ĐÊM TÌNH YÊU THIÊN CHÚA ĐẾN VỚI NGƯỜI NGHÈO VÀ DÂN NGOẠI
– Câu chuyện em kể, thật là lãng mạn, nhưng quá đau khổ cho hai kẻ yêu nhau! Anh thấy chuyện Ngưu Lang, Chức Nữ ông bà mình kể, đã là một chuyện tình thương tâm, vậy mà còn đỡ hơn chuyện em vừa kể. Vì Ngưu Lang, Chức Nữ tuy một năm cũng chỉ được gặp nhau có một lần, nhưng thời gian gặp gỡ còn kéo dài được suốt một tháng Bẩy “mưa ngâu”. Đàng này hoa Mùa Xuân, Forget-Me-Not mỗi năm được gặp hoa Mùa Hạ Lily of the Valley chỉ một đêm “giao mùa”, thì thật là phù du, rồi cuộc đời kéo dài bằng những chuỗi ngày thươngthương nhớnhớ!
– Bởi vậy, em mới bảo bố em thật là lãng mạn, nhưng không biết nghĩ sao, ông ấy lại đặt cho em cái tên như thế! Cho nên, gặp anh có nhiều lúc em cứ nghĩ vơ vẩn: … Không biết rồi đời mình sẽ ra sao ?
Người con trai mỉm cười, nhìn người yêu, và đưa cánh tay choàng qua vai nàng, kéo sát vào mình, thì thầm:
– Em đừng lo lắng! Chỉ là cái tên thôi mà! Vả lại hai thứ hoa mà em nói đều mang một ý nghĩa của sự “Chia ly”. DiễmLy tức bông Huệ Trắng (Một thứ Huệ, bông lớn và dài khoảng gang tay), bông này còn được gọi là “Hoa Bách Hợp” (cũng là biểu tượng của Hướng Đạo). Thí dụ trong đám tang của công nương Diana, hoặc nhiều đám tang khác người ta kết vòng hoa này để trên nắp quan tài nói lên lời “vĩnh biệt” trìu mến. Nhưng đồng thời cũng rất nhiều đám cưới người ta trang trí loại bông này, có khi bó bông chú rể trao tay cho cô dâu là nó. Lúc đó nó mang hai ý nghĩa: Hoa Huệ trắng tinh, luôn luôn là biểu tượng cho sự “trinh trắng” của người thiếu nữ. Và với tên “Bách Hợp”, nó tượng trưng cho sự “kết hợp trăm năm”.
Người thiếu nữ nhìn bạn mình với ánh mắt vui tươi, trong sáng và hớn hở:
– Thiệt vậy … hả anh ? Nếu vậy, em chọn ý nghĩa sau, bỏ cái nghĩa trước đi! Em thấy thánh Giuse, và nhất là Đức Mẹ Maria, luôn luôn có biểu tượng là bông Huệ trắng tinh.
Người thanh niên cười và chọc:
– Với điều kiện em không được quen anh chàng nào khác ngoài anh ra! nhất là thấy anh chàng nào có cái tên là “Lưu Ly” thì phải tránh xa! Hơn nữa Forget-Me-Not là hoa màu tím. Tím với trắng mà đi với nhau, thì “không còn gì buồn thảm hơn!”.
– bởi vì “Lưu ly” là một sự chia tay lưu luyến, phải không anh ? Nàng cười và tiếp: Hai người cùng tên “Ly”, mà xáp lại thì phải sớm xa nhau thôi! Nhưng bộ anh tưởng kiếm được người con trai mang tên một loài hoa dễ lắm sao ? Nhưng “cắc cớ” gì phải là anh … không được ai khác ? Miễn ai không mang tên “Lưu Ly” là được!
– Anh nói phải là anh! … Em nhớ tên anh là gì không đã ?
Diễmly cười, sẽ dí một ngón tay vào trán người tình:
– Nãy giờ thấy không ai nhắc tới tên mình … ghen … phải không ? … Duy Trân, tên “xấu” như cái gì … ấy! Lỡ mà viết thêm một nét nữa là thành tên con gái (Trâm)! Lại còn là chú bé để chị cài đầu nữa chứ!
