“Nếu có giáo hoàng tương lai nào giảng dạy bất cứ điều gì trái với Đức Tin Công Giáo,  thì chớ có nghe theo y”

(Lời của Chân Phước Giáo Hoàng PiÔ IX)

——-oOo——-

SỰ TƯƠNG QUAN CỦA GIÁO HOÀNG PHAOLO VI VỚI CÁC TÔN GIÁO

Bài viết của hai tác giả Sư Huynh Micae Dimond, O.S.B. và Sư Huynh Phêrô Dimond, O.S.B. (Ordo Sancti Benedicti = Dòng Biển Đức)

Lời Giới thiệu: Đúng ra chúng tôi phải giới thiệu Đề tài  “Cuộc Bội giáo Khởi Đầu Từ Trước Vaticanô II”. Đây là một trong nhiều tiểu đề mục trong cuốn sách “The Truth about What Really Happened to the Catholic Church after Vatican II” (Sự Thật Về Những Gì Đã Xảy Ra Với Giáo Hội Công Giáo Hậu Vaticanô II) của hai tác giả nêu trên. Tuy nhiên, vì khuôn khổ chương trình phát thanh chỉ cho phép chúng tôi được lựa chọn một bản văn trong tiểu đề mục vừa nêu, nói về tương quan của Giáo hoàng Phaolô VI với các tôn giáo. Chúng tôi xin gửi nơi đây sự chân thành cám ơn đến Sư huynh Mica-e Dimond và Sư huynh Phêrô Dimond. Đồng thời mời quí thính giả cùng chúng tôi bước vô cánh cửa mở của đề tài:

——-oOo——-

Phaolô VI là người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo từ ngày 21 tháng 6 năm 1963 đến ngày 6 tháng 8 năm 1978. Ông là người đã ban hành những Giáo huấn của Công đồng Vaticanô IIvà Thánh lễ Novus Ordo (Thánh Lễ Mới). Chúng ta đã thấy các văn kiện của Vaticanô II chứa nhiều lạc giáo, và Tân Thánh lễ, mà Phaolô VI cuối cùng ban hành, đại diện cho một cuộc cách mạng phụng vụ…

* Phaolô VI, trong Buổi Tiếp kiến Chung, ngày 06 tháng 12, 1972 đã nói: “Thiên Chúa có tồn tại không? Thiên Chúa là ai? Và con người có thể có kiến thức gì về Người? Mỗi người chúng ta phải có mối quan hệ gì với Người? Để trả lời từng câu hỏi trên sẽ dẫn chúng ta đến những cuộc thảo luận vô tận và phức tạp…”[2]

– Những câu hỏi này không dẫn chúng ta đến các cuộc thảo luận vô tận và phức tạp. Thiên Chúa có tồn tại không? Có. Thiên Chúa là ai? Chúa Ba Ngôi. Con người có thể có kiến thức gì về Người? Đức tin Công Giáo. Mỗi người chúng ta phải có mối quan hệ gì với Người? Thuộc vào Hội Thánh Người đã thiết lập. Phaolô VI đang nói rằng đây là những câu hỏi vô tận và phức tạp. Không người Công Giáo nào sẽ nói một lời nhảm nhí như vậy, chế giễu và khiến Đức tin Công Giáo và Thiên Chúa chân thật trở nên vô nghĩa lý!.

* Phaolô VI, Buổi Tiếp kiến Chung, ngày 27 tháng 6 năm 1973, ông phát biểu: “… mọi thứ phải thay đổi, mọi thứ phải tiến bộ. Thuyết tiến hóa (1) dường như là quy luật mang lại sự giải phóng. Phải có rất nhiều điều đúng đắn và tốt đẹp trong tâm lý này…”[3]

– Ở đây gh. Phaolô VI rõ ràng tuyên bố và chấp thuận Thuyết duy tân rằng mọi thứ đều trong tình trạng tiến hóa. Lạc giáo của ông đã bị Giáo Hoàng Piô X trực tiếp lên án. Giáo Hoàng Piô X, Pascendi (# 26), ngày 08 tháng 9, 1907, giải thích học thuyết của những người theo thuyết Duy Tân là: “Dưới các định luật tiến hóa mọi thứ đều phục tùng – tín điều, Giáo Hội, thờ phượng, Kinh Sách chúng ta kính trọng là thiêng liêng, thậm chí là chính đức tin[4]

(Phụ chú của TGTL: Qua Thông điệp Pascendi (điều 26) Thánh Giáo Hoàng Piô X đã nói rõ: Những người theo thuyết duy tân chính là những người cũng tin theo thuyết tiến hóa. Dưới các định luật của tiến hóa, nó khiến cho những người ấy phục tùng và công nhận rằng: Các tín điều không phải là bất biến, với thời gian cái gì cũng thay đổi hoặc là biến hóa, hay là không tồn tại, thì tín điều cũng không có luật trừ. Giáo Hội cũng thế, theo thời gian cũng phải tiến hóa, không thể cứ y nguyên như Giáo Hội ngàn năm, hay hai ngàn năm trước (Bởi thế giáo hoàng Phaolô VI đã cho ra đời “Giáo Thuyết Cách Mạng Vatican II – Sẽ đề cập sau). Cũng trong chủ đích đó, ngay sau khi bế mạc CĐ.Vat.II,Giáo hoàng Phaolô VI đã thay đổi Thánh Lễ Truyền Thống thành Thánh lễ Mới (Novus Ordo), đó gọi là “tiến hóa trong việc thờ phượng”. Kinh sách thì vừa bỏ vừa sửa trong sách lễ mới, chúng tôi đã nói trước đây là chỉ còn duy trì có 17/%, và ngay cả Đức Tin như Thánh GH. Piô X trong Thông Điệp Pascendi đã bảo, những người theo thuyết duy tân, thì ngay cả Đức Tin cũng biến đổi. Đức Tin mà biến đổi, thì đâu còn là đức tin nữa, mà là Bội Tín vì lạc đường, lạc hướng và là lạc giáo. Mà quả là như thế, sự tiến hóa suốt từ sau Công đồng chung đến nay, giáo hội Vatican 2 đã bị tục hóa gần hết! Các Thông Điệp của Chúa, Đức Mẹ đều nói về sự bội tín của thời Tăm Tối, và TGTL cùng SVTT của Mẹ đã chứng minh rất nhiều về các sự kiện đang đảo lộn trong Giáo Hội hôm nay.)    

