12 giờ 05’ trưa ngày 11 – 4 – 2005

  1. Không nên nóng giận và Cáu kỉnh, đánh đập trẻ con.

Sau phần thủ tục chào hỏi.

– Chú! Cháu muốn gặp Phụng ạ.

– (Phụng): Chào chị!

– Chị muốn biết đạo thờ phượng và đạo làm cha mẹ, em nghĩ thế nào, hãy nói rõ, để chị học thêm!

– Đạo thờ phượng là đem lòng tin kính đối với Thiên Chúa. Đạo làm cha thì lo cho con, săn sóc nó khi nhỏ cũng như lúc nó khôn lớn. Nhưng sáng nay thì em dằn không được, có đánh thằng Ban, chị tha lỗi cho!

– Em có bao giờ nghĩ đến bố ?

– Có!

– Chị cho biết bố nuôi em không có được văn minh như bây giờ đâu, khi kiếm tiền, có khi còn bán cả mạng sống mình, mà bố có bao giờ la hét, hoặc nghiến răng, nghiến lợi, cáu kỉnh, than thở … coi như một gánh nặng đâu, sao em không nghĩ lại ?

– Chị nói vậy, em đồng ý, nhưng cũng có lúc bố nổi lửa, chứ không ? Đàn ông ai cũng có nóng giận, nhưng em sẽ cố gắng và nghe lời khuyên của chị.

– Sai! Mày lại đem cái học của mày ra mà lòe tao! Tao cho biết vì mày thành khẩn, xin hết cái này, cái kia mà mắc lỗi, nên nói cho biết, còn nếu như nói là ai cũng có lửa, thì bố khi trước chỉ nổi lửa với mẹ thôi! Chẳng có bao giờ giám đụng đến mày cả! Mà khi ấy mày đã lớn hơn cháu bây giờ nhiều! … Nếu như em không dẹp được tính nhẫn nại, sau này em sẽ cộc cằn nhiều, rồi nhiều chuyện khác sẽ xẩy ra …

– Em sẽ cố gắng học những điều chị dạy, nhưng hồi nãy chị bảo em lòe chị, nhưng chị không lập gia đình, chị đâu có biết!

– Sai! Mày biết không, tao còn nhiều em bé lắm! Mày có muốn đổi Job không ?

– Thôi, em không đổi!

– Thôi! … Thì hãy làm đẹp lòng Chúa bằng cách hy sinh và vâng phục!

– Cám ơn chị!

(Bạn đọc có biết cô Thủy bảo cô còn nhiều em bé, và hỏi Phụng có muốn đổi “job”, nghĩa là gì không ? Có lần Phụng cho tôi biết cô Thủy đang được Đức Mẹ sai đi đến với các LH trẻ thơ khi sống chưa được nhận biết Chúa, để an ủi, vỗ về chúng, rồi đưa chúng về với Chúa, với Đức Mẹ. Tất nhiên những LH loại này nhiều lắm! Lúc này nếu như Phụng không nói cho biết, thì tôi cũng chưa biết! Nhưng sau này thì tôi được cô nói cho biết nhiều vấn đề hơn. Tất nhiên Phụng hiểu cô chị hay nói đùa này rằng “có muốn đổi job không” là hỏi có muốn lìa trần không đấy !)

  1. Tại Nangara, Đ. Mẹ nói: Thời giờ đã hết! Ý Người nói gì ?

– (T): Tôi xin hỏi: Tôi có xem một cuốn băng video, trong đó lời tường thuật lúc Đ. Mẹ hiện ra ở Nangara, Mẹ có nói sau đời Giáo Hoàng này (Benedicto XVI), thời giờ đã hết! Xin cô giải thích ý Đ. Mẹ nói “Hết” đây là hết gì ? Đ. Mẹ không hiện ra nữa, hay thời gian Chúa dành cho nhân loại “Ăn năn xám hối” đã hết! Hay mang một ý nghĩa nào khác ?

– Chú để cháu xin phép Đ. Mẹ đã! … … … …

(gián đoạn, cơ không chạy. Khi cô Thủy nói “cháu xin phép Đức Mẹ đã” có nghĩa là: Cô có thể giải đáp cho mình được, nhưng không thể tự ý, mà phải được Đức Mẹ cho phép).