– Vậy mà là “nhất” đó nghe…n! Em biết “Duy” là gì không? Duy là duy trì, là bảo tồn, là giữ chắc! là nắm gọn! … còn “Trân” là “quí”, là trân trọng. Chỉ có anh mới là người biết quí em, biết trân trọng em, và biết cách “giữ chắc, nắm gọn” em trong vòng tay!
– Em rất … “ghét” … những người con trai giỏi nịnh đầm! … không ngờ “ghét của nào, trời trao của đó”!
Cả hai cùng phá ra cười, tiếng cười lanh lảnh, một trầm, một bổng, hòa vào nhau như một sóng nhạc. Họ quên đi một thế giới loài người ở chung quanh. Giòng người như con suối chảy, đưa đôi bạn trẻ đến trước hang đá Bêlem lúc nào không hay … Bỗng một giọng thanh thoát, như một tia sáng trong, từ không trung của màn đêm vọng lại, rót vào tai mọi người. Duy Trân ra hiệu bằng cái “xiết” tay, bàn tay nhỏ bé của người yêu đang nằm gọn trong tay mình, và ghé sát vào tai nàng nói nhỏ: “Giọng hát của người nữ ca sĩ nào hay quá. Trong thanh cao, nhuốm một chút buồn, Y-như trong một khoảng trời trong xanh, cao vời vợi, lại có một giải mây nhỏ lờ lững vắt ngang”:
– Bởi vậy, em mới bảo bố em thật là lãng mạn, nhưng không biết nghĩ sao, ông ấy lại đặt cho em cái tên như thế! Cho nên, gặp anh có nhiều lúc em cứ nghĩ vơ vẩn: … Không biết rồi đời mình sẽ ra sao ?
Người con trai mỉm cười, nhìn người yêu, và đưa cánh tay choàng qua vai nàng, kéo sát vào mình, thì thầm:
– Em đừng lo lắng! Chỉ là cái tên thôi mà! Vả lại hai thứ hoa mà em nói đều mang một ý nghĩa của sự “Chia ly”. DiễmLy tức bông Huệ Trắng (Một thứ Huệ, bông lớn và dài khoảng gang tay), bông này còn được gọi là “Hoa Bách Hợp” (cũng là biểu tượng của Hướng Đạo). Thí dụ trong đám tang của công nương Diana, hoặc nhiều đám tang khác người ta kết vòng hoa này để trên nắp quan tài nói lên lời “vĩnh biệt” trìu mến. Nhưng đồng thời cũng rất nhiều đám cưới người ta trang trí loại bông này, có khi bó bông chú rể trao tay cho cô dâu là nó. Lúc đó nó mang hai ý nghĩa: Hoa Huệ trắng tinh, luôn luôn là biểu tượng cho sự “trinh trắng” của người thiếu nữ. Và với tên “Bách Hợp”, nó tượng trưng cho sự “kết hợp trăm năm”.
Người thiếu nữ nhìn bạn mình với ánh mắt vui tươi, trong sáng và hớn hở:
– Thiệt vậy … hả anh ? Nếu vậy, em chọn ý nghĩa sau, bỏ cái nghĩa trước đi! Em thấy thánh Giuse, và nhất là Đức Mẹ Maria, luôn luôn có biểu tượng là bông Huệ trắng tinh.
Người thanh niên cười và chọc:
– Với điều kiện em không được quen anh chàng nào khác ngoài anh ra! nhất là thấy anh chàng nào có cái tên là “Lưu Ly” thì phải tránh xa! Hơn nữa Forget-Me-Not là hoa màu tím. Tím với trắng mà đi với nhau, thì “không còn gì buồn thảm hơn!”.
– bởi vì “Lưu ly” là một sự chia tay lưu luyến, phải không anh ? Nàng cười và tiếp: Hai người cùng tên “Ly”, mà xáp lại thì phải sớm xa nhau thôi! Nhưng bộ anh tưởng kiếm được người con trai mang tên một loài hoa dễ lắm sao ? Nhưng “cắc cớ” gì phải là anh … không được ai khác ? Miễn ai không mang tên “Lưu Ly” là được!
– Anh nói phải là anh! … Em nhớ tên anh là gì không đã ?
