Cúc vàng rót chén rượu tiên
Uống mà xem lũ đảo điên luân thường
Mèo lùi Cáo nắm kỷ cương
Tương tàn cốt nhục nhiễu nhương lạ kỳ
(Sấm Thi của Công Chúa Liễu Hạnh)
Vyvy nhíu mày. Trên vầng trán phẳng lặng như nửa vầng mặt nguyệt, của hồ thu … gợn sóng. Nàng hất tia mắt long lanh sao trời, hạ cánh trong tinh cầu nơi được gọi là cửa sổ tâm hồn người yêu:
Trần Luân trầm ngâm một chút, chàng nhắm mắt lại như để tâm trí mình khởi động sự “tra chìa khóa” vào cánh cửa huyền thoại. Trong lúc tia mắt Vyvy chưa rời khỏi khuôn mặt mang cái nét “thiền tọa” này. Nàng mỉm cười trong ý nghĩ “thực đúng là nhà thần thoại học!”. Ý nghĩ chưa tắt, tiếng nói trầm ấm đã khơi động và xuyên thủng hiện tại, đưa nàng vào quá khứ xa xôi … Giọng chàng:- Anh nói khó hiểu quá! Cái gì mà vừa là những vị thần hoang đường, lại vừa tham gia trực tiếp, hay gián tiếp vào những sự kiện khai phóng của thuở hồng hoang ? Và thế nào là bề sâu, chiều dầy “triết học”, nơi những nhân vật hoang đường ấy ?
– Em có nhớ bản “Tuyên Ngôn” đầu tiên của vua Lạc Long Quân – Tổ của Việt tộc(1) chúng ta nói riêng – đồng thời cũng là Tổ của dòng giống Bách Việt nói chung không ?
– Dạ nhớ chứ, em quên thế nào được! Để em nhắc lại nhé! … Truyền thuyết về tộc Việt rất ngắn, gọn, dễ nhớ:
Truyền thuyết kể rằng: Xưa xửa xừa xưa … có một Bố Rồng với một Mẹ Tiên, họ ăn ở với nhau sinh ra một bọc trăm trứng. Trăm trứng nở thành trăm con. Theo năm tháng, họ từ từ lớn lên. Một hôm Bố Rồng gọi Mẹ Tiên lại rồi trịnh trọng nói (Tuyên ngôn): “Nàng vốn là tiên, ở trên non. Ta thuộc Rồng cư ở bể. Nay đã đến lúc (ý nói vận hội tới, tức con cái đã trưởng thành). Nàng mang năm mươi con lên núi. Ta mang năm mươi con xuống biển. Khi nào cần thì gọi, Ta về ngay”.
– Em thuộc lắm! Trước hết, Huyền thoại dựng nước của dân tộc ta, mở đầu bằng hai chữ “Truyền thuyết”. Là một học thuyết để con cháu ngàn đời truyền lại cho nhau nghe, nên tổ tiên đã gói ghém bằng một câu chuyện kể rất ngắn, gọn. Người thông minh, kẻ thô thiển, ai cũng có thể nhớ và kể lại cho nhau nghe được! Tổ tiên chúng ta đã tiên liệu trước việc Nam tiến thế nào cũng xảy ra trước sức mạnh hùng hổ, tham tàn như vũ bão, của giặc lũ hung nô phương Bắc. Họ cưỡi ngựa nhanh như gió, xử dụng cung tên như tầm xét. Họ ăn nơi không gieo vãi, hái nơi không trồng. Họ đi tới đâu, thú rừng một con mái cũng không để, cây cối lụi tàn, ngửa mặt một trái non cũng hết! Trong khi trăm họ (Bách Việt) phía Nam, sống bằng nông nghiệp, lấy sông Dương Tử làm biên giới. Bên kia mặc sức tàn phá, tung hoành. Bên đây, tổ tiên chúng ta khai phá đất đai, đắp lũy, dựng làng trước, dựng nước sau. Khi