LÂU ĐÀI TÌNH ÁI
(Đại Lộ Trang Đài Dẫn vào Vương Quốc của Chân Lý)
(Đại Lộ Trang Đài Dẫn vào Vương Quốc của Chân Lý)
Thư gởi Cho Duy Trân.
Tôi thấy,
Người anh yêu dấu đang đứng giữa rừng hoang.
Trên tay anh đang cầm chiếc bản đồ tiền định,
Cũ rích, anh đi tìm viên đá quí
Nhưng lại gặp ngôi lâu đài cổ như chiếc “lồng Tim”
Nơi đó nàng Công Chúa nhỏ bé say
trong giấc ngủ miệt mài của một loài Hồng Hạc xưa …
Khi nàng công chúa thức dậy,
là lúc Hồng hạc đưa anh vào cõi mặt trời chân lý.
Nơi đó có viên ngọc quí anh không tìm mà gặp.
Tôi thấy,
Người anh yêu dấu đang đứng giữa rừng hoang.
Trên tay anh đang cầm chiếc bản đồ tiền định,
Cũ rích, anh đi tìm viên đá quí
Nhưng lại gặp ngôi lâu đài cổ như chiếc “lồng Tim”
Nơi đó nàng Công Chúa nhỏ bé say
trong giấc ngủ miệt mài của một loài Hồng Hạc xưa …
Khi nàng công chúa thức dậy,
là lúc Hồng hạc đưa anh vào cõi mặt trời chân lý.
Nơi đó có viên ngọc quí anh không tìm mà gặp.
Anh Duy Trân Yêu dấu,
Đây không còn là một bản ghi âm, một lá thư chung, một cuộc hội thoại của tất cả những bạn bè thân thương nói chuyện với hai anh (D.Trân & Tr. Luân), qua nét chữ của Vyvy – người thư ký tình cờ – của chúng ta … như hôm trước nữa!
Không, đây là cô bí thư nhỏ bé DiễmLy của anh đấy! Và anh thử chiêm ngưỡng xem nét chữ có đa tình lả lơi ?
Nhớ lần về thăm quê hương, trên bờ biển Nha Trang, anh chỉ cho em xem một loài động vật, suốt đời xây lâu đài trên cát. Anh lại giới thiệu với em nó là con Dã-tràng. Vì là Dã tràng, nên lâu đài xây hoài không thành. Hôm ấy em có hỏi anh: Không biết Dã tràng định xây cho ai ở ? Nó xây cho chính nó, hay cho người yêu ? Cứ lẽ thường, hễ lâu đài xây xong thì hai đứa chúng nó ở với nhau, và sinh con đẻ cái. Rồi cứ thế, giòng dõi Dã tràng sinh sôi nảy nở, lan tràn trên khắp bờ biển. Đàng này lại không thế, lâu đài xây chưa xong, đã bị sóng biển đánh xụp. Nó tiếp tục xây lại … xây hoài … xây mãi, mà chỉ xây một mình, không xây chung với ai! … làm em cứ tự hỏi: Vậy chứ, suốt đời xây lâu đài trên cát, thì người tình của nó ở đâu ? Hay nàng công chúa xinh xinh của ngôi lâu đài trong ảo mộng kia, cũng đang làm những công trình dang dở như vậy cho hoàng tử của lòng mình, tại một nơi chân trời góc biển nào đó ! Nếu vậy thì tình yêu của những sinh vật rất nhỏ bé này lại thật là cao cả, vì chúng đã suốt đời hy sinh tận tụy vì tình yêu. Hôm ấy, em đã nhìn anh cười và hỏi:
– Anh có dám làm như vậy vì em không ?
Anh “véo” nhẹ má em, (đau ghê đi ấy) và bảo:
– Qui sera! sera! Biết ra sao ngày sau ! Nhưng “tử vi” nói thế nào rồi anh cũng phải “quần quật” suốt đời vì em! (Sạo quá đi … thôi!).
*
Anh rất yêu quí! Khoảng 500 năm trước, hậu duệ của Thành Cát Tư-Hãn từ Trung Á đã đặt chân đến miền Bắc Ấn, lập ra triều đại Mughal. Vị hoàng đế thứ năm của vương triều là Chah Djahan (thời gian trị vì: 1628-58). Chàng cưới một người vợ mang huyết thống Ba Tư tên là Mong Taj Mahal (Mông-Tha Ma-han). Nàng là một mỹ nhân tuyệt trần nhan sắc. Nàng có tư chất thông minh, lại hiền từ và dịu dàng. Không bút mực nào diễn tả được lòng yêu quí của vua dành cho hoàng hậu.
Năm 1631, Mong Taj Mahal theo chồng chinh chiến phương Nam. Vì không có sức khỏe, nàng lâm bịnh, dọc đường thì mất. Chah Djahan (Sa-gia-han) vô cùng đau đớn và thương tiếc! …
Anh yêu quí! Em không có ý kể với anh về một chuyện tình thơ mộng này, vì như thế em sẽ lại phải viết cả một cuốn sách cho một mối tình, điều mà không thể gói gọn trong vài trang giấy của một lá thư em đang viết cho anh.
Hôm nay, em chỉ muốn nhắc đến cái lâu đài hùng vĩ và nổi tiếng vua Chah Djahan đã xây lên, vì quá thương tiếc và cũng để mỗi ngày tâm sự với người đã khuất là hoàng hậu dấu yêu của mình. Ngày nay không một du khách nào đặt chân tới Ấn Độ lại chẳng tới thăm viếng Lâu đài Taj Mahal (1) “một biểu tượng hùng vĩ của tình ái”, nhưng cứ mỗi buổi chiều, khi bóng của Taj Mahal trải dài trên giòng nước, thì nó lại viết lên bản trường ca tình yêu đầy nước mắt.
Anh yêu quí,
Lâu đài theo định nghĩa trần gian là một công trình kiên cố và khó xâm nhập. Nó cho ấn tượng về sự an toàn, và là biểu tượng của sự bảo hộ. Lâu đài cũng mang biểu tượng về cõi siêu nhiên, như Thành Thánh Giêrusalem (Đức Mẹ như Lầu đài Đa-vít) trên trời. Các tác phẩm nghệ thuật vẽ ra một lâu đài với những dinh lũy và những tháp nhọn, trên đỉnh núi. Những đền thờ của các Pharaon (Ai-Cập) xây trên đỉnh đồi, hay bên cạnh mộ vua, được gọi là những lâu đài vĩnh cửu vì nó đồng hóa số mệnh siêu nhiên của những vĩ nhân trên thế gian với số mệnh các thần linh. Khi nó là biểu tượng của sự bảo hộ là nói lên thực tại của tinh thần, nơi trú ngụ một quyền lực (Đức Mẹ như Hòm Bia Thiên Chúa), hay sức mạnh linh thiêng (Đức Mẹ là Nhà Tạm Chúa Giêsu Thánh Thể). Khi những câu truyện viết về những “lâu đài” trong đó có nàng công chúa xinh đẹp nằm ngủ lâu dài (Như em chẳng hạn), chờ được đánh thức bởi một Hoàng tử hiệp sĩ có trái tim say đắm (như anh đây), thì “lâu đài” lúc đó là biểu tượng của sự gặp gỡ những ước mơ (Jean Chevalier).
Lâu đài trong ý nghĩa tôn giáo, lại là nơi LinhHồn và Thượng Đế sẽ hợp nhất Vĩnh hằng trong sự hiện hữu viên mãn không tàn phai bên nhau, vì từ bản chất con người (lúc còn sống là bao gồm cả hồn và xác) vốn là đền thờ Chúa Ba Ngôi. Nhưng vì “Thiên Chúa là Tình yêu” (Thánh Gioan định nghĩa), nên sự Hiệp Nhất Viên Mãn, nhất định phải là “Tình yêu hai chiều” (Nhận và cho). Vì vậy trong ý nghĩa của nó, “Lâu đài” thường đi đôi với “Tình ái”. Vậy khi “Lâu đài” không “Tình ái”, lâu đài sẽ biến thành lô-cốt, hoặc “Ngôi Nhà Ma”, như lâu đài của bá tước Dracula ... Cũng vậy, khi “đền thờ Chúa Ba Ngôi” (con người hồn xác) không có tình yêu, sẽ thành nơi trú ngụ cho bày quỉ dữ. Lâu đài dù bị thời gian phong tỏa, cỏ hoa đã biến thành “rừng lá cao, rừng lá thấp”, với gai góc bao phủ chung quanh, nhưng hễ còn “công chúa ngủ yên” đợi chờ thời đại “hoàng tử đánh thức” (Tình chờ), thì “lâu đài” dù có cổ kĩnh với rêu phong, lâu đài vẫn là lâu đài tình ái. Vậy lâu đài đi đôi với tình ái phải là một lâu đài có sinh khí.
