Nhật kýđời tôi

Ngày 19.6.1976

Lê Văn yêu quí,

Thế là những ngày hoàng kim đã mất. Sàigòn cánh cửa bọc thép của vùng trời tự do Đông Á đã bị giật xập và gẫy vụn. Mảnh đất thức hệ hai mươi, triệu triệu bàn tay gom xương máu, xây thành cung điện, bảo tồn nhà văn hóa Việtnam đã bị giặc thiêu rụi. Noi theo bạo chúa Tần Thủy Hoàng, lệnh đốt sách ban hành. Khắp đầu đường ngõ hẻm, em đã thấy lửa “hồng” ngùn ngụt cháy. Hòn Ngọc Viễn Đông bây giờ đã thành cục than đen xạm. Sài gòn biến thành địa ngục trần gian.

Một năm qua rồi … Em vẫn còn ngẩnngơ giữa những thápngà hoangliêu, tàn phế như thành Chiêm già nua giữa lộ của thếkỷ đôi mươi. Sàigòn, thành phố cũ không còn diễmlệ như ngày nào anh viết cho em lá thư trên đồi máu, giữa mùa hè đỏ lửa (1972). Dạo ấy, anh cứ ước ao khi giặc tàn, quêhương thanhbình, anh sẽ về sưởi ấm dưới ánh nắng Thủđô. Nhớ lần anh bảo “Cuộc chiến dài được đánh dấu bằng những lần về phép”. Em đã mỉm cười “Đời lính chiến cấm không được mộng mơ”. Anh “ừ nhỉ” và vui vẻ trở về đơnvị. Anh đâu biết rằng, em đã từng dấu kín những giọt lệ buồn … Rồi thơthẩn tìm lại dấu chân anh, dấu chân em. những dấu chân chúng mình trên hè phố những ngày anh nghỉ phép. Thuở đó, em không bao giờ dám nói hết với anh trọn vẹn tâmtư và mộngước. Vì chỉ sợ mình phạm vào lỗi lầm “làm mềm lòng chiếnsĩ”, nhưng em biết, anh chẳng bao giờ mềm yếu, vì anh nuôi trong lòng lýtưởng bảovệ quêhương. Em còn nhớ có lần anh khuyên nhủ “Trên chiếntrường anh sẽ không cho địch thắng, thì giữa lòng thành phố, em đừng để bầy thú hoang dẫm nát côngviên”. Em đã không hiểu “bầy thú hoang” nào “dẫm nát”; Còn “côngviên” ? Chắc hẳn là những gì đẹp nhất? Thế rồi anh giải thích côngviên như tâmhồn em – Những tâmhồn trong sáng và tươi đẹp – Còn bầy thú hoang – Những tư tưởng nghịch chiều, tàn phá; những kiếp sống hoangtưởng; Những địnhthức trái chiều do những nhà tưtưởng vôthần đang nhồi nhét; Những loại nhạc phảnchiến đang ru ngủ, hoặc cản ngăn sức chiến đấu của dântộc, buông trôi cho giặc xâmlược hoành hành báđạo – Lúc ấy, em thật sự chưa hiểu! Giương đôi mắt ngọc “nai tơ” nhìn anh ngơ ngác, rồi dậm chân, lắc đầu khi bắt gặp ánh mắt quạu cọ của anh tối xầm, trong tia nắng chiều vàng vọt, sắp tắt. Bỗng anh buông tiếng thở dài, thất vọng: “Nếu thắng địch, ta thắng địch ngay cả những vùng sơn khê, hẻo lánh. Còn nếu thua, ta thua ngay từ giữa lòng thành phố, giữa những con đường của thủđô”. Em cố chống cự “Anh dám coi thường dân thành phố ?”. Anh đã kiênnhẫn nhìn em, rồi anh đã giải thích: “Em hãy quan sát các sinhhoạt! Coi kỹ xem những ai đang giật giây, đầu độc họcsinh, sinhviên xuống đường phản chiến ? Trong khi lớp cha, anh của họ đang ngày đêm ngoài tiềntuyến cố gắng gìn giữ từng tấc đất của “Tựdo”, không muốn để lọt sang vùng bị đóng khung, xiềng xích, nơi mà nhânphẩm con người không bao giờ có, chỉ có bạolực và những nhà tù được xây lên. Xem kìa! những con người thơ ngây cứ vôtình trét bùn lên những vòng hoa chiến thắng, mà lại tưởng mình đang làm chínhtrị giảiphóng quêhương. Họ không biết mình là quân cờ, là côngcụ trong bàn tay lũ mađầu giáochủ”. Có lúc anh trầm lặng và xótxa: “Đáng lẽ nước mình không được phép cho du nhập loại lýthuyết của chủ nghĩa Hiệnsinh, bởi bất kỳ là Albert Camus hay Jean Paul Sartre, chỉ vì ýthức dânchủ với Tựdo của người mình chưa trưởng thành đủ, nên thường bị xúi giục để cho đất nước lâm vào tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Em vẫn không đồngý cãi: “Đó là hào quang triếthọc Hiệnđại. Nếu người dân không được biết tới, hỏi bao giờ mới trưởng thành ?”.

Anh yêu quí, em biết anh không phải là con người bảothủ, nhưng vào thời đó, không chỉ riêng em mà tất cả những ai không cùng tưduy với anh, đều nghĩ về anh là con người thiếu phóngkhoáng và không cấptiến! Trong khi anh vẫn giữ vững lậptrường: “Mong em hiểu, thật sự anh không có ý loại trừ, cũng không kỳthị, hay bác bỏ mọi luận cứ triếthọc, nếu chúng ta đã xây dựng xong được một nền tảng cho tưtưởng dântộc vững chắc. Em cứ nghĩ đi! Nước ta đang là một nước có chiến tranh xâm lược. Tại sao không bắt chước cha ông triển dương truyềnthống bất khuất ? Tại sao đến lúc này, vẫn không phát huy nền Việt triết Âucơ ?”. Hôm ấy, em đã cười anh trong thoáng nghĩ vội vàng, vô ýthức đầy châm biếm: “Anh lại mang huyềnthoại ra nói chuyện với “con bé” đã lớn là em sao ? … Bốn ngàn năm rồi mà cứ bổn cũ soạn lại, vẫn không cho là tụt hậu ? … Có mẹ nào sanh trăm trứng ? Có bố nào uyên nguyên là Rồng?”. Tuy anh không giận em thật, nhưng em đã bắt gặp trong ánh mắt anh dán chặt vào cổng trường đối diện. Một sự nuối tiếc và tràn trề thất vọng về những người được bảo vệ, để ngồi lại đào tạo thế hệ tương lai! Thế rồi trong đôi mắt anh xa vời của một người vượt thếkỷ, em bắt gặp tâmhồn anh chùng xuống, thả lỏng, buông lơi … của một thiền sư đạo hạnh. Một lúc sau anh từ tốn nói: “Xin em đừng lẫn mô thức với nộidung, huyền thoại các dântộc là phần màng bọc trau truất. Triết học nhânsinh của dântộc ta nằm trong hành động thựctiễn của việc tổtiên đã lên núi, xuống biển, khai phá núi non, chia sông, khắc bể, lập thành giang sơn một cõi. Trong đó rõ ràng ấp ủ một nền văntriết có nét đặcthù của dântộc, là lấy yêu thương, bình đẳng để đoàn kết, nhưng không nhu nhược, không quên trách nhiệm bảo vệ tổquốc. Không lơ là tinhthần chiếnđấu khắc ác, trừ tà, chống ngoại xâm. Không hiểu sao, nay đến đời con cháu phá lệ, học đòi nô dịch tưtưởng ngoại lai. Đáng lẽ từ lâu, đất nước ta đã phải hoàn tất bộ luật về chiến tranh, đặt nền tảng từ học thuật tưtưởng của Hưng Đạo Vương, Nguyễn trãi, Quang Trung”…

