340. Lòng mẹ thương con.

– (T): Lúc nãy, bắt đầu buổi nói chuyện, cô có cho biết bà về, nhưng cơ chạy rất yếu! Xin cô cho biết lý do tại sao?
– (Th): Cháu cho biết “yếu” đây là cụ còn sợ nếu như lại bị lỗi, vì mới được Chúa tha phạt! Nhưng điều thứ yếu là cụ bị buồn. Chú nghĩ đi, với người sống mà đang buồn, khóc thì chẳng muốn làm gì! Huống chi cụ đã buồn, lại khóc nữa … thì còn chạy được là hay lắm rồi! Cụ buồn, khóc vì hai người con cứ bị đời lôi cuốn vào những điều mà không muốn thoát ra, rồi cụ cứ nghĩ là tại sao? Tại sao mà lại không đến thăm Chúa! … chắc chú hiểu?
– Vâng, tôi hiểu rồi! Tôi cũng biết là bà nghĩ tới ai rồi!

341. Bệnh thuộc về Tâm Linh,
Chỉ cần có sự nhất quyết “dốc tâm”, thì sau này sẽ không phải lo!

– (Th): Chú biết không, cháu thí dụ như mẹ cháu do bệnh trong người, nhưng lại không dám nhìn vào sự thật, cứ phân vân: Một là sợ đi khám lỡ ra bác sĩ cho biết là mình bị chứng bệnh nan y thì sao. Cho nên thà là cứ để tới đâu, hay tới đó! Khi không dứt khoát được thì lòng nuôi sự lo lắng, và bệnh sẽ càng ngày càng thêm nặng! Nhiều người mắc bệnh tâm linh cũng thế, trí không nhất quyết được, có khi bắt đầu chỉ là chuyện mắc lỗi nhẹ, nhưng vì không dám tìm hiểu sự thật để trị liệu. Hai là phải nghĩ rằng trên đời này, không có ai dám cho là mình không có tội! Kể cả các cha, các sơ. Cho nên, phải biết chỗi dậy, và trở về với Chúa! Cho dù tội ta nặng và những tháng năm ta sa ngã dù là dài lâu, Chúa vẫn tha, nếu ta biết ăn năn, hối hận trở về bên Chúa. Tiếp đến, nếu ta ra sức làm điều bác ái yêu thương, thì ta vẫn có nhiều hy vọng đi đường ngắn (nghĩa là sẽ không phải đền tội trong luyện ngục lâu dài). Nếu ta lại được chết trong tình yêu thương thì lại được về bằng con đường ngắn nhất! Khi nào có dịp chú cứ phổ biến cho mọi người được biết (Tác giả xin chứng minh chẳng hạn như là cái chết của cô Thủy, cũng là một cái chết vì lòng bác ái).
– Vâng, cám ơn cô, mỗi khi có cơ hội, tôi sẽ phổ biến!