Em vẫn nhớ cái lần hai đứa bàn cãi về vấn đề “Trí tri cách vật”, lần đó anh bảo khi đặt Tâm trong Vật, thì hình tượng đi lên là đạo lý, hình tượng đi xuống là khí cụ – là vật thể – “Hình nhi thượng giả vị chi đạo, hình nhi hạ giả vị chi khí” (Kinh dịch). Bởi thế trong tư tưởng người ta, vốn tiềm ẩn và tồn tại, cái gọi là vật thể với tâm linh, siêu nhiên với hiện thực. Vượt lên trên tất cả cái ta với cái không phải ta, làm nên con người có tín ngưỡng ở trời – Biết có Thần Linh là một thế lực huyền bí – mầu nhiệm, tuy vô hình nhưng bàng bạc khắp cả vũ trụ lẫn nhân sinh, Levy Bruhl gọi là “Tinh thần tham thông” (esprit de participation). Tinh thần ấy rất phù hợp khi bảo rằng: “Cụ thể hóa hiện tượng trong trời đất cũng là để cảm thông cái đức tính của thần minh”, của Thượng Đế. Cụ thể hóa đây, là mặc cho (khoác cho) những hiện tượng diễn ra trong trời đất cái áo quyền năng của Tạo Hóa. Bởi thế, không thể nói con người “vô thần”. Sinh ra làm người, là đã có thần linh (Nhân linh ư vạn vật), sao gọi là vô thần được! Người mà vô thần tức vô minh! Vô minh thì chưa phải là quái thai, vô minh mới chỉ dễ xài lộn thuốc. Xài lộn thuốc thì hay đẻ ra quái thai (thuốc đây là các loại chủ thuyết). Chính vì con người là Nhân Linh nên trong căn nhà phải có sinh khí, cũng vậy Lâu đài mà có sinh khí thì lâu đài có tình yêu.
Anh thương mến!
Câu chuyện Lâu đài Taj Mahal (Đã được nâng lên hàng kỳ quan của thế giới) kết quả của một Tình yêu lớn. Người ta cho là sự hoài-niệm của một con tim nơi một ông vua dành cho xác chết của một bà hoàng hậu. Không đúng! Hoài niệm là tính cách của tâm hồn đối với một “sự” thuộc về quá khứ – Quá khứ là cô nàng xinh đẹp Taj Mahal sinh động – Dù là trong những năm tháng cô đơn về sau của chàng Chah Djahan vua. Nàng Taj Mahal vẫn sống mãi trong trái tim của Chah Djahan.
Nói đến đây, em lại nhớ đến ngôi “Lâu Đài bằng Pha-lê”, trong một truyện cổ nổi tiếng của Perrault (2): Cuốn “Gracieuse et Percinet”. Trong đó có đoạn tác gỉa kể chuyện nàng Gracieuse bị lạc vào một khu rừng tăm tối … rồi nàng ngã xuống đất vì kiệt sức, Gracieuse gọi Percinet trong tuyệt vọng: Lẽ nào chàng lại bỏ em ở đây? Thế rồi (trong sự ngất đi) nàng nhìn thấy một “Lâu Đài” toàn bằng tinh thể sáng ngời như mặt trời … Nàng được đón vào lâu đài thần tiên ấy, và được dẫn đến một phòng lớn, mà tường được làm bằng pha lê thiên tạo … Toàn bộ cuộc đời nàng, từng hành vi đã được khắc trên những bức tường phalê ấy. Khi giải thích Lâu đài pha-lê trong câu chuyện, những kiến giải phân tâm học(3) không được nhiều người chấp nhận khi cho đó là tập hợp những hình ảnh phản hồi trong vô thức. Ở đây người ta chỉ có thể giải thích theo hướng tâm linh. Hình ảnh trải dài “Toàn bộ cuộc đời” bên trong ngưỡng cửa của sự chết, đến nay không còn là một vấn đề mới mẻ! Cũng không ít những người hồi sinh, cảm nghiệm được một vài hiện tượng tâm linh mà họ vừa mới trải qua. Trong cuốn nhật ký của Vassula Rydén(4), cô được đặc ân của Chúa thị kiến thấy hết khoảng đời cô đã sống, bao gồm cả tội lỗi mình đã phạm (không ít những người được đặc ân này). Một quá khứ trình tự diễn ra trước con mắt của tâm linh, y như xem một cuốn phim đời mình(5). Thứ “Lâu đài pha-lê” hay “Lâu đài ánh sáng” do đó, được Perrault mô tả, thực ra nó không còn là một thứ vật chất mang hình thể, hay bóng dáng.Từ câu chuyện này, Lâu đài mang một ý nghĩa biểu tượng (cho một hiện tượng của đời sống tâm linh) nhiều hơn. Nó biểu thị về một Ý-THỨC vượt ra khỏi thân xác, hay bất kỳ cảm nghiệm nào con người có thể được trong thế giới vật chất! Từ ý niệm đó, em xin dẫn anh về Lâu Đài Đavit. Dĩ nhiên ở đây, em sẽ không còn phải mô tả hình dạng hay công trình kiến trúc của Lâu đài Đavít, ngay cả khi mang tên “Thành Thánh Sion” hay Giê –ru-sa-lem(6). Trước hết, nó mang biểu tượng về vương quốc của Chúa Cứu Thế (và của Giáo hội), sẵn sàng đón nhận mọi dân tộc. Hoặc chúng ta sẽ được nghe miêu tả bằng một thứ ngôn ngữ khác trong sách Khải huyền: “Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới … Tôi thấy Thành Thánh là Giêrusalem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to: Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại …”. Như đã kể với anh trong cuộc hội thoại, của một buổi sáng Chủ Nhật tươi hồng.
“…Bấy giờ, trong số bảy thiên thần mang bảy chén đầy bảy tai ương cuối cùng, một vị đến bảo tôi: Lại đây, tôi chỉ cho ông thấy Tân Nương Hiền thê của Con Chiên.” Rồi đang khi tôi xuất thần, thì người đem tôi lên một ngọn núi cao hùng vĩ, và chỉ cho tôi thấy Thành Thánh, là Giêrusalem, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, chói lọi vinh quang Thiên Chúa. Thành rực sáng tựa đá quý tuyệt vời, như ngọc thạch, trong suốt tựa pha-lê… Thành chẳng cần mặt trời mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa tỏa rạng, và Con Chiên là ngọn đèn chiếu soi.” (K.H. 21, 1-23). Đọc xong đoạn này, em cho rằng Perrault đã đọc sách Khải huyền (?), ông mượn chút bóng sắc Lâu đài Đavit để mô phỏng hay vẽ ra cái “lâu đài phalê” trong cuốn tiểu thuyết của ông (biết đâu). Nhưng đó chỉ là chuyện tiểu tiết trong lá thư này. Vấn đề nồng cốt vẫn là “Lâu đài” với “Tình ái”. Khi Giáo hội xưng tụng Đức Mẹ là Lâu đài Đavit, thì nghĩa của Tình ái là gì trong Lâu đài đó ? Đức Mẹ, Bà ấy là ai mà sách Khải huyền Thánh Gioan đã viết là Thành thánh Giêrusalem – từ trời xuống như một Tân Nương trang điểm để đón tân lang, là Nhà Tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, là TânNương Hiền Thê của Con Chiên (viết hoa).