– (Th): Chú chắc không hiểu đâu! Điều cháu nói đây là “có thể” theo ý Đức Mẹ thôi nhé! Là thời gian sau này sẽ rất phức tạp: Có thể với đạo Chúa sẽ có nhiều sự biến đổi. Thí dụ: Có một số học giả muốn tìm cách bài bác và chống đối Giáo hội, sự êm ả sẽ không còn nữa! vì thế mà cần phổ biến rộng rãi cho mọi người biết. Nhất là ở những nơi cần đến Chúa qua các Thừa sai, các cha, các bà sơ, các hội đoàn … Nếu như sau này mà thiếu những vấn đề căn bản này, thì con cháu chúng ta sẽ bị rối hết!

Chú có nghĩ ngay ở Úc này đây, đã có nhiều việc đang xảy ra. Chuyện các tu sĩ đòi lấy vợ, Người đi tu mỗi ngày một giảm dần. Các Dòng thì họp không chịu giảng kỹ về đường lối của Chúa, cứ nói là đã có nhiều sách vở. Sau này sẽ có nhiều sách vở đủ các loại: nói về Chúa có, mà chống lại Thiên Chúa cũng không ít, mà các con cháu cứ sách mà theo, thì e có nhiều điều sai!

– (chị Quý): Mẹ hỏi con vậy sau này thì phải làm thế nào ?

  1. Tiếp tay xây dựng Nhà Chúa: Nuôi các chủng sinh nghèo, bảo trợ ơn gọi cho những nơi ở vùng sâu, vùng xa.

– (Th): Con cho mẹ biết rằng ta phải hiểu và bảo nhau xây dựng Nhà Chúa ngay ở đây, ở trên trần gian này, bằng cách đóng góp tiền bạc để nuôi các chủng sinh, các em bé nghèo trong tu viện, ở vùng sâu, ở trên các miền cao nguyên … hoặc bất cứ ở đâu mà không có phương tiện tu được. Đấy là một cây cầu cho những bước chân sau bước đi mà không sợ lạc!

  1. Một trong những vấn đềTâm linh: Điều cần biết, mà chưa biết, khi sắp chết.

– (Th): Con cho biết, chú còn muốn hỏi về tâm linh. Vậy chú bắt đầu từ chỗ nào ạ ?

– (T): Tôi nghĩ, thuộc về tâm linh có rất nhiều vấn đề. Vấn đề nào cũng quan trọng, vậy có cần thiết là phải từ chỗ nào không ?

– (Th): Cháu nói ví dụ: Chú muốn đi chợ, đầu tiên cần gì ?

– (T): Phải có tiền!

– (Th): Đúng! Chú cần tiền…

Trước khi chết, nếu chú còn tỉnh, phải xin Chúa tha tội, nói với Chúa vì khi sống con đã phạm, và con hết lòng trông cậy vào Chúa. Điều một: Đừng có nghĩ đến tiền! Điều hai, nếu giàu, đừng nghĩ tới vợ đẹp. Điều ba, nếu như còn trẻ, chưa vợ, đừng nghĩ tới người yêu. Điều bốn, đừng nghĩ tới các con, nếu như chúng còn bé. Điều năm, đừng để tâm giận nếu như có đứa nào có điều bất hiếu. Như thế là được ở chỗ cứ tạm gọi là “Mùa hè trong xứ lạnh”. Còn điều này: Đừng xin về ngay bên Chúa! (Nghĩa là xin Chúa chết cho lên Thiên đàng ngay) Đấy là tội trọng, vì không biết nhìn nhận mình là người tội lỗi, không xứng đáng. Tội kiêu ngạo có phải là tội trọng không ? Xin chú nhớ! … Ngoài tiền ra chú còn cần gì nữa ?

– (T): Mình phải ghi ra xem những gì cần phải mua.

(Nhận xét: Giữa tâm linh và thể chất hoàn toàn khác biệt, bạn thấy không? Con người thể chất trước khi rời thế gian cứ phải được gặp gỡ tất cả người thân. Có khi còn cho uống sâm để đợi con cháu ở xa về. Rồi nhớ cái này, chia cái kia (chia của cho con cháu chẳng hạn … Thế gian đã sai hết! Khi Chúa gọi, ta hãy chuẩn bị tâm hồn về với Chúa là tốt nhất! Dứt khoát đừng mê luyến của cải vật chất, hay sắc dục! Chết sẽ vì những thứ đó mà khó được về bên Chúa!)