Chú thích:

(1). Thuyết Tiến Hóa – Quí vị có thể tìm hiểu về thuyết này trong ĐKN.tv qua bài “Sự thật về Thuyết tiến hóa: Giới khoa học đang từ bỏ học thuyết Darwin” (Biên Tập ngày 24/02/2018); hoặc “Thuyết tiến hóa Darwin: Đã đến lúc chấm dứt sự lừa dối vĩ đại” bài đăng trong blog NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ (10/01/2018); Hay “9 Lý do Chứng minh Thuyết Tiến Hóa của Darwin Sai” trong trithucvn.org. (Chủ Nhật, 14/10/2018). Còn nếu quí vị thích nghiên cứu thêm, xin mời vô trang Web: thetruthwins.com của Michael Snyder, quí vị sẽ được biết “44 Lý do Tại sao Thuyết Tiến hóa là Sai Lầm”. Chỉ nguyên hai tác giả sách của các vị, chúng ta đang nghiên cứu cũng cho chúng ta ít nhiều thú vị. Một là Sư Huynh Phêrô Dimond, O.S.B. đã có bài “Chứng minh DNA bác bỏ Thuyết Tiến hóa”; Vị kia, Sư Huynh Micae Dimond, O.S.B viết về “Bằng chứng Khoa học cho Thiên Chúa”.

Tiến sĩ Ernst Chain, nhà khoa học đạt giải Nobel Sinh học và Y học tuyên bố: “Tôi thà tin vào chuyện cổ tích, còn hơn tin vào những phỏng đoán vô căn cứ như vậy của thuyết tiến hóa”.

*** ĐỜI thì các khoa học gia đã chứng minh và khẳng định được như thế, trong khi ĐẠO các vị “uyên thâm” như vậy thì lại cứ bo bo, ôm chặt lấy “Tiến Hóa” của người làm của mình. Than ôi! Một thời Ánh Sáng Kitô giáo bây giờ đã biến thành màn đêm “Tăm Tối”. Đúng là khói của Satan đã và đang bao phủ kinh thành Ánh Sáng xưa.

————————————————————————————————–

TỚI ĐÂY SVTT của Mẹ xin nhắc lại một số điều quan trọng trong Hội Thánh:

01) Bội Giáo – Apostasy: là sự chối bỏ (bằng lời nói hay hành động) toàn bộ đức tin Công Giáo. Người Bội Giáo– Apostate: là một người đã rửa tội, chối bỏ (bằng lời nói hay hành động) một phần hay toàn bộ đức tin Công Giáo (Sách GiáoLý năm 1917, điều1325,2).  Người phạm tội bội giáo bị vạ tuyệt thông tiền kết.

02) Lạc giáo – heresy: là quan điểm, lập trường, hay một giáo thuyết trái ngược với Giáo Lý và Đức Tin Công Giáo. Người lạc giáo– heritic: là người đã rửa tội mà giảng dạy, phủ nhận, hay quả quyết nghi ngờ một tín điều Giáo Hội đã truyền dạy (chứ không cần phải tất cả). (Sách Giáo Lý (SGL) ấn bản năm 1917, đoạn 1325,2)

03) Đừng để bị gài bẫy & lừa dối: Coi chừng chớ để ai gài bẫy anh em bằng mồi triết lý và những tư tưởng giả dối rỗng tuếch theo truyền thống người phàm, và theo những yếu tố của vũ trụ chứ không theo Đức Kitô. Thư gửi tín hữu Côlôxê (Cl 2,8)

04) nơi Người không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng” (Gc 1,17b). (Giacôbê)

05) “Người còn nói: “Các ông thật khéo coi thường điều răn của Thiên Chúa để nắm giữ truyền thống của các ông” (Mc 7,9)

06) “Các ngươi đừng thêm bớt điều gì trong những điều ta đã truyền, nhưng hãy giữ các giới răn của Chúa là Thiên Chúa các ngươi, mà ta đã truyền dạy các ngươi” (Dnl 4,2). (Dnl = Đệ Nhị Luật)

07) “Sẽ có những bậc thày giả ở giữa anh em. Họ là những người mở đường cho những tà giáo nguy hại lọt vào. Họ chối bỏ ngay cả Đấng đã cứu chuộc họ. Rất nhiều người sẽ theo và bắt chước lối sống phóng túng của họ. xuyên qua những xúc phạm của họ, mà niềm tin Kitô bị phỉ báng. Vì tham lam, họ dùng lời lẽ gạt gẫm anh em để trục lợi. Án phạt họ đã sẵn sàng từ lâu, và họa diệt vong đã gần kề.” (2Pr 2,1-3).

08) giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân –  “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân.” (Mc 7,6-7)

09) “Thật vậy, sẽ có những Ki-tô giả và ngôn sứ giả xuất hiện, đưa ra những dấu lạ lớn lao và những điềm thiêng, đến nỗi chúng lừa gạt cả những người đã được tuyển chọn, nếu có thể. Thầy báo trước cho anh em đấy!” (Mt 24,24-25).

Quả vậy, vì đã xuất hiện nhiều điều sai trái, nên bọn chúng đang đánh bóng ngôn sứ giả của chúng, bằng những cái gọi là “phép lạ” – nhưng Chúa đã báo trước, chỉ là những dấu lạ chúng cố ý đưa ra để lừa gạt anh em.

Trong thư thứ hai của Thánh Phêrô có viết: “Sẽ có những bậc thày giả ở giữa anh em. Họ là những người mở đường cho những tà giáo nguy hại lọt vào. Họ chối bỏ ngay cả Đấng đã cứu chuộc họ. Rất nhiều người sẽ theo và bắt chước lối sống phóng túng của họ. xuyên qua những xúc phạm của họ, mà niềm tin Kitô bị phỉ báng. Vì tham lam, họ dùng lời lẽ gạt gẫm anh em để trục lợi. Án phạt họ đã sẵn sàng từ lâu, và họa diệt vong đã gần kề.” (2Pr 2,1-3).

– Quả vậy, họ đang đi làm “Đại Kết” với các tà giáo. Họ còn bảo ơn cứu độ có trong mọi tôn giáo. Đó không phải là họ đang phủi sạch Công Ơn Cứu Chuộc của Đức Giêsu Kitô sao?

* Trở lại với hai tác giả về Tương quan của GH. Phaolô VI với các Tôn giáo:

A-PHAOLÔ VI VỚI CÁC TÔN GIÁO PHI KITÔ GIÁO.

Giáo Hội Công Giáo dạy rằng tất cả các tôn giáo phi Công Giáo đều giả dối. Chỉ có một Hội Thánh chân thật, bên ngoài không ai được cứu. Đây là tín điều Công Giáo.

Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô cả, trích trong Summo Iugiter Studio, 590-604:

“Giáo Hội hoàn vũ thánh thiện dạy rằng, không thể thờ phượng Thiên Chúa thật sự trừ phi bên trong Hội Thánh, và khẳng định rằng tất cả những ai bên ngoài Hội Thánh đều không được cứu rỗi.”[5]

Tất cả các tôn giáo khác đều thuộc về Quỷ dữ. Đây là giáo huấn của Chúa Giêsu Kitô, Giáo Hội Công Giáo và Thánh Kinh. Xem 1Cr. 10:20 và Thánh Vịnh 95:8-10. Bất cứ ai thể hiện lòng tôn trọng đối với các tôn giáo phi Kitô giáo, hoặc coi chúng là tốt hoặc xứng đáng được tôn trọng, đều có nghĩa là chối bỏ Chúa Giêsu Kitô và là một kẻ bội đạo.

* Gh. Phaolô VI, trong Buổi Tiếp kiến Chung, ngày 8 tháng 11, 1972: “Phong trào Đại kết bắt đầu theo cách này là phải tôn trọng các tôn giáo phi Kitô giáo…”[6]

Giáo Hoàng Piô XI, Thông điệp Mortalium Animos (#2), ngày 6 tháng 1 năm 1928:

“… suy nghĩ sai lạc, xem tất cả các tôn giáo ít nhiều đều tốt đẹp và đáng khen ngợi… Những ai giữ ý kiến này không những mắc lỗi và bị lừa dối, mà còn trong việc bóp méo ý tưởng về một tôn giáo chân thật. Họ đã chối bỏ nó…”[7]

Dưới đây là những gì Phaolô VI nghĩ về các tôn giáo phi Kitô giáo của Quỷ dữ:

* Phaolô VI, Diễn văn, ngày 22 tháng 9, 1973, ngài ngỏ lời “… Kính thưa các tôn giáo phi Kitô giáo cao quý…”[8]

Đây chính là bội giáo – một sự chối bỏ hoàn toàn Chúa Giêsu Kitô, vì đã kính trọng tôn giáo của ma quỉ. Nhớ rằng Thiên Chúa Độc quyền, Ngài không cho phép thờ hai chủ, dù là kính tôn.

* Phaolô VI, Buổi Tiếp kiến Chung, ngày 12 tháng 1, 1972, thực là một bức tranh rối loạn mở ra trước mắt chúng ta về các tôn giáo, khi ngài bảo: Tôn giáo được phát minh bởi con người; Do những nỗ lực đôi khi cực kỳ táo bạo và cao quý…”[9]

– Ở đây Phaolô VI nói rằng các tôn giáo được con người phát minh đôi khi cực kỳ cao quý! Đây là bội giáo – một sự chối bỏ Chúa Giêsu Kitô và Đức tin Công Giáo. Thứ nhất là coi các tôn giáo là cao quí, và như vậy là ngang với Kitô Giáo. Hai là phủ nhận Đạo Chúa Kitô lập là Đạo từ Trời, vì tất cả đều do con người phát minh ra.