Anh yêu quí, chỉ bằng vào một lá thư, dĩ nhiên em không có tham vọng trình bày về một Nhân-Vật Quan Trọng, từng có vị trí thích đáng trong thần học Kitô giáo, từng là nguyên nhân gây ra nhiều tranh luận qua nhiều thế kỷ. Một Người, trong quá khứ đã bị hiểu lầm qua cách sùng bái, tôn thờ như một nữ thần ngoại giáo. Trong 5 thế kỷ đầu, người ta đã ghi nhận biết bao nghịch lý đã diễn ra như: Trong khi có lúc Đức Mẹ được mô tả với địa vị thậm chí thấp hơn cả Cybèle, nữ thần mẹ của người La Mã(7). Một giáo phái có tên Marianite tôn trọng tính chất linh thiêng của Đức Mẹ, đã bị khủng bố về tội dị giáo (Đọc The Woman’s Encyclopedia of Myths and Secrets. San Francisco: Harper & Row, 1983). Đầu thế kỷ 4, Constantine (8) ra lệnh phá hủy tất cả đền thờ nữ thần, và cũng cấm thờ phụng Đức Mẹ (vì sợ lấn át vai trò Đức Kitô). Thì ngược lại, các Công Đồng giáo hội ban đầu: Công Đồng Ephesus (431), một thành phố Hylạp cổ trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ; C.Đ. ở Chalcedon (451), C. Đ. Chalcedon đã khẳng định Đức Kitô có hai bản tính (Thiên Chúa & nhân loại) và các Công đồng này đã tôn vinh Đức Mẹ bằng tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa” (Théotokos). Đây không phải là một sự kiện dễ dàng được công nhận. Người ta đã tranh luận gay gắt trong các Hội nghị Giám mục ở những thế kỷ đầu công nguyên. Và ngay cả sau này, một số những giáo phái tách ra đã không công nhận địa vị đáng được tôn kính của Đức Maria. Thần học đã soi tỏ ngọn ngành ngôi vị của một Trinh Nữ được Thiên Chúa cất nhắc lên làm Bạn Chí Ái của Chúa Thánh Thần. Từ nơi Người Trinh Nữ ấy, một bản thể tràn đầy ân sủng đã thăng hoa ở mức hoàn hảo nhất, như đã được mô tả trong những lá thư trước đây gởi đến anh. Và sự hài hòa sâu sắc nhất trong Tình Yêu của Đức Chúa Cha. Kinh Thánh đã mặc khải: Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu, Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là con Đấng Tối Cao…” Bà Maria thưa với Sứ thần:“Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng ! Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa…” (Luca 1, 28-35). Đây là một hiện thực lịch sử ơn cứu chuộc, chứ không phải là một biểu tượng. Được gọi là “biểu tượng” khi nó chỉ tượng trưng, hay đại diện cho một lãnh vực tư duy nào đó thôi, chẳng hạn nhìn lại nữ thần mẹ Cybèle đã nói trên, truyền thuyết kể bà say mê cuồng nhiệt Attis, một thanh niên đẹp trai, nên cho chàng làm tư tế ngôi đền Pessinonte của bà ở Phrygie (nay là Anatonie), nhưng anh chàng lại yêu và nhất định lấy nữ thủy thần Sagaris. Cybèle giận và ghen điên người, nên khiến cho chàng hóa điên đến mức tự thiến mình rồi chết. Cũng như Thánh Mẫu Kâli trong thần học Ấn Độ là một phụ nữ dáng vẻ gớm ghiếc, lưỡi thè dài, máu me đầy người, nhảy múa trên xác chết. Swâmi Siddheswarânanda (9) giải thích: “Trong biểu tượng của cái kinh khủng này, chúng tôi không hề tôn sùng bạo lực hay sự hủy diệt, nhưng bằng một phương thức duy nhất thể hiện cái nhìn khái quát này, chúng tôi nắm bắt ba dạng vận động được phóng chiếu đồng bộ cấu thành “sự sáng tạo, sự duy trì, và sự hủy diệt”. Đó là các mặt khác nhau của một quá trình trải nghiệm cuộc đời. Như vậy, Thánh Mẫu là “Sức Sống Biểu Hiện” ở khắp mọi nơi, và sức sống này chính là bản nguyên tinh thần, thể hiện qua hình hài phụ nữ”. Tóm lại, Thánh Mẫu Kali là biểu tượng cho ý thức của cái tổng thể đã biểu hiện ra. Nhiều bài kinh tụng niệm, khẩn cầu nữ thần này bằng những câu: “Hỡi Đức Thánh Mẫu, Người mang hình thể của năng lượng sáng tạo, cho con được phủ phục trước mặt người… xin hay dẫn dắt con – Từ hão huyền tới thực tại, từ tối tăm tới sự sáng, từ cõi chết tới bất tử” (Vedanta 4. 5,12) (10). Tất cả các “nữ thần mẹ” khác cũng mang tính chất đồng dạng, hay tương tựa như vậy. Trái lại, Đức Nữ Trinh Maria “Mẹ Thiên Chúa” là một hiện thực lịch sử (có cả bề rộng không gian lẫn chiều dài thời gian, như đã ghi trong cuộc hội thoại về “Mẹ trong giòng lịch sử”). Chứ không phải là một sự thần thánh hóa do trí tuệ con người, để cần đạt cho được một ý nghĩa biểu tượng theo nhu cầu. Việc Đức Mẹ sanh Chúa Cứu Thế, rõ ràng là việc đó làm sao được! Ngay cả Trinh Nữ Maria cũng nghĩ vậy! Vì “Người” không phải là Thượng Đế. Maria là một “Con Người” thực sự. Suy nghĩ của Người (trên lãnh vực này), cũng như suy nghĩ của chúng ta thôi! Người sinh ra là con người, chứ không phải là “thần” như các nữ thần trong thần thoại, hay bất cứ huyền thoại nào khác! Nếu như sau khi sứ thần báo tin, mà Đức Mẹ trả lời: “Chuyện đó tôi biết rồi!” (giả thử) thì sự thể lại là khác! Và nhiều vấn đề phải được đặt lại! Nhiều người muốn tìm hiểu Đức Mẹ, nên không thỏa mãn về việc các Thánh sử chép quá ít về Đức Mẹ. Nếu như Thánh Linh Thiên Chúa lại soi sáng cho các ngài viết nhiều về Đức Maria và làm nổi bật ngôi vị Mẹ của Thiên Chúa trong Tân Ước, thì chắc chắn nhân loại không thiếu gì người đã cho rằng: Các ngài thần thánh hóa hay thần tượng hóa nhân vật Maria. Trừ một vài điều cần thiết Thiên Chúa muốn mặc khải về Người. Ngoài ra, vai trò của Đức Maria “gần như lu mờ”, rất lu mờ so với tất cả những “mẫu hậu”, hay “phu nhân” của những người có “chút” chức tước trên trần thế. Ngay cả việc muốn giúp người ta, Đức Mẹ cũng nhờ Chúa (tiệc cưới Cana – Một sự tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa). Nếu Người là thần như tất cả các vị thần khác của thế gian, thì trong suốt cuộc đời của Người, đã có rất nhiều sự lạ được xẩy ra do Người làm, và đã được ghi chép. Nhưng thực sự cuộc đời của Người là một đời sống của một con người ẩn dật, một khiêm nhu thục nữ, ngoại trừ việc một Trinh nữ thụ thai con một Thiên Chúa bởi Chúa Thánh Thần (Chính là điều Thiên Chúa muốn mặc khải về Đức Maria). Một Đức Maria vừa là Ái Nữ của Đức Chúa Cha, vừa là Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể, cũng vừa là Bạn Chí Ái của Đức Chúa Thánh Thần. Cho nên khi nhận diện bản chất Thần Linh của Chúa Giêsu, thì y như Ngài không phải là con của Đức Maria. Chúng ta thử nghe Ngài nói với Đức Maria sau khi Mẹ Ngài cho biết Nhà cưới đã hết rượu: “Thưa bà, chuyện ấy có can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến” (Ga 2, 4), hoặc: “Sao cha mẹ lại tìm con ? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao ?” (Lc 2, 49) năm Chúa Giêsu 12 tuổi cha mẹ Người tìm được Người trong đền thờ, giữa các kinh sư. Tuy nhiên, nếu nhận diện nhân cách nơi Đức Kitô, thì Đức Maria lại đúng là Mẹ Người, vì Bà đã cho Đức Kitô cái bản chất hiền lành và khiêm nhường nơi con người của mình. Đức Maria lúc nào cũng nhận mình “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1, 48). Còn Đức Kitô “Hãy học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Do đó mới có thiên chức Théotokos – Thân Mẫu Chúa Trời. Một người Mẹ có tư cách hoàn hảo nhất, và không tì vết! Một Cô Thôn Nữ Thành Nazaret, một Nữ tử của Chúa Cha trong lịch sử ơn Cứu độ, chứ không phải một nhân vật huyền thoại, hay một nữ thần nào khác.
Anh yêu dấu,
Anh đang đứng giữa rừng hoang. Trên tay anh chiếc bản đồ tiền định, cũ rích. Anh đi tìm viên đá quí, nhưng lại gặp ngôi lâu đài cổ như chiếc “lồng Tim”, nơi đó nàng Công Chúa nhỏ bé say trong giấc ngủ miệt mài của một loài Hồng Hạc xưa … Khi nàng công chúa thức dậy, là lúc Hồng hạc đưa anh vào cõi mặt trời chân lý. Nơi đó có viên ngọc quí anh không tìm mà gặp … Em sẽ trở về thành phố có anh.
Cánh hạc hồng từ một lâu đài tình ái . Em … Diễmly của anh!
Ghi chú:
(1). Thuộc phía Tây Nam thành phố Agra (Bắc Ấn), cách thủ đô New Delhi 195 km. Khởi công xây cất vào tháng 1 năm 1632.