Diễmly cười, sẽ dí một ngón tay vào trán người tình:
– Nãy giờ thấy không ai nhắc tới tên mình … ghen … phải không ? … Duy Trân, tên “xấu” như cái gì … ấy! Lỡ mà viết thêm một nét nữa là thành tên con gái (Trâm)! Lại còn là chú bé để chị cài đầu nữa chứ!
– Vậy mà là “nhất” đó nghe…n! Em biết “Duy” là gì không? Duy là duy trì, là bảo tồn, là giữ chắc! là nắm gọn! … còn “Trân” là “quí”, là trân trọng. Chỉ có anh mới là người biết quí em, biết trân trọng em, và biết cách “giữ chắc, nắm gọn” em trong vòng tay!
– Em rất … “ghét” … những người con trai giỏi nịnh đầm! … không ngờ “ghét của nào, trời trao của đó”!
Cả hai cùng phá ra cười, tiếng cười lanh lảnh, một trầm, một bổng, hòa vào nhau như một sóng nhạc. Họ quên đi một thế giới loài người ở chung quanh. Giòng người như con suối chảy, đưa đôi bạn trẻ đến trước hang đá Bêlem lúc nào không hay … Bỗng một giọng thanh thoát, như một tia sáng trong, từ không trung của màn đêm vọng lại, rót vào tai mọi người. Duy Trân ra hiệu bằng cái “xiết” tay, bàn tay nhỏ bé của người yêu đang nằm gọn trong tay mình, và ghé sát vào tai nàng nói nhỏ: “Giọng hát của người nữ ca sĩ nào hay quá. Trong thanh cao, nhuốm một chút buồn, Y-như trong một khoảng trời trong xanh, cao vời vợi, lại có một giải mây nhỏ lờ lững vắt ngang”:
“Đêm nay con không được tới nhà thờ,
Thì xin thắp lên, thắp lên ngọn nến đơn sơ.
Mừng Chúa ngày xưa Giáng Sinh hang lừa,
Và lạnh trong mái tranh nghèo,
Cuối thôn làng xóm tả tơi!
*
Đêm nay con dâng Ngài tấm lòng thành.
Niềm vui Thánh ân, chứa chan,
Ngày Chúa sinh ra.
Ngài đến cùng bao trái tim thật thà,
Để ban ánh sáng chan hòa,
Muôn đời Chúa mãi thương ta.”
– Em thì năm nào cũng được tới nhà thờ rồi! Chỉ mình anh, bao nhiêu năm đi trong âm thầm, trong cô đơn, lạnh lẽo, mãi đến năm nay … mới được “người ta” đưa tới! Từ nay, mỗi năm … em không được bỏ anh một mình! Em có thấy cái cảnh: “Đêm nay con không được tới nhà thờ, Thì xin thắp lên, thắp lên ngọn nến đơn sơ.” Nó buồn hiu hắt, buồn não nề, buồn … lạnh buốt con tim không ?
Nàng cười mỉm chi, và gật đầu:
– Lạnh lắm! Lạnh đến nỗi phải thắp lên ngọn nến, để sưởi ấm con tim … mà con tim vẫn không hết giá băng! Nhưng … ai biểu anh không tới! Bộ không có em, người ta đuổi anh về sao ? … Hay là Chúa đuổi anh về ? Anh nhìn vào hang đá kìa! Có bóng dáng anh ở trong đó đấy!
– Em nói thì trúng đấy! Chẳng ai đuổi cả, nhưng em có thấy chàng ngoại đạo nào đến nhà thờ một mình không ?
– Có chứ! Tại mình không biết đó thôi!
– Trái tim anh thật thà nên không dám nói dối! Lậy Chúa, không có “nàng” ai chỉ cho con “lối về Giáo Đường” ?
Người con gái ngả đầu trên vai người con trai, mắt ngước lên trời, nàng hát lên se sẽ:
“Ngài đến cùng bao trái tim thật thà,
Để ban ánh sáng chan hòa,
Muôn đời Chúa mãi thương ta.”
– Em hát cũng hay quá … chứ! Hồi nãy em bảo trong hang đá, có bóng dáng anh trong ấy … Anh chưa nhận ra mình đấy! Chẳng lẽ anh là cái cậu bé chăn chiên, đang đứng gần cái cô bé rách rưới kia … ý hả ?