  1. Phải chuẩn bị ngay khi còn sống:

  2. a) Đến với Chúa không vất vả như làm mọi việc trong đời sống.

  3. b) Cởi “Lửa” khỏi thân xác hôm nay, ngày mai được mát mẻ.

– Chú đã có dự tính, vậy ta đã có dự tính, thì phải bắt đầu tính từ trong nhà tính ra. Ví như cuộc đời, đâu phải đợi đến lúc chết mới xin Chúa cho vui. Tại sao ta không chuẩn bị làm những khi còn sống, chú hiểu không ? … Chú, ngoài việc ghi ra những cái cần thiết để mua, thì sau đó, chú cần gì nữa ạ ?

– Cần phương tiện để tới chợ!

– Vâng, phương tiện để tới chợ có thể là: Đi bộ, đi xe, đi thuyền … Cuộc đời ta có biết bao nhiêu phương tiện mà ta đã quên Chúa đi. Chú nghĩ đi … Chân thì đi được xa, nhưng đi lâu thì mỏi. Xe thì lẹ, nhưng cần xăng. Thuyền thì cần nước, nước xuống đi không được! Phương tiện nào cũng phải tìm, phải kiếm, hay vất vả. Nhưng đến với Chúa thì không hẳn là như vậy! Chỉ cần ta nhớ đến Ngài trong đời sống hàng ngày, bằng tình yêu thương tha thứ cho nhau. Cháu ví dụ như Phụng nói là: “Ai cũng có lửa cả!” Chú nghĩ xem, cõi chết cũng “xem xem” như thế! Nếu ta cởi bỏ được lửa khỏi thân xác hôm nay, thì sẽ được vô cùng mát mẻ ở ngày mai! (tức là phải tập bỏ cơn nóng giận)

  1. Điều quan trọng nhất, cần nhất khi chết, là phải sạch tội trọng.

– (T): Tôi xin hỏi: Chúa sẽ xét xử ngay sau khi chết, hay LH còn phải đợi ?

– Cháu đang cho chú một ví dụ về “đi chợ”, chừng xong rồi, chú muốn hỏi rõ, cháu sẽ trả lời tiếp. Khi chết, ta cứ nghĩ là được chịu các phép, được các hội đoàn đến cầu cho, được các bạn bè, họ hàng xin cho nhiều lễ. Nhưng thực tế và quan trọng nhất, cần nhất là phải sạch tội trọng! Còn muốn được Chúa xét sớm hay muộn là tùy thuộc Chúa, tùy thuộc tình trạng linh hồn mình khi chết!

(Bàn: Có lẽ ai cũng nghĩ rằng chết rồi là tới ngay tòa Chúa phán xét, trước đây tôi cũng cứ nghĩ vậy! Không trúng! Cô Thủy cho biết “Muốn được Chúa xét sớm hay muộn …”. Tôi xin nhấn mạnh hai chữ “muốn được”, chứ không phải là “bị Chúa xét xử”. Đừng hiểu Chúa như ông quan tòa. Sau này càng đọc, bạn sẽ càng thấy rõ hơn: Các LH đau khổ vì mong muốn được Chúa xét tới mình, nhưng vì tình trạng LH mình sao đó … chưa được Chúa nhìn tới, hay xét tới và trong tình trạng đó thì buồn lắm!).

  1. Muốn thấy Chúa cười, Hãy làm cho người thân của mình cười trước!

– (B.Quý): Chết có trông thấy Chúa, hay ma quỉ gì không ?

– Con cho mẹ biết: Một là thấy Chúa ở xa xa, với không tới. Hai là nếu thấy Chúa cười là “Hy vọng”! Ba là khi thấy Chúa buồn, là có vấn đề! Cháu muốn hỏi chú, chú có cần biết chú sai điều gì không ạ ?

– Dạ có chứ! Ai chả có sai lầm, nhưng nhiều khi không biết! Có người nhắc nhở cho cũng là cái phước cho mình vậy!

– Chú không được giận! Biết đâu là cháu sai! Chỉ là vui thôi! Cháu nói nhé: Chú mất tình yêu thương với cô! Mới đây thôi, là chú không chấp nhận ý kiến của cô. Không chịu cho cô làm một việc mà cô cho là đúng, mà mình bảo là sai! Chú hãy xét cho kỹ: Sai ở điểm nào, nếu như muốn nhìn thấy Chúa cười, hay là cô cười … thì còn gần hơn Chúa nữa! Bây giờ chú muốn ai cười, cho cháu biết ?