Hồi ấy, em hay phản đối và cho anh là con người theo chủnghĩa khắc kỷ, mà nhiều lúc anh trở nên trầmlặng làm em lo lắng! Ai đời mỗi lần về phép ghé thăm em, cứ thấy em học đòi chạy theo mốt: Chiếc áo sơ-mi cũncỡn trên chiếc quần “din” ống túm, là anh quay mặt đi chỗ khác, thật là dễ ghét! Rồi làm bộ châmbiếm, mỉamai, bằng giọng ca khàn khàn, ống thu đủ: “… Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hàđông …”. Thế rồi lần về phép cuối cùng, em để mặc cho anh dẫn đi may chiếc áo dài màu mỡ gà. Ba ngày sau, anh sung sướng hơn cả người được tặng áo, khi thấy em mặc thử. Đó là lần đầu tiên trong đời, em cảm thấy hạnh phúc, sung sướng, hãnh diện khi tìm thấy trong đôi mắt anh cái vẻ “mỏi mắt trông vời áo tiểuthư”. Nhưng cũng đủ làm em mắc cở khi anh cứ mãi chiêm ngưỡng và bảo: “Cô gái Việt trong tà áo dài, trông đẹp như tấm bản đồ ViệtNam lượn khúc trong vùng biển đông. Cũng chính vì cái nét quyến rũ ấy, mà chết biết bao anhhùng, vùi chôn biết bao nhiêu đội quân viễn chinh ngấp nghé, rình rập xứ sở này. Saigòn diễmlệ là ở đó”.

Lê Văn ơi! Sàigòn không còn diễmlệ nữa, bởi vì em không còn được mặc áo lụa Hàđông, và không hẳn chỉ có thế, mà tất cả một nền vănhóa, cái Việt triết một thời anh nói tới, nay cũng không còn nữa rồi! Trận đánh cuối cùng của anh, em đã không được chứng kiến, mà chỉ thấy sự xụp đổ phũ phàng ngay từ lòng thành phố bị xóa tên. Chính những cái đáng bảo tồn như anh nói không được duy trì, mà người ta đã dễ dàng giang rộng vòng tay đón cái trào lưu hiệnđại, nên mới có cảnh ngược giòng diễn ra trong ngày nước mất, là đã có không ít những khuôn mặt trơ tráo, trở cờ. Những bước đi rầm rập ních chật thành phố. Những cánh tay giơ cao vẫy gọi khi lũ giặc bước vào. Mất nước cũng vì thế! Hôm nay kỷ niệm ngày truyền thống anh dũng của dân tộc, chắc chắn không phải chỉ riêng các anh ngậm ngùi luyến nhớ, nhưng tất cả những ai có liên hệ với các anh cũng đều không thể quên được! Đêm nay, nhớ anh, em trằn trọc … không sao ngủ được. Lê Văn ơi! Anh ở đâu, còn em trong căn nhà nhỏ, như cái nón sắt trong đó có con ễnh ương hằng đêm ngước mắt, nhìn sao gọi nhớ … Bên ngoài thành phố chết … thật chết! Hai giờ sáng.

—————-

Diễm thấy mình như một hạt bụi trong cơn trốt xoáy, và hạt bụi không cần biết nó sẽ dừng lại ở một bến bờ nào. Mọi sự kiện đã diễn ra quá nhanh. Đã có lúc nàng khám phá ra “tâm ý” mình như một thứ vật chất có thể tách rời thân xác, nó xa cách khỏi cái bản ngã không thể tự chủ được, rồi bắn vào một đường xoáy mạnh của một sức ly tâm, toát ra từ bánh xe lịch sử. Khi sự bất lực của “ý” đã bị “cuốn hút” đi, thì cái bản ngã mất tự chủ, chỉ còn buông trôi theo mệnh số …

Nàng dùng hai ngón tay “cái và trỏ” bắt chéo thành hình Thánh giá, rồi vạch lên trán mình. Một thói quen được ông bà, ba mẹ dạy cho từ hồi còn nhỏ? Cũng đúng! Song đó không phải là một hành động hoàn toàn vô thức. Ba Diễm từng nói:

– Khi con đánh mất sự tự chủ, ma quỉ sẽ lợi dụng tình thế, đẩy con vào những cơn cám dỗ. Lúc đó, một là con sẽ mất sức phấn đấu. Hai là nhắm mắt buông xuôi. Trong trường hợp nào, con cũng sẽ bị kẻ thù ẩn mặt là Satan nhân cơ hội nhẩy vào. Nó dẫn giắt ý nghĩ của con vào những luận lý đơn giản thuần túy là tiêu cực, nhưng con lại cho là hợp lý. Còn gì hợp lẽ hơn là chấp nhận sự mỏng dòn, yếu đuối trong thân phận con người ? Nó cũng là một định đề thuộc về đạo đức, để con người trở nên khiêm hạ trước mặt Đấng Tạo Hóa. Nhưng thay vì hướng tâm trí của mình vào niềm cậy trông, phó thác, tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, Satan lại xử dụng tiếng nói thầm kín bên trong để bảo con: Mày không thể cưỡng lại được số mệnh! Sức mày có là bao ? Rất nhiều người trẻ đã chấp nhận “đầu hàng” mệnh số. Nhiều khi “số mệnh” lại “đội lốt” hoàn cảnh xã hội đưa đẩy, bởi những cái mà người ta quen gọi là “ma đưa lối, quỉ dẫn đường”. Câu nói này, không phải tự nhiên, hay do bịa đặt mà thành tựu. Nó cũng là nhận định của con người rút ra từ những kinh nghiệm nào đó của cuộc sống…

Khi Diễm hỏi: vậy thì con người có số mệnh hay không ? Ba Diễm từng bảo:

– Người đời thường quan niệm “số mệnh” như sợi giây vô hình trói buộc con người và nó lôi người ta đi từ khi mới vào đời cho tới lúc hai tay buông xuôi trở về lòng đất! Người nào có phần số may mắn, thì người ta nói: kẻ đó được sinh ra dưới một “ngôi sao sáng”. Những kẻ kém may mắn, nhận phải một cuộc đời đen bạc, tự cho “phần số” của mình sinh ra dưới một “ngôi sao xấu”. Nghĩa là “số mệnh” được định nghĩa như một con đường đã vạch sẵn cho mỗi một con người từ lúc họ đầu thai, và con đường “định mệnh” đó không ai có thể tránh được!

Song con cũng cần biết rằng: Trong sách Sáng Thế, Thiên Chúa dựng nên mỗi loài, Ngài đều thấy thế là tốt đẹp (Stk 1, 25). Theo đó thì không thể có ngôi sao nào xấu! Lại nữa Chúa dựng nên con người được tự do, vì mang hình ảnh của Thiên Chúa – một Thiên Chúa yêu thích “Tự do” – thì Ngài chẳng lẽ lại vẽ ra cho mỗi người một con đường định mệnh, rồi bắt phải đi trong con đường định mệnh đó ? Nếu như thế thì kẻ phúc cũng chẳng phải là có công, mà kẻ tội lỗi cũng đâu phải tự nó muốn thế! Mà đã như vậy rồi, thì Thượng Đế cần gì phải làm công việc dư thừa là “phán xét kẻ sống và kẻ chết”.

Nghĩ đến đây, “Ý” tự đánh “thức” mình. Diễm nhấc tay lên, làm dấu Thánh giá. Nàng quyết tâm xua đuổi những ý nghĩ tiêu cực. Ngày rửa tội, ba Diễm đã chọn Thánh nữ Cathérine thành Siena làm bổn mạng để Diễm noi gương, khắc phục mọi hoàn cảnh đen tối của xã hội, cũng như của cuộc đời mình, và nàng cũng đã nghe được tiếng Chúa nói với Cathérine, như nói với chính mình:

“Hỡi các con, các con sẽ thấy nỗi gian truân và những sự bách hại, bất cứ từ phía nào đến, chúng cũng sẽ chỉ bén mảng đến được tới thân xác các con là cùng thôi! Tâm trí các con vẫn bình an, không hề hấn gì, nếu các con biết hiệp nhất với Thánh ý của Cha. Nhưng ngược lại, những con cái tình nguyện làm nô lệ cho thế gian thì khi bị tấn công, chúng bị tấn công cả thân xác lẫn tâm hồn – Nhất là về phần tâm hồn – Vì chúng sợ mất những gì chúng đã có. Cũng như chúng luân ước ao những gì chúng không thể có được, và chính những cái này phát sinh ra cho chúng muôn vàn đau khổ”(1).