dựng làng, chúng ta có phong tục tập quán. Khi lập quốc, chúng ta có luật vua, có phép nước. Khi bên này xây dựng xã tắc, kỷ cương, lấy yêu thương đùm bọc, gắn bó làm vũ khí tự vệ, thì bên kia lấy chiến chinh làm lẽ sống. Tổ tiên mình đã thấy trước cái nạn ngoại xâm, mà không thể phi nhân bản, để làm khác đi được! Nên chỉ vài ngàn năm sau thì cả con người lẫn đất đai nông nghiệp thuộc sở hữu của kẻ mạnh. Văn hóa của bên thua, trở thành văn hóa của quân xâm lược. Hiền tài lương đống bị giết, kẻ chiến thắng đi tới đâu, chúng thâu gom sở học, còn sách vở đốt đi tới đó (Chôn nho, đốt sách là chính sách cực kỳ thâm độc của Tần Thủy Hoàng). Dòng họ nào (trong trăm họ) nhờ chiến đấu bền bỉ, chí bất khuất cương cường, uy dũng, mà còn tồn tại, thì giữ được văn hóa truyền khẩu, chứ những gì được ghi chép đều mai một cả! Đến thế kỷ 13, 14 sau CN, nước ta có người sang Tàu, lục ghi, biên chép lại sử sách, tài liệu của họ, thì là chép lại cái họ viết cho mình, chứ nào phải của mình còn tồn tại! Thành ra cái gia phả tộc Việt ghi trong “Hồng Bàng Thị”, ông Trần Thế Pháp (tác giả cuốn “Lĩnh Nam chích quái”) trích lục từ bên Tàu về là gia phả tộc Hán chứ có đâu là tộc Việt! Ngay cả Âu Cơ, nguyên bản văn ban đầu là vợ yêu của Đế lai. Sau các sử gia mình sửa là con gái yêu của Đế Lai (Phương Bắc), thì rõ ràng là “gái Tàu”, cho Lạc Long Quân bớt đi tội loạn luân (cướp vợ của bác mình và cũng là con cháu của Đế Minh), nhưng cho dù có sửa đổi từ vợ thành con gái, thì Âu cơ cũng là người Hán! Không dính dáng gì tới Tiên hết! Lấy gia phả đó thì dân tộc ta đều xuất sử từ bố Hán, mẹ Hán, chứ làm gì có chuyện Bố Rồng với mẹ tiên ? Vẫn theo “Hồng Bàng Thị”, Tổ Lạc Long Quân chỉ ham chơi, không lo việc nước, lại cũng bỏ bê chuyện nhà, khiến Âu cơ buồn, giận, đã có lần dẫn cả bày trăm con về Bắc (Quê cha). Tóm lại, vẽ ra cái gia phả “Hồng Bàng Thị” người Hán ngụ ý: Dân Việt gốc cũng bởi Hán mà ra! Đất đai của Việt cũng là đất đai của Hán! Biển đảo Việt cũng là biển đảo của Hán. Mà còn thêm tội bất đạo với cha, bất nghĩa với anh em họ hàng(2) !
– Anh ạ! Vậy mà biết bao bộ sử của ta, cứ mở đầu bằng câu chuyện “Họ Hồng Bàng” với cái gia phả “xấc xược” kể trên! Thảo nào mà dân tộc ta mãi không bình ổn được!
– Bây giờ anh bắt đầu trả lời câu hỏi thứ nhất của em: Khi huyền thoại kể Bố Rồng ở với Mẹ Tiên mà sinh bọc trứng trăm con, thì không khác nào là câu chuyện kể những vị Thần mang sứ mệnh khai phóng và đặt nền tảng xây dựng xã hội Việt tộc, thuở hồng hoang của thời vô sử. Đã như thần, lại xuất hiện ở thuở hồng hoang, có cần thiết phải vẽ ra một gia phả hay không ? Thiết tưởng không !