Nàng cúi xuống gần bức tượng Duy Trân nói, vờ ngắm thật kỹ, tủm tỉm cười bảo:
– Cậu bé này đẹp trai và dễ thương hơn anh … “nhiều”! Đúng là nhận vơ!
Rồi Diễmly đưa bàn tay ra, nàng chĩa thẳng vào “Ba Vua”, và giới thiệu:
– Theo truyền thống, nhưng cũng không đi ra ngoài sử sách, vì Matthêu Thánh sử đã có ghi chép (Mt 2, 1-12) đây là ba “Học giả” – Những người thông Thiên văn, Địa lý, có thể là Chiêm-Tinh gia – Cũng có khi người ta gọi các ông là ba nhà “Đạo sĩ phương Đông”, danh từ bình dân, cứ gọi họ là “Ba Vua Phương Đông” cho tiện. Gọi họ bằng cách nào cũng được, điều đó không quan trọng. Nhưng điểm đáng lưu ý là: Các ông không phải người Do Thái. Anh hãy để ý, ba ông ba màu da khác nhau, thì biết là họ không cùng ở một chỗ. Thế nhưng Chúa đã gọi các ông, linh ứng cho các ông đọc và hiểu được “Dấu chỉ” qua sử sách và nhận được vì sao lạ, để các ông đoán biết được thời điểm Chúa Cứu Thế sinh ra, và sinh ra ở đâu. Rồi các ông đã lên đường, gặp nhau (3) theo tiếng gọi.
– Cuối cùng ba ông đã đến được hang đá Bê-lem … phải không ?
– Dạ! … nhưng em bảo anh giống “ba nhà đạo sĩ” không phải vì anh thông minh như mấy ổng! Cũng chẳng phải là vua!
– Vậy chẳng lẽ anh là … đạo sĩ ? … Thôi cũng được! “đạo sĩ” là người tu tại gia … thì vẫn còn lấy vợ được! … Vậy sau này, người ta sẽ gọi em là “Bà” đạo sĩ. Anh với em là hai nhà đạo sĩ. Chúng ta sanh ra một thằng con nữa, thì vừa đủ là “ba nhà đạo sĩ” !
Diễmly cắn chặt môi “vỗ cái đét” vào lưng người yêu, nàng mắng:
– Phá … quá đi! Anh mà “tu” được thành “Đạo sĩ”, em … để cho anh “tu” luôn đó! Tán gái, nịnh đầm … như cái gì ấy! mà đòi làm đạo sĩ!
– Không phải là “Vua”, không phải “đạo sĩ”, cũng không phải “nhà thông thái”, vậy chứ anh giống mấy ổng … cái gì ?
– Vậy mà cũng không đoán ra được! … “khờ”! Khờ ơi là khờ!
Chàng giả bộ cúi gần sát mấy pho tượng, ngắm nghía … rồi bảo:
– Bộ mấy ông này … khờ … sao ? Sao anh không thấy !
Nàng nắm áo, kéo chàng đứng thẳng lên:
– Anh nghiêm túc một chút có được không ? Người ta đang nhìn anh đó! Con nít nó cũng không làm như vậy!
