. Có lần về VN tôi có thử đem ít chuyện này nói lại cho một vài người em ruột, cũng mong họ tin mà thực hiện những gì ích lợi cho cuộc sống Tâm Linh về sau. Nhưng xem ra các em không tin, cho nên tôi thấy Lão Tử cũng có lý! “Chuyện bên kia, dù có biết cũng không nên nói, vì nói cũng chẳng có ai tin.” Vì chính mình cũng đang sống đồng thời với họ. Cái mà họ không biết, làm sao mình biết? cho nên tốt nhất thì đừng nói, bởi nói ra chỉ chứng tỏ rằng mình đã chẳng hiểu biết gì về người đời cả!).

  1. Sổ cầu nguyện đời đời.

– Vâng, xin cô bảo cho, chỗ đó là chỗ nào ?

(Không phải là tôi không tin! Tại sao tôi lại không tin cô ấy chứ! Được tin cô báo cho biết về cha mẹ tôi như thế, tôi vui mừng lắm chứ! Nhưng dù sao đi nữa, khi cô ấy đã bảo: “Chú cứ đưa các cụ vào là được nhiều ơn lắm!” thì tại sao tôi lại không làm. Vả lại khi biết được chỗ nào rồi, thì sau này, còn thiếu gì linh hồn mà tôi cần phải đưa vô.

Ngay buổi nói chuyện này thì tôi chưa rõ lắm, nhưng sau này, khoảng gần một năm sau, thì tôi có dịp hỏi cô Thủy, yêu cầu cô định nghĩa rõ: “Những L.H. mà cô nói là “được vui”, thì những L.H. ấy ở trong trạng thái như thế nào.” Bạn cứ đọc tiếp đi, sau này bạn cũng sẽ được rõ.)

– Chú đưa tên Thánh các cụ vào cha Qui!

– Cha Qui nào ? Cha Chú (Phêrô Nguyễn Bình Qui), hay cha Chánh xứ ở đây (Vinh Sơn Nguyễn Văn Qui?

– Cha Qui ở chỗ nhà thờ cô chú vẫn đi xem lễ!

(Sau đó chúng tôi đi gặp cha xứ, mới hay dòng Phan Sinh của cha có “Sổ cầu nguyện đời đời cho các Linh hồn”. Chúng tôi đã xin phiếu ghi, không những đưa tên Thánh của cha mẹ mình, mà sau này còn đưa nhiều linh hồn vào “Sổ cầu nguyện đời đời”, do nhà dòng lập ra, để hàng ngày, các linh hồn được hưởng nhờ lời cầu nguyện, cùng Thánh lễ do Dòng cầu xin. Thật là một sáng kiến rất hay. Nhưng nếu cô Thủy không chỉ, thì chúng tôi đâu đã biết!)

  1. Lại thêm hội “Bạn các LH trong luyện ngục”.

– Cô có thể nào cho tôi biết trường hợp 2 linh hồn em tôi, họ có được vui vẻ không ?

– Chú cứ đoán đi! Làm sao vui được! Kể cả chú, sau khi chết cũng thế! Song, theo ý cháu thì cứ xin cho 2 L.H. ấy vào hai nơi: Cha Qui và ông Hạt Cát

(Cha Qui thì như đã nói ở trên. Còn ông Hạt Cát – tên thật là Thomas Nguyễn Quí – bút hiệu Hạt Cát. Ông là người đại diện cho “Hội bạn các LH trong luyện ngục”, chi hội Việt Nam tại Úc châu (Friends of the suffering Souls), viết tắt là: F.O.S.S. Đây là một tổ chức Quốc Tế. Chi nhánh đặt tại Úc: P.O.BOX 73, Helensburgh. N.S.W 2508 hoặc địa chỉ ông Hạt Cát: 12/168 Mimosa Rd. Greenacre, N.S.W 2190. Tôi không biết ở trong nước (VN.) có chi nhánh của hội này hay không. Điều kiện xin gia nhập rất dễ. Cô Thủy biết cả hai nơi này!)

Nếu như hai ông này chưa xuống đến tầng thứ ba, thì rất có nhiều hy vọng được Chúa xét tới. Chú cứ tin cháu đi!

Lúc đó nhà tôi ở bếp đi vô, tuy không lên tiếng, nhưng cô Thủy cũng đã thấy (biết), nên cô bỏ dở câu chuyện, chào nhà tôi và nói:

– Chào cô, cô có muốn hỏi gì không ạ ?