Ở đây, các nhân vật có vẻ không thực mà lại là thực. Cái không thực thì ai cũng thấy! Còn cái thực thì Tổ Tiên chúng ta đã biết trước rằng: Người ta sẽ hiểu trên giải đất rộng lớn đó, từ thuở hoang sơ của lịch sử đã có trăm họ (tức trăm con) sống êm đềm, thuận hòa bên nhau như cùng sinh ra bởi một mẹ. Nhưng gần gũi nhau mà chẳng phải là nước, cũng chưa gọi là làng. Cho đến một thời … Có một Nam nhân trí lự song toàn. Tính toán như thần, vũ dũng oai phong, lẫm liệt. Lại cùng lúc, xuất hiện một nữ nhi, thần thái phiêu phiêu, hốt hốt. Tâm như biển rộng, trí tựa non cao. Hai người hợp lại, đem trí tuệ tài năng, khai tâm, mở trí cho trăm họ, làm cho đời sống mọi người thoát khỏi cảnh hàn vi, cơ cực. Lại tổ chức xã hội thành những đơn vị làng xã, để cùng nhau quây quần, hiệp sức hỗ trợ lẫn nhau. Ngày tháng dần qua, trên mảnh đất bao la xưa, nay đã quy hoạch thành những làng. Làng nọ kết nối với làng kia … thì một ngày đẹp trời, người đàn ông nói với người đàn bà của mình: Hôm nay Em đem nửa thần dân trải dài lên khắp các miền thượng du, dạy bảo họ khai hoang lập ấp. Anh đem nửa thần dân đi mở mang bờ cõi ra tới biển. Đi đến đâu thì dậy dân cày cấy, nuôi tằm, dệt vải … đắp lũy, xây thành. Khi xong rồi, hô một tiếng, giang san mở hội. Sơn hà gấm vóc trải dài một cõi. Trăm họ khai hoa, mở đầu cho những ngàn năm thái hòa thịnh trị. Từ đấy, mọi người gọi nhau là đồng bào, buồn vui một nước, tất cả đều có nhau. Nhớ công ơn hai người, người đàn ông được truy tặng hai chữ “Bố Rồng”, người đàn bà có tâm như biển rộng, được toàn dân yêu mến, gọi là “Mẹ Tiên”.
– Tới đây thì em hiểu hết rồi. Anh cho em thử đưa ra lời giải đáp số hai:
Câu chuyện mới thoạt nghe, thấy hết sức hoang đường. Bây giờ thì em lại thấy câu chuyên chứa đựng chiều sâu và bề dầy của một học thuyết, mà em xin gọi là “Học thuyết Tiên Rồng”(3) , căn cứ vào mấy chữ “Bố Rồng, Mẹ Tiên” anh vừa kể ở trên. Trước hết là “Bọc trứng Trăm con”. Cũng có người gọi là “Bọc Mẹ, Trăm Con”. Tổ tiên mình xây dựng triết lý sống “Yêu Thương” cho dân tộc Việt. Mọi người dân Việt phải yêu thương nhau, vì là những người con trong cùng một bọc của Mẹ Việt Nam. Thứ đến là: Không có giai cấp, nên không có vấn đề “đấu tranh”. Nếu đã trăm con cùng một bọc nở ra, thì như nhau hết (về đẳng cấp). Không có đứa nào là con trưởng, hay con út. Điều đó nói lên rằng không có ai sinh ra trong giai cấp thống trị ! Hoặc những người khác sinh để bị trị! Trong câu chuyện “Hồng Bàng Thị” bảo: Tôn người con trưởng lên làm vua, và người này lấy hiệu là Hùng Vương, thì không đúng! Vì trong trăm họ, không ai được coi là con trưởng! Truyền thống của tổ tiên ta ngày xưa là: Chọn người tài đức, như trong truyện Tiết Liêu, người con biết dùng gạo để làm thành bánh dầy, bánh chưng. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Và mãi cho tới thời Trưng Nữ Vương ở đầu Công Nguyên vẫn còn áp dụng bầu chọn nhân tài. Bấy giờ, anh hùng Lĩnh Nam hàng ngàn, hàng vạn thuộc các trang ấp, các môn phái tụ hội lại để bầu cử, chọn người lãnh đạo đại cuộc. Trưng Trắc mới hai mươi bốn tuổi, trước mặt các trưởng môn phái toàn là các vị tiền bối, hoặc đạo cao, chức trọng, thì bà năm lần, bảy lượt nhất định từ chối sự xúy cử của quần hùng. Nhưng rồi cuối cùng bà cũng phải khuất phục số đông, vì đó là truyền thống từ thời lập quốc.