Hỡi con, Cha cũng tiết lộ cho con biết điều này: “Sự đau khổ đến với con cái loài người bằng nhiều cách: Có khi chúng bị chao đảo theo những đưa đẩy khác nhau (tùy trạng huống).

Có khi chúng bị tấn công bởi chính bản thân, do những dục tình, dục vọng chống lại thần trí; Cũng có những kẻ bị lôi cuốn do sự quyến rũ của các thụ tạo, khiến chúng rơi vào trạng thái đam mê … rồi xa Cha. Cũng có những kẻ bị các thụ tạo gây sức ép, rồi không chịu phấn đấu, và thường khi thì bị ma quỉ xông đánh và tấn công bằng trăm phương, ngàn cách. Nhưng Cha cũng muốn nói cho con biết điều này: Cũng có lúc Cha gởi đến cho các linh hồn sự gian truân ở thế gian này, mục đích là Cha muốn dậy cho linh hồn hiểu rằng: Cùng đích của nó không phải là cuộc đời này. Mọi sự thế gian đều bất toàn và chóng qua. Chỉ có Cha là cùng đích của linh hồn. Nó phải ước ao Cha và chọn Cha”(2). Vì thế khi gặp những gian truân, những bách hại, những đau khổ … Con hãy cầu nguyện để tìm Thánh Ý Cha.

Trang Nhật ký đánh dấu những đổi thay, Diễm đã viết:

… Những dữ kiện trong những ngày cuối cùng của trận chiến vùn vụt trôi, như những tờ lịch xé vội, khiến Diễm hoàn toàn ngỡ ngàng, ngơ ngác. Hai chục ngày đêm thoáng qua như con thoi. Diễm đã quên đi cuộc sống bình nhật, quên những bữa ăn, quên những giấc ngủ, quên sách vở và mùa thi. Diễm chỉ còn biết có cái máy thâu thanh và chiếc ti-vi buổi tối chớp lẹ hàng thời sự. Tất cả thời trang con gái chợt dừng lại, nhường thời gian cho những biến cố dồn dập tháo chạy: Ban Mê Thuật vừa mất, Phước Long, Bình Long, An Lộc bỏ ngỏ. Lâm Đồng, Đà Lạt di tản chiến thuật. Vùng một vừa tử thủ, chợ Đông Ba đã ào ạt quân thù. Tổng thống nói chuyện, Tổng thống trách Mỹ, rồi Tổng thống ngậm ngùi ra đi. Chính phủ Hương vừa nhậm chức đã vội vã bàn giao. Chưa bao giờ Diễm thấy lòng mình tê tái cho bằng buổi chiều hôm ấy. Một chiều mây tím giang ngang bao phủ khắp thành đô. Giọng trầm buồn của người xướng ngôn đài truyền hình Sàigòn trong buổi lễ nhậm chức của Dương Văn Minh đã đánh dấu giờ phút bi thảm của lịch sử: “… lúc này, bên ngoài trời đang mưa. Mây giăng u ám …”

Lê Văn anh ơi! Nếu hôm nay anh còn sống và có mặt ở thủ đô vào giờ này, anh sẽ phải nôn mửa vì thời đại của những con người quái gở đã đến. Chẳng còn một gốc me nào trống cho một cô nữ sinh đứng thẹn thùng, hay mơ mộng đợi chờ … tuổi thanh xuân nở hoa! Chỉ còn đám quần chúng chen chân, lấn bước ồn ào, hoan hỉ … Cái quần chúng mà người ta thường vin vào đó để nhân danh cho cả chính nghĩa lẫn bạo tàn. Nếu dân tộc này không còn có những con người như anh, thì em không thể nào chấp nhận nữa được! Họ y như giống người Dothái xưa: Mới một ngày trải áo xuống đường, giơ cao cánh tay, hoan hô, “vạn tuế Con Vua Đavít”, thì cũng lại một ngày những cánh tay ấy dơ lên, gào thét “Đóng đinh nó vào Thập giá” … Bây giờ viết cho anh, đang đọng lại trong em sự đối kháng mãnh liệt của con tim, phát xuất từ sự lừa dối, phỉnh gạt, những bất trung của những con người sẽ bị lịch sử ghi tên, đến những đổi thay, lột xác của một loài sâu bọ … Bốn giờ sáng, ngày 2 tháng 5 năm 1975.

—————-

Diễm trải chiếc áo lụa dài ra bàn, lấy thước đo cẩn thận rồi vạch một đường phấn. Nàng đưa mũi kéo bấm nhẹ, chợt lưỡng lự một vài giây, rồi mới “phăng” đi một đường dài. Chiếc áo bị tách làm đôi. Diễm buông kéo chán nản, thả mình xuống chiếc ghế bên cạnh bàn. Nàng rã rời, cảm thấy đau quặn trong tim, cảm giác một vết hằn lên xót xa tột cùng trong tâm tưởng.Lần này, không phải là lần thứ nhất Diễm cắt đi vạt áo trong đời mình. Chỉ là vì … đây, chính là chiếc áo đầu tiên Văn đưa nàng đi may để tặng, và cũng là chiếc áo dài cuối cùng nàng phải cắt! Câu nói ngày nào của Văn chợt vọng lại từ tiềm thức: “Chiếc áo dài diễm lệ như tấm bản đồ Việt Nam lượn khúc trên biển đông ”. Chợt một ý nghĩ thoáng nhanh như đám mây đen quyện lấy hồn nàng, như ngày nào đất nước bị chia đôi, rồi lại rơi vào tay CS.

Nghĩ tới Văn và nhìn lại hình hài một kỷ vật, nước mắt nàng vụt trào ra như cơn mưa trả thù ngày nắng hạn. Diễm nhìn tà áo nhòe dần như vũng nước trong cơn mưa … của một buổi chiều nào đã trôi vào dĩ vãng.

—————-

… Buổi chiều của một cuộc tình

– Ướt hết tấm bản đồ của anh rồi! Văn âu yếm bảo

Diễm thẹn thùng nép sát:

– Trời đẹp nắng, bóng mưa ngang … Em sợ đời mình cũng vậy!

– Không có nắng mãi, cũng chẳng có mưa hoài … Em xem kìa, nhờ vậy cỏ cây tươi mát hơn! Nếu hai đứa chúng ta có phải mất đi cho sự tồn sinh của vạn vật … thì điều đó …

Diễm vội ngắt, vì có linh cảm buồn:

– Em xin anh đừng nói nữa! vì ngày mai anh sẽ trở về đơn vị. Em không muốn hy sinh bất cứ gì thuộc về mình. (Giọng Diễm trở nên buồn) Đàn bà bao giờ cũng ích kỷ, nhưng là một ích kỷ vô tội vạ, vì đã dành cho đàn ông.

Diễm xòe bàn tay hứng những giọt nước mưa rớt từ tàn cây. Nàng hình dung thành những giọt lệ xót xa cho sự bủa vây của những áng mây cô đơn chợt đến. Nàng tiếp:

– Nhưng đàn ông không bao giờ chịu hiểu, và biết những gì ẩn tàng trong vũng sâu của lòng họ.