* Phaolô VI, Thông điệp, ngày 6 tháng 12, 1977: “… các tôn giáo phi Kitô giáo, mà Giáo Hội tôn trọng và ngưỡng mộ…”[10] (mệnh đề sau hiểu ngầm là … mà Giáo Hội chúng tôi tôn trọng và ngưỡng mộ).

– Ông ta nói thế, rõ ràng là ông ngưỡng mộ các tôn giáo giả dối.

Phaolô VI, Thông điệp, ngày 24 tháng 11, 1969: “… vượt qua sự chia rẽ, bằng cách phát triển sự tôn trọng lẫn nhau giữa các tuyên tín tôn giáo khác nhau.”[11]

* Phaolô VI, Diễn văn, ngày 3 tháng 12, 1970: “Chúng ta chào hỏi với sự tôn trọng đại diện của tất cả các tôn giáo khác đã vinh danh chúng ta bằng sự hiện diện của họ.”[12]

* Phaolô VI, Buổi Tiếp kiến Chung, ngày 6 tháng 7,1977: “Chúng ta hoan nghênh với sự tôn trọng chân thành phái đoàn Nhật Bản của tôn giáo Konko-kyo [Kim quang giáo].”[13]

* Trong bài Diễn văn, ngày 22 tháng 8, 1969, Phaolô VI ca ngợi tín đồ Ấn giáo Gandhi, và nói rằng ông Gandhi: “Luôn ý thức được sự hiện diện của Thiên Chúa…”[14]

– Tín đồ Ấn giáo là những người ngoại giáo và thờ ngẫu tượng sùng bái nhiều tà thần khác nhau. Ngợi ca Gandhi là “luôn ý thức được sự hiện diện của Thiên Chúa” cho thấy một lần nữa rằng Phaolô VI là một người thờ ơ tôn giáo hoàn toàn. Phaolô VI cũng chính thức ca ngợi Ấn giáo trong văn kiện chính thức của Vaticanô II Nostra Aetate #2 (về các tôn giáo phi Kitô giáo), như chúng tôi đã trích dẫn trong phần về Vaticanô II.

* Phaolô VI, Cổ võ Tông toà, ngày 8 tháng 12, 1975: “Giáo Hội tôn trọng và ngưỡng mộ những tôn giáo phi Kitô giáo này…”[15]

– Một lần nữa lưu ý rằng Phaolô VI ngưỡng mộ các tôn giáo giả dối; không khác nào ngưỡng mộ quỉ ma, tà thần.

(Người phán: “Các ngươi chớ cứng lòng như tại Mơ-ri-va, như ngày ở Ma-xa trong sa mạc,

nơi tổ phụ các ngươi đã từng thách thức và dám thử thách Ta, dù đã thấy những việc Ta làm.

Suốt bốn mươi năm, dòng giống này làm Ta chán ngán, Ta đã nói: Đây là dân tâm hồn lầm lạc,) (Tv 95:8-10)

* Phaolô VI, Diễn văn, ngày 24 tháng 8, 1974: “Các sự khác biệt trong tôn giáo và văn hóa ở Ấn Độ, như anh em đã nói, được vinh danh và tôn trọng… Chúng ta rất vui mừng khi thấy rằng sự vinh danh và ngưỡng mộ lẫn nhau này được thực hành…”[16]

– Phaolô VI nói rằng các sự khác biệt trong tôn giáo được vinh danh ở Ấn Độ và ông rất vui khi thấy điều này. Điều này có nghĩa là ông ta vinh danh sự thờ phượng tà thần.

* Phaolô VI, Diễn văn đến Thượng Hội đồng Giám mục, ngày 2 tháng 9, 1974: “Tương tự như vậy, chúng ta không thể bỏ qua một tham chiếu đến các tôn giáo phi Kitô giáo. Trên thực tế, những tôn giáo này không được phép được xem như là đối thủ, hoặc trở ngại đối với hoạt động Truyền giáo…”[17]

– Tại đây Phaolô VI táo bạo tiết lộ rằng ông đang rao giảng một Tin Mừng mới. Các tôn giáo phi Kitô giáo, ông nói với chúng ta, không còn là trở ngại của chúng ta đối với hoạt động truyền giáo. Đây là một giáo phái bội giáo phản Kitô.

Giáo Hoàng Grêgôriô XVI, Mirari Vos (#13), ngày 15 tháng 8, 1832: “Họ nên ngẫm nghĩ về lời chứng thực của chính Đức Kitô rằng ‘ai không đi với Đức Kitô là chống lại Người,’ (Lc. 11:23) và những ai không tụ tập bên Người phải bất hạnh tiêu tán. Vì thế, ‘không một nghi ngờ, Đức tin ấy nếu không giữ trọn vẹn và tinh tuyền; chắc chắn người đó sẽ chết đời đời” (Kinh tin kính Thánh Athanasia).”[18]

* Phaolô VI, Diễn văn đến Đạt lai Lạt ma, ngày 30 tháng 9, 1973: “Chúng ta rất vui mừng được chào đón Đức Thánh thiện ngày hôm nay… Bạn đến với chúng ta từ châu Á, cái nôi của các tôn giáo cổ đại và truyền thống con người được giữ cách đúng đắn trong lòng kính trọng sâu sắc.”[19]

– Phaolô VI nói với chúng ta rằng việc tin giữ các tôn giáo giả dối sùng bái tà thần trong “lòng kính trọng sâu sắc” là đúng đắn! Đây có thể là lạc giáo tồi tệ nhất mà Phaolô VI đã thốt ra.