(Xét: Khi đọc lại, tôi thầm cám ơn cô Thủy. Cô đang dạy tôi bài học quá hay! … Có thể chỉ riêng tôi đang cảm nghiệm được bài học này một cách sâu sắc! Xin Mẹ giúp con thực hiện được điều này. Con đã sai rồi, mà còn sai nặng nữa!)

– (Tôi cười) Dĩ nhiên là tôi muốn nhà tôi cười trước!

– (Th): Chú hãy thực hiện cho tốt! Vì đấy cũng là một điều Chúa muốn! … Cháu nói dài, chú có mệt không ?

– Không!

  1. Dọn mình, Tỉnh thức, Cậy trông, làm việc lành. Nếu không “dễ” thì cứ xin Thiên thần Bản mệnh giúp.

– (Th): Khi Chúa buồn thì có cánh khác đón ngay! Còn Chúa ở xa thì có các Thánh bản mệnh đến an ủi. Chú cô cứ dọn mìnhtỉnh thức. Chú cô cứ cậy trông và chú cô cứ lo làm những việc lành, thì cháu nghĩ là sẽ không có phe nào đón được! Xin cứ tin cháu đi! Chú cô có nghĩ là khó không ?

– (T): Tôi nghĩ mình cứ biết là phải luôn cố gắng, chứ nói là khó cũng không được! Chúa lại buồn! Mà Chúa buồn thì mình mất điểm! Còn nói “dễ” thì cũng không phải là dễ! Thực vậy!

– (Th): Như thế ta phải xin các thánh thiên thần bản mệnh giúp!

Cháu cho biết, chú sắp có việc làm như ý chú muốn! (dĩ nhiên là việc làm về tâm linh)

– (B. Quý): Tất cả các việc theo con nói như vậy thì khó quá! Rớt hết! Làm sao mà lên Thiên đàng?

(Ghi chú: Trước khi B. Quý phát biểu như trên, thì bà có hỏi và nhờ tôi giải thích thêm, lại có lời bàn của Huệ Trinh. Chuyện bàn hỏi, góp ý, giống như chia sẻ với nhau là chuyện thường xuyên xảy ra, nhưng tôi không ghi vào đây là vì: Một là không quan trọng bằng những vấn đề cô Thủy nói cho biết. Hai là khi thảo luận, tôi có nhiệm vụ giải thích, nên mình nói nhiều, mà nói nhiều thì không có giờ để ghi, vả lại như tôi đã nói là không quan trọng!).

– (Th): Giận! … Buồn! …

– (B. Quý): Mẹ không biết thì mới hỏi. Sao mà cứ hay buồn, hay giận thế !

– (Th): Con sợ mẹ luôn! Cứ “điếc” không sợ súng! Con cho mẹ biết, con được Chúa cho phép về giúp cho mẹ vui, chứ mẹ cứ “lơ mơ” thì không những khó nói cho mẹ hiểu, mà lại càng khó để mọi người chấp nhận! Cứ càng hỏi lại càng sai! (có lẽ cô dùng chữ “lơ mơ” để khỏi thất lễ, chứ nghĩa của nó trong câu nói này, tương đồng với chữ “cố chấp”).

– (Th): Mẹ có muốn lên Thiên đàng không ? Mẹ phải biết rằng khi Chúa chọn và cho ai được vào Thiên đàng. Con nói chữ chọn đây không có nghĩa là “tự nhiên mà được”, những ai mà Chúa chọn phải là được “điểm”, mà muốn được điểm thì phải cố gắng, chứ không thể sống khơi khơi mà được! Ở trần gian kia, học trò muốn có tên trong bảng vàng, còn phải ra công học, cố gắng thi lấy điểm mới được, huống hồ Thiên đàng những ai đã được vào thì dù có cho trở về để làm vua, cũng không ai muốn trở lại! Mẹ có muốn làm vua không ? (Ý cô hỏi: Mẹ có muốn làm vua không ? có nghĩa: Thiên đàng là nơi ai được vào thì dẫu làm vua cũng chẳng đáng gì! Mà làm vua ở trần gian ai lại chẳng muốn. Vậy mà còn không cố gắng để mà được vô Thiên đàng!).