(2). Perrault , người đứng đầu trường phái tân tiến của thế kỷ 17, gồm có Quinault, St-Evremond, Fontenelle, Houdan de la Motte, đối lập với trường phái cổ điển của các ông: Boileau, Racine, Bossuet, La Bruyère.
(3). Sigmund Freud (1856-1939) Bác sĩ người Áo, cha đẻ của phân tâm học, tâm lý học về tính dục. Ông minh giải, cắt nghĩa nó là hiện tượng của giấc mơ, là những hình ảnh được khắc vào trong vô thức của con người. Cái vô thức tập thể ấy, dù bản chất của các hình ảnh ấy có là gì đi nữa, thì Lâu đài bằng pha lê xem ra vẫn thuộc về những mẫu gốc của chiêm mộng. Đối với Freud, bất cứ sự thể hiện tính thiêng liêng nào, cũng được giải thích là do tình dục bị ức chế. Ông hoàn toàn phủ nhận quan điểm cho rằng có sự tồn tại của nhân cách sau khi chết. Tuy nhiên, hai môn sinh nổi tiếng nhất của ông là Alfred Adler (1870-1937) và Carl G. Jung (1875-1961) đều chống lại và lập ra trường phái tâm lý học của riêng mình.
(4). Vassula Rydén Đã được ghi chú trong bài “Aphrodite: Tình yêu và nhan sắc” (Nhân vật còn sống và tự kể) Nhiều linh hồn cho biết qua cái chết của thể xác, họ được nhìn thấy cảnh huy hoàng, rực rỡ, không thể diễn tả được, trong vùng ánh sáng cực kỳ không phải của mặt trời. Hầu hết các thị nhân ở Medjugorje đều được Đức Mẹ cho thị kiến Thiên đàng. Có hai thị nhân được Đ.Mẹ giắt vào trực tiếp. Đó là một nơi cực kỳ sáng. Đức Giáo hoàng Gregory I trên ngai (590-604), trong quyển The Dialogues, Book Two, có đoạn mô tả cảm giác huyền bí của Thánh Benedict (Sinh k.480 – k.547, sáng lập dòng Biển Đức): … Benedict đột nhiên nhìn thấy ánh sáng tràn ngập từ bên trên rọi xuống, còn sáng hơn cả ánh sáng mặt trời, làm tan biến mọi vệt tối, tiếp đến là cả một thế giới đang tụ tập trước mắt, qua những gì có vẻ như là một tia sáng đơn độc (Đêm trước khi vị Thánh qua đời).
(5). William Barrett giáo sư vật lý, kiêm nghiên cứu Tâm linh (Anh); những nhà Tâm linh khác: James H. Hyslop, E. Bozzano, Karlis Osis, Erlendur Haraldsson (Ấn Độ), Hội cận tâm lý học, hội nghiên cứu tâm linh Mỹ… đã thu thập dữ liệu hàng vạn nhãn giới phút cuối về NDE (Near-Death Experiences: Những cảm nghiệm lâm chung), thì có những hiện tượng sau cho tùy người: Cảm giác đang chết; cảm giác bản thân nổi bồng bềnh; từ trên cao nhìn xuống; đau đớn chấm dứt; cảm giác hạnh phúc hay an bình; đi vào một đường hầm tối đen hướng về phía ánh sáng cuối đường hầm; gặp các sinh linh phi vật thể đang tỏa sáng, trong số đông đó có bạn bè, người thân đã chết; tiếp xúc với “hồn ma” dẫn dắt; hay sinh linh tối cao giúp họ ôn lại cuộc đời. Trong lúc ôn toàn bộ cuộc đời, họ được đặt vào một phối cảnh đặc biệt, nhưng không bị đánh giá về các hoạt động đã qua và bị miễn cưỡng trở về cuộc sống (Những cuộc nghiên cứu đa số trên cơ sở những người chết đi sống lại – Nhưng cũng có những người không nhớ được chút gì). Nhiều người có NDE hướng về tinh thần, phát triển đức tin về thần linh, sau khi có được “nhãn giới của sự chết”. Một số đông cho biết mình rất sợ chết và bắt đầu tin kiếp sau là có thật. Hầu như tất cả đều khám phá ra mục đích mới, và tích cực đối với cuộc sống sau hồi sinh, tìm được ý nghĩa trước đây không có. Trong một số trường hợp, NDE làm cho cá nhân có khả năng tâm linh hay trực giác cao, như nhận biết trước, khả năng thấu suốt, hay thần giao cách cảm… Tác giả P.M.H. Atwater của cuốn Coming back to Life (1988) chia ra mấy loại cảm ứng như sau: Giận dữ vì lại phải sống tiếp. Tội lỗi vì không cảm thấy hối tiếc về chuyện ra đi (số người này không nhiều). Tê tái và bất lực trong việc kể lại cảm giác. Chán nản trước thực tế mình phải sống lại. Phẫn khích trước sự tuyệt vời trong cảm giác. Hồi hộp về những điều họ có thể cảm nhận. Biết ơn về những gì đã xảy đến cho mình. Kính sợ và cho biết không đủ từ ngữ để mô tả những gì đã diễn ra. Một số bắt đầu rao giảng Tin Mừng để cho người khác biết tại sao không nên sợ chết… UyênLy cũng có một người rất thân trong gia đình, bị “tai biến” tưởng chết. Bất tỉnh suốt hai tháng. Sau khi tỉnh dậy có cho UyênLy biết: “Nhìn thấy hết những gì mình phạm trong đời, y như xem một cuốn phim”.
(6). Thành thánh Sion: Khởi đầu là một “pháo đài Sion” nằm trên một đỉnh đồi, cho tới khoảng 1000 năm trước T.C. Vua Đavit thống nhất được toàn cõi Israel (Các bộ tộc Israel phương Bắc & các bộ tộc Judah miền Nam). Ngài lấy Sion làm thủ đô chính trị của đất nước Do Thái, Mời nhiều thợ giỏi từ các nước lân bang tới, để xây dựng một Giêrusalem nguy nga, đồ sộ (lâu đài Davit), sau đó rước Hòm Bia Giao Ước vào thành. Biến Giêrusalem vừa là Thủ đô, vừa là Thành Thánh đi vào lịch sử. Thành phố bị chiếm 11 lần, 5 lần bị tàn phá. Ngày nay, ngoại trừ một chút ít vết tích như “Bức tường than khóc”, những ai muốn nhìn thấy thành cổ Giê-ru-sa-lem, phải đào sâu xuống 21 mét, dưới những lớp vôi gạch đổ nát của Lịch sử (Ứng nghiệm lời báo trước của Chúa Giêsu: “Sẽ không còn hòn đá nào trên hòn đá nào” Lc 21,6). Đó cũng là lý do Uly không còn cần thiết để phải mô tả.
(7).Cybèle nữ thần phì nhiêu phương đông, đã được hội nhập vào trong tôn giáo của người Hy Lạp và La Mã. Bà được coi là một với nữ thần Rhéa, mẹ của thần Zeus. Năm 204 sau T.C. người dân LaMã mang bức tượng Cybèle từ Pessinonte về, huyền thoại kể thuyền chở tượng Cybèle bị lầy trên bãi cát bên bờ sông Tibre. Nữ tu Claudia, tư tế của thần Vestal bị hàm oan là vi phạm lời thề trinh tiết, Cô xin được thử thách đức hạnh bằng cách tự mình kéo chiếc thuyền đi, trong khi tất cả mọi người đã bó tay. Claudia lấy sợi thắt lưng cột vào mũi thuyền, kéo ra khỏi vũng lầy không chút khó khăn. Huyền thoại còn kể nhiều chuyện lạ về nữ thần Cybèle. Nhưng đều là huyền thoại cả!
(8). Constantine , do sự đấu tranh giành quyền lực, năm 324, ông đánh bại địch thủ cuối cùng và trở thành hoàng đế La Mã. Năm 330, ông đặt tên lại cho thành phố cổ Hy Lạp Byzantium và biến nó thành thủ đô Constantinople. Băng hà năm 337.
(9). Swâmi Siddheswarânanda (1863-1902) là môn đệ nổi tiếng của Đại thiền gia Shri Ramakrishna (1836-1886, Ramakrishna cho: Mọi tôn giáo đều là những con đường dẫn đến cùng một mục đích. Ông Phát triển sự thờ phụng nữ thần Kâli, và rao giảng Vedanta).