* Phaolô VI, Diễn văn, tháng 8, 1969: “… Uganda bao gồm các đức tin khác nhau tôn trọng và ngưỡng mộ lẫn nhau.”[20]

– Tôn giáo chân thật ngưỡng mộ các tôn giáo giả dối? Không, điều này một lần nữa là lạc giáo trắng trợn.

* Phaolô VI, Thông điệp đến các Nhà sư Thần đạo Ngoại giáo, ngày 3 tháng 3, 1976: “Chúng ta biết sự nổi tiếng của đền thờ các bạn, và sự khôn ngoan được biểu hiện thật sống động bởi những hình ảnh bên trong.”[21]

– Đây là một trong những tuyên bố xấu xa, lộ liễu và lạc giáo nhất mà Phaolô VI từng thốt. Ông đang ca ngợi sự khôn ngoan có trong những hình ảnh trong Đền thờ Thần đạo ngoại giáo; nói cách khác, ông ta đang ca ngợi ngẫu tượng của những người theo thần đạo!

B-PHAOLÔ VI VỀ PHẬT GIÁO

Phật giáo là một tôn giáo giả dối, ngoại giáo của phương Đông, dạy niềm tin vào sự tái sinh và nghiệp. Phật tử cho rằng cuộc sống không đáng sống, và mọi hình thức tồn tại của ý thức đều là một điều xấu xa. Phật tử thờ cúng nhiều tà thần khác nhau. Phật giáo là một tôn giáo thờ ngẫu tượng và giả dối của Quỷ dữ. Đây là những gì Phaolô VI nghĩ về Phật giáo:

* Phaolô VI, Buổi Tiếp kiến Chung Phật tử Nhật Bản, 5 tháng 9, 1973: “Thật là một niềm vinh hạnh cho chúng tôi khi được chào đón các thành viên của Phật tử Nhật Bản trong chuyến công du châu Âu, những tín đồ đáng kính của giáo phái Soto-shu Phật giáo… Trong Công đồng Vaticanô II, Giáo hội Công giáo khuyến khích con em nghiên cứu và đánh giá các truyền thống tôn giáo của nhân loại và ‘học hỏi bằng cách đối thoại chân thành và kiên nhẫn những gì mà kho tàng phong phú Thiên Chúa đã được phân phối cho các quốc gia trên trái đất’ (Ad Gentes, 11)… Phật giáo là một trong những kho tàng của châu Á…”[22]

– Theo Phaolô VI, tôn giáo giả dối, ngoại giáo và thờ ngẫu tượng là một trong những “kho tàng” của châu Á! (Chú thích của TGTL: Ad Gentes (AG) là Sắc lệnh về Hoạt động Truyền giáo của Công Đồng Vatican II)

* Phaolô VI, Buổi Tiếp kiến Chung cho chuyến Truyền giáo của Phật tử Nhật Bản, ngày 24 tháng 10, 1973: “Một lần nữa, chúng tôi rất vui mừng được chào đón một nhóm xuất chúng của Chuyến Truyền giáo của Phật tử Nhật Bản. Chúng tôi rất vui khi nhắc lại lòng ngưỡng mộ mà chúng tôi dành cho đất nước các bạn, truyền thống cao quý của các bạn…”[23]

* Phaolô VI, Bài phát biểu trước Lãnh đạo Tâm linh Phật giáo Tây Tạng, ngày 17 tháng 1, 1975: “Công đồng Vaticanô II đã bày tỏ lòng cảm phục chân thành đối với Phật giáo trong nhiều tông phái khác nhau… Chúng ta chúc Đức Thánh Thiện và tất cả các con trung tín của Ngài một sự Thịnh vượng và Hòa bình dồi dào.”[24]

– Hãy chú ý đến sự thờ ngẫu tượng và bội giáo của ông ta trong việc cảm phục, không chỉ phật tử, mà cả Phật giáo.

* Phaolô VI, Diễn văn đến Phật tử, ngày 5 tháng 6, 1972: “Với lòng thân ái và lòng kính trọng lớn lao, chúng ta chào đón một nhóm các nhà lãnh đạo Phật giáo kiệt xuất từ Thái Lan… Chúng ta có một lòng tôn trọng sâu sắc cho… truyền thống quý báu của các bạn.[25]

* Phaolô VI đến một nhóm các nhà lãnh đạo Phật giáo, ngày 15 tháng 6, 1977: “Đến với nhóm các nhà lãnh đạo Phật giáo kiệt xuất từ Nhật Bản chúng ta chào đón nồng nhiệt. Công đồng Vaticanô II tuyên bố Giáo Hội Công Giáo trông mong với sự tôn trọng chân thành trên lối sống các bạn

Nhân dịp này, chúng tôi rất vui khi nhớ lại những lời của Thánh Gioan: ‘Và thế gian đang qua đi với đam mê của nó; còn kẻ làm theo ý Thiên Chúa thì lưu tồn vạn đại’. [26]

– Đầu tiên, ông nói rằng Giáo hội Công Giáo trông mong với sự tôn trọng lối sống của phật tử. Đây là lạc giáo. Sau đó, ông nói rằng, trong dịp này, ông nhớ lại những lời của Thánh Gioan: “Còn kẻ làm theo ý Thiên Chúa thì lưu tồn vạn đại”. Ý nghĩa của ông rất rõ, rằng Phật tử sẽ sống mãi; nghĩa là, họ sẽ được cứu. Điều này hoàn toàn lạc giáo, vì cho rằng các tôn giáo đều nằm trong Ý định của Thiên Chúa. Đây là lạc giáo.

