(TÌNH NGHĨA ĐÔI TA CÓ THẾ THÔI*)
Uly1. Nghe Vũ nói: Tình yêu con người dành cho nhau, tuy có đổi mới lúc ban đầu, nhưng sau đổi mới, thời gian thường hay làm cho biến dạng theo chiều kích tồi tệ hay kém đi. Một thứ “Thuật giả kim” (hay như kim loại mạ) không toàn vẹn, cũng không bền. Vyvy giơ một ngón tay:
– Vy-vy xin được ngắt anh ở chỗ này: Anh nói như thế thì tình yêu giữa anh và chị Huyền sau này … cũng không lấy gì làm bảo đảm?
– Khi yêu nhau, ai cũng nghĩ “Sẽ yêu nhau suốt đời”. Vì cả hai đều là thần tượng của nhau. Nhưng trên thực tế, không ai là thần tượng cả! Ai cũng chỉ là một con người bất toàn và yếu đuối! Trong bất toàn, mỗi người có hay, mà cũng có dở, có tốt mà cũng có xấu, nếu không muốn nói là tệ. Trong yếu đuối, con người có đam mê, dễ sa ngã. Vì vậy Plato (1) mới định nghĩa: “Con người là cây sậy biết suy nghĩ”. Cây sậy thì phải ngả thôi! Đứng vững thế nào được trước chiều gió. Chưa kể còn có biết bao giông gió, bão táp trong cuộc đời ? Vy-vy nghĩ có đúng không ? Và vì vậy: Điều mà con người tưởng như thần tượng, thì thần tượng sẽ xụp đổ! Ngay như anh với chị Huyền đây, chưa sống chung với nhau ngày nào, mà cũng đã có thời gian … thê thảm … tưởng chừng như “cuộc tình đã mất”(2). Vì thế con người phải luôn cậy, dựa vào Thiên Chúa. Thánh lớn như ông Phêrô mà còn phải la to: “Lậy Chúa, xin nắm lấy tay con, kẻo con chìm mất!”. (Vũ nhìn Vy-vy, mỉm cười) Không biết lội cỡ Vy-vy, Chúa chỉ buông tay ra chút xíu thôi, là chết đuối liền!
Cả bọn cười vui vẻ, nhưng Vy-vy vẫn chưa chịu:
– Anh có hù em … không đó ? Em thấy những người ngoại giáo, họ không biết Chúa này! Hoặc cũng có khi họ biết sơ về Chúa, nhưng chưa tin Chúa … này! Thế mà không thiếu gì … những cặp hôn nhân … Những ông cụ, bà cụ yêu sớm (nàng cười bằng cả mắt lẫn miệng), từ cái thuở cụ bà mới thập tam (13), cụ ông mới thập lục (16), vậy mà cơm vẫn cứ lành, canh vẫn cứ ngọt … cho đến hết cuộc đời! … hà hà! … Anh giải thích cho em nghe đi!
– Vy-vy! Dù kinh nghiệm này chưa đến với anh, chưa đến với em, chưa đến với tất cả mọi người chúng ta ngồi đây. Nhưng những sách vở viết về tình yêu đã nói lên điều này là: “Tình yêu giữa người nam và người nữ, sẽ tỷ lệ nghịch với thời gian”. Nghĩa là, thuở ban đầu “Tình yêu” tự nó tiết ra chất nhựa như gắn bó, như keo sơn. Tình yêu chinh phục và độc chiếm. Tình yêu nóng cháy và đam mê. Tình yêu điên cuồng và say đắm … Nhưng rồi, Pháp ngôn đã ví một câu bất hủ như sau: “Tình yêu là một con vật kỳ quái. Khi đói, nó sống rất mãnh liệt. Nhưng nó sẽ chết dần, chết mòn khi đã no say”. Cũng vậy, theo định luật “vô thường” của Đông phương “Không có gì tồn tại với thời gian”. Giọt sương mai đọng trên tàu lá sen, lóng lánh đẹp biết bao, nhưng chẳng bao lâu, nó sẽ bốc thành hơi và biến mất. Tình yêu của cụ ông, cụ bà mà em nói kia, cũng không đi ra ngoài định luật hay ước lệ! Nghĩa là, tình yêu của họ cũng giảm dần cường độ theo thời gian. Nhưng hôn nhân có những nhu cầu của nó, để có thể làm cho tồn tại, hoặc đứng vững. Ngoài việc anh đã nói với em, là mình phải biết cậy dựa, và phó thác vào Thiên Chúa, vì mình nhìn nhận sự bất toàn và yếu đuối nơi con người, thì:
Trước hết, tất cả mọi con người, dù lương hay giáo cũng đều do Thiên Chúa tạo thành. Con cái có thể không biết, hoặc không nhìn nhận Cha, nhưng Cha thì không bao giờ chối bỏ con, mà lại không nhìn nhận những đứa con do chính mình tạo thành. Vì vậy, những ân huệ Cha ban thì ban đồng đều cho hết mọi người con, không phân biệt (lương, giáo). Ví như mặt trời chiếu sáng cho hết thảy mọi người, không biệt phân thiện ác (huống hồ người lương cũng không phải đã hẳn là người ác. Thiện, ác có mặt trong bất cứ tôn giáo nào, thành phần nào, con người nào … cũng đều có cả!). (X.Tiếp Uly2)