(10). Vedanta: Là phần cuối của Kinh Veda còn được gọi là Upanishads (phần này được viết vào đầu k.900 tr Th.Ch. Kinh Veda gồm 4 cuốn cả thẩy. Ngày nay Vedanta cũng là tên một môn phái trong nhiều môn phái của đạo Hindu (Ấn giáo – Tôn giáo chính của người Ấn Độ, chiếm 83% dân số. Ngoài ra còn có các đạo: Hồi giáo 11% , đạo Sikh 2%, đạo Phật 0,75%, đạo Jaina 0,5% , và một số ít các đạo khác như Kitô giáo, Dothái giáo …) Vedanta là một môn phái triết học nổi tiếng nhất về biện giải siêu hình của Ấn giáo, trong khi môn phái Yoga chủ trương luyện tập, tập trung ý chí để giải phóng tinh thần khỏi những ràng buộc của thể xác, nhằm đạt tới một số năng lực siêu phàm.
Đây không còn là một bản ghi âm, một lá thư chung, một cuộc hội thoại của tất cả những bạn bè thân thương nói chuyện với hai anh (D.Trân & Tr. Luân), qua nét chữ của Vyvy – người thư ký tình cờ – của chúng ta … như hôm trước nữa!
Không, đây là cô bí thư nhỏ bé DiễmLy của anh đấy! Và anh thử chiêm ngưỡng xem nét chữ có đa tình lả lơi ?
Nhớ lần về thăm quê hương, trên bờ biển Nha Trang, anh chỉ cho em xem một loài động vật, suốt đời xây lâu đài trên cát. Anh lại giới thiệu với em nó là con Dã-tràng. Vì là Dã tràng, nên lâu đài xây hoài không thành. Hôm ấy em có hỏi anh: Không biết Dã tràng định xây cho ai ở ? Nó xây cho chính nó, hay cho người yêu ? Cứ lẽ thường, hễ lâu đài xây xong thì hai đứa chúng nó ở với nhau, và sinh con đẻ cái. Rồi cứ thế, giòng dõi Dã tràng sinh sôi nảy nở, lan tràn trên khắp bờ biển. Đàng này lại không thế, lâu đài xây chưa xong, đã bị sóng biển đánh xụp. Nó tiếp tục xây lại … xây hoài … xây mãi, mà chỉ xây một mình, không xây chung với ai! … làm em cứ tự hỏi: Vậy chứ, suốt đời xây lâu đài trên cát, thì người tình của nó ở đâu ? Hay nàng công chúa xinh xinh của ngôi lâu đài trong ảo mộng kia, cũng đang làm những công trình dang dở như vậy cho hoàng tử của lòng mình, tại một nơi chân trời góc biển nào đó ! Nếu vậy thì tình yêu của những sinh vật rất nhỏ bé này lại thật là cao cả, vì chúng đã suốt đời hy sinh tận tụy vì tình yêu. Hôm ấy, em đã nhìn anh cười và hỏi:
– Anh có dám làm như vậy vì em không ?
Anh “véo” nhẹ má em, (đau ghê đi ấy) và bảo:
– Qui sera! sera! Biết ra sao ngày sau ! Nhưng “tử vi” nói thế nào rồi anh cũng phải “quần quật” suốt đời vì em! (Sạo quá đi … thôi!).
*
Anh rất yêu quí! Khoảng 500 năm trước, hậu duệ của Thành Cát Tư-Hãn từ Trung Á đã đặt chân đến miền Bắc Ấn, lập ra triều đại Mughal. Vị hoàng đế thứ năm của vương triều là Chah Djahan (thời gian trị vì: 1628-58). Chàng cưới một người vợ mang huyết thống Ba Tư tên là Mong Taj Mahal (Mông-Tha Ma-han). Nàng là một mỹ nhân tuyệt trần nhan sắc. Nàng có tư chất thông minh, lại hiền từ và dịu dàng. Không bút mực nào diễn tả được lòng yêu quí của vua dành cho hoàng hậu.
Năm 1631, Mong Taj Mahal theo chồng chinh chiến phương Nam. Vì không có sức khỏe, nàng lâm bịnh, dọc đường thì mất. Chah Djahan (Sa-gia-han) vô cùng đau đớn và thương tiếc! …
Anh yêu quí! Em không có ý kể với anh về một chuyện tình thơ mộng này, vì như thế em sẽ lại phải viết cả một cuốn sách cho một mối tình, điều mà không thể gói gọn trong vài trang giấy của một lá thư em đang viết cho anh.
Hôm nay, em chỉ muốn nhắc đến cái lâu đài hùng vĩ và nổi tiếng vua Chah Djahan đã xây lên, vì quá thương tiếc và cũng để mỗi ngày tâm sự với người đã khuất là hoàng hậu dấu yêu của mình. Ngày nay không một du khách nào đặt chân tới Ấn Độ lại chẳng tới thăm viếng Lâu đài Taj Mahal (1) “một biểu tượng hùng vĩ của tình ái”, nhưng cứ mỗi buổi chiều, khi bóng của Taj Mahal trải dài trên giòng nước, thì nó lại viết lên bản trường ca tình yêu đầy nước mắt.
Anh yêu quí,
Lâu đài theo định nghĩa trần gian là một công trình kiên cố và khó xâm nhập. Nó cho ấn tượng về sự an toàn, và là biểu tượng của sự bảo hộ. Lâu đài cũng mang biểu tượng về cõi siêu nhiên, như Thành Thánh Giêrusalem (Đức Mẹ như Lầu đài Đa-vít) trên trời. Các tác phẩm nghệ thuật vẽ ra một lâu đài với những dinh lũy và những tháp nhọn, trên đỉnh núi. Những đền thờ của các Pharaon (Ai-Cập) xây trên đỉnh đồi, hay bên cạnh mộ vua, được gọi là những lâu đài vĩnh cửu vì nó đồng hóa số mệnh siêu nhiên của những vĩ nhân trên thế gian với số mệnh các thần linh. Khi nó là biểu tượng của sự bảo hộ là nói lên thực tại của tinh thần, nơi trú ngụ một quyền lực (Đức Mẹ như Hòm Bia Thiên Chúa), hay sức mạnh linh thiêng (Đức Mẹ là Nhà Tạm Chúa Giêsu Thánh Thể). Khi những câu truyện viết về những “lâu đài” trong đó có nàng công chúa xinh đẹp nằm ngủ lâu dài (Như em chẳng hạn), chờ được đánh thức bởi một Hoàng tử hiệp sĩ có trái tim say đắm (như anh đây), thì “lâu đài” lúc đó là biểu tượng của sự gặp gỡ những ước mơ (Jean Chevalier).
Lâu đài trong ý nghĩa tôn giáo, lại là nơi LinhHồn và Thượng Đế sẽ hợp nhất Vĩnh hằng trong sự hiện hữu viên mãn không tàn phai bên nhau, vì từ bản chất con người (lúc còn sống là bao gồm cả hồn và xác) vốn là đền thờ Chúa Ba Ngôi. Nhưng vì “Thiên Chúa là Tình yêu” (Thánh Gioan định nghĩa), nên sự Hiệp Nhất Viên Mãn, nhất định phải là “Tình yêu hai chiều” (Nhận và cho). Vì vậy trong ý nghĩa của nó, “Lâu đài” thường đi đôi với “Tình ái”. Vậy khi “Lâu đài” không “Tình ái”, lâu đài sẽ biến thành lô-cốt, hoặc “Ngôi Nhà Ma”, như lâu đài của bá tước Dracula ... Cũng vậy, khi “đền thờ Chúa Ba Ngôi” (con người hồn xác) không có tình yêu, sẽ thành nơi trú ngụ cho bày quỉ dữ. Lâu đài dù bị thời gian phong tỏa, cỏ hoa đã biến thành “rừng lá cao, rừng lá thấp”, với gai góc bao phủ chung quanh, nhưng hễ còn “công chúa ngủ yên” đợi chờ thời đại “hoàng tử đánh thức” (Tình chờ), thì “lâu đài” dù có cổ kĩnh với rêu phong, lâu đài vẫn là lâu đài tình ái. Vậy lâu đài đi đôi với tình ái phải là một lâu đài có sinh khí.