(Phòng bếp sát với phòng khách, nên nhà tôi vẫn nghe được câu chuyện giữa hai người. Để tránh làm gián đoạn, nhà tôi chỉ ra dấu, và giữ im lặng. Sau này tôi được biết: Các LH bị giam hãm ở Luyện ngục tầng thứ Ba thì rất khổ sở … không gì có thể tả xiết).

TGTL5b

  1. Ô. Sơn tuy ở trong Thanh luyện mà nhờ Đ. Mẹ, ông …

– Tôi có một thắc mắc: Qua những lần tiếp xúc với anh “xui, bố của cô, vào dịp tôi qua đây thăm con cái, cách nay hai năm trước, chắc cô Thủy còn nhớ. Tuy biết rằng ông chưa được lên Thiên Đàng, như lời ông nói ông còn đang rất cần lời cầu nguyện của gia đình, thân nhân còn sống … Thế nhưng qua những lần tiếp xúc, lời lẽ của ông lúc nào cũng rất vui vẻ, nếu không muốn nói rằng, tánh hài hước của ông vẫn như xưa! (lúc ông còn ở dưới thế trần). Theo tâm lý con người, một khi đang ở trong tình trạng phải chịu nhiều đau khổ, người ta không thể trò chuyện cách vui vẻ được. Nhưng trái lại, qua thể cách nói chuyện của ông, tôi nghĩ: Có lẽ ông cũng không phải chịu cực hình, hay chịu đau khổ gì cho lắm! … Sự suy đoán của tôi như vậy, có trúng hay không ? Nếu trúng, xin cô cho biết tại sao ? vì theo những tài liệu mà tôi đã được đọc, hoặc nghe đĩa do các Thánh, hoặc những linh hồn được Chúa cho phép về, mặc khải cho biết, thì các linh hồn trong thanh luyện, phải chịu đau đớn, cùng cực không thể nào tả xiết!

– Vâng! Cháu xin thưa: Bố cháu tin có Đức Mẹ. Tin Chúa. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bố cháu có thói quen chỉ đọc có một kinh, còn ngoài ra bố cháu rất khô đạo! Không chịu đi lễ. Chỉ khi nào thích thì đi mà thôi! Nhưng vì có lòng yêu mến Đức Mẹ, nên được Đức Mẹ xin cho đỡ phần đau khổ; Và cháu cũng năn nỉ với Đ. Mẹ xin cho cháu được trông nom, cũng như xem xét. Ví như ở phần đời, mình là nhân viên quản thúc, chắc chú biết! Lúc sau này, cháu lại năn nỉ Đ. Mẹ cho bố cháu được theo cháu đi tiếp xúc với các linh hồn đã qua đời, nhưng còn phải đau khổ, mà những linh hồn này, khi sống chưa được biết đến Chúa. Họ thuộc nhiều thành phần, chẳng hạn như: Bị sát hại vì chế độ. Bị sát hại vì bị người ta thù ghét. Bị sát hại vì có tinh thần yêu nước. Bị giết vì bị kết tội là giầu có (tôi nghĩ là bị đấu tố), hay bị coi là quá giỏi, mà người ta cần phải giết (CS hay thủ tiêu). Ngay cả những người bị tai nạn bất ngờ. v.v…

(Nhận xét: Xét ra như vậy, Thứ Nhất: Nếu như trong gia đình có được người thánh thiện, thì người thân cũng được hưởng nhờ nhiều lắm! Đây chỉ là nhận định cá nhân của tôi mà thôi! Bạn có thể đồng ý hay không đồng ý. Tuy nhiên cũng còn phải tùy vào từng trường hợp của LH nữa. Thí dụ như tuy khô khan nhưng có lòng kính mến Đức Mẹ, và trước khi chết, có đủ thời giờ ăn năn, xám hối về các tội mình đã phạm. Nếu như bạn không đồng ý, thì cứ nên sống sao cho tốt lành, thì chắc ăn hơn! Có nhiều điều ở trần gian, ta nghĩ, không như Chúa nghĩ. Rồi cuộc sống của mỗi người thiên hình vạn trạng, ta chỉ thấy một mặt, còn Chúa nhìn thấy hết tất cả mọi mặt trong cuộc sống của mỗi một đời người, vì thế Chúa mới bảo: không ai có quyền xét đoán người khác, chỉ mình Chúa có quyền đó mà thôi!    

Nhận xét thứ hai là: Trong thế giới Tâm linh, các Thánh còn có nhiều việc phải làm!

Nhận xét thứ ba là: Những người ngoại đạo, chết rồi vẫn còn có cơ hội. Sau này, tôi có hỏi, và được cô Thủy cho biết rõ hơn.)

– Xin cám ơn cô đã cho biết!