342. Một Gia đình trẻ đang hát bài “Hoa dáng như tim vỡ”.

– (T): Chuyến về VN kỳ này tôi sẽ phải làm thế nào đây, khi đứng trước một sự đổ vỡ của một gia đình trẻ, mà mình không biết phải làm thế nào để có thể giúp hàn gắn được. Tôi xin nói để cô biết, đây là gia đình của chú út nhà tôi. Chú ấy tên là Thúc Trình Đệ, vợ là Thy Giang. Thy Giang là một người có trình độ hiểu biết, nhưng lại là con của gia đình cán bộ Cộng Sản. Theo cách hiểu lơ mơ của tôi thì Đệ và Giang là bạn học trước khi họ tiến tới hôn nhân. Tuy Giang đã được làm phép rửa trước khi làm đám cưới ở nhà thờ, nhưng trong dịp đọc kinh họp mặt đại gia đình của hai chuyến về VN những năm trước, Giang có mặt nhưng không tham dự! Điều đó phần nào cho tôi thấy mình không dễ lấy chuyện tôn giáo ra mà khuyên nhủ. Tôi lại được biết là họ chia tay một cách rất lịch sự, không hề có chuyện to tiếng, nhưng Thy Giang thì có vẻ nhất quyết, mặc dù chú Đệ nhà tôi thì rất buồn vì không muốn chia tay. Họ sống với nhau được một cháu trai mấy tuổi. Cô Thủy xem có thể góp ý gì giúp tôi giải quyết chuyện này được không? Vì thực tâm là tôi cảm thấy hoàn toàn nằm ngoài khả năng của mình rồi đấy! Tôi cũng chỉ biết qua loa là Giang có đi làm cho một công ty, hay hãng dịch vụ, hoặc bán vé máy bay nào đó mà mình không rõ lắm! Còn chú Đệ thì làm trong một Siêu thị của người anh kế chú. Chắc chắn việc ly dị chồng của Thy Giang không vì lý do kinh tế!
– (Th): Cháu cám ơn chú đã xem trọng cháu, chứ thực ra những chuyện này, cháu nghĩ chú còn kinh nghiệm gấp mấy lần hơn cháu. Song vì chú đã hỏi thì cháu cũng xin góp ý theo phần đời. Chú biết không, trong giòng họ cháu có một cô tên Sen. Khi trước cô ấy lấy chú Quân, một người mà gia đình rất siêng đạo, thì sao rút cuộc vẫn chia tay? Lý do chỉ là vì cô Sen muốn! Khi đàn bà muốn, thì sự việc rất khó hàn gắn! Tất nhiên chú Quân khi ấy vẫn có lòng yêu vợ, nên rất đau khổ, và chú tìm mọi cách để cho vợ về. Chú nghĩ đi, người tốt đến thế mà vẫn bị vợ bỏ, tại sao vậy? Cháu cho biết vì cô Sen vợ chú kia chỉ nuôi trong đầu một tình yêu khác! Cháu kể cho chú nghe đây là một câu chuyện thật trong giòng họ, chứ không phải là một ví dụ, chú có tin cháu không? Nói thật, cháu không dám xúi, xử ai bỏ ai, vì đó là điều cháu không dám nói! Nhưng cháu góp ý là khi về gia đình, chú hỏi, hay tìm hiểu tình cảm của ông em chú trước, rồi hỏi xem người em chú có biết gì về chuyện tình cảm của vợ mình ở bên ngoài không? Nếu như bà ta giống cô Sen, thì mình cũng chào thua thôi!