* Phaolô VI, Diễn văn đến Tổ sư Phật giáo Lào, ngày 8 tháng 6, 1973: “… Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận sự phong phú thiêng liêng với lòng ngưỡng mộ và tôn trọng, và mong muốn hợp tác với quí vị, với tư cách là những con người tôn giáo, để mang lại hòa bình thực sự và ơn cứu độ của con người.”[27]

– Phaolô VI nói rằng Giáo Hội Công Giáo coi trọng sự phong phú thiêng liêng của tôn giáo giả dối Phật giáo. Sau đó, ông nói rằng ông muốn hợp tác với vị Tổ sư Phật giáo để mang lại ơn cứu độ cho con người! Đây là lạc giáo và bội giáo (Giáo thuyết CĐ/Vat.II cho rằng “Ơn cứu độ có trong mọi tôn giáo, nên ở đâu người ta cũng rao truyền “giáo thuyết” này) . 

C-PHAOLÔ VI VỀ HỒI GIÁO.

Hồi giáo là một tôn giáo giả dối phủ nhận Thần tính của Đức Kitô và chối bỏ Thiên Chúa Ba Ngôi. Bên cạnh việc chối bỏ Thiên Chúa chân thật, Hồi giáo cho phép chế độ đa thê lên đến bốn người vợ, và tín đồ nó truyền bá tôn giáo giả dối này với một lòng nhiệt thành không ai sánh kịp. Hồi giáo là tôn giáo giả dối lớn chống Kitô giáo tàn bạo nhất trên thế giới. Hoán cải sang Kitô giáo ở nhiều quốc gia Hồi giáo có nghĩa là cái chết. Việc truyền bá Đức tin chân thật bị nghiêm cấm bởi người Hồi giáo. Xã hội Hồi giáo là một trong những điều xấu xa nhất trong lịch sử nhân loại. Đây là những gì Phaolô VI nghĩ về tôn giáo giả dối chối bỏ Đức Kitô và Thiên Chúa Ba Ngôi này:

* Phaolô VI, Phát biểu, ngày 9 tháng 9, 1972: “Chúng tôi cũng muốn anh em biết rằng Giáo Hội công nhận sự phong phú của đức tin Hồi giáo – một đức tin ràng buộc chúng ta với Thiên Chúa duy nhất.”[28]

Phaolô VI nói về “sự phong phú” của Đức tin Hồi giáo, một “Đức tin” bác bỏ Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa Ba Ngôi. Ông nói rằng “Đức tin” này ràng buộc chúng ta với Thiên Chúa. Đây là bội giáo.

* Phaolô VI, Diễn văn, ngày 18 tháng 9, 1969: “… người Hồi giáo… cùng với chúng ta, họ thờ phượng Thiên Chúa duy nhất, nhân từ, và là đấng sẽ phán xét loài người trong ngày sau hết.”[29]

Người Hồi giáo không thờ phượng Thiên Chúa duy nhất chân thật, Chúa Ba Ngôi, cùng với người Công Giáo, như chúng tôi đã đề cập trong phần về những lạc giáo của Vaticanô II. Nói rằng người Hồi giáo thờ phượng cùng một Thiên Chúa như người Công Giáo là lạc giáo. Và người Hồi giáo chắc chắn không thờ phượng Đức Chúa Trời là Đấng sẽ phán xét nhân loại vào ngày cuối, Đức Giêsu Kitô.

* Phaolô VI, Diễn văn đến Đại sứ Hồi giáo, ngày 4 tháng 6 năm 1976: “… người Hồi giáo Ma-rốc … các anh em của chúng ta trong đức tin nơi Thiên Chúa duy nhất. Anh em sẽ luôn được chào đón và anh em sẽ tìm thấy sự ngưỡng mộ và thấu hiểu ở đây.”[30]

Ông nói rằng người Hồi giáo là anh em trong Đức tin. Đây là bội giáo. Sau đó, ông nói rằng người Hồi giáo sẽ luôn tìm thấy sự ngưỡng mộ tại Vatican.

* Phaolô VI, Diễn văn, ngày 2 tháng 12, 1977: “… người Hồi giáo xưng rằng họ giữ đức tin của Abraham, và cùng với chúng ta, họ thờ phượng Thiên Chúa duy nhất, nhân từ, và là đấng sẽ phán xét loài người trong ngày sau hết, như Công đồng Vaticanô II long trọng tuyên bố.”[31]

* Phaolô VI, Diễn văn, Tháng 8, 1969: “… Ước nguyện sống động của chúng ta để chào đón, trong con người các bạn, các cộng đồng Hồi giáo vĩ đại phân tán khắp Phi châu? Do đó, bạn cho phép Chúng ta thể hiện ở đây sự tôn trọng to lớn của Chúng ta đối với đức tin bạn tuyên xưng… Khi nhớ lại các thánh tử đạo Công Giáo và Anh giáo, Chúng ta vui mừng nhớ lại những người tuyên xưng đức tin Hồi giáo là những người đầu tiên phải chịu cái chết…”[32]

– Ông đề cập đến sự tôn trọng to lớn của mình đối với Hồi giáo, và ông tưởng nhớ những người Hồi giáo đã tuyên xưng tôn giáo giả dối này thông qua cái chết. Đây là bội giáo hoàn toàn.