  1. Vấn đề “Cầu cơ” được đặt ra. Chúa vốn cho con người được tự do, LH cũng thế, nhưng phải chịu trách nhiệm về việc mình làm! Trường hợp cô Thủy là được Chúa & Đ. Mẹ cho phép!

– Tôi có một ưu tư liên quan tới việc “cầu cơ”, muốn hỏi cho rõ: Việc cầu cơ như thế này, có làm cho Chúa & Đ.Mẹ buồn lòng không? Mặc dầu Giáo Hội đã có văn thư cho phép (như đã nói ở đầu: “Lời tâm Tình”). Vì cứ sự thường, các Linh mục nếu biết, chắc sẽ “nhẹ” thì ngăn cản, “nặng” thì cấm đoán. Trước kia tôi cũng rất dè dặt, lần đầu tiên gặp gỡ “Cô”, tôi cũng rất đắn đo, lượng định, xem mình đang gặp ai đây ? Có đúng như Phụng kể không ? hay “ma quỉ” đang lợi dụng ? Sau khi gặp cô, thì thấy những điều cô nói, “ma quỉ” không được lợi gì cả! Trái lại chỉ làm cho mình và gia đình tăng tiến thêm về đức tin, gần gũi Chúa và Đ. Mẹ hơn. Con người ý thức hơn về “sợ” tội, ý thức về trách nhiệm làm việc thiện, cứu rỗi các linh hồn. Theo quan điểm của tôi, vì việc cầu cơ cũng rất phổ thông, trong giới ngoài Công giáo, điều đó có nghĩa là ma quỉ cũng thường hay lạm dụng, như việc “đồng cốt”, chúng cũng ban bố chút ít lợi lộc vật chất, dụ dỗ con người vào những chuyện “mê tín dị đoan”, xa dần ảnh hưởng về niềm tin nơi Thượng đế, vì thế cầu cơ không những bị coi là nhảm nhí, mà còn có tác dụng nguy hiểm (có lần tôi có vấn ý với một L.M. thân quen, vị này nói: Trong 1000 vụ thì hết 998 vụ là “sai” (“sai” đây có nghĩa là bị phe “tà” lợi dụng), chỉ được 1, 2 vụ là “trúng”. Vì xác suất “trúng” rất ít, nên các linh mục cấm đoán cho chắc ăn, bởi sự hiểu biết về giáo lý cũng như về đức Tin, của giáo dân, nhiều khi không lấy gì làm bảo đảm. Ngăn chận để khỏi mất đức tin, chứ không phải kết án “thành tội”. Một sự việc “thành tội”, cũng phải hội đủ các điều kiện). Nhưng từ buổi được tiếp xúc với cô, thì chỉ thấy có lợi, mà không có hại. Nếu như sự việc này mà trình bày rõ rệt, mà các Cha cấm đoán, thì “đúng” hay không?

– Có thể là không đúng! Chú thấy chuyện Đ. Mẹ chảy dầu mới đây không, Bề trên không cho là phép lạ! Chú thấy như thế nào ?

(Năm 2003 tại Rockingham, thuộc Perth, và 2004 trong Cộng đoàn CGVN Brisban, Queensland. Tại Perth thì đỡ hơn, vì TGM. tuy không xác nhận là phép lạ, nhưng không lên án, và chỉ coi là một sự lạ. Nhưng ở Brisban, thì bị Đ. Tổng làm “nặng”: Cha Quản nhiệm bị đổi, hiện tượng bị lên án, nghe nói nhiều tượng và tràng hạt của giáo dân mang tới để cạnh “Tượng Đ.Mẹ chảy dầu” cũng chảy dầu và có mùi thơm. Tôi không có dịp đi tới, nên không chứng kiến. Chỉ chứng kiến hiện tượng ở Perth, vì thời gian đó còn ở Perth).

– Tôi tin đó là phép lạ! Nhưng việc bề trên cấm cản thì tôi nghĩ: Kinh nghiệm từ xưa tới giờ, không có phép lạ nào mà được giáo quyền công nhận ngay. Hơn nữa các đấng bậc cũng phải đề phòng, vì lỡ ra có người lạm dụng!