Em vẫn nhớ cái lần hai đứa bàn cãi về vấn đề “Trí tri cách vật”, lần đó anh bảo khi đặt Tâm trong Vật, thì hình tượng đi lên là đạo lý, hình tượng đi xuống là khí cụ – là vật thể – “Hình nhi thượng giả vị chi đạo, hình nhi hạ giả vị chi khí” (Kinh dịch). Bởi thế trong tư tưởng người ta, vốn tiềm ẩn và tồn tại, cái gọi là vật thể với tâm linh, siêu nhiên với hiện thực. Vượt lên trên tất cả cái ta với cái không phải ta, làm nên con người có tín ngưỡng ở trời – Biết có Thần Linh là một thế lực huyền bí – mầu nhiệm, tuy vô hình nhưng bàng bạc khắp cả vũ trụ lẫn nhân sinh, Levy Bruhl gọi là “Tinh thần tham thông” (esprit de participation). Tinh thần ấy rất phù hợp khi bảo rằng: “Cụ thể hóa hiện tượng trong trời đất cũng là để cảm thông cái đức tính của thần minh”, của Thượng Đế. Cụ thể hóa đây, là mặc cho (khoác cho) những hiện tượng diễn ra trong trời đất cái áo quyền năng của Tạo Hóa. Bởi thế, không thể nói con người “vô thần”. Sinh ra làm người, là đã có thần linh (Nhân linh ư vạn vật), sao gọi là vô thần được! Người mà vô thần tức vô minh! Vô minh thì chưa phải là quái thai, vô minh mới chỉ dễ xài lộn thuốc. Xài lộn thuốc thì hay đẻ ra quái thai (thuốc đây là các loại chủ thuyết). Chính vì con người là Nhân Linh nên trong căn nhà phải có sinh khí, cũng vậy Lâu đài mà có sinh khí thì lâu đài có tình yêu.
Anh thương mến!
Câu chuyện Lâu đài Taj Mahal (Đã được nâng lên hàng kỳ quan của thế giới) kết quả của một Tình yêu lớn. Người ta cho là sự hoài-niệm của một con tim nơi một ông vua dành cho xác chết của một bà hoàng hậu. Không đúng! Hoài niệm là tính cách của tâm hồn đối với một “sự” thuộc về quá khứ – Quá khứ là cô nàng xinh đẹp Taj Mahal sinh động – Dù là trong những năm tháng cô đơn về sau của chàng Chah Djahan vua. Nàng Taj Mahal vẫn sống mãi trong trái tim của Chah Djahan.
Nói đến đây, em lại nhớ đến ngôi “Lâu Đài bằng Pha-lê”, trong một truyện cổ nổi tiếng của Perrault (2): Cuốn “Gracieuse et Percinet”. Trong đó có đoạn tác gỉa kể chuyện nàng Gracieuse bị lạc vào một khu rừng tăm tối … rồi nàng ngã xuống đất vì kiệt sức, Gracieuse gọi Percinet trong tuyệt vọng: Lẽ nào chàng lại bỏ em ở đây? Thế rồi (trong sự ngất đi) nàng nhìn thấy một “Lâu Đài” toàn bằng tinh thể sáng ngời như mặt trời … Nàng được đón vào lâu đài thần tiên ấy, và được dẫn đến một phòng lớn, mà tường được làm bằng pha lê thiên tạo … Toàn bộ cuộc đời nàng, từng hành vi đã được khắc trên những bức tường phalê ấy. Khi giải thích Lâu đài pha-lê trong câu chuyện, những kiến giải phân tâm học(3) không được nhiều người chấp nhận khi cho đó là tập hợp những hình ảnh phản hồi trong vô thức. Ở đây người ta chỉ có thể giải thích theo hướng tâm linh. Hình ảnh trải dài “Toàn bộ cuộc đời” bên trong ngưỡng cửa của sự chết, đến nay không còn là một vấn đề mới mẻ! Cũng không ít những người hồi sinh, cảm nghiệm được một vài hiện tượng tâm linh mà họ vừa mới trải qua. Trong cuốn nhật ký của Vassula Rydén(4), cô được đặc ân của Chúa thị kiến thấy hết khoảng đời cô đã sống, bao gồm cả tội lỗi mình đã phạm (không ít những người được đặc ân này). Một quá khứ trình tự diễn ra trước con mắt của tâm linh, y như xem một cuốn phim đời mình(5). Thứ “Lâu đài pha-lê” hay “Lâu đài ánh sáng” do đó, được Perrault mô tả, thực ra nó không còn là một thứ vật chất mang hình thể, hay bóng dáng.Từ câu chuyện này, Lâu đài mang một ý nghĩa biểu tượng (cho một hiện tượng của đời sống tâm linh) nhiều hơn. Nó biểu thị về một Ý-THỨC vượt ra khỏi thân xác, hay bất kỳ cảm nghiệm nào con người có thể được trong thế giới vật chất! Từ ý niệm đó, em xin dẫn anh về Lâu Đài Đavit. Dĩ nhiên ở đây, em sẽ không còn phải mô tả hình dạng hay công trình kiến trúc của Lâu đài Đavít, ngay cả khi mang tên “Thành Thánh Sion” hay Giê –ru-sa-lem(6). Trước hết, nó mang biểu tượng về vương quốc của Chúa Cứu Thế (và của Giáo hội), sẵn sàng đón nhận mọi dân tộc. Hoặc chúng ta sẽ được nghe miêu tả bằng một thứ ngôn ngữ khác trong sách Khải huyền: “Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới … Tôi thấy Thành Thánh là Giêrusalem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to: Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại …”. Như đã kể với anh trong cuộc hội thoại, của một buổi sáng Chủ Nhật tươi hồng.
“…Bấy giờ, trong số bảy thiên thần mang bảy chén đầy bảy tai ương cuối cùng, một vị đến bảo tôi: Lại đây, tôi chỉ cho ông thấy Tân Nương Hiền thê của Con Chiên.” Rồi đang khi tôi xuất thần, thì người đem tôi lên một ngọn núi cao hùng vĩ, và chỉ cho tôi thấy Thành Thánh, là Giêrusalem, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, chói lọi vinh quang Thiên Chúa. Thành rực sáng tựa đá quý tuyệt vời, như ngọc thạch, trong suốt tựa pha-lê… Thành chẳng cần mặt trời mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa tỏa rạng, và Con Chiên là ngọn đèn chiếu soi.” (K.H. 21, 1-23). Đọc xong đoạn này, em cho rằng Perrault đã đọc sách Khải huyền (?), ông mượn chút bóng sắc Lâu đài Đavit để mô phỏng hay vẽ ra cái “lâu đài phalê” trong cuốn tiểu thuyết của ông (biết đâu). Nhưng đó chỉ là chuyện tiểu tiết trong lá thư này. Vấn đề nồng cốt vẫn là “Lâu đài” với “Tình ái”. Khi Giáo hội xưng tụng Đức Mẹ là Lâu đài Đavit, thì nghĩa của Tình ái là gì trong Lâu đài đó ? Đức Mẹ, Bà ấy là ai mà sách Khải huyền Thánh Gioan đã viết là Thành thánh Giêrusalem – từ trời xuống như một Tân Nương trang điểm để đón tân lang, là Nhà Tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, là TânNương Hiền Thê của Con Chiên (viết hoa).