Văn búng tàn thuốc vào giòng nước của một con lạch dưới chân, rồi bảo:

– Em thấy không, tàn thuốc có bao giờ lội ngược giòng nước chảy ? Đời người cũng thế thôi. Chúng ta chỉ là một hạt nhân nhỏ bé trong giòng trường lưu của vũ trụ. Liệu ta có thể tách khỏi cái quỹ đạo đó được không ?

– Nếu có số mệnh ta cũng phải chạy đua cùng số mệnh!

– Em tính trở thành tín đồ của Albert Camus đấy à, Hay là của Jean Paul Sartre ?

Diễm chợt nhớ tới câu nói của Ba hôm nào, khi nàng hỏi về số mệnh. Nên nàng không cãi chàng. Nhưng trong giây phút trầm tư, lắng đọng, cơn biển động sôi sục dạt dào trong lòng dâng lên ngập lụt trái tim đến ngộp thở, từ cái ý nghĩ tiêu cực trốn chạy của Văn. Diễm bực bội:

– Nếu thế thì chúng ta nên chấm dứt cuộc chơi này … Mình về thôi!

Sự tức giận “con gái” chỗi dậy trong Diễm, và nàng vụt bỏ chạy ngược lên đỉnh đồi.

Văn đứng lặng yên trong sự trì trệ của tâm hồn, nhưng đồng thời chàng lại bắt gặp cái hình ảnh tuyệt vời của tà áo thiên thần bay trong gió lộng. Một cảm giác lạ xâm chiếm mãi trong Văn, khiến chàng bị cuốn hút vào cái thế giới của thần tiên. Hình ảnh sinh động của sự giận hờn, lồng vào những nét mềm mại của tà áo. Sự nổi bật của một thân hình con gái giữa trời mây trong đường nét sáng tạo này, là phản ảnh của một sự quyết liệt thoát ra từ nội tâm, chan hòa sự quyến rũ của thiện mỹ. Văn thấy đâu đó phảng phất đường nét của “Chiến tranh và Hòa bình”. Nguồn gốc của giằng co, xâu xé, của ước mơ và xây dựng trong nhân loại.

Ghi-chú:

(1) & (2): Sách “Đối Thoại” của Thánh nữ Catharina Tiến sĩ giáo hội, trang 98 + …

*******oOo*******

… Đứng trên đỉnh đồi, Văn mơn trớn:

– Diễm ạ, có những cái người ta cho là chânlý, từ suy diễn đến biện minh, không thể sai lầm, thế mà thực tại, nó lại chẳng hiệnhữu như một địnhluật bất khả. Chẳng hạn như “Chính nghĩa thắng bạo tàn”. Kể từ ngày lịchsử chứng minh sự hiệnhữu của loài người trên trái đất, cả chínhnghĩa lẫn bạotàn, đã chỉ ngang ngửa với nhau (nếu không muốn nói nhiều khi bạotàn lấn lướt cả chínhnghĩa). Tuy rằng cũng có thờiđại cho chính nghĩa ngự trị, nhưng sau đó là tiếp nối bằng sự chỗi dậy của bạotàn phủ lấp. Cả hai thay thế nhau ngự trị thờigian, tạo nên lịchsử … Huống hồ trong cuộc sống, ngay từ trong tư duy đã có những định thức trái chiều. Nền triếthọc “nhị nguyên” đã  là  một dẫn chứng.

Văn âu yếm đặt bàn tay lên má Diễm, kéo khuôn mặt nàng xích lại:

– Sự giận hờn nào … cho áo em bay, và anh … biết đến bao giờ, mới gặp lại ảnh hình em chiều nay nữa !…

Diễm chợt bật cười, nàng đẩy nhẹ bàn tay người yêu, bảo:

– Thôi đi anh! Chẳng có người thầy … của cái môn phái triếthọc nịnh đầm đâu!

Những cơn mưa mây thường biến nhanh trong những thời kỳ con tim biết rung động.

—————-

… Nhưng hôm nay đối với Diễm, không chút gì có thể trôi mau được! Mọi cái đều trở nên đậm nét trong vùng kỷniệm. Suốt bấy lâu nay, Diễm đã mặc nhiên trở thành “cái tàn thuốc” trôi theo giòng đời. Nàng đã phải chịu tuânhành những mệnhlệnh trái nghịch cả với lươngtâm … Diễm đã phải “lên lớp”. Nàng đã phải giảnggiải, cắtnghĩa cho họctrò những điều … chưa bao giờ có … trong tưtưởng, hoặc có thể chấp nhận được trong ý nghĩ. Rồi lệnh bỏ áo dài khi vào lớp … của một thứ lệnh lạc, rừng rú khi bảo rằng: “ … vănminh bèo bọt tiểu tưsản … không phù hợp với chínhquyền cáchmạng của nhândân laođộng (!)”. Diễm cũng đã phải ngoanngoãn tuân theo … cho phù hợp với thời kỳ “cáchmạnh dở hơi”(!). Diễm đã đánh mất sự bảo vệ “cái íchkỷ vô tội vạ” của đàn bà, để bị tiêudiệt dầndần những “bảotàng kỷvật” của một thời – trong cuộc đời nàng.

Không, không thể chấp nhận mãi được! Sự gào thét đột ngột chỗi dậy từ tâmthức:

“… Văn ơi! Hãy thứ lỗi cho em! … Em đã không thể duytrì được ngay cả … nền vănhóa dântộc đã một thời xâydựng trong em. Em đã để cho người ta lèolái, và làm xụp đổ ngay đến những đầu óc nonnớt đang cần tìm nơi tâmhồn em, một chốn trú ngụ. Les âmes sont tombé dans les murs!” (Nhiều Tâmhồn đã phải gục ngã dưới những bức tường thô bạo)

và Diễm khóc! … Khóc cho cả những giọt nước mắt đang tan vỡ …

Diễm quyếtđịnh không đến trường nữa, cho dù có mệnh hệ gì! Nàng định không cần làm ngay cả đến một tờ đơn xin nghỉ dậy … dứt khoát cắt ngang, như đã lỡ cắt ngang vạt áo đời mình.

– Cô Diễm! Cô Diễm ơi!

Tiếng gọi sau lưng, khiến Diễm giật mình. Nàng lau vội những giọt nước mắt và quay lại, nhận ra Lan – cô học trò dễ thương với tâmhồn bíẩn – Diễm cố lấy lại sự hồnnhiên, vuivẻ:

– Lan … em đến thăm cô, hay … ?

Lan không trả lời câu Diễm hỏi, vì cô bé vừa bắt gặp vết buồn che dấu dưới rèm mi của cô giáo. Nàng nhìn quanh và nhận được ngay ra dấuchứng ở trên bàn:

– Cô lại cắt thêm một chiếc áo dài nữa! Cô buồn lắm phải không ?

Diễm chớp chớp đôi mắt, quay đi. Nàng nuốt vội những giọt lệ muốn trào ra.

Lan tiếp:

– Em hiểu, đồng lương dậy học bây giờ chỉ đủ nuôi những tủi nhục. Đã biết thế, cô còn buồn làm gì!

Diễm quay lại, ngạcnhiên nhìn ngắm cô họctrò của mình, rồi thở dài:

– Em trưởngthành lẹ quá rồi đó, Lan ạ! Thật sự thì ta đã có quá nhiều đau buồn rồi … không chỉ đến thế này (Diễm thoáng nấc lên. Cái nấc không kềm nổi), nàng tiếp:

– Nhưng không xótxa sao được, khi mà người ta bắt buộc chính mình phải tự nguyện giãtừ quákhứ – cái quákhứ quá thânthương, quá gần gũi – với chính mình, với chính tâmhồn mình.

– Chính vì vậy mà bọn em, tâmhồn đứa nào cũng chỉ chực chờ nổi loạn … Cô có định làm gì bây giờ không? Em có thể ở lại với cô một chốc nhé?

– Thế càng hay!

Nàng kéo Lan lại ngồi chung với mình trên chiếc salon đôi, suy nghĩ một chút, rồi Diễm chậm rãi tiếp:

– Cô định nghỉ dạy … thỉnh thoảng em tới cô chơi … Lan nhé!