* Phaolô VI, Kinh truyền tin, ngày 3 tháng 8, 1969: “Hai mươi hai thánh tử đạo đã được công nhận, nhưng có nhiều hơn nữa, và không chỉ người Công Giáo. Ngoài ra còn có người Anh giáo và một số tín đồ của Mohammed.”[33]

– Đây có lẽ là tuyên bố tai tiếng nhất mà chúng tôi từng thấy về lạc giáo có những thánh tử đạo phi Công Giáo. Phaolô VI nói rằng người Hồi giáo (những người thậm chí không tin vào Đức Kitô hay Chúa Ba Ngôi) là những người tử vì đạo, bên cạnh người Anh giáo. Điều này thực sự khó tin và hoàn toàn lạc giáo.

Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, 1441, ex cathedra:

“… không ai được cứu độ, vô luận lượng tài sản làm thiện nguyện, hay kể cả đổ máu vì danh Chúa Kitô, trừ khi người ấy được bảo toàn giữa lòng Giáo Hội và trong sự thống nhất của Giáo Hội Công Giáo.”[34]

(TGTL ghi chú: từ “Ex cathedra” để chỉ về lời tuyên bố của Giáo Hoàng chính thức phán ra từ Tông Tòa).

Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, Kinh tin kính tín lý của Thánh Athanasiô (1), 1439: “Những ai mong ước được cứu độ, trước hết phải giữ đức tin Công Giáo; đức tin ấy nếu không giữ trọn vẹn và tinh tuyền; chắc chắn người đó sẽ chết đời đời…[35]

(Còn Tiếp)

—————-

Chú thích:

(1). Kinh Tin Kính Thánh Athanasiô: Giáo Hoàng Êugêniô IV, Công đồng Florence, Kỳ họp 8, ngày 22 tháng 11/1439, từ Tông Tòa (ex cathedra), ngài đã tuyên bố như sau:

Đây là quy luật súc tích của đức tin, biên soạn bởi Thánh Athanasiô như sau: Những ai mong ước được cứu độ, trước hết phải giữ đức tin Công giáo. Đức tin ấy nếu không giữ trọn vẹn và tinh tuyền; chắc chắn người đó sẽ chết đời đời. 

Đức tin Công giáo là: Tôn thờ một Thiên Chúa Ba Ngôi, và Ba Ngôi đồng nhất; không được xáo trộn Ba Ngôi hoặc phân chia bản thể. Có một Ngôi Cha, Ngôi Con, và Ngôi Thánh Thần. Nhưng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một; đồng vinh quang, đồng uy linh vĩnh hằng… Trong Ba Ngôi không có Ngôi vị nào trước hoặc Ngôi vị nào sau, không có Ngôi vị nào cao hơn hoặc thấp hơn Ngôi vị nào. Nhưng cả Ba Ngôi đồng vĩnh hằng và đồng đẳng. Để trong mọi sự, như đã nói ở trên, đồng nhất trong Ba Ngôi, và Ba Ngôi đồng nhất, cùng được tôn thờ. Do đó người được cứu độ, hãy để người đó suy nghĩ về Tam Vị Nhất Thể (Chúa Ba Ngôi). Hơn nữa, để được ơn cứu độ đời đời, người đó cũng cần phải tin vào sự Nhập thể của Đức Giêsu Kitô… là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa và là người… Đó là đức tin Công giáo, nếu ai không tin thật và tin chắc thì không thể được cứu độ.

Vì kinh tin kính Thánh Athanasiô được minh định như trên tại Công đồng Florence, lời tuyên tín này được tính là một tuyên bố từ Tông Toà Thánh Phêrô (một tuyên bố ex cathedra). Chối bỏ những gì được tuyên xưng trong Kinh tin kính Thánh Athanasiô thì không còn là người Công giáo. Kinh tinh kính tuyên bố rằng những ai mong ước được cứu độ phải giữ Đức tin Công giáo và tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi cùng mầu nhiệm Nhập thể. Chú ý câu, “những ai mong ước được cứu độ” (quicunque vult salvus esse). 

——————————————-

Thánh Athanasiô (295 – 373): Giám mục thành Alexander. Thánh Dachômiô là Đấng đã nghe Chúa nói với mình rằng: – Ta đã đặt Athanasiô làm cột trụ Giáo hội, nhưng Ngài sẽ bị đau khổ nhiều. Athanasiô không sợ đau khổ. Nhiều lần Ngài đã bị trục xuất khỏi giáo phận. Thánh Athanasiô đã viết những tác phẩm vĩ đại nhất trong 30 năm xáo trộn. Cuốn Uncarnatione Verbi hoàn thành năm 337, cuốn Virginitate và Orationes khoảng năm 357, cuốn Contra Arianô có thể sau năm 362. Ngài đã viết rất nhiều và mọi tư tưởng Ngài, cũng như cuộc sống Ngài tập trung vào hai ý niệm: Chúa Con là sự bày tỏ của Chúa Cha, và Giáo hội là sự bày tỏ của Chúa Con. Giáo hội Tây phương kính nhớ Ngài như thánh tiến sĩ Chúa Ba Ngôi, nhưng trước hết, Ngài là Thánh Tiến sĩ về mầu nhiệm nhập thể và về Ơn Cứu Độ. Như vậy trong GH/CG có cả thẩy là 3 Kinh Tin Kính: KTK. Các Tông Đồ – KTK. Thánh Athanasiô – và KTK. Công Đồng Nicea-Constantinople (381) – kinh này thường đọc trong các Lễ Ngày Chúa Nhật trong các nhà thờ.