Anh yêu quí, chỉ bằng vào một lá thư, dĩ nhiên em không có tham vọng trình bày về một Nhân-Vật Quan Trọng, từng có vị trí thích đáng trong thần học Kitô giáo, từng là nguyên nhân gây ra nhiều tranh luận qua nhiều thế kỷ. Một Người, trong quá khứ đã bị hiểu lầm qua cách sùng bái, tôn thờ như một nữ thần ngoại giáo. Trong 5 thế kỷ đầu, người ta đã ghi nhận biết bao nghịch lý đã diễn ra như: Trong khi có lúc Đức Mẹ được mô tả với địa vị thậm chí thấp hơn cả Cybèle, nữ thần mẹ của người La Mã(7). Một giáo phái có tên Marianite tôn trọng tính chất linh thiêng của Đức Mẹ, đã bị khủng bố về tội dị giáo (Đọc The Woman’s Encyclopedia of Myths and Secrets. San Francisco: Harper & Row, 1983). Đầu thế kỷ 4, Constantine (8) ra lệnh phá hủy tất cả đền thờ nữ thần, và cũng cấm thờ phụng Đức Mẹ (vì sợ lấn át vai trò Đức Kitô). Thì ngược lại, các Công Đồng giáo hội ban đầu: Công Đồng Ephesus (431), một thành phố Hylạp cổ trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ; C.Đ. ở Chalcedon (451), C. Đ. Chalcedon đã khẳng định Đức Kitô có hai bản tính (Thiên Chúa & nhân loại) và các Công đồng này đã tôn vinh Đức Mẹ bằng tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa” (Théotokos). Đây không phải là một sự kiện dễ dàng được công nhận. Người ta đã tranh luận gay gắt trong các Hội nghị Giám mục ở những thế kỷ đầu công nguyên. Và ngay cả sau này, một số những giáo phái tách ra đã không công nhận địa vị đáng được tôn kính của Đức Maria. Thần học đã soi tỏ ngọn ngành ngôi vị của một Trinh Nữ được Thiên Chúa cất nhắc lên làm Bạn Chí Ái của Chúa Thánh Thần. Từ nơi Người Trinh Nữ ấy, một bản thể tràn đầy ân sủng đã thăng hoa ở mức hoàn hảo nhất, như đã được mô tả trong những lá thư trước đây gởi đến anh. Và sự hài hòa sâu sắc nhất trong Tình Yêu của Đức Chúa Cha. Kinh Thánh đã mặc khải: Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu, Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là con Đấng Tối Cao…” Bà Maria thưa với Sứ thần:“Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng ! Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa…” (Luca 1, 28-35). Đây là một hiện thực lịch sử ơn cứu chuộc, chứ không phải là một biểu tượng. Được gọi là “biểu tượng” khi nó chỉ tượng trưng, hay đại diện cho một lãnh vực tư duy nào đó thôi, chẳng hạn nhìn lại nữ thần mẹ Cybèle đã nói trên, truyền thuyết kể bà say mê cuồng nhiệt Attis, một thanh niên đẹp trai, nên cho chàng làm tư tế ngôi đền Pessinonte của bà ở Phrygie (nay là Anatonie), nhưng anh chàng lại yêu và nhất định lấy nữ thủy thần Sagaris. Cybèle giận và ghen điên người, nên khiến cho chàng hóa điên đến mức tự thiến mình rồi chết. Cũng như Thánh Mẫu Kâli trong thần học Ấn Độ là một phụ nữ dáng vẻ gớm ghiếc, lưỡi thè dài, máu me đầy người, nhảy múa trên xác chết. Swâmi Siddheswarânanda (9) giải thích: “Trong biểu tượng của cái kinh khủng này, chúng tôi không hề tôn sùng bạo lực hay sự hủy diệt, nhưng bằng một phương thức duy nhất thể hiện cái nhìn khái quát này, chúng tôi nắm bắt ba dạng vận động được phóng chiếu đồng bộ cấu thành “sự sáng tạo, sự duy trì, và sự hủy diệt”. Đó là các mặt khác nhau của một quá trình trải nghiệm cuộc đời. Như vậy, Thánh Mẫu là “Sức Sống Biểu Hiện” ở khắp mọi nơi, và sức sống này chính là bản nguyên tinh thần, thể hiện qua hình hài phụ nữ”. Tóm lại, Thánh Mẫu Kali là biểu tượng cho ý thức của cái tổng thể đã biểu hiện ra. Nhiều bài kinh tụng niệm, khẩn cầu nữ thần này bằng những câu: “Hỡi Đức Thánh Mẫu, Người mang hình thể của năng lượng sáng tạo, cho con được phủ phục trước mặt người… xin hay dẫn dắt con – Từ hão huyền tới thực tại, từ tối tăm tới sự sáng, từ cõi chết tới bất tử” (Vedanta 4. 5,12) (10). Tất cả các “nữ thần mẹ” khác cũng mang tính chất đồng dạng, hay tương tựa như vậy. Trái lại, Đức Nữ Trinh Maria “Mẹ Thiên Chúa” là một hiện thực lịch sử (có cả bề rộng không gian lẫn chiều dài thời gian, như đã ghi trong cuộc hội thoại về “Mẹ trong giòng lịch sử”). Chứ không phải là một sự thần thánh hóa do trí tuệ con người, để cần đạt cho được một ý nghĩa biểu tượng theo nhu cầu. Việc Đức Mẹ sanh Chúa Cứu Thế, rõ ràng là việc đó làm sao được! Ngay cả Trinh Nữ Maria cũng nghĩ vậy! Vì “Người” không phải là Thượng Đế. Maria là một “Con Người” thực sự. Suy nghĩ của Người (trên lãnh vực này), cũng như suy nghĩ của chúng ta thôi! Người sinh ra là con người, chứ không phải là “thần” như các nữ thần trong thần thoại, hay bất cứ huyền thoại nào khác! Nếu như sau khi sứ thần báo tin, mà Đức Mẹ trả lời: “Chuyện đó tôi biết rồi!” (giả thử) thì sự thể lại là khác! Và nhiều vấn đề phải được đặt lại! Nhiều người muốn tìm hiểu Đức Mẹ, nên không thỏa mãn về việc các Thánh sử chép quá ít về Đức Mẹ. Nếu như Thánh Linh Thiên Chúa lại soi sáng cho các ngài viết nhiều về Đức Maria và làm nổi bật ngôi vị Mẹ của Thiên Chúa trong Tân Ước, thì chắc chắn nhân loại không thiếu gì người đã cho rằng: Các ngài thần thánh hóa hay thần tượng hóa nhân vật Maria. Trừ một vài điều cần thiết Thiên Chúa muốn mặc khải về Người. Ngoài ra, vai trò của Đức Maria “gần như lu mờ”, rất lu mờ so với tất cả những “mẫu hậu”, hay “phu nhân” của những người có “chút” chức tước trên trần thế. Ngay cả việc muốn giúp người ta, Đức Mẹ cũng nhờ Chúa (tiệc cưới Cana – Một sự tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa). Nếu Người là thần như tất cả các vị thần khác của thế gian, thì trong suốt cuộc đời của Người, đã có rất nhiều sự lạ được xẩy ra do Người làm, và đã được ghi chép. Nhưng thực sự cuộc đời của Người là một đời sống của một con người ẩn dật, một khiêm nhu thục nữ, ngoại trừ việc một Trinh nữ thụ thai con một Thiên Chúa bởi Chúa Thánh Thần (Chính là điều Thiên Chúa muốn mặc khải về Đức Maria). Một Đức Maria vừa là Ái Nữ của Đức Chúa Cha, vừa là Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể, cũng vừa là Bạn Chí Ái của Đức Chúa Thánh Thần. Cho nên khi nhận diện bản chất Thần Linh của Chúa Giêsu, thì y như Ngài không phải là con của Đức Maria. Chúng ta thử nghe Ngài nói với Đức Maria sau khi Mẹ Ngài cho biết Nhà cưới đã hết rượu: “Thưa bà, chuyện ấy có can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến” (Ga 2, 4), hoặc: “Sao cha mẹ lại tìm con ? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao ?” (Lc 2, 49) năm Chúa Giêsu 12 tuổi cha mẹ Người tìm được Người trong đền thờ, giữa các kinh sư. Tuy nhiên, nếu nhận diện nhân cách nơi Đức Kitô, thì Đức Maria lại đúng là Mẹ Người, vì Bà đã cho Đức Kitô cái bản chất hiền lành và khiêm nhường nơi con người của mình. Đức Maria lúc nào cũng nhận mình “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1, 48). Còn Đức Kitô “Hãy học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Do đó mới có thiên chức Théotokos – Thân Mẫu Chúa Trời. Một người Mẹ có tư cách hoàn hảo nhất, và không tì vết! Một Cô Thôn Nữ Thành Nazaret, một Nữ tử của Chúa Cha trong lịch sử ơn Cứu độ, chứ không phải một nhân vật huyền thoại, hay một nữ thần nào khác.
Anh yêu dấu,
Anh đang đứng giữa rừng hoang. Trên tay anh chiếc bản đồ tiền định, cũ rích. Anh đi tìm viên đá quí, nhưng lại gặp ngôi lâu đài cổ như chiếc “lồng Tim”, nơi đó nàng Công Chúa nhỏ bé say trong giấc ngủ miệt mài của một loài Hồng Hạc xưa … Khi nàng công chúa thức dậy, là lúc Hồng hạc đưa anh vào cõi mặt trời chân lý. Nơi đó có viên ngọc quí anh không tìm mà gặp … Em sẽ trở về thành phố có anh.
Cánh hạc hồng từ một lâu đài tình ái . Em … Diễmly của anh!
Ghi chú:
(1). Thuộc phía Tây Nam thành phố Agra (Bắc Ấn), cách thủ đô New Delhi 195 km. Khởi công xây cất vào tháng 1 năm 1632.
(2). Perrault , người đứng đầu trường phái tân tiến của thế kỷ 17, gồm có Quinault, St-Evremond, Fontenelle, Houdan de la Motte, đối lập với trường phái cổ điển của các ông: Boileau, Racine, Bossuet, La Bruyère.