Duy Trân sửa lại thế, chàng liếc nhìn chung quanh, sẽ kéo tay nàng đi sang một góc ít người đứng, cũng nơi hang đá. Diễmly tủm tỉm cười, nàng đưa mắt “âu yếm” nhìn Duy Trân và nói nhỏ:
– Em chọc anh đó! … Ở đây không ai để ý ai đâu! Anh cứ tự nhiên! Cái điều em muốn nói là: Ở đây, không phải chỉ có anh là “Người Ngoại Đạo”! Ở đây ít nhất cũng có ba vị “Chiêm Tinh Gia” kia nữa! Trong đám đông này, biết đâu đêm nay lại chẳng có những cặp giống như anh em mình, mà mình không biết đấy thôi! Lúc nãy em đã có nói: Các ông không phải người Do Thái. Thời đó, ai không phải là người Do Thái, thì đều là “dân ngoại”, vì ngoài Do Thái ra, chưa dân tộc nào nhận biết Thiên Chúa. Nhưng cũng như anh, các ông biết dùng khối óc của mình để suy luận ra: Phải có một Đấng Tạo Hóa làm nên mọi loài, không thể tự nhiên mà có! Tuy nhiên, không phải trên đời hễ “thông minh”, là biết nhận ra Thượng Đế, hay nói cách khác … biết nhận ra Thiên Chúa! Anh có đồng ý với em không ? Những bậc thày của anh … thiếu gì ? và thiên hạ, có những bậc, nếu đem so sánh “sự hiểu biết của chúng ta” với họ, thì phải thành thực mà nói rằng: Chúng ta chỉ là “cái móng tay” của người ta thôi! … Bởi vậy, không phải “con người” có thể nhờ giỏi giang mà tìm kiếm được Thiên Chúa, nếu như Chúa không chọn và “gọi” mình! Khi Chúa đã chọn và gọi ai, thì dễ lắm: Ngài sẽ cho họ nhận ra những dấu chỉ, và theo sự sắp xếp của Ngài, mọi sự sẽ diễn ra lớp nang, thứ tự … giống như tự nhiên, mà không phải tự nhiên! Anh hãy nhìn lên trên đỉnh hang đá, có một ngôi sao tua, giống như sao chổi, mà không phải sao chổi (4) . Ngôi sao tụ họp ba ông lại, và dẫn đường cho ba ông tìm gặp Đấng Cứu Tinh. Điều đó nói lên rằng chính Thiên Chúa đã chọn các ông và gọi các ông đến!
Duy Trân đưa mắt liếc ngang để bắt gặp mắt nàng và cười nhẹ, chàng ngắt ngang:
– Thế em có biết ngôi sao nào dẫn anh tới đây, đêm nay không ?
– Em đang kể chuyện thực cho anh nghe, anh cứ giỡn!
– Anh đâu có giỡn! Là … anh đang nói sự thật đó! Chàng lay động vai nàng và tiếp: Sau này anh sẽ “Trân quí” ngôi sao của anh, không để cho “sao” của anh cầm tay anh chàng nào khác dẫn tới nhà thờ! … Em nói tiếp đi!
– Hai ngàn năm trước, đến trần gian, Chúa đã không đến theo cách thông thường.
– Theo cách thông thường là đến làm sao ?
– Anh đã tin Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ, làm nên tất cả. Điều đó có nghĩa là quyền năng của Chúa vô biên ?
– Tin là vậy!
– Vậy Ngài thật là Chúa trên các chúa, Vua trên các vua. Thần của các thần?
– Cứ tạm chấp nhận vậy đi! Vì trên trần gian này không còn những từ nào hơn các từ: Chúa, vua, thần nữa!
– Anh đồng ý vậy chứ ?
– Anh đồng ý!
– Vậy cứ thông thường vua, chúa, thần mà đến đâu, thì nơi đó phải là cung điện, đền đài, nguy nga, lộng lẫy. Nàng mỉm cười trong khi chàng tiếp lời:
– Xong rồi, vua tiếp vua, chúa tiếp chúa, thần tiếp thần v.v…
– Anh nói đúng! Theo lẽ ngày Chúa Giáng Trần phải có mặt đầy đủ những hạng người này: Quan Toàn Quyền, đại diện cho Hoàng đế của Đế quốc La-Mã. Hê-rô-đê I, Vua của người Do-Thái. Đại diện tôn giáo phải có: Thầy cả Thượng phẩm, người cầm quyền xét xử theo luật đạo, và có khi cả luật đời. Đại diện nhóm Sa-Đốc – Những chức sắc trong đời sống xã hội lẫn tôn giáo – Họ thuộc thành phần Giáo sĩ cao cấp – Những Tư Tế, Kỳ Mục. Đại diện nhóm Biệt-Phái (Pharisiêu) – Họ thuộc giai cấp trung lưu trở lên – Rất rành Thánh Kinh và lề luật. Trong đám họ có những bậc Kinh sư. Rồi mới tới đại diện các Chi-Tộc …
– Tại sao không có mặt những người em vừa kể ?