Uly2. Thứ Hai, bên cạnh những quy luật tự nhiên (kể cả chức phận & bản năng riêng của mỗi loài, mỗi vật được tạo thành), mọi con người đều (được ban cho) có khả năng hướng thượng, ví như khả năng tâm sinh lý: Nếu như về sinh lý, con người có khả năng sinh tồn, biết làm sao để sống mạnh, sống đẹp, sống vui, thì về tâm lý, con người cũng có khả năng hướng thượng – biết tạo nên hạnh phúc, và biết duy trì hay giữ gìn hạnh phúc – Trong đời sống vợ chồng, từ bản chất con người được tạo nên đã có “tình” và cũng có “nghĩa”, nó thuộc về “Nhân chi sơ tánh bản Thiện”. Hai cái đó phối hợp và gắn bó thì thành ra có “thủy”, mà cũng có “chung”. Có thủy tức có “nguồn”, mà nguồn đây là “Tình yêu”. Có chung tức có “hiệp”, mà hiệp đây là chung lưng xây dựng và gánh vác mái nhà hôn nhân. Gốc của hiệp lại là “Nghĩa”. Cụ ông và cụ bà kia, ăn ở với nhau được suốt đời suốt kiếp là vì họ duy trì được hai cái đó – Cả Tình lẫn Nghĩa – (Chúng ta lấy hai chữ này, để khi bàn về “Canh Tân” tổ chức hay xã hội). Họ luôn luôn nhìn về “nguồn” là tình yêu ban đầu, để sống cho trọn nghĩa. Không như một số bạn trẻ hôm nay, họ mau quên đi thời gian yêu đương say mê, đắm đuối ban đầu. Lại không chu toàn bổn phận, nghĩa vụ trong đời sống hôn nhân. Do đó trên sân khấu cuộc đời mới có cảnh “Lâm ly bi đát” này:
“Anh đường anh, tôi đường tôi,
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi!” (Thế Lữ).
Thứ Ba, mỗi con người lại được quyền tự do làm chủ bản năng, tình cảm, và lý trí của mình, mà Thượng Đế không can thiệp (Ngoại trừ ta biết ta cần Chúa, hoặc đôi khi ta cảm nghiệm được có bàn tay Thiên Chúa trong đời sống của mình mà lại không do mình, thì cũng là nhờ có người khác quan tâm và cầu nguyện cho). Vy-vy có nhớ dụ ngôn của Chúa về cỏ lùng không ? Vy-vy cười gượng, lắc đầu. Huyền đỡ lời:
– Anh hỏi bất tử như thế, ai mà nhớ được! May là em mới có cơ hội đọc xong, để em thuật lại nhé! “…Nước Trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa lớn lên và trổ bông thì cỏ lùng cũng lộ ra. Đầy tớ chủ nhà đến nói với ông rằng: “Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao ?Vậy cỏ lùng từ đâu mà có?” Ông đáp: “Người thù của ta đã làm như thế”. Đầy tớ nói với chủ: “Nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ”. Chủ nhà đáp: “Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: “Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta”…” (Mt 13, 24-30). Huyền ngừng lại một chút, rồi mới đặt vấn đề: Các em nghĩ xem anh Vũ nhắc lại dụ ngôn này, có hàm ý gì trong câu chuyện chúng ta đương thảo luận ? Diễm-ly không cần suy nghĩ, đã lên tiếng:
– Câu chuyện trong dụ ngôn này, tất nhiên bao hàm một số ý nghĩa trong cuộc sống, mà Chúa Giêsu muốn chỉ ra cho chúng ta, nhưng ở đây Diễm-ly chỉ xin đề cập đến một vấn đề để ứng dụng vào việc Chúa ban cho con người sự tự do, và Ngài không can thiệp! Thửa ruộng là thế gian. Kẻ thù là ma quỉ, trong đêm tối – lúc mọi người ngủ – bóng đêm thường là biểu tượng của tội lỗi. Hoặc khi người ta phạm tội là người ta đang sống trong bóng tối. Chúng lén gieo sự xấu, ác vào thế gian. Nên trong thế gian, có cả người thiện lẫn người ác, kẻ tốt lẫn kẻ xấu. Khi thần minh Chúa đề nghị cho mình đi tiêu diệt kẻ ác người xấu, Chúa đã không cho. Chúa để cho mọi người quyền tự do sinh sống, và không can thiệp! Vậy kẻ ác, người xấu mà Chúa còn để cho họ quyền tự do sinh sống (ngay như cộng sản chẳng hạn), huống chi kẻ ngay lành, người lương thiện ? Dĩ nhiên vấn đề “thiện ác” hạ hồi sẽ có phân giải, chuyện đó ai cũng biết, em khỏi phải dài dòng! … Anh Vũ … thưởng cái gì đi!
– Chờ! … Biết đâu có người còn làm sáng tỏ hơn nữa thì sao ?
(xem tiếp Uyênly 3)
(Uly.3) Uyểnmy mỉm một nụ cười trước khi lên tiếng:
– Ý của Diễmly thì không sai rồi! Nhưng để cho sát với ý câu nói của anh Vũ, Uyểnmy xin trình bày thế này: Đông y học vẫn thường nói con người là một tiểu vũ trụ (Có tiếng cười khúc khích, và giọng nói se sẽ của Vyvy xen vào: Nghe bà “lang băm” nói kìa). Nên thay vì nói thửa ruộng là thế gian, thì ta cũng có thể nói mỗi con người là một thửa ruộng. Khi Chúa tạo dựng nên con người, thì nó bao gồm cả chân, thiện, mỹ – Cái gọi là “Nhân chi sơ tánh bản thiện” – Nhưng rồi kẻ thù của Chúa là thần dữ (ma quỉ) đã lén gieo vào bản năng, tình cảm, và lý trí con người những hạt giống của tội lỗi, của thế gian. Thần Bản mệnh của mỗi người xin Chúa cho mình được lấy bỏ, cũng là ngăn ngừa sự cám dỗ và sự lôi cuốn xấu xa kia đi, nhưng Chúa lại bảo để mặc! Vì Ngài đã ban cho con người quyền tự do làm chủ bản năng, tình cảm, và lý trí của mình rồi! Ngài cũng cho con người sự khôn ngoan là tiếng nói của lương tâm, nên Ngài không cho can thiệp. Cứ để đó đến ngày phán xét sẽ tính! Tội thì phải đền bồi, phạt vạ, công phúc thì sẽ được thưởng xứng đáng! … Em xin góp ý bấy nhiêu thôi!