Lan sửng sốt kinhngạc, rồi sự ngỡngàng thoáng qua, khi nỗi buồn đến mau hơn. Lan nghĩ ngay đến những ngày sắp tới, trường sẽ trống vắng, lớp học sẽ trống vắng, cái trống vắng của một tâmhồn bỗng mất đi một người thânthương. Một sự hụthẫng vì mấtmát những ảnh hình quá quen thuộc, hằng hiệnhữu với ít nhất trong một quákhứ rất gần và sốngđộng … Đến phiên nàng buồn. Nỗi buồn chùng hẳn xuống. Nàng xiết chặt bàn tay Diễm, giọng nói lạc hẳn như tiếng thìthầm của ai thoảng bên vành tai:

– Cô nghỉ dạy … thật à ? … Từ nay, chúng em bơvơ như bầy thú hoang trên cánh đồng xa lạ!

Lan bức xúc:

– Không, sẽ là bầy ngựa chứng … trong sân trường!

Diễm nắm lấy bàn tay bébỏng, nhưng lạnh ngắt của cô họctrò đáng thương:

– Đừng! … Đừng như thế … Lan! Đừng làm cô buồn thêm!

Đôi mắt nàng tìm lần vào trong đôi mắt của người thương, như để sưởi ấm cho cái giá băng, lạnhlẽo, đang xâmchiếm đến tận cùng hố sâu thămthẳm đôi mắt người con gái nhỏ. Lan bất chợt quay đi, né tránh và ápđảo cơn giận hờn vuvơ chợt lấn vào hồn: Không lẽ mình giận cô … bỏ rơi đàn sesẻ ? … Không, đó là lỗi của một nền giáodục, một “chếđộ” giáodục thì đúng hơn! … Nếu mình là người đi làm công cho chếđộ này, mình cũng phải nghỉ thôi! … để giữ cái trinhtiết của một nền giáodục có lươngtâm con người. Nghĩ được vậy, Lan cảm thấy tâmhồn dịuvợi …

– Những ngày có cô  trong lớp học, chúng em cảm thấy như còn lại chút gì ấmáp của tuổi họctrò…

Lan yên lặng cúi đầu. Những giọt nước mắt từtừ lăn trên má – Những giọt nước mắt đầu tiên của tuổi họctrò chưa kịp lớn khôn, đã sa vào giữa cơn mâymưa, giôngtố, bãotáp – Những hạt nước mắt tinhtuyền của tuổi thơ, vừa trào khỏi bờ mi, đã lần vội xuống làn môi, chạm vào đầu lưỡi, cho nàng thấy cái hươngvị mặn chát của cuộc đời. Lan chợt nhớ tới một cô giáo ở Gò-Công, chắc cũng yêukiều như Diễm, cũng dễ thương như Diễm, đã một lúc nào đó, không còn kiênnhẫn nổi, người nữ giáoviên đáng kính yêu ấy đã viết lên bảng cho họcsinh học bài thơ của mình, trong đó có những câu tiêubiểu về chếđộ như: “Đôi dép râu dẫm nát đời thơ trẻ. Nón tai bèo phủ lấp cả tươnglai”chấtchứa nỗi đắngcay của một hiệnthực đen tối, mà vẫn phải uốn lưỡi, bẻ cong ngòi bút catụng chếđộ, đầuđộc tuổi thơ. Người nữ “vănhóa giáodục” anhthư ấy chấpnhận cho chếđộ lôi vào ngồi … “tù-cảitạo”, còn hơn là mỗi ngày đóng vai “hề” trên sân khấu “vănhóa nôdịch”, góp phần hủyhoại tâmhồn của những thếhệ tiếp nối.

Nghĩ về hai chữ “cảitạo”, Lan nhớ có lần bọn Lan đến học riêng với cô Diễm tại nhà, cô dạy:

– Cô rất ngại “bẩn” (dơ) miệng để phải nói lên một sự thật rằng: Vănhóa mà người ta đang xử dụng hôm nay, thật sự đang “hiếpdâm” chữ nghĩa! … Cô dùng từ mạnh quá phải không … các em ? Cô xin lỗi! Nhưng thật sự là người ta đã làm ô-uế chữ nghĩa, người ta đang “phá trinh” những từngữ vốn dĩ trước kia mang một ýnghĩa giátrị và caoquí. Các em có thấy hết sức mỉamai đối với những chữ: Tựdo; Dânchủ; Độclập; Hạnhphúc … mà chếđộ đang lạm dụng và bôibác đó không ? Cùng với những chữ đó, người ta đã tiêm nọc độc vào những chữ: Cách mạng; Giảiphóng; Cảitạo … làm cho người nghe vừa rùng mình, vừa sợ hãi mà đúng ra bảnchất của những từngữ đó không phải là thế!..

Lan mới biết khóc – tiếng khóc cho đời và vì đời – nên tiếng khóc thật nức nở … Diễm ôm sát đầu cô nữ sinh vào ngực mình. Nàng dịudàng, vỗvề, anủi:

– Hãy khóc đi em! … rồi ta sẽ quen theo ngày, tháng, như ta sẽ quen đi trong sớm nắng chiều mưa. Rồi sẽ chẳng có thời giờ ngồi suynghĩ. Sẽ còn nhiều mấtmát hơn nữa đến với đời mình! Chính vì chúng ta còn cố níu lấy cái quákhứ, mà tự giam hãm mình trong nỗi côđơn dằnvặt … Chỉ tiếc là … ở vào tuổi mình, cô đã mang theo một dĩvãng quá nặng nề, không dứt được, nên cô không muốn các em sau này … như cô! tự biến mình thành thứ lạcloài trong chếđộ. “Thờiđại mới” của VN hôm nay, người ta không muốn các em liênhệ một chút gì với quá khứ. Cắt đứt mọi dính líu với tất cả những gì thuộc về một thời đã qua, ngay cả những vương vấn về tìnhthân; Ảnhhưởng của mẹ cha; liênquan mậtthiết với bạn bè. Mọi người bây giờ tốt hơn cả, tự bế quan lấy những cảmtình chânthật, tập sống dối trá … và hơn bao giờ hết, hãy tự giết chết và đào lỗ chôn vùi tất cả …

– Lan ơi! … Em hãy tập dần cho mình trở thành ốc đảo. Tuy cứng ngắc, tuy khô khan, nhưng rồi sẽ không còn cảmgiác biết đớnđau … không còn bị ám ảnh bởi bất kỳ nỗi thương tâm nào, để trở thành một con người cộngsản chínhchuyên … mới có thể sống được!

– Không! … Không! Lan nói qua sự thổnthức của con tim: “Em không thể nào sống như thế được! Em không thể quay lưng lại với những gì đã quá gần gũi … như đã ăn sâu vào mạch máu … con tim. Em không thể phảnbội mẹ cha. Em không thể tách xa bạn bè … ngay cả với cô … Em không thể trở thành người xa lạ, cho dù em có thể thôi cắp sách đến trường.

Khuôn mặt Lan chợt giậndỗi, ngước lên. Nàng bắt gặp đôi mắt Diễm thânthương, ảmđạm. Lan thấy thương nàng vô cùng … thương cả những lúc thấy nàng sượng sùng, lưỡnglự khi bị bọn nàng vào hùa với nhau, kéo đến nhà Diễm bắt bẻ, sau cái lần Diễm bị bắt buộc phải dạy về bài học “đại thắng của quân ta”. Hôm ấy, nàng đã bị Hùng chấtvấn:

– Thưa cô, ai là quân ta, ai là quân địch? … Mình sinh ra và lớn lên ở miền Nam, đánh nhau với quân miền Bắc thì quân miền Nam phải là quân ta chứ! Có lý nào lại gọi quân ngoài ấy là quân ta? Đấy là em chỉ diễntả theo “nghĩa” cụcbộ! Thực ra chưa hẳn toànthể đồngbào miền Bắc đã đồngtâm, hiệpý với bọn cướp của, giết người ấy!