– Câu trả lời của chú như vậy, tức là chú cũng đã biết! (theo tôi hiểu, ý của cô Thủy là: sự kiện cầu cơ này giữa tôi và cô, nếu đưa ra bề trên, bề trên có cấm cản, thì cũng là để tránh cho người ta khỏi lạm dụng mà thôi!) Bây giờ chú cháu mình hãy luận về phần đời đã nhé! Qua hai sự kiện thì bề trên hơi khắt khe về việc này. Đức Mẹ đã tỏ ra cho mọi người biết từ lâu rồi! Bây giờ là thời đại người ta thi nhau phạm tội; và còn tranh chấp đến mù quáng. Ví dụ như đạo Hồi: Phái Hồi giáo cực đoan đã làm những chuyện kinh khủng vì sai lầm (Trong thời đại tôi đang sống, nhất là những năm gần đây, những người Hồi giáo cực đoan đang tỏ ra quá khích, gây nên những cuộc khủng bố trầm trọng, đe dọa khắp nơi trên thế giới về nạn Khủng bố: Điển hình là tổ chức “Eo-que-đa”, xử dụng bom, vũ khí hóa học, đánh cướp máy bay, gây nên nhiều tang tóc … Tuyên bố có tính cách gây chiến tranh và thách đố nhân loại). Tuy rằng có nhiều Tôn giáo cũng có chung một mục đích là “được lên cõi Hằng Sống”, và rất nhiều người trong nhân loại cũng ước mong được như vậy. Nhưng nếu cứ mù mờ như nhau cả, thì con người trong đó có chú, có mẹ cháu, có các con cháu, những thế hệ sau nữa, biết đạo nào là đúng để mà theo, nếu như người ta cứ phủ nhận những việc làm, những phép lạ của Đ. Mẹ mà đó chính là những chứng nhân để con người có thể nhận biết mà đặt niềm tin. Bằng không, thì chú cứ nghĩ đi! … Rất là đáng sợ! (Cô Thủy cũng thấy được con người trong thế hệ hôm nay, và càng suy đồi hơn nữa ở những thế hệ nối tiếp. Như trên, cô nói “chú cháu mình hãy luận về phần đời đã”, tất nhiên chưa phải lúc đề cập đến lãnh vực Tâm linh, như sau này.) Còn như việc “Cầu cơ”, con thưa chú là: Có biết bao nhiêu chuyện các bà thánh gặp gỡ các Linh hồn đó thì sao? Ai tin và ai không tin ? “cơ” chỉ là một cách thế, trong nhiều phương cách, để gặp gỡ Linh hồn.

(Ghi chú của người viết: Một cách thế khác được gọi là: Tiếng nói nội tâm. Đây là trường hợp của Helen Cohen Schucman sinh vào đầu những năm 1900 người Do thái, theo thuyết Vô thần, nhưng đến năm 1960 thì khởi sự là những “hình ảnh Tâm linh” mà bà có thể nhìn thấy, đến tháng 9/1965 thì bà nghe thấy rõ “Tiếng nói từ nội tâm”phát ra và yêu cầu bà viết cho đến khi bà mất vào tháng 2/1981. Tổ chức “Thanh thản Nội tâm” xuất bản với tiêu đề: “Quà tặng của Thiên Chúa”. Một dạng khác có thể dùng từ “Truyền đạt” theo “Từ điển Tôn Giáo” là: “Channeling”. Người viết nghĩ là nên dùng từ “Linh hứng”. Có khi là một trạng thái “Xuất thần”, đương sự ghi chép những điều được “Nhìn thấy” trong một trạng thái khác thường, như trong trường hợp Thánh Gioan, khi Ngài viết sách “Khải Huyền”. Khi các Thánh, các linh thần, các linh hồn hiện ra tiếp xúc với người trần, ngay như chúng ta vẫn thường nghe nói: Chúa Giêsu, hay Đ. Mẹ hiện ra, thì cũng là một cách thế để tiết lộ, hay bày tỏ điều gì. Nhưng thường cách thế này, chỉ mang tính cách truyền đạt ngắn gọn. Đọc kỹ câu số 18, chúng tôi đã có nói:Có nhiều cách để LH tiếp cận thế nhân. Cách nào cũng chỉ là phương tiện. Không có Phương tiện nào xấu. Tốt hay xấu chỉ tùy thuộc vào chủ thể, đối tượng, hay mục đích của sự việc)

– Cháu biết mẹ cháu hay bị lạc lõng (Có hai ý nghĩa: Thứ nhất, lạc lõng trong đức tin: cô Thủy thường nói: Đức Tin của mẹ còn lơ mơ lắm! Thứ Hai, những năm trước đây, những gì mẹ cô nói cho cả nhà biết, ngay cả khi chồng bà là ông Sơn còn trên trần thế, như: Con Thủy nó thúc giục cả nhà phải đi lễ, hay đọc kinh, thì ai cũng bảo là bà chỉ bịa. Nên chữ “lạc lõng” cũng ngụ ý nghĩa đó).