Vậy Nguyên lý thứ nhất là “Yêu Thương tuyệt đối”. Nguyên lý thứ hai là: “Bình đẳng tột cùng”. Em lại thấy trong Tuyên Ngôn Thứ Nhất của Tộc Việt, bố Rồng bảo Mẹ Tiên: “Nàng mang năm mươi con lên núi, ta mang năm mươi con xuống biển …”, thì em hết sức lạ lùng: Vào thời đó, cách nay bốn, năm nghìn năm, trong lúc nhân loại từ Đông sang Tây, khắp nơi, nền văn hóa nào cũng xem thường giá trị người phụ nữ: Từ trọng nam, khinh nữ, đến coi phụ nữ như nô lệ, đồ chơi … Thì duy nhất, chỉ có tổ tiên Việt tộc chúng ta đặt “Nam, Nữ bình quyền”. Mẹ cũng có quyền đi mở nước như cha. Mẹ cũng được chia nửa thần dân như bố (mẹ 50%, bố 50%). Không hơn, không kém! Vậy Nguyên lý thứ Ba là: “Nam, nữ nhất mực bình quyền”. Về điểm này, tổ tiên chúng ta đi trước các dân tộc khác mấy ngàn năm. Nên chúng ta không hổ thẹn là một dân tộc có gần Năm ngàn năm văn hiến, mặc dầu ngày nay, nước chúng ta đang gặp nạn, kẻ xấu thừa nước đục nổi lên, nắm vận mạng dân tộc, đẩy Tổ quốc lùi lại phía sau nền văn minh nhân loại! … À này anh Trần Luân, lúc đầu, em có nói: “Thế nào anh cũng phải kể cho em nghe sự tích “Công Chúa Liễu Hạnh” … Anh còn nhớ không đó ?
– Đương nhiên anh phải kể, vì những lời luận đàm của em thật là tuyệt vời! … đến nỗi giá anh vội vã đưa ra lời giải đáp, chưa chắc đã … đạt được như em!
Vyvy véo nhẹ vào má chàng … bảo:
– Ông thần “nịnh đầm” của em đây … có phải hông ?
Tam thế giáng sinh thiên hạ mẫu
Thiên thu hiển hóa địa trung thần (4)
Theo truyền thuyết trong dân gian Việt Nam, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh “Tứ bất tử”. Bốn vị đó là: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Bà chúa Liễu Hạnh. Bà đã được các triều đại từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn phong là “Mẫu nghi thiên hạ – Mẹ của muôn dân”.Nói chung, các đền thờ Mẫu Liễu, vào những ngày lễ Tết, ngày Rằm, mồng Một âm lịch, ở đâu người đến lễ cầu may cũng rất đông. Riêng đền Mẫu Liễu ở Tây Hồ Hà Nội. có ngày đến hàng nghìn lượt người vào lễ. Là một tiên nữ bị đày, nàng có nhan sắc cực kỳ diễm lệ, lại biệt tài về thi phú, ngâm thơ, thổi sáo. Các văn nhân, thi sĩ nghe tiếng thường tìm tới đối ẩm, hoặc xướng họa. Nàng cũng có tài tiên đoán thế sự. Năm 1938 tại Đền Ngọc Sơn, Hà Nội, nhà giáo Dương Bá Trạc, với sự chứng kiến của linh mục Lê Quang Oánh. Ông (Trạc) đã xin Công Chúa Liễu Hạnh «bút giáng» cho một bài tiên tri về vận nước Việt Nam. Và Công Chúa Liễu Hạnh đã đáp ứng ngay cho bài sấm thi sau đây. Anh đọc cho em chép, rồi nhân lúc vãn cảnh, hoặc trầm ngâm bên ly cà phê đá, tách nước trà … Em hãy suy nghĩ xem có đoán được vận mệnh dân tộc mình, trong những năm tháng sắp tới ra sao không … thử ?