Vũ nhìn cả hai gật đầu, mỉm cười, rồi không ai bảo ai, tất cả đều vỗ tay, chàng tiếp:
– Trong sự tự do làm chủ cuộc đời mình, tự mình muốn xây dựng, hay đạp đổ đời sống hôn nhân, cũng là do mình. Trong xã hội loài người, “Hôn nhân” được định nghĩa là một “Tổ chức cơ bản”, hay “Cơ cấu nền tảng” của nhân loại. Bởi cứ từ hai người trở lên, thoả thuận với nhau qua một khế ước, thì đã thành một tổ chức. Khế ước hôn nhân, đã kết hợp hai người thành một tổ chức có tên là “gia đình” – Gia đình có thể là một tổ chức nhỏ nhất, nhưng lại là nền tảng nhất của xã hội loài người – Trong bất cứ thời đại nào, hễ cơ cấu nền tảng đang bị lung lay, thì chính nó cũng là “Dấu chỉ” cho thấy thời đại đó tích tụ nhiều hiểm họa!
Vyvy đưa tay ngắt lời:
– Em thấy, hình như anh Vũ đang đặt nặng về lý thuyết! Anh có thể nào làm cho dễ hiểu hơn không ?
Huyền xin phép Vũ cho mình xen vào, như chàng vẫn thường muốn nàng tiếp một cánh tay:
– O.K! Vyvy! … Em có cơ hội chiêm ngưỡng sinh hoạt của một tổ chim bao giờ chưa?
– Hồi xưa ở Việt Nam, lúc còn nhỏ theo mẹ về quê. Quê ngoại em có vườn. Em thường hay thơ thẩn ở ngoài vườn chơi, nên có nhiều khi bắt gặp một ổ chim, tụi nó đang ấp trứng, hoặc nuôi con. Khi con mái nằm ổ, ấp trứng, thì con trống có nhiệm vụ đi kiếm mồi. Nó tha mồi về nuôi bạn mình. Mới đầu chưa biết trong tổ có trứng, em còn mắng thầm trong bụng: “Cái con này, đã lớn bây nhiêu đó rồi, còn làm biếng không chịu đi kiếm ăn, còn bắt mẹ cực nhọc, cứ liên tục đi tha mồi về nuôi!”. Ít lâu sau ra coi, đã thấy một bầy chim non, chưa mở mắt, không nhìn thấy bố hay mẹ mà cứ hễ thấy động ổ là mấy cái đầu ngóc dài cổ lên, mỏ há thật to đòi ăn, thế rồi bố hay mẹ nó lại mớm cho từng con. Em lại thấy có loại thì … con nọ thay thế con kia nằm ủ trứng để cho bạn mình đi ăn, như Bồ câu chẳng hạn. Bọn này thì quả thật là “nam nữ bình quyền” không đâu bằng! Ông ngoại em cũng thích nuôi chim bồ câu. Bồ câu thì “Tây” không thể tưởng! Chúng nó hôn nhau ngay giữa đàng, giữa chợ, để bày tỏ sự âu yếm. Hai cái mỏ “nún” chặt vào nhau, rồi cứ thế gật gù đưa lên, đưa xuống.
– Stop! … Thôi đi cô nương! … Cứ làm như là nhà sinh vật học không bằng!
Diễmly vừa la lên, vừa đưa tay ra như muốn bịt miệng nàng lại, làm cho Vyvy chống cự theo phản xạ tự nhiên, thế là hai đứa giằng co nhau, khiến Huyền phải lên tiếng can thiệp:
– Hai đứa em làm người lớn một chút có được không ?
Uyểnmy bụm miệng cười nàng bảo:
– Vyvy sắp có bồ rồi đó chị!
– Người ta có bồ hồi nào ? Lo chuyện mình đi!
– Anh chàng tên Luân nào đó!
– Bạn thôi mà! Bộ mấy người không có sao ?
– Chị Huyền nghĩ coi, nó không chuẩn bị cặp bồ, mà lại đang học cách hôn của Bồ câu à ? Lúc nó tả hai con chim hôn nhau, cái đầu nó cũng gật lên gật xuống, cứ như là đang hôn … ai (í)!