Người ta chẳng thể nào tin mẹ cháu, chỉ vì người ta sợ phải làm những điều họ không thích! (chỉ người trong gia đình) Nên cháu rất thương mẹ cháu! Càng thương mẹ, cháu lại càng muốn cho mẹ được nhiều phần tốt hơn (chỉ về phần Linh hồn)! Vì thế cháu được đặc ân về để giúp cho mẹ cháu, cũng như giúp cho gia đình được phần nào hay phần nấy!

Còn chú biết không, chuyện chơi “cơ” bên Hoà Hảo, họ cũng thường cầu xin với đức Thầy của họ! Và trong đời sống hiện tại, cũng rất nhiều người xử dụng cách thế này. Thực ra, cũng không phải là khó hay đặc biệt, chỉ cần vận dụng tâm linh, siêu giác quan, là có thể chuyện trò được với người chết. Tuy nhiên, họ chỉ tiếp xúc được cách hết sức hạn hẹp mà thôi! Nếu như không được phép của Chúa! Ý cháu muốn nói: Trong trường hợp đặc biệt này, cháu đã xin phép Chúa, Đ. Mẹ, và cháu cũng chỉ nói những gì Chúa, Đ. Mẹ cho phép.

– Nói như vậy thì việc cầu cơ, được Chúa cho phép đối với hết thảy mọi người sao ?

– Chú nhớ rằng Chúa luôn cho mọi người được xử dụng sự tự do. Ngài sẽ không bắt tội, nếu như việc làm nào có lợi ích cho Tâm linh. Nếu như việc làm nào khiến ta thêm lòng đạo đức, lòng tha thứ, đem tình yêu thương của ta đến với những người kém may mắn, giúp đỡ những ai cần đến lòng thương xót, an ủi những người bệnh tật, những người bị con cái bỏ bê, những người bị chồng hay vợ làm cho đau khổ …v.v… có nghĩa là làm điều lành, thì coi là sinh ích. Còn nếu như lợi dụng để đi tìm kiếm những sự ngược lại thì lại thật là vô phúc!

(Điều này cũng cho chúng ta một nhận định: đối với tất cả mọi thụ tạo, Chúa đều cho sự tự do, kể cả những Linh hồn trong cõi Tâm linh. Nghĩa là các linh hồn khác cũng có thể về, nhưng mọi sự đều đã có qui luật của nó: Nếu làm việc lành thì tốt, trái lại thì sẽ lãnh hậu quả của việc mình làm. Sau này, bạn sẽ gặp những trường hợp có những câu hỏi, cô Thủy phải đi xin phép Chúa hay Đ. Mẹ rồi mới trả lời, hoặc chỉ trả lời trong giới hạn Chúa cho phép; Trường hợp của ông Sơn, chưa được phép nói nhiều vì vậy, ông chỉ được chào hỏi nói chuyện sơ thôi, bất cứ vào vấn đề gì, dù ông có thích nói, muốn tiết lộ, đều bị cô Thủy chận lại, như cô đã nói: “vì cháu bảo lãnh cho bố cháu, nên cháu có nhiệm vụ như ở thế gian người ta gọi là “quản thúc”, nhưng mục đích cũng là làm tốt cho bố cháu thôi!”. Theo tôi hiểu là cốt để thời gian thanh luyện của ông chóng kết thúc! Còn nếu như cứ buông thả, cứ lỗi phạm, thì cứ phải thanh luyện. Có rất nhiều LH cứ phải ở mãi trong đó, có thể là vài trăm năm, hoặc hơn cũng có. Ý nghĩa của thanh luyện là gì ? Là làm cho con người trở nên hoàn hảo. Có hoàn hảo thì mới có sự thánh thiện. Từ xưa giờ nhiều người hiểu lầm Thanh luyện là bị phạt, giống như một tội phạm bị kết án bao nhiêu năm tù thì cứ mãn án là được ra… Sai! Nếu tội nhân mãn án mà vào nước Trời, có gì bảo đảm tội nhân ấy không tiếp tục phạm tội hay làm điều sai quấy nữa ? và như vậy thì chẳng bao lâu, Thiên Đàng lại rối loạn, chẳng khác trần gian. Nên mục đích của thanh luyện là để con người có thời gian tu sửa tâm tánh cho tới khi nào đạt cái “đức” của Thánh nhân, thì tức khắc cửa nước Trời mở cho họ vô. Mà nếu mục đích là như vậy, thì con người có thể thanh luyện ngay từ khi còn ở trên trần gian. Nếu chưa xong thì mới tiếp tục trong thế giới tâm linh. Vậy nhanh hay chậm, lâu hay mau, là tự nơi mỗi con người của mình!). Còn tiếp.