Sau đây là Nguyên văn bài “bút giáng”của Công Chúa Liễu Hạnh:
- Thiên cơ chẳng dám nói ra
- Có duyên đã gặp thì ta đãi lòng
- Ba mầu đến độ suy vong
- Khỉ về Gà gáy, vầng hồng nổi lên
- Cúc vàng rót chén rượu tiên
- Uống mà xem lũ đảo điên luân thường
- Mèo lùi Cáo nắm kỷ cương
- Tương tàn cốt nhục nhiễu nhương lạ kỳ
- Nhân gian mấy độ hợp ly
- Đồng hoang nhuộm máu kinh kỳ tả tơi
- Quỉ Ma giao chiến khắp nơi
- Quỉ ở trên trời, Ma ở dưới hang
- Cỏ cây non nước điêu tàn
- Quỉ nọ ra hàng, Ma ấy mới thôi
- Vẩy Rồng tạm tách làm đôi
- Bóng câu in dấu muôn đời nhuốc nhơ
- Kể từ đôi ngũ nằm chờ
- Thầy Tu(5) mở nước bấy giờ mới hay
- Chẳng qua cũng giống Quỉ Tây
- Ma tàn Quỉ hết đến ngày Long-Hoa
- Khỉ về Gà gáy oa oa
- Khắp nơi lại dấy can qua kinh trời
- Quỉ Ma đến lúc đi đời
- Phụ Nguyên Trời đã định ngôi sẵn sàng
- Chó mừng tân chủ rõ ràng
- Bốn phương tấp nập lên đàng hồi hương
- Long Hoa muôn thuở biên cương
- Việt Thường con cháu Tiên Rồng vẻ vang.
(Còn tiếp)
Uyênly
GHI CHÚ :
(1). Việt Nam ngày nay chỉ là một trong trăm họ Việt (Bách Việt) thuở xưa. Lúc đầu có thể là nước Âu Lạc, ghép bởi Âu Cơ và Lạc Long Quân. Địa lý Bách Việt là một giải dài từ Hồ Động Đình (cái nôi của tộc Việt – Nơi gặp gỡ của Kinh Dương Vương với Long Nữ) tức phía nam sông Dương Tử tới ranh giới (Hồ Tôn) Chân Lạp. Hùng Vương Thứ nhất lên ngôi mới đặt tên nước là Văn Lang. Bấy giờ về sau Bách Việt mới phân thành nhiều tiểu quốc, trong đó có Âu Việt (thuộc đám con cháu của mẹ Âu Cơ). Còn Văn Lang thuộc đám con cháu của cha (người của Lạc Việt). Sử sách còn ghi nhận một số tên nước như Việt Thường, Đại Lý, Kiện Vi, Dạ Lang, Cùng, Tắc, Nhiễm Mang, Nam Cương v.v… Đến thời An Dương Vương (Theo truyền thuyết ngài Họ Thục tên Phán, Thủ lãnh Âu Việt, chứ không phải là người ngoài hay thuộc về Ba Thục, như Tàu ghi). Khi Văn Lang yếu không đủ sức chống đỡ nhà Tần, do Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư đem 50 vạn quân đánh xuống Lĩnh Nam, thì Thục Phán đứng lên sáp nhập Âu Việt với Lạc Việt – bấy giờ đang là Văn Lang – chống trả và giệt được Đồ Thư. Ngài được tôn làm vua lấy hiệu là An Dương Vương, đổi quốc hiệu làm thành nước Âu Lạc như nhị vị nguyên tổ xưa. xây kinh đô Cổ Loa, (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội) và trị vì được 30 năm.
(2). Ở đây, Uyên Ly đồng quan điểm với Nam Thiên tác giả của Bộ Kinh Việt, mong rằng các sử gia sau này: Một là viết lại gia phả tộc Việt cho nghiêm chỉnh, dứt khoát xóa bỏ chuyện “Hồng Bàng Thị” do Tàu viết khỏi tất cả các bộ sử sách của ta. Hai là chỉ giữ lại câu chuyện truyền thuyết rất đơn giản, ngắn gọn, nhưng đầy ý nghĩa. Mong lắm thay.
(3). Câu đối của quan giám sát ngự sử Đồng Công Viện viết năm Vĩnh Thịnh( 1712).
(4). Thương người yêu nhức đầu, bóp trán … Trần Luân mở cho nàng một cái ngoặc ở câu số 18: thầy tu = thù tây.