(xem tiếp Uyênly 4)
(Uly.4) Câu pha trò của Uyểnmy làm mọi người cười bò ra không dứt! Vũ lên tiếng, chuyển mục:
– Tất cả nâng ly! … Anh cám ơn Vyvy! … Câu chuyện em vừa kể là một ví dụ cụ thể. Con người được Thiên Chúa ban cho có sự khôn ngoan là trí khôn, nhưng thường khi, sự “khôn ngoan” của chúng ta “Đi hoang” giống như “Người con hoàng đàng” trong dụ ngôn của Chúa Giêsu (Lc 15, 11-31). Thực ra người con hoang đàng cũng “khôn” lắm chứ! Khi không, đòi Cha chia gia sản cho mình, để rồi đi ăn chơi thoải mái. Thiên Chúa biết trước những điều con người sẽ sai lầm, nên trong sự quan phòng, Người đã “lồng” trong vũ trụ, trong thiên nhiên, những bài học, để nhắc nhở con người trở về với cội nguồn – Trở về “nhà cha” trong căn tính“bản thiện”. Như khi người ta quá lo lắng cho bản thân, cho mạng sống, thì Chúa bảo hãy nhìn xem chim trời, không gieo, không gặt, không thu tích mà Chúa còn nuôi chúng, bông hoa ngoài đồng, không dệt, không kéo sợi, mà áo vua Salomon không đẹp bằng (Mt 6, 25-34). Nhìn vào tổ chim, để rút tỉa bài học về mái ấm gia đình: Trọng tình, trọng nghĩa! Đã có tình với nhau rồi, thì cũng phải có nghĩa vụ đối với nhau, rồi cùng chung nghĩa vụ ấy đối với con cái. Loài chim không có trí suy xét, mà còn biết làm bổn phận “nghĩa vụ” với nhau. Khi trứng đã nở thành con, thì cả hai đều có bổn phận nuôi con lớn khôn… Trong sự quan phòng của Th.Chúa, cũng có biết bao nhiêu nguyên lý của vũ trụ Người đặt để, hòng mở mắt con người. Biết bao nhiêu cái mà người ta gọi là những “Định luật tự nhiên”, nghĩa là những luật lệ không do con người đặt ra, nhưng chẳng có cái gì tự nhiên mà có cả! Đó là những định luật thiên nhiên Thượng Đế đã cài đặt, ngay từ khi Ngài tạo dựng nên vũ trụ. Thiên nhiên là gì ? là những nguồn sống, những năng lượng tự nhiên, không phải làm, không phải tích lũy, Trời cho sẵn để con người được sinh tồn. Nhưng nếu con người xử dụng bừa bãi, hoang phí, hoặc hủy hoại thiên nhiên, như phá rừng, làm ô nhiễm môi trường, phá hủy màng bọc ozon … thì thiên tai sẽ đến với con người! Nhân loại ngày nay tự hào là văn minh, khôn ngoan vượt mức, nhưng cũng đang hành xử không khác người con hoang đàng, đang tự phá sản! Nhiều lối sống mới được coi là trào lưu, hiện đại, tự do, thoải mái… Nhưng thực ra là đang phá sản về mặt tinh thần, về mặt đạo đức, luân lý, cũng như nguồn năng lượng thiên nhiên vậy. Hệ quả của sự phá sản tinh thần sẽ mang lại đau khổ, và hạnh phúc sẽ biến dần trên trái đất. Định luật tự nhiên là thế! Hôm trước chúng ta đã “Về Nguồn” để nhìn lại “Tình yêu”. Hôm nay, hãy để cho “Tình yêu” canh tân, đổi mới và cất cánh bay cao. Đấng làm cho đổi mới, cất cánh bay như ngay từ lúc đầu, chúng ta đã đồng quan điểm với nhau là Chúa Thánh Thần.(Còn tiếp)
GHI-CHÚ: (1). Plato (427-347 B.C). Triết gia Hy Lạp, thuộc một gia đình quí tộc ở Athènes (Thành phố của những nhà hiền triết). Một con người phong nhã và tài hoa trên nhiều lãnh vực. Những tác phẩm của ông không chỉ là những danh tác triết học, mà còn là những kiệt tác văn chương. Nhiều vần thơ xuất chúng của ông ngày nay vẫn còn được truyền tụng. Không những là học trò ưu tú nhất của nhà Hiền triết Socrates, mà còn nhờ ông, Socrates mới được lưu danh thiên cổ. Vì Socrates chỉ thuyết giảng và tranh biện, chứ không trước tác, nhưng Plato đã ghi chép tỉ mỉ trên giấy sáp, hoặc bằng da dê, những gì thầy mình dạy, hoặc nói. Cuộc đời của Plato là nghiên cứu, viết sách và dạy học không biết mệt. Ông đã để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ, đasố theo thể văn đối thoại, trong đó có 35 thiên quan trọng, 13 thư, và một Tập Định nghĩa (những ẩn ý triết học). Câu định nghĩa trên trích trong tập này. Tại Athènes, ông đã sáng lập học viện Academia, Đại học đầu tiên trên thế giới. Trường này tồn tại được gần một ngàn năm mới bị hoàng đế La Mã Justinian đóng cửa năm 529 sau C.N. Nhà triết học Đức nổi tiếng W. F. Hégel gọi ông là “Người thầy của nhân loại”, nhưng những người theo học-thuyết Duy-vật, lại xem ông là kẻ tử thù, vì tư tưởng của ông là Duy tâm khách quan (không do sự ảnh hưởng của bất cứ tôn giáo nào). Ông quan niệm “Thế giới mà ai cũng nhìn thấy được, không phải là thế giới chân thực, tất cả mọi sự, mọi vật trong thế giới này đều chỉ là ảo ảnh” và ông thường khuyên các môn sinh của ông làm việc thì hết mình, nhưng đừng thèm bắt ảo ảnh . Ông đưa ra một triết lý về con người có linh hồn, có sự sống đời sau, mà người thiện sẽ được hưởng hạnh phúc, mặc dù thời đó Chúa Giêsu chưa sinh ra. Thuyết lý này hoàn toàn do sự suy diễn của lý trí, bởi những câu hỏi ông cứ liên tục đặt ra trong cuộc sống.