– Cám ơn cô Thủy!
– Cháu cũng xin hỏi chú, nếu chú có bà vợ như thế, thì chú phải làm sao?
– Thì cũng đành chào thua thôi!
– (Th): Cháu cho 3 giải pháp: Thứ nhất là ta cầu nguyện, thứ hai ta cứ xin lỗi dù lỗi ở vợ ta, thứ ba bỏ luôn! Chú chọn giải pháp nào?
– Tôi sẽ làm theo thứ tự cả ba!
– Thế thì khi về, chú hỏi ông Đệ xem ông đã làm đủ ba việc này chưa? Nếu đã làm trọn hai điều một và hai rồi, mà họ không tiếp nhận, thì cứ như các cụ nói là “đường ai nấy đi”!
– Vâng, cám ơn sự góp ý của cô!
– Cháu đi nhé! Chú về VN cứ thử góp ý với ông em chú về ba điều cháu nói. Nếu không có kết quả thì bà kia cũng giống như cô Sen trong họ nhà cháu! Hết thuốc chữa! Cháu chào chú và gửi lời thăm cô, nhắc cô phải cứng rắn thay thế cụ! Con chào mẹ vui, con đi!
– Chào cô!
(Ghi chú: Cho tới ngày hôm nay, khi tôi đánh máy những tài liệu này và viết thêm phần ghi chú để độc giả, hoặc thính giả biết thêm phần kết thúc của mối tình này, gia đình nhỏ bé kia thì đúng hơn! Thì giòng suối thời gian đã đi xa lắm rồi! Hai cánh hoa Ty-gôn đã trôi vào ngã rẽ của những giòng sông, và biết đâu có cái đã phải đương đầu với những cơn sóng dập của đại dương! Chắc chẳng bao giờ thấy bến bờ của hạnh phúc! Câu thơ của T.T.KH viết:
“Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”
Diễn tả nỗi lo âu, buồn phiền của những người tình, nhưng nhất là cho những người chồng bất hạnh. Đối với Đệ, bây giờ những âu lo, buồn phiền ấy cũng đã bị vùi chôn dưới mười tầng lá rụng của muời lần thu phai, mười độ đông tàn, để chỉ còn là những con sâu nằm lãng quên gậm nhấm những tầng lá mục, không hơn hơn kém! Chuyến về VN năm ấy tôi cũng cố gắng đem thiện chí của mình ra mà hàn gắn hai cánh “Hoa Tim bể” (hoa Ty-gôn có hình của những trái tim bể), nhưng Thy Giang vẫn một mực nhẹ nhàng đẩy mái chèo cho thuyền xa bến cũ. Ba năm sau tôi trở về VN, thì hay tin người phụ nữ ấy đã “thuyền cập bến mới”. Khi hỏi ra thì mới rõ câu chuyện đàm thoại năm nào, cô Thủy đã tiên báo: “Nếu bà ta giống cô Sen, thì ta cũng chào thua thôi! Vì cô ta chỉ nuôi trong đầu một tình yêu khác! Khi người đàn bà muốn, thì sự việc rất khó hàn gắn!”. Đây không phải chỉ là một vài trường hợp, mà đang là hiện tượng của thời đại “Hoa dáng như tim vỡ”. Xin tất cả mọi người chúng ta hãy cầu nguyện cho các gia đình son trẻ, để mọi người cùng ý thức được giá trị của tình yêu và hạnh phúc).