(3). Sigmund Freud (1856-1939) Bác sĩ người Áo, cha đẻ của phân tâm học, tâm lý học về tính dục. Ông minh giải, cắt nghĩa nó là hiện tượng của giấc mơ, là những hình ảnh được khắc vào trong vô thức của con người. Cái vô thức tập thể ấy, dù bản chất của các hình ảnh ấy có là gì đi nữa, thì Lâu đài bằng pha lê xem ra vẫn thuộc về những mẫu gốc của chiêm mộng. Đối với Freud, bất cứ sự thể hiện tính thiêng liêng nào, cũng được giải thích là do tình dục bị ức chế. Ông hoàn toàn phủ nhận quan điểm cho rằng có sự tồn tại của nhân cách sau khi chết. Tuy nhiên, hai môn sinh nổi tiếng nhất của ông là Alfred Adler (1870-1937) và Carl G. Jung (1875-1961) đều chống lại và lập ra trường phái tâm lý học của riêng mình.
(4). Vassula Rydén Đã được ghi chú trong bài “Aphrodite: Tình yêu và nhan sắc” (Nhân vật còn sống và tự kể) Nhiều linh hồn cho biết qua cái chết của thể xác, họ được nhìn thấy cảnh huy hoàng, rực rỡ, không thể diễn tả được, trong vùng ánh sáng cực kỳ không phải của mặt trời. Hầu hết các thị nhân ở Medjugorje đều được Đức Mẹ cho thị kiến Thiên đàng. Có hai thị nhân được Đ.Mẹ giắt vào trực tiếp. Đó là một nơi cực kỳ sáng. Đức Giáo hoàng Gregory I trên ngai (590-604), trong quyển The Dialogues, Book Two, có đoạn mô tả cảm giác huyền bí của Thánh Benedict (Sinh k.480 – k.547, sáng lập dòng Biển Đức): … Benedict đột nhiên nhìn thấy ánh sáng tràn ngập từ bên trên rọi xuống, còn sáng hơn cả ánh sáng mặt trời, làm tan biến mọi vệt tối, tiếp đến là cả một thế giới đang tụ tập trước mắt, qua những gì có vẻ như là một tia sáng đơn độc (Đêm trước khi vị Thánh qua đời).
(5). William Barrett giáo sư vật lý, kiêm nghiên cứu Tâm linh (Anh); những nhà Tâm linh khác: James H. Hyslop, E. Bozzano, Karlis Osis, Erlendur Haraldsson (Ấn Độ), Hội cận tâm lý học, hội nghiên cứu tâm linh Mỹ… đã thu thập dữ liệu hàng vạn nhãn giới phút cuối về NDE (Near-Death Experiences: Những cảm nghiệm lâm chung), thì có những hiện tượng sau cho tùy người: Cảm giác đang chết; cảm giác bản thân nổi bồng bềnh; từ trên cao nhìn xuống; đau đớn chấm dứt; cảm giác hạnh phúc hay an bình; đi vào một đường hầm tối đen hướng về phía ánh sáng cuối đường hầm; gặp các sinh linh phi vật thể đang tỏa sáng, trong số đông đó có bạn bè, người thân đã chết; tiếp xúc với “hồn ma” dẫn dắt; hay sinh linh tối cao giúp họ ôn lại cuộc đời. Trong lúc ôn toàn bộ cuộc đời, họ được đặt vào một phối cảnh đặc biệt, nhưng không bị đánh giá về các hoạt động đã qua và bị miễn cưỡng trở về cuộc sống (Những cuộc nghiên cứu đa số trên cơ sở những người chết đi sống lại – Nhưng cũng có những người không nhớ được chút gì). Nhiều người có NDE hướng về tinh thần, phát triển đức tin về thần linh, sau khi có được “nhãn giới của sự chết”. Một số đông cho biết mình rất sợ chết và bắt đầu tin kiếp sau là có thật. Hầu như tất cả đều khám phá ra mục đích mới, và tích cực đối với cuộc sống sau hồi sinh, tìm được ý nghĩa trước đây không có. Trong một số trường hợp, NDE làm cho cá nhân có khả năng tâm linh hay trực giác cao, như nhận biết trước, khả năng thấu suốt, hay thần giao cách cảm… Tác giả P.M.H. Atwater của cuốn Coming back to Life (1988) chia ra mấy loại cảm ứng như sau: Giận dữ vì lại phải sống tiếp. Tội lỗi vì không cảm thấy hối tiếc về chuyện ra đi (số người này không nhiều). Tê tái và bất lực trong việc kể lại cảm giác. Chán nản trước thực tế mình phải sống lại. Phẫn khích trước sự tuyệt vời trong cảm giác. Hồi hộp về những điều họ có thể cảm nhận. Biết ơn về những gì đã xảy đến cho mình. Kính sợ và cho biết không đủ từ ngữ để mô tả những gì đã diễn ra. Một số bắt đầu rao giảng Tin Mừng để cho người khác biết tại sao không nên sợ chết… UyênLy cũng có một người rất thân trong gia đình, bị “tai biến” tưởng chết. Bất tỉnh suốt hai tháng. Sau khi tỉnh dậy có cho UyênLy biết: “Nhìn thấy hết những gì mình phạm trong đời, y như xem một cuốn phim”.
(6). Thành thánh Sion: Khởi đầu là một “pháo đài Sion” nằm trên một đỉnh đồi, cho tới khoảng 1000 năm trước T.C. Vua Đavit thống nhất được toàn cõi Israel (Các bộ tộc Israel phương Bắc & các bộ tộc Judah miền Nam). Ngài lấy Sion làm thủ đô chính trị của đất nước Do Thái, Mời nhiều thợ giỏi từ các nước lân bang tới, để xây dựng một Giêrusalem nguy nga, đồ sộ (lâu đài Davit), sau đó rước Hòm Bia Giao Ước vào thành. Biến Giêrusalem vừa là Thủ đô, vừa là Thành Thánh đi vào lịch sử. Thành phố bị chiếm 11 lần, 5 lần bị tàn phá. Ngày nay, ngoại trừ một chút ít vết tích như “Bức tường than khóc”, những ai muốn nhìn thấy thành cổ Giê-ru-sa-lem, phải đào sâu xuống 21 mét, dưới những lớp vôi gạch đổ nát của Lịch sử (Ứng nghiệm lời báo trước của Chúa Giêsu: “Sẽ không còn hòn đá nào trên hòn đá nào” Lc 21,6). Đó cũng là lý do Uly không còn cần thiết để phải mô tả.
(7).Cybèle nữ thần phì nhiêu phương đông, đã được hội nhập vào trong tôn giáo của người Hy Lạp và La Mã. Bà được coi là một với nữ thần Rhéa, mẹ của thần Zeus. Năm 204 sau T.C. người dân LaMã mang bức tượng Cybèle từ Pessinonte về, huyền thoại kể thuyền chở tượng Cybèle bị lầy trên bãi cát bên bờ sông Tibre. Nữ tu Claudia, tư tế của thần Vestal bị hàm oan là vi phạm lời thề trinh tiết, Cô xin được thử thách đức hạnh bằng cách tự mình kéo chiếc thuyền đi, trong khi tất cả mọi người đã bó tay. Claudia lấy sợi thắt lưng cột vào mũi thuyền, kéo ra khỏi vũng lầy không chút khó khăn. Huyền thoại còn kể nhiều chuyện lạ về nữ thần Cybèle. Nhưng đều là huyền thoại cả!
(8). Constantine , do sự đấu tranh giành quyền lực, năm 324, ông đánh bại địch thủ cuối cùng và trở thành hoàng đế La Mã. Năm 330, ông đặt tên lại cho thành phố cổ Hy Lạp Byzantium và biến nó thành thủ đô Constantinople. Băng hà năm 337.
(9). Swâmi Siddheswarânanda (1863-1902) là môn đệ nổi tiếng của Đại thiền gia Shri Ramakrishna (1836-1886, Ramakrishna cho: Mọi tôn giáo đều là những con đường dẫn đến cùng một mục đích. Ông Phát triển sự thờ phụng nữ thần Kâli, và rao giảng Vedanta).
(10). Vedanta: Là phần cuối của Kinh Veda còn được gọi là Upanishads (phần này được viết vào đầu k.900 tr Th.Ch. Kinh Veda gồm 4 cuốn cả thẩy. Ngày nay Vedanta cũng là tên một môn phái trong nhiều môn phái của đạo Hindu (Ấn giáo – Tôn giáo chính của người Ấn Độ, chiếm 83% dân số. Ngoài ra còn có các đạo: Hồi giáo 11% , đạo Sikh 2%, đạo Phật 0,75%, đạo Jaina 0,5% , và một số ít các đạo khác như Kitô giáo, Dothái giáo …) Vedanta là một môn phái triết học nổi tiếng nhất về biện giải siêu hình của Ấn giáo, trong khi môn phái Yoga chủ trương luyện tập, tập trung ý chí để giải phóng tinh thần khỏi những ràng buộc của thể xác, nhằm đạt tới một số năng lực siêu phàm.
Tg. Uyênly