Đúng là hôm ấy, Diễm đã “lặng” người đi một lúc lâu. Đôi má nàng đỏ bừng … nhưng Diễm không chút giậnhờn thếhệ đàn em của mình. Nàng lấy lại bìnhtĩnh rồi ôntồn bảo:

– Cô không muốn các em phântách, tranhluận, hoặc bìnhphẩm … Bài ra thế nào, thì học làm vậy! Chúng ta đang sống trong một thờikỳ … cả nước, mọi con người đều là những cái máy được một bộ phận điềukhiển. Cái máy nào không làm đúng chức năng của nó, sẽ bị loại bỏ! … Diễm nhìn các em với ánh mắt rất thânthương và nhântừ, rồi nàng vừa quay đi, vừa nói để che dấu nguồn cảmxúc:

– Từ nay, tới lớp, bấtkỳ giáosư nào phụtrách, các em không nên thắcmắc, mà cũng không nên hỏi nhiều … e rằng sẽ phiền cho các em, hoặc nếu trong giờ của cô … thì cũng phiền cho cả cô nữa! Mong rằng cô nói ít, các em sẽ hiểu nhiều!

… Một lần kia, Diễm vừa vào lớp học, thì giáoviên chínhtrị của nhà trường cũng vô theo (loại giáo viên này chỉ mới có sau năm 75). Ông này chắc đã được báocáo trước, vừa bước vô, đã chỉ tay lên khung ảnh lộng hình một con khỉ đột, treo phía trên khung ảnh Hồ Chí Minh. Diễm giật mình, lạnh người và cảmgiác lolắng cho họctrò mình. Ngay lúc đó, giáoviên chínhtrị đã giậndữ, quát tháo

(họ không hề bao giờ có một lời xin phép, hay xin lỗi khi tự ý chiếm giờ của một đồngnghiệp. Mặc dù đang đứng trong môitrường vănhóa, hay giáodục. Diễm kinhnghiệm thấy rằng: Hình như họ không bao giờ được dạy về lịchsự, nhưng lúc nào cũng tựphụ là “vănminh và tiếnbộ”):

– Đứa “lào”? … đứa “lào nàm” thế kia?

Cả lớp im thinthít.

Viên giáo đảng chỉ ngay vào mặt Hùng, ông ta gầm lên như con thú bị chọc tiết:

– Nại mày đấy, phải không? (Diễm lo lắng vì ngầm hiểu rằng đã có “Antène” nằm trong trường, hoặc ngay trong lớp, mậtbáo về những “con ngựa chứng” trong sân cỏ).

– Thưa thầy, sao lại “nại” em?

– Không mày thì còn ai vào đây? Chúng mày giờ hồn! ông cho đi tù cả lũ!

– Thầy hỏi cả lớp xem … Bọn em vô lớp, đã thấy sẵn như thế! Em tưởng đâu nhà trường treo … chứ tụi em biết gì! … Sao thầy lại tức giận với bọn em như thế?

– Đừng có già mồm, Tao biết hết … chứ chẳng không đâu! Tao giao cho mày phải gỡ xuống ngay!

(Quí độcgiả đi trước, hoặc ra nước ngoài khoảng thời gian 30.4.75, có thể sẽ bị dịứng về những ngôntừ hiệnthực mà tácgiả tườngthuật, có khi lại nghĩ là tácgiả “cốtình bôi lọ”. Xin thưa đó là thựctrạng ở miền Nam thời bấy giờ: Đã có những nhânvật không vănhóa làm vănhóa, không có giáodục lại làm việc trong ngành giáodục. Ở đâu cũng có tìnhtrạng này, thậm chí ngay cả không xuấtthân từ một trường đạihọc ykhoa, mà vẫn đứng đầu một bệnhviện chỉhuy các bácsĩ miền Nam… Kể từ đoạn này, tác giả tự ý chỉnh sửa lại một số từ theo đúng vănhóa. Viên giáo đảng vẫn đang nói:)

– Tụi miền Nam chúng mày, đứa nào cũng có cái tưtưởng “phảnđộng” lắm đấy! đừng tưởng “ông” không biết!

Hùng làm bộ ngơngẩn:

– Nhưng thưa thầy, nhà trường treo như thế thì có gì là sai … đâu ạ!

– Đừng có giả vờ!

– Thưa thầy bọn em không biết thật! Chính thầy Khanh dạy chúng em: “Khỉ là thủytổ của loài người chúng ta”. Thủytổ mà treo trên hình “bác”, thì có sao đâu ạ!

Thầy giáo “đảng” lại gầm lên … cả lớp cười khúckhích. Ông giáo “đảng” chỉ vào mặt Hùng trước khi ra khỏi lớp:

– Mày là ngoancố lắm đấy! Thế nào rồi cũng phải tống cổ đi mới xong!

Ít hôm sau, Hùng bị gọi lên vănphòng giámhiệu. Cuộc chấtvấn không đi đến kết quả nào nhờ bà hiệutrưởng người miền Nam (?) trong khi Hùng khôn khéo lặp lại câu nói của viên giáo đảng, tại sao thầy lại bảo rằng: “Tụi miền Nam chúng mày, đứa nào cũng có tưtưởng phảnđộng”? Hùng được cho về lớp, mặc dù vẫn phải làm tờ kiểmđiểm. Trong tờ kiểmđiểm, Hùng bị bắt buộc phải khai lýlịch giađình. Chiều tối Thứ Hai của tuần lễ kế tiếp, trong buổi kiểmthảo hàng tuần của ban giáoviên. Hùng là nhânvật bị đem ra mổ xẻ. Ông giáo đảng nhất quyết lên án Hùng và đề nghị “L”, giáo viên anninh trường lập hồsơ đưa sang côngan thành phố.

(lúc đó trường S.T. có tới hai giáoviên anninh: Một chìm, một nổi; “nổi” được biết với danh nghĩa “Giáo viên chínhtrị”)

Hắn viện lý do Hùng có thànhtích bấthảo, và quykết là một thanhniên nguyhiểm cho xãhội, cần phải được đem đi cảitạo tưtưởng. Cái được gọi là “thànhtích bấthảo” chính là “lýlịch” thuộc về một giađình đại tá “Ngụy” đã trốn ra nước ngoài. Hùng vì “ham chơi” bị lọt lại lúc giađình “tẩután”. Bên ngoài, có vài học sinh lénlút nghe, lo ngại cho Hùng. Họ thấy Diễm lên tiếng bênh vực:

– Tôi nhận xét về trườnghợp em “Hùng”. Chúng ta chưa đủ bằngchứng để kếttội. Vịtrí chúng ta đang ngồi nơi đây, được mệnhdanh là môitrường của những người có tríthức. Chúng ta phải hànhxử theo cái cách “hành xử” của người tríthức. Nghĩa là từ giảthiết đến kếtluận, phải hội đủ các bằngchứng cụthể, mới có thể quykết “sai trái” cho đươngsự! Nếu không, thì chính những người nắm quyềnlực sẽ là những người tạo ra bấtmãn và chống đối trong xãhội. Cho tới giờ phút này, chưa một ai trong chúng ta có được bằngchứng về việc Hùng treo hình khỉ lên trên hình “bác” … điều đó đúng không? Điều mà giáoviên chínhtrị cho rằng Hùng là một đứa trẻ bướngbỉnh, láolếu, ngoancố, có hànhvi “bôi bác”, tôi hoàntoàn không nhấttrí! Vì hôm ấy ngoài “đồngchí” ra, tôi cũng là người có mặt tại chỗ. Trong khi chưa có bằng cớ khép tội cánhân, đồngchí chínhtrị lại tỏ ra quá nóngnảy, dồn tất cả phẫnnộ lên đầu một đứa trẻ, là philý. Việc em Hùng lýluận mà đồngchí cho rằng bôibác, thực ra cậu ta chỉ lập lại cái điều mà các em ấy học được về “lịchsử loài người” qua thuyết tiếnhóa của Darwin(1) thuộc giáotrình giảng dạy của nhà trường mà thôi.