Ngày 18. 6. 2007 (11:00 am)

343. Khi đỡ đầu cho ai thì phải có trách nhiệm với người ấy!
*** Được Đức Mẹ lưu tâm thì viết gì cũng không phải sợ!

– (Th): Cháu chào cô chú vui. Cháu nghĩ hôm nay ta phải lẹ vì chú cô đang cần lo nhiều việc, nhưng dù sao cháu cũng xin ơn bình an cho cô chú.
– Cám ơn cô đã cầu xin cho chúng tôi ơn bình an! Nhưng không cần lẹ đâu cô ạ! Vì mọi chuyện chúng tôi đã giải quyết xong!
– Cháu không hứa được bao lâu, song cháu vô chi tiết: Hôm trước cháu có nói về bà cụ (mẹ Huệ trinh) được xét, và cháu biết cụ rất lo sợ vì Chúa rất công bình, song điều này cháu chưa được phép nói! Bây giờ cháu nói sang vấn đề khác. Khi trước bố cháu có thương một bà cụ, vì bà ta tốt, bà có một người con trai đi lính bị chết. Bà ấy muốn bố cháu thế vào chỗ người con trai của cụ, nghĩa là khi cụ mất, bố cháu phải theo nghi thức là có mũ và chống gậy. Chú biết không, việc mà làm theo hình thức thì bố cháu hoàn tất, chứ việc tâm linh thì bố cháu rất thờ ơ, nghĩa là bố cháu mắc tội là quên lâu thật lâu, không xin cho bà được một lễ, hoặc cầu nguyện nhớ tới bà một kinh. Ý cháu nói nếu cô chú có nhận đỡ đầu ai trong cuộc đời này, phải chu đáo lo phần hồn cho họ cả khi sống lẫn chết. Còn nếu họ nghèo khổ mà ta phải cho họ được no ấm, thì đừng từ chối! Đấy là tội và không tội, ở điểm này cô chú lưu ý!
– (H. Tr): Có phải là những người con đỡ đầu không?
– (T): Tôi thú nhận rất ơ hờ trong việc cầu nguyện cho con đỡ đầu! Nhờ hôm nay cô nhắc, nên rất cám ơn cô! May là người tôi đỡ đầu chưa chết!
– (Th): Cháu cho cô biết là cô được ưu điểm, vì như theo lời một cha nọ giảng là ta hãy lột xác để từ con sâu trở thành cánh bướm. Cháu xin lỗi vì cô có thể nghĩ là cháu vô lễ đến mức nói cô là “sâu hóa bướm”!
– (T): Cô đừng lo! Trong nhà chúng tôi nhiều sách, trong số có cuốn “những con sâu bướm” của Linh mục viết về tâm linh rất nổi tiếng là Lm. Nguyễn Tầm Thường. nhiều cuốn của cha, Huệ Trinh có đọc! Nên cô không phải xin lỗi!
– (Th): Cháu chỉ có ý ví dụ những tội lỗi của con người nói chung là rất xấu xa, ví như “sâu”. Còn khi đã thành bướm, cô nghĩ đi, nếu như chú thì ông đã có thể viết đến vài trang, để ca tụng con bướm xinh đẹp, hào hoa, và tự do tìm mật như thế nào … phải không nhà văn?
– (T): May mà tôi cũng chưa thành loài bướm để tự do thoải mái đi tìm hoa hút mật, không thì đã bị loài ong như cô chích chết luôn! Còn nhà tôi thì chắc cũng không dám nhận là “sâu hóa bướm”! Riêng tôi có viết gì thì cô đã biết là ơn trên phù giúp thôi! chứ mình cũng chẳng phải là nhà văn gì!
– (Th): Vì chú làm văn không vụ lợi! Điểm chính là đem đạo vào đời, vì thế nên chú được Đức mẹ rất lưu tâm! Nếu như có điều gì mà không thể làm được, hay viết mà gặp khó khăn gì, chú hãy xin Bà trực tiếp!
– Nghĩa là khi được Mẹ chở che, bao bọc rồi, thì không có sợ viết nữa … phải không cô? Thực ra tôi cũng có cảm nghiệm được việc được Thánh Linh và Đức Mẹ ban ơn cho mình nhiều! Cám ơn cô đã chỉ bảo!
– (cô Thủy lại quay qua nhà tôi): Cô có nghĩ là ơn Đức Mẹ đến với cô điểm nào chưa? Cháu muốn nói là điều bất ưng đến?
– (H. Tr): Có chứ cô! Ngay như chuyện kiếm giấy tờ sáng nay lúc sắp đi lễ, tôi cầu xin và được Đức mẹ giúp liền!
– (Th): Cháu chỉ gợi ý, còn điều mà mỗi người chúng ta cảm nhận được mới là sự thật! Cháu nghĩ trong đời mình biết bao nhiêu điều mà mình cầu xin Đức Bà từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, song Đức Bà không bao giờ cho rằng ta xin nhiều, hay là Bà cho nhiều! Nhưng chuyện gì cũng phải có đầu mối, có nguyên do. Cháu ví dụ mẹ cháu và cô hai người cùng xin một điều gì, thì Bà sẽ xét công trước, chẳng hạn như cô đi thăm người bệnh, người chết bao nhiêu lần? Mẹ cháu đọc bao nhiêu tràng chuỗi? Cũng có thể là Chúa, Đức Mẹ xét xem ai làm được nhiều điều vui cho những người đau khổ thì các Ngài cho trước, ban trước! Điểm này cô chú, mẹ hiểu chứ ạ?
– (B.Ph): Thủy này! Bây giờ mẹ muốn thay thế đọc kinh bằng làm việc gì khác, thì có được không?
– (Th): Chúa nói ai làm được nhiều việc lành thì Chúa cho vui ở đời này, và còn được vui ở đời sau nữa! Nếu như mẹ cứ chịu khó đi thăm người bệnh, chịu khó giúp cho các người khổ hơn mình! Còn nếu không có phương tiện thì phải đọc kinh thôi! Chú có hỏi gì không … ạ?

344. Các LH được thân nhân cầu xin, và dâng các việc lành
chỉ cho, thì được ưu điểm hơn các LH bị người nhà bỏ quên.
Chết cho tha nhân, vì tình yêu thương, được Chúa tha hết tội lỗi!