(2). Muốn biết chuyện tình của Vũ, Huyền, xin đọc “Trò chơi của Quỉ” trong Tâm Linh & Đời Sống I, từ trang 227-334.
– Vy-vy xin được ngắt anh ở chỗ này: Anh nói như thế thì tình yêu giữa anh và chị Huyền sau này … cũng không lấy gì làm bảo đảm?
– Khi yêu nhau, ai cũng nghĩ “Sẽ yêu nhau suốt đời”. Vì cả hai đều là thần tượng của nhau. Nhưng trên thực tế, không ai là thần tượng cả! Ai cũng chỉ là một con người bất toàn và yếu đuối! Trong bất toàn, mỗi người có hay, mà cũng có dở, có tốt mà cũng có xấu, nếu không muốn nói là tệ. Trong yếu đuối, con người có đam mê, dễ sa ngã. Vì vậy Plato (1) mới định nghĩa: “Con người là cây sậy biết suy nghĩ”. Cây sậy thì phải ngả thôi! Đứng vững thế nào được trước chiều gió. Chưa kể còn có biết bao giông gió, bão táp trong cuộc đời ? Vy-vy nghĩ có đúng không ? Và vì vậy: Điều mà con người tưởng như thần tượng, thì thần tượng sẽ xụp đổ! Ngay như anh với chị Huyền đây, chưa sống chung với nhau ngày nào, mà cũng đã có thời gian … thê thảm … tưởng chừng như “cuộc tình đã mất”(2). Vì thế con người phải luôn cậy, dựa vào Thiên Chúa. Thánh lớn như ông Phêrô mà còn phải la to: “Lậy Chúa, xin nắm lấy tay con, kẻo con chìm mất!”. (Vũ nhìn Vy-vy, mỉm cười) Không biết lội cỡ Vy-vy, Chúa chỉ buông tay ra chút xíu thôi, là chết đuối liền!
Cả bọn cười vui vẻ, nhưng Vy-vy vẫn chưa chịu:
– Anh có hù em … không đó ? Em thấy những người ngoại giáo, họ không biết Chúa này! Hoặc cũng có khi họ biết sơ về Chúa, nhưng chưa tin Chúa … này! Thế mà không thiếu gì … những cặp hôn nhân … Những ông cụ, bà cụ yêu sớm (nàng cười bằng cả mắt lẫn miệng), từ cái thuở cụ bà mới thập tam (13), cụ ông mới thập lục (16), vậy mà cơm vẫn cứ lành, canh vẫn cứ ngọt … cho đến hết cuộc đời! … hà hà! … Anh giải thích cho em nghe đi!
– Vy-vy! Dù kinh nghiệm này chưa đến với anh, chưa đến với em, chưa đến với tất cả mọi người chúng ta ngồi đây. Nhưng những sách vở viết về tình yêu đã nói lên điều này là: “Tình yêu giữa người nam và người nữ, sẽ tỷ lệ nghịch với thời gian”. Nghĩa là, thuở ban đầu “Tình yêu” tự nó tiết ra chất nhựa như gắn bó, như keo sơn. Tình yêu chinh phục và độc chiếm. Tình yêu nóng cháy và đam mê. Tình yêu điên cuồng và say đắm … Nhưng rồi, Pháp ngôn đã ví một câu bất hủ như sau: “Tình yêu là một con vật kỳ quái. Khi đói, nó sống rất mãnh liệt. Nhưng nó sẽ chết dần, chết mòn khi đã no say”. Cũng vậy, theo định luật “vô thường” của Đông phương “Không có gì tồn tại với thời gian”. Giọt sương mai đọng trên tàu lá sen, lóng lánh đẹp biết bao, nhưng chẳng bao lâu, nó sẽ bốc thành hơi và biến mất. Tình yêu của cụ ông, cụ bà mà em nói kia, cũng không đi ra ngoài định luật hay ước lệ! Nghĩa là, tình yêu của họ cũng giảm dần cường độ theo thời gian. Nhưng hôn nhân có những nhu cầu của nó, để có thể làm cho tồn tại, hoặc đứng vững. Ngoài việc anh đã nói với em, là mình phải biết cậy dựa, và phó thác vào Thiên Chúa, vì mình nhìn nhận sự bất toàn và yếu đuối nơi con người, thì:
Trước hết, tất cả mọi con người, dù lương hay giáo cũng đều do Thiên Chúa tạo thành. Con cái có thể không biết, hoặc không nhìn nhận Cha, nhưng Cha thì không bao giờ chối bỏ con, mà lại không nhìn nhận những đứa con do chính mình tạo thành. Vì vậy, những ân huệ Cha ban thì ban đồng đều cho hết mọi người con, không phân biệt (lương, giáo). Ví như mặt trời chiếu sáng cho hết thảy mọi người, không biệt phân thiện ác (huống hồ người lương cũng không phải đã hẳn là người ác. Thiện, ác có mặt trong bất cứ tôn giáo nào, thành phần nào, con người nào … cũng đều có cả!). (X.Tiếp Uly2)
Uly2. Thứ Hai, bên cạnh những quy luật tự nhiên (kể cả chức phận & bản năng riêng của mỗi loài, mỗi vật được tạo thành), mọi con người đều (được ban cho) có khả năng hướng thượng, ví như khả năng tâm sinh lý: Nếu như về sinh lý, con người có khả năng sinh tồn, biết làm sao để sống mạnh, sống đẹp, sống vui, thì về tâm lý, con người cũng có khả năng hướng thượng – biết tạo nên hạnh phúc, và biết duy trì hay giữ gìn hạnh phúc – Trong đời sống vợ chồng, từ bản chất con người được tạo nên đã có “tình” và cũng có “nghĩa”, nó thuộc về “Nhân chi sơ tánh bản Thiện”. Hai cái đó phối hợp và gắn bó thì thành ra có “thủy”, mà cũng có “chung”. Có thủy tức có “nguồn”, mà nguồn đây là “Tình yêu”. Có chung tức có “hiệp”, mà hiệp đây là chung lưng xây dựng và gánh vác mái nhà hôn nhân. Gốc của hiệp lại là “Nghĩa”. Cụ ông và cụ bà kia, ăn ở với nhau được suốt đời suốt kiếp là vì họ duy trì được hai cái đó – Cả Tình lẫn Nghĩa – (Chúng ta lấy hai chữ này, để khi bàn về “Canh Tân” tổ chức hay xã hội). Họ luôn luôn nhìn về “nguồn” là tình yêu ban đầu, để sống cho trọn nghĩa. Không như một số bạn trẻ hôm nay, họ mau quên đi thời gian yêu đương say mê, đắm đuối ban đầu. Lại không chu toàn bổn phận, nghĩa vụ trong đời sống hôn nhân. Do đó trên sân khấu cuộc đời mới có cảnh “Lâm ly bi đát” này:
“Anh đường anh, tôi đường tôi,
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi!” (Thế Lữ).