(Diễm cốtình đưa mắt gặp gỡ ánh mắt của thầy giáo Khanh, với một cái “chớp” thiện cảm) – – Phải vậy không thầy Khanh?

– Đúng vậy! Khanh trả lời với tất cả nhiệttình và sốtsáng.

– Ở vào lứa tuổi của Hùng, Diễm tiếp: Số thiếuniên bướngbỉnh, thích lýluận, không phải là ít! Tâmlý học cho đó là một trong những hiệntượng của tuổi mới lớn. Nếu chúng ta không biết chấp nhận, mà một chút, một chút đem luậtlệ của nhà nước ra áp dụng, biệnpháp của côngan … Thì chỉ chứngtỏ về sự thấtbại trong ngành giáodục con em của chúng ta. Ngưng một chút, Diễm tiếp:

– Xét về mặt tâmlý, những trẻ em bướngbỉnh có chỉ số cao về một vài lãnhvực đặcbiệt như: Sự gandạ, tánh canđảm, dũnglược; Thường thôngminh, học giỏi, hoặc đặcbiệt xuấtsắc về một lãnhvực nào đó, hơn các trẻ em bình thường khác. Nếu như nền giáodục của chúng ta biết khắcphục, biết hướngdẫn chúng pháthuy những đặctính, thì tươnglai, xãhội, đất nước sẽ có lắm nhântài.

Những điều Diễm phátbiểu được các giáoviên côngnhận và đồng ý, ngoại trừ viên giáo đảng có vẻ bựcbội, nhưng nhờ thế, buổi kiểmthảo cũng qua êm …

… Càng nhìn Diễm, Lan càng cảmphục và lưuluyến:

– Cô đã làm đơn xin nghỉ dạy thực à ?

– Chưa, em ạ! … Có thể cô cũng chẳng cần làm đơn, rồi muốn ra sao thì ra. Mình nghỉ họ càng mừng em ạ! Thiếu gì người đang chờ … có chỗ trống để điềnkhuyết.

– Em có vài đềnghị, không biết cô có chấpthuận không?

– Em cứ nói!

– Cô còn quá trẻ, cô cho phép em nhận cô như một người chị ruột ?

– Không có gì trở ngại hết … Lan ạ!

– Em cám ơn chị! Nói rồi, Lan ôm choàng lấy Diễm, nàng gục đầu lên vai Diễm thủ thỉ:

– Điều thứ Hai: Em muốn chị tiếptục trở lại trường với tụi em … ít nhất là hết niênhọc này.

– Để chị suy nghĩ kỹ đã!

– Điều thứ Ba: Em muốn chị yểm trợ cho những hoạtđộng của bọn em. Và như thế, chúng em cần sự trở lại họcđường của chị. Sự có mặt của chị là một sự bảovệ, chechở và biệnminh cho những việc làm đúng với những suynghĩ của con người. Cũng giống như lần trước Hùng được chị biệnbạch thóat án.

– Như vậy là các em chưa hiểu gì về chínhsách và đường lối đảng và nhà nước! Chẳng phải chị tài giỏi gì mà đương đầu được với họ. Chẳng qua mới chỉ là lần đầu và cũng là chuyện họ xem là con nít! … Tạm thời vẫn còn có thể xem là “án treo”, chứ chếđộ này, chínhsách “giết lầm hơn bỏ sót” thì người dân nói chung, con người nói riêng, không có ai là tài giỏi hết!

Hãy bảo cho các em khác biết: Người CS sẽ không dungtúng cho bất cứ tháiđộ, hay hành động phảnkháng, hoặc chống đối nào … cho dù chỉ là những hìnhthức nhẹnhàng hay tếnhị. Muốn làm gì đi nữa, các em cũng phải thoát ra khỏi cái qũyđạo này đã. Trong nhất thời, chúng ta chỉ là những cái “trứng” không thể chọi thẳng vào đá. Nhất là các em lại chỉ là những cái “trứng mỏng”.

Trầmtư và suy nghĩ vài giây, Diễm tiếp:

– Chị luônluôn bảovệ các em … Những đứa em yêu quí của chị! Nhưng sự bảovệ antoàn nhất là chị khuyên các em không nên làm gì trong lúc này! Chỉ phí phạm tiềmnăng và tâmhuyết một cách vôích! Nói thế không có nghĩa là chúng ta phải đầu hàng. Cái gì cũng cần phải có thờigian. Lịchsử không bao giờ dừng chân lại ở một chỗ. Những kẻ nghĩ, hoặc cho rằng “bạo lực là toànnăng” sẽ là những kẻ khờdại và ngudốt nhất! Bởi thế các em hãy kiênnhẫn đợi chờ! Bánh xe lịchsử vẫn đang xoay. Các em cần thờigian lớn lên như PhùĐổng! Hãy nhớ bài học về bó đũa của những năm còn ngồi ghế tiểuhọc. Người ta sẽ bẻ gẫy từng chiếc đũa một như không …

—————-

Nhậtký đề ngày 26-3-1978

Lê Văn yêu quí,

Hôm cắt đứt chiếc áo dài anh may tặng em, đáng lẽ ra em đã quyếtđịnh phải bảotồn chút gì còn lại trong tâmtrí nhỏ bé này. Thế rồi suy đi nghĩ lại, em không thể bỏ rơi cái đám họctrò yêudấu của mình được! Cuộc sống của em bây giờ chỉ có thế. Hơn thế nữa, con đường chiếnđấu là con đường anh đã vạch ra cho em thủa trước. Em nhất định không để bầy thú hoang dẫm nát côngviên, dù chỉ còn là một mảnh đất quêhương thật nhỏ bé. Nhưng đến hôm nay thì em lại vô cùng hốihận, vì đã không bảovệ được những bông hoa đồng nội, mà để cho đám cỏ dại bao vây, hủydiệt. Hôm nay, em xin kể tóm tắt cho anh biết: Bản chất hăng say của tuổitrẻ ở bất cứ thờiđại nào, cũng không thể dập tắt được! Không biết có phải vì sự tiếptục có mặt của em ở nhà trường ? Chỉ biết rằng bọn trẻ có vẻ rất phấnkhởi, vùng lên mãnhliệt. Mặc những lời cản ngăn của em, nhóm Hùng, Lan, Cường, Tuấn, Mạnh … đã âmthầm phátđộng thành phongtrào đi vào các lớp. Em không rõ nó có lan rộng đến các trường khác nữa không (?), nhưng Sàigòn bỗng dưng nổi dậy một phongtrào “truyềnđơn bươmbướm” mà em biết rõ có bàn tay của nhóm các em Hùng, Lan … tham dự vào. Phongtrào sinhviên, họcsinh rải truyềnđơn đầy đường. Trên những phố đông người đi, những khu chợ trời, những chuyến xe buýt vào những giờ chật ních … Bọn trẻ đã lợi dụng những lúc chenchúc, xô lấn, để nhét vào túi quần, túi áo bộđội, và ngay cả trong giỏ của những người dân thành phố … những khẩu hiệu: “Đảng búa liềm rõ ràng là đảng cướp”;  “Bọn rừng rú hãy trở về rừng rú”; “Thành phố của những người vănminh, không dành cho luật rừng ngự trị”; “Sân trường không có chỗ cho bọn ngungốc bước vào”; Hoặc rất ngắn như: “Đã sáng mắt chưa ?” v.v…

Vào một ngày gần cuối năm, đám họcsinh đã lén viết lên mấy bức tường nhà trường khẩu hiệu: “Khi có tiếng súng nổ, quân ta về!”. Bọn chó săn của trường căm tức, trổ tài đánh hơi. Ngày tấtniên, vào giờ cuối cùng, một tiếng pháo cối phát nổ. Học trò các lớp túa ra sân, reo hò vang dậy: “Quân ta về! Quân ta về! …”. Làm cho một lũ lót đường và bảovệ chủnghĩa dáodác, ngẩnngơ, lơláo … nhưng sau đó thì chúng lồng lên như một bầy thú điên … Nhìn đám học trò vôtư, cười đùa vuivẻ … Em xótxa, đau lòng đứt ruột … vì biết trước: Giờ sáttế những con vật hysinh … những chú chiên lành … đã đến! Em vộivã trở về nhà để che dấu những giọt nước mắt … cũng như đợi chờ một cánh chim biển, màu trắng, bay về báo hiệu mùa đông — Một thứ “mùa đông trong thành phố”.