– (T): Mẹ của Huệ Trinh sau khi chết có được gặp Chúa không? Hay là vì có lỗi nặng, thì phải vô nơi thanh luyện liền?
– Ai chết cũng gặp Chúa một lần. Nếu theo Chúa thì xét sau, còn theo quỉ thì Chúa bỏ đi! Còn các cụ, hay nói chung là các linh hồn phạm những lỗi nặng, thì phải nhờ vào những lời cầu xin và các việc lành của con cháu, anh chị em, bà con, dòng họ … thì được ưu điểm hơn là các LH bị bỏ quên! Còn ai chết cho tình yêu thương, thì được tha hết! (Tác giả xin nói rõ ý của cô Thủy là cho tình yêu lành mạnh, như hy sinh cho tha nhân, chứ không phải vì ái tình. Thí dụ như một vị Linh mục kia vì tranh đấu cho nhân dân, chống lại bạo quyền, mà bị sát hại chẳng hạn. Còn như vì yêu một người mà bị cấm cản, lấy không được mà đi tìm cái chết, thì tội nặng, rất nặng!)
– Vậy cô cầu xin cho tôi được chết cho tình yêu thương đi!
– Cái đó là ý của Chúa! Song cháu bày cách cho chú thế này: Chú cứ cằn nhằn và đưa cho cô con dao, rồi nhảy vào mũi dao, cháu nghĩ may ra Chúa xét cho chú!
– Làm như vậy Chúa biết mình đóng kịch, dàn cảnh liền! Cách khác đi!
– Vậy thì sau khi xin lỗi cô, và chú nói câu “anh yêu em đến hơi thở cuối cùng”, thì chú tự kết liễu bằng chén thuốc độc. Như vậy cũng có thể là “chết cho tình yêu”.
– Cô đừng đùa! lỡ tôi làm thật là tội tôi cô chịu đó!
– (tới đây thì anh thông gia tôi quá giang): Tôi chào anh chị, tôi chúc anh chị về VN vui! Nếu như có thằng công an nào làm khó dễ, anh cứ mang đô Uc nhét vào miệng nó, tôi nghĩ nó nuốt không được, nói cũng không được! thế là ta đã trả được thù xưa!
– Chúng tôi chào anh xui! Bây giờ mình chẳng cần phải thù họ anh ạ! Cầu cho họ thay đổi! Hay xin Chúa tìm người tốt thay họ!
– Chuyện đời còn vạn nan! Chuyện tâm linh thì cũng còn rất xa! Ý tôi muốn nói, mình còn sống thì chuyện thực tế như ăn chơi, hút thuốc, tìm cách như thế nào để đóng góp vào điều mà họ sang đây gây chia rẽ, hay lôi cuốn giới trẻ. Nhưng tâm linh thì khác! Ai cũng có tội, và ai cũng phải bị xét một lần! Nói chung là các LH đều bình đẳng, không phân biệt quốc gia hay cộng sản; Công giáo hay không Công giáo. Cứ như anh nói thì anh đã có sự tha thứ từ bây giờ, chứ không đợi đến lúc gặp nhau bên kia thế giới. Còn cháu (ý ông nói cô Thủy) thì khi sống cháu nghe lời tôi! Nhưng chết tôi lại phải nghe lời cháu! Có điều gì không đúng, anh đừng để tâm buồn … nhé!
– (T): Không có đâu anh! Gặp nhau là chỉ có vui, làm gì có chuyện buồn được! Gặp anh cũng như gặp cô Thủy, hoàn toàn là những điều có lợi cho đời sống tâm linh, và nhờ đó tôi có thể học hỏi thêm được! Vì thế, chỉ có cám ơn và cám ơn!
– (Tr. S): Khi mà Uc giao lưu với cộng sản thì họ làm điều gì trước? Còn anh về thăm nhà, có thể tạm nói là gặp gỡ họ, anh làm điều gì trước?
– Ngày xưa anh cũng là một quân nhân, trong thời chiến quân đội Uc cũng tham chiến tại VN, tức cũng đánh nhau với cộng sản. Nhưng bây giờ, nói chung Tây phương cũng bang giao với Trung Cộng và Cộng Sản VN, không chỉ có nước Uc! Trước mắt thì ta thấy họ giao lưu với nhau vì kinh tế. Nhưng trong cuộc sống, không có cái gì mà không là chính trị. Bởi thế, không có đơn thuần như bề mặt của các vấn đề. Cho nên mới gọi là thế gian, anh đồng ý không! Còn tôi thì gặp họ hay không gặp họ, mục đích của mình đơn giản chỉ là về thăm gia đình, rồi nhân tiện thì góp ý giải quyết một vài vấn đề của các em, nếu được! (Tiếp tục trong TGTL.52)