Thứ Ba, mỗi con người lại được quyền tự do làm chủ bản năng, tình cảm, và lý trí của mình, mà Thượng Đế không can thiệp (Ngoại trừ ta biết ta cần Chúa, hoặc đôi khi ta cảm nghiệm được có bàn tay Thiên Chúa trong đời sống của mình mà lại không do mình, thì cũng là nhờ có người khác quan tâm và cầu nguyện cho). Vy-vy có nhớ dụ ngôn của Chúa về cỏ lùng không ? Vy-vy cười gượng, lắc đầu. Huyền đỡ lời:
– Anh hỏi bất tử như thế, ai mà nhớ được! May là em mới có cơ hội đọc xong, để em thuật lại nhé! “…Nước Trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa lớn lên và trổ bông thì cỏ lùng cũng lộ ra. Đầy tớ chủ nhà đến nói với ông rằng: “Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao ?Vậy cỏ lùng từ đâu mà có?” Ông đáp: “Người thù của ta đã làm như thế”. Đầy tớ nói với chủ: “Nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ”. Chủ nhà đáp: “Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: “Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta”…” (Mt 13, 24-30). Huyền ngừng lại một chút, rồi mới đặt vấn đề: Các em nghĩ xem anh Vũ nhắc lại dụ ngôn này, có hàm ý gì trong câu chuyện chúng ta đương thảo luận ? Diễm-ly không cần suy nghĩ, đã lên tiếng:
– Câu chuyện trong dụ ngôn này, tất nhiên bao hàm một số ý nghĩa trong cuộc sống, mà Chúa Giêsu muốn chỉ ra cho chúng ta, nhưng ở đây Diễm-ly chỉ xin đề cập đến một vấn đề để ứng dụng vào việc Chúa ban cho con người sự tự do, và Ngài không can thiệp! Thửa ruộng là thế gian. Kẻ thù là ma quỉ, trong đêm tối – lúc mọi người ngủ – bóng đêm thường là biểu tượng của tội lỗi. Hoặc khi người ta phạm tội là người ta đang sống trong bóng tối. Chúng lén gieo sự xấu, ác vào thế gian. Nên trong thế gian, có cả người thiện lẫn người ác, kẻ tốt lẫn kẻ xấu. Khi thần minh Chúa đề nghị cho mình đi tiêu diệt kẻ ác người xấu, Chúa đã không cho. Chúa để cho mọi người quyền tự do sinh sống, và không can thiệp! Vậy kẻ ác, người xấu mà Chúa còn để cho họ quyền tự do sinh sống (ngay như cộng sản chẳng hạn), huống chi kẻ ngay lành, người lương thiện ? Dĩ nhiên vấn đề “thiện ác” hạ hồi sẽ có phân giải, chuyện đó ai cũng biết, em khỏi phải dài dòng! … Anh Vũ … thưởng cái gì đi!
– Chờ! … Biết đâu có người còn làm sáng tỏ hơn nữa thì sao ?
(xem tiếp Uyênly 3)
(Uly.3) Uyểnmy mỉm một nụ cười trước khi lên tiếng:
– Ý của Diễmly thì không sai rồi! Nhưng để cho sát với ý câu nói của anh Vũ, Uyểnmy xin trình bày thế này: Đông y học vẫn thường nói con người là một tiểu vũ trụ (Có tiếng cười khúc khích, và giọng nói se sẽ của Vyvy xen vào: Nghe bà “lang băm” nói kìa). Nên thay vì nói thửa ruộng là thế gian, thì ta cũng có thể nói mỗi con người là một thửa ruộng. Khi Chúa tạo dựng nên con người, thì nó bao gồm cả chân, thiện, mỹ – Cái gọi là “Nhân chi sơ tánh bản thiện” – Nhưng rồi kẻ thù của Chúa là thần dữ (ma quỉ) đã lén gieo vào bản năng, tình cảm, và lý trí con người những hạt giống của tội lỗi, của thế gian. Thần Bản mệnh của mỗi người xin Chúa cho mình được lấy bỏ, cũng là ngăn ngừa sự cám dỗ và sự lôi cuốn xấu xa kia đi, nhưng Chúa lại bảo để mặc! Vì Ngài đã ban cho con người quyền tự do làm chủ bản năng, tình cảm, và lý trí của mình rồi! Ngài cũng cho con người sự khôn ngoan là tiếng nói của lương tâm, nên Ngài không cho can thiệp. Cứ để đó đến ngày phán xét sẽ tính! Tội thì phải đền bồi, phạt vạ, công phúc thì sẽ được thưởng xứng đáng! … Em xin góp ý bấy nhiêu thôi!