Chiều Thứ Bảy vừa qua, em được tin: Người ta đã bắt cóc Hùng. Chiếc xe hơi màu đen ép sát lề đường … Hai gã hộpháp tung mình ra, nhanh như cắt, chúng lôi Hùng lên xe … chiếc xe rồ ga biến mất giữa lòng thành phố. Đúng là một phim “Xãhội đen”, được nhà nước “phápquyền” đạodiễn! Người dân dừng chân, ngơngác, bàn tán, hoangmang … Sáng sớm Chủ Nhật hôm sau, bọn côngan đã đến từng nhà hốt đi một đám: Lan, Tuấn, Mạnh, Cường.

Đêm hôm nay, em tưởng mình không còn đủ tâmtrí để ngồi viết nốt trang nhậtký cho anh. Em lại đang trở về với … em – Niềm côđơn, khắckhoải – của những ngày tháng cũ. Tuổi trẻ hôm nay không có cơhội ngước mặt! Em đã khóc hết nước mắt mà lòng không vợi sầu. Em nhớ tới từng khuôn mặt họctrò thânthương của mình … rồi em lại nhớ đến anh, trên đỉnh đồi của một buổi chiều … năm xưa. Lòng em đau đớn, không biết đến bao giờ “Chínhnghĩa” mới thắng nổi “bạotàn” … Nhớ đến cái “Việt triết” hôm nào anh nói … Nhớ lại cả một nền vănhóa thủa nào … Nay đang bị hủydiệt! Em không sao quên được chiếc áo dài anh trao tặng! Biết đến thuở  nào “mình” sẽ nối lại cho … áo em bay, để nó thật sự ấp ủ trên thân xác những con người có tâmhồn “chínhViệt”?

Buồn quá … anh nhỉ! … Em lại đưa tay vạch dấu Thánh giá trên trán. Thánh giá chợt gọi dậy tiềmthức em: Ảnh hình Đấng Cứuđộ trong thânphận con người yếu đuối, bithương, nhụcnhằn, thấtbại và chết rũ trên thậptự. Nhưng đồng thời em cũng lại biết: Không phải cái chết ấy đã được các thánh Tổphụ, các Tiêntri loan báo suốt thời Cựu ước rằng: Qua cái chết Con Người đã tiến vào vinhquang của sự Sống lại đó sao? Như vậy, hẳn đã rõ ràng Thiên Chúa là chủ của Lịchsử. Qua cái nhìn của nhânloại, con người nghĩ rằng: Mình mới là kẻ làm nên lịchsử. Thực ra chính Thiên Chúa vậnhành mọi sự trong khônggian và thờigian. Viết đến đây, em lại chợt nhớ bài học anh dạy em hôm nào:

– Diễm ạ! … Có một đêm ngoài tiềntuyến nằm thaothức nghĩ về các cuộc bán buôn giữa các thếlực trong chiếntranh, khiến anh thấtvọng, buồn tủi cho sự hysinh và mất mát của dântộc. Bỗng trong phút chốc … Tâmlinh mình được soi rọi để lắng nghe những tiếng côntrùng đang than van, rênrỉ trong màn đêm mịtmùng. Rồi Thầnlinh thức tỉnh cho anh nhận ra rằng: Bất cứ một đêm đen nào, đàng sau nó cũng có một vầngđông. Khi vầngđông xuấthiện sẽ xua tan bóng tối … Rồi vạnvật sẽ tươi vui, tungtăng nhảy múa trong bìnhminh rạngrỡ. Lúc đó sẽ không còn tiếng rênrỉ, thanvãn, xótxa nào nữa! … Từ đó anh học được bài học là: Ýđịnh của Thiên Chúa lúc nào cũng bộclộ rõ trên các hiệntượng, ra như Ngài đã xửdụng thiênnhiên để viết hết cả ra trong vũtrụ … Chỉ cần mình địnhtâm, quansát và lắngnghe … thì sẽ đọc được và nhận ra Thánhý của Thiên Chúa.

Bài học của anh đã nhắcnhở em đêm nay … và em cũng vừa mới nghe đâu đây, bài hát của ai đó đang cất lên trong niềm vui của tiềmthức:

“Hy vọng sẽ vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền.

Hy vọng đã vươn lên trong lo sợ mùa chinh chiến.

Hy vọng sẽ vươn lên trong nhục nhằn, trong nước mắt.

Hy vọng sẽ vươn dậy trong ngày nay, cho ngày mai.”(2)

Vâng, em xin cúi đầu khắc ghi … và cám ơn anh đã cho em niềm ủian!

 Nửa đêm về sáng. Diễm.

—————-

Sau đây là lời của người thuật chuyện:

Đã lâu lắm, tôi mới lại đến thăm Diễm. Tôi đi tới đi lui vài ba lượt, thấy căn nhà nàng có vẻ khác lạ. Dường như bị côngquyền chiếm đóng! Trên mái hiên trước cửa nhà có cắm lá cờ đỏ, sao vàng. Ngày xưa tôi biết Diễm thường không có thói quen làm công việc ấy! Tôi gõ cửa căn nhà kế cận. Chủ nhà thấy tôi quen mặt, thì đonđả, mời vào. Sau thủtục thôngthường giữa chủ nhà và khách, người ấy thấy tôi cứ bănkhoăn và quantâm hỏi han nhiều đến người con gái bên hàng xóm đẹp mặnmà, dễthương, thì động lòng, trắc ẩn, trao tặng tôi cuốn nhật ký của nàng, mà người ấy tình cờ nhặt được. Lại kể tôi nghe cách đây khoảng một tháng: Sau một đêm thức dậy, nhà nàng không còn mở cửa như thường lệ, cũng không thấy bóng dáng nàng đi hay về. Mấy hôm sau, công an đến lụcsoát rất kỹ … Còn nàng thì mất tăm, biệttích … Từ dạo đó, không một ai biết Diễm đã đi tới phương trời nào, hay nàng cũng cùng chung một sốphận như Lan, như Hùng, như đám họctrò thânthương ấy …

Uyênly

Ghi-chú: (1). Charles Robert Darwin (1809-1882) Nhà vạn vật học trứ danh của nước Anh, cha đẻ thuyết tiến hóa. Thuyết T.H. gồm 2 phần (tóm tắt): a) Phần tranh đấu để sinh tồn: Vạn vật muốn sinh tồn phải tranh đấu, bằng cách sửa đổi cơ thể, mỗi thời một chút, để cho thích ứng với môi trường và hoàn cảnh chung quanh. Sự thay đổi sẽ có lợi cho đương sự và đi đến chỗ biến hóa đương sự. b) Phần chọn lọc thiên nhiên: Trong cuộc sinh tồn, những sinh vật nào, sau khi biến hóa cơ thể rồi, đủ điều kiện thì tồn tại, nếu thiếu điều kiện sẽ yếu, bạc nhược … và bị triệt tiêu. Thuyết này đã bị bẻ gẫy. (Thính giả hay độc giả của TGTL đã biết)

(2). 4 câu trích đoạn trong bài hát “Hy vọng đã vươn lên”. Không nhớ tác giả, nên Uly thành thật xin lỗi./.