——-o0o——-

Kỳ tới: Chúng tôi mời quí thính giả và các bạn trẻ tiếp tục tìm hiểu quan điểm của ĐGH Phaolô VI với các tôn giáo.

ACE trong Chương Trình TGTL trân trọng kính chào quí thính giả và các Bạn Trẻ.

Chúc quí vị & các Bạn một tuần lễ An Bình trong Thiên Chúa và Mẹ Maria.

——-o0o——-

(Phần GHI CHÚ chỉ dành cho độc giả)

[2] http://www.lanacion.com.ar/637973-el-gesto-de-dos-amigos

[3] http://www.parroquiasannicolas.com.ar/noche_de_los_cristales_rotos.htm

[4] http://www.lanacion.com.ar/942600-teshuva-fidelidad-y-ternura

[5] http://www.youtube.com/watch?v=5qAXW5Bsmqc

[6] http://www.youtube.com/watch?v=yBcjoNnv1xc

[7] http://www.radiojai.com.ar/online/notiDetalle.asp?id_Noticia=49261

[8] http://pagina-catolica.blogspot.com.ar/2012/11/rabino-ofende-la-iglesia-en-la-uca.html

[9] http://www.aica.org/4058-conmemoracion-judeo-cristiana-de-la-noche-los-cristales-rotos.html

[10] http://youtu.be/hOyLzrOSBug?t=10m47s

[11] http://es.jn1.tv/video/news/los-jud-os-argentinos-celebran-januc.html

[12] http://www.zenit.org/en/articles/francis-writes-rome-s-chief-rabbi

[13] L’Osservatore Romano, 27/3/2013, tr. 4. – http://en.radiovaticana.va/storico/2013/03/25/pope_francis_passover_telegram_to_jewish_community_%28full_text%29/en1-676681

[14] L’Osservatore Romano, 24/4/2015, tr. 16. – http://w2.vatican.va/content/francesco/en/letters/2015/documents/papa-francesco_20150420_lettera-morte-toaff.html

[15] http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2013/june/documents/papa-francesco_20130624_international-jewish-committee.html

[16] La Stampa, 29/9/ 2013, “Pope Francis and Rabbi Skorka make history in the Vatican” – http://vaticaninsider.lastampa.it/en/the-vatican/detail/articolo/francesco-francis-francisco-28206/

[17] http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/1303392.htm

[18] http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2015/april/documents/papa-francesco_20150430_cursillos-di-cristianita.html

[19] Francis, “encyclical Laudato Si”, 24/5/2015. – http://w2.vatican.va/content/francesco/en/encyclicals/documents/papa-francesco_20150524_enciclica-laudato-si.html

[20] http://visnews-en.blogspot.it/2015/06/other-pontifical-acts_17.html

[21] L’Osservatore Romano, 28/11/2014, tr. 16. – http://press.vatican.va/content/salastampa/es/bollettino/pubblico/2014/11/20/0864/01861.html

[22] https://www.mostholyfamilymonastery.com/catholicchurch/antipope-francis-i-feel-like-saying-something-that-may-sound-controversial-or-even-heretical/#.YCoaTi-l3Wo

[23] http://edant.clarin.com/diario/2005/08/02/sociedad/s-03601.htm

[24] http://www.lanacion.com.ar/726634-se-hara-hoy-el-sepelio-de-adel-made

[25] Summa Theologiae, Pt. II, Q. 12, A. 1, Obj. 2.

[26] http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2013/documents/papa-francesco_20130708_omelia-lampedusa.html

[27] L’Osservatore Romano, 7-14/8/2013, tr. 7. – http://w2.vatican.va/content/francesco/en/messages/pont-messages/2013/documents/papa-francesco_20130710_musulmani-ramadan.html

[28] Decrees of the Ecumenical Councils, Sheed & Ward and Georgetown University Press, 1990, Quyển 1, tr. 479.

[29] http://www.reuters.com/article/2006/12/01/us-pope-turkey-idUSL2862679720061201

[30] Benedict XVI, Meeting with the President of the Religious Affairs Directorate, November 28, 2006. – http://w2.vatican.va/content/benedict-xvi/en/speeches/2006/november/documents/hf_ben-xvi_spe_20061128_pres-religious-affairs.html

[31] Benedict XVI, Address to New Ambassador of Turkey, 19/11/2007. – http://w2.vatican.va/content/benedict-xvi/en/speeches/2007/january/documents/hf_ben-xvi_spe_20070119_ambassador-turkey.html

[32] Benedict XVI, Address, 22/12/2006. – http://w2.vatican.va/content/benedict-xvi/en/speeches/2006/december/documents/hf_ben_xvi_spe_20061222_curia-romana.html

[33] http://w2.vatican.va/content/benedict-xvi/en/speeches/2006/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20060912_university-regensburg.html#_ftn3

[34] John Paul II, Visit to Wadi Al-Kharrar, 21/3/2000. – http://w2.vatican.va/content/john-paul-ii/en/travels/2000/documents/hf_jp-ii_spe_20000321_wadi-al-kharrar.html

[35] L’Osservatore Romano, 26/9/2014, tr. 8. –

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2014/documents/papa-francesco_20140921_albania-omelia.html