Vũ nhìn cả hai gật đầu, mỉm cười, rồi không ai bảo ai, tất cả đều vỗ tay, chàng tiếp:
– Trong sự tự do làm chủ cuộc đời mình, tự mình muốn xây dựng, hay đạp đổ đời sống hôn nhân, cũng là do mình. Trong xã hội loài người, “Hôn nhân” được định nghĩa là một “Tổ chức cơ bản”, hay “Cơ cấu nền tảng” của nhân loại. Bởi cứ từ hai người trở lên, thoả thuận với nhau qua một khế ước, thì đã thành một tổ chức. Khế ước hôn nhân, đã kết hợp hai người thành một tổ chức có tên là “gia đình” – Gia đình có thể là một tổ chức nhỏ nhất, nhưng lại là nền tảng nhất của xã hội loài người – Trong bất cứ thời đại nào, hễ cơ cấu nền tảng đang bị lung lay, thì chính nó cũng là “Dấu chỉ” cho thấy thời đại đó tích tụ nhiều hiểm họa!
Vyvy đưa tay ngắt lời:
– Em thấy, hình như anh Vũ đang đặt nặng về lý thuyết! Anh có thể nào làm cho dễ hiểu hơn không ?
Huyền xin phép Vũ cho mình xen vào, như chàng vẫn thường muốn nàng tiếp một cánh tay:
– O.K! Vyvy! … Em có cơ hội chiêm ngưỡng sinh hoạt của một tổ chim bao giờ chưa?
– Hồi xưa ở Việt Nam, lúc còn nhỏ theo mẹ về quê. Quê ngoại em có vườn. Em thường hay thơ thẩn ở ngoài vườn chơi, nên có nhiều khi bắt gặp một ổ chim, tụi nó đang ấp trứng, hoặc nuôi con. Khi con mái nằm ổ, ấp trứng, thì con trống có nhiệm vụ đi kiếm mồi. Nó tha mồi về nuôi bạn mình. Mới đầu chưa biết trong tổ có trứng, em còn mắng thầm trong bụng: “Cái con này, đã lớn bây nhiêu đó rồi, còn làm biếng không chịu đi kiếm ăn, còn bắt mẹ cực nhọc, cứ liên tục đi tha mồi về nuôi!”. Ít lâu sau ra coi, đã thấy một bầy chim non, chưa mở mắt, không nhìn thấy bố hay mẹ mà cứ hễ thấy động ổ là mấy cái đầu ngóc dài cổ lên, mỏ há thật to đòi ăn, thế rồi bố hay mẹ nó lại mớm cho từng con. Em lại thấy có loại thì … con nọ thay thế con kia nằm ủ trứng để cho bạn mình đi ăn, như Bồ câu chẳng hạn. Bọn này thì quả thật là “nam nữ bình quyền” không đâu bằng! Ông ngoại em cũng thích nuôi chim bồ câu. Bồ câu thì “Tây” không thể tưởng! Chúng nó hôn nhau ngay giữa đàng, giữa chợ, để bày tỏ sự âu yếm. Hai cái mỏ “nún” chặt vào nhau, rồi cứ thế gật gù đưa lên, đưa xuống.
– Stop! … Thôi đi cô nương! … Cứ làm như là nhà sinh vật học không bằng!
Diễmly vừa la lên, vừa đưa tay ra như muốn bịt miệng nàng lại, làm cho Vyvy chống cự theo phản xạ tự nhiên, thế là hai đứa giằng co nhau, khiến Huyền phải lên tiếng can thiệp:
– Hai đứa em làm người lớn một chút có được không ?
Uyểnmy bụm miệng cười nàng bảo:
– Vyvy sắp có bồ rồi đó chị!
– Người ta có bồ hồi nào ? Lo chuyện mình đi!
– Anh chàng tên Luân nào đó!
– Bạn thôi mà! Bộ mấy người không có sao ?
– Chị Huyền nghĩ coi, nó không chuẩn bị cặp bồ, mà lại đang học cách hôn của Bồ câu à ? Lúc nó tả hai con chim hôn nhau, cái đầu nó cũng gật lên gật xuống, cứ như là đang hôn … ai (í)!
(xem tiếp Uyênly 4)
(Uly.4) Câu pha trò của Uyểnmy làm mọi người cười bò ra không dứt! Vũ lên tiếng, chuyển mục:
– Tất cả nâng ly! … Anh cám ơn Vyvy! … Câu chuyện em vừa kể là một ví dụ cụ thể. Con người được Thiên Chúa ban cho có sự khôn ngoan là trí khôn, nhưng thường khi, sự “khôn ngoan” của chúng ta “Đi hoang” giống như “Người con hoàng đàng” trong dụ ngôn của Chúa Giêsu (Lc 15, 11-31). Thực ra người con hoang đàng cũng “khôn” lắm chứ! Khi không, đòi Cha chia gia sản cho mình, để rồi đi ăn chơi thoải mái. Thiên Chúa biết trước những điều con người sẽ sai lầm, nên trong sự quan phòng, Người đã “lồng” trong vũ trụ, trong thiên nhiên, những bài học, để nhắc nhở con người trở về với cội nguồn – Trở về “nhà cha” trong căn tính“bản thiện”. Như khi người ta quá lo lắng cho bản thân, cho mạng sống, thì Chúa bảo hãy nhìn xem chim trời, không gieo, không gặt, không thu tích mà Chúa còn nuôi chúng, bông hoa ngoài đồng, không dệt, không kéo sợi, mà áo vua Salomon không đẹp bằng (Mt 6, 25-34). Nhìn vào tổ chim, để rút tỉa bài học về mái ấm gia đình: Trọng tình, trọng nghĩa! Đã có tình với nhau rồi, thì cũng phải có nghĩa vụ đối với nhau, rồi cùng chung nghĩa vụ ấy đối với con cái. Loài chim không có trí suy xét, mà còn biết làm bổn phận “nghĩa vụ” với nhau. Khi trứng đã nở thành con, thì cả hai đều có bổn phận nuôi con lớn khôn… Trong sự quan phòng của Th.Chúa, cũng có biết bao nhiêu nguyên lý của vũ trụ Người đặt để, hòng mở mắt con người. Biết bao nhiêu cái mà người ta gọi là những “Định luật tự nhiên”, nghĩa là những luật lệ không do con người đặt ra, nhưng chẳng có cái gì tự nhiên mà có cả! Đó là những định luật thiên nhiên Thượng Đế đã cài đặt, ngay từ khi Ngài tạo dựng nên vũ trụ. Thiên nhiên là gì ? là những nguồn sống, những năng lượng tự nhiên, không phải làm, không phải tích lũy, Trời cho sẵn để con người được sinh tồn. Nhưng nếu con người xử dụng bừa bãi, hoang phí, hoặc hủy hoại thiên nhiên, như phá rừng, làm ô nhiễm môi trường, phá hủy màng bọc ozon … thì thiên tai sẽ đến với con người! Nhân loại ngày nay tự hào là văn minh, khôn ngoan vượt mức, nhưng cũng đang hành xử không khác người con hoang đàng, đang tự phá sản! Nhiều lối sống mới được coi là trào lưu, hiện đại, tự do, thoải mái… Nhưng thực ra là đang phá sản về mặt tinh thần, về mặt đạo đức, luân lý, cũng như nguồn năng lượng thiên nhiên vậy. Hệ quả của sự phá sản tinh thần sẽ mang lại đau khổ, và hạnh phúc sẽ biến dần trên trái đất. Định luật tự nhiên là thế! Hôm trước chúng ta đã “Về Nguồn” để nhìn lại “Tình yêu”. Hôm nay, hãy để cho “Tình yêu” canh tân, đổi mới và cất cánh bay cao. Đấng làm cho đổi mới, cất cánh bay như ngay từ lúc đầu, chúng ta đã đồng quan điểm với nhau là Chúa Thánh Thần.(Còn tiếp)
GHI-CHÚ: (1). Plato (427-347 B.C). Triết gia Hy Lạp, thuộc một gia đình quí tộc ở Athènes (Thành phố của những nhà hiền triết). Một con người phong nhã và tài hoa trên nhiều lãnh vực. Những tác phẩm của ông không chỉ là những danh tác triết học, mà còn là những kiệt tác văn chương. Nhiều vần thơ xuất chúng của ông ngày nay vẫn còn được truyền tụng. Không những là học trò ưu tú nhất của nhà Hiền triết Socrates, mà còn nhờ ông, Socrates mới được lưu danh thiên cổ. Vì Socrates chỉ thuyết giảng và tranh biện, chứ không trước tác, nhưng Plato đã ghi chép tỉ mỉ trên giấy sáp, hoặc bằng da dê, những gì thầy mình dạy, hoặc nói. Cuộc đời của Plato là nghiên cứu, viết sách và dạy học không biết mệt. Ông đã để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ, đasố theo thể văn đối thoại, trong đó có 35 thiên quan trọng, 13 thư, và một Tập Định nghĩa (những ẩn ý triết học). Câu định nghĩa trên trích trong tập này. Tại Athènes, ông đã sáng lập học viện Academia, Đại học đầu tiên trên thế giới. Trường này tồn tại được gần một ngàn năm mới bị hoàng đế La Mã Justinian đóng cửa năm 529 sau C.N. Nhà triết học Đức nổi tiếng W. F. Hégel gọi ông là “Người thầy của nhân loại”, nhưng những người theo học-thuyết Duy-vật, lại xem ông là kẻ tử thù, vì tư tưởng của ông là Duy tâm khách quan (không do sự ảnh hưởng của bất cứ tôn giáo nào). Ông quan niệm “Thế giới mà ai cũng nhìn thấy được, không phải là thế giới chân thực, tất cả mọi sự, mọi vật trong thế giới này đều chỉ là ảo ảnh” và ông thường khuyên các môn sinh của ông làm việc thì hết mình, nhưng đừng thèm bắt ảo ảnh . Ông đưa ra một triết lý về con người có linh hồn, có sự sống đời sau, mà người thiện sẽ được hưởng hạnh phúc, mặc dù thời đó Chúa Giêsu chưa sinh ra. Thuyết lý này hoàn toàn do sự suy diễn của lý trí, bởi những câu hỏi ông cứ liên tục đặt ra trong cuộc sống.
(2). Muốn biết chuyện tình của Vũ, Huyền, xin đọc “Trò chơi của Quỉ” trong Tâm Linh & Đời Sống I, từ trang 227-334.
Tg. Uyên ly