– Tại vì Chúa không chọn và mời gọi. Cũng như Chúa không chọn lâu đài, đền vàng, điện ngọc! mà lại chọn một chốn hang lừa. Anh nhìn kỹ đi! Trong hang đá Bê-Lem, ngoài Đức Mẹ, và Thánh Giu-se. Chỉ có hai hạng người được Chúa chọn và mời gọi, đó là những trẻ mục đồng – Những con người không có tiếng nói – Họ là những kẻ vô danh tiểu tốt, bần hàn, cơ cực, nghèo nàn, đói rách, và ba nhà Chiêm Tinh “Ngoại đạo”. Đấy! Đại diện cho nhân loại trong đêm Chúa đến … có bấy nhiêu đó!
– Trong đó có anh!
Nàng chép miệng, nhìn chàng chỉ với đuôi con mắt, biểu hiện của sự “mỉa mai”:
– Làm gì có anh! Anh chỉ có thể nhận vị đại diện cho mình thì được! … Cái ông da vàng kia kìa! Nàng cười và tiếp:Em nói đùa, trong một ý nghĩa nào đó, quả thật là … “Trong đó có anh”. Chúa không chỉ sinh ra một lần trong cái đêm đông nào đó của hai ngàn năm trước! Chúa vẫn sinh ra từng thời, từng khắc … Và nhân loại vẫn còn bị trùm phủ bởi những đêm đông.
– Em nói câu này thì anh hiểu rồi! … Chúa đến dương trần không phải vì đền vàng, điện ngọc, cũng không vì cái nhóm thiểu số ít ỏi kia! Chúa đến với cả một nhân loại lầm than, đau khổ, để đem “An Bình”, đem “Hy vọng” cho những con người thấp cổ, bé miệng, và luôn bị sống trong đe dọa, trong áp bức, trong âu lo, sợ hãi. Chúa đến để “tháp” lên nụ cười, trên những khuôn mặt sầu héo lệ rơi. Chúa đến với tất cả những con người đang đói khát chân lý. Chúa đến để cứu rỗi, để ban phát cho mỗi người tấm bản đồ chỉ dẫn đường vào “Nước Trời”.
– Anh nói hay quá! … Anh biết không, Khi anh đã “Tin” Chúa, thì Thần khí của Chúa đã ở trong anh, và anh đã được Chúa Thánh Thần nói qua miệng lưỡi anh!
– Chúa Thánh Thần là ai … hả em ?
– Rồi anh sẽ được biết! … Bây giờ em chỉ thêm điều này, là:
Đêm Noel, Đêm Tình Yêu Thiên Chúa Nhiệm Mầu,
Tưới xuống Địa cầu, “Đổi Mới” nhân gian.
Nhưng Chúa không đứng ngoài địa cầu, để đổi mới địa cầu. Chúa không đứng ngoài nhân gian, để đổi mới nhân gian. Chúa xuống trong địa cầu, Chúa ở giữa con người, chia xẻ những thiếu thốn, những khổ đau, những khao khát. Để cho những ai đang khao khát, những ai đang đau khổ, những ai đang thiếu thốn, bừng lên niềm hy vọng, và tâm hồn được sưởi ấm, vì chính Con Thiên Chúa, Đấng ở cùng chúng ta, ở giữa chúng ta, những con người yếu đuối, những con người cô đơn, và lạc lõng. Nên có Chúa, chúng ta không còn hãi sợ gì nữa … Anh lắng nghe kìa: Bài hát anh thích, đang sang một phiên khúc mới:
Nàng cười mỉm chi, và gật đầu:
– Lạnh lắm! Lạnh đến nỗi phải thắp lên ngọn nến, để sưởi ấm con tim … mà con tim vẫn không hết giá băng! Nhưng … ai biểu anh không tới! Bộ không có em, người ta đuổi anh về sao ? … Hay là Chúa đuổi anh về ? Anh nhìn vào hang đá kìa! Có bóng dáng anh ở trong đó đấy!
– Em nói thì trúng đấy! Chẳng ai đuổi cả, nhưng em có thấy chàng ngoại đạo nào đến nhà thờ một mình không ?
– Có chứ! Tại mình không biết đó thôi!
– Trái tim anh thật thà nên không dám nói dối! Lậy Chúa, không có “nàng” ai chỉ cho con “lối về Giáo Đường” ?
Người con gái ngả đầu trên vai người con trai, mắt ngước lên trời, nàng hát lên se sẽ:
“Ngài đến cùng bao trái tim thật thà,
Để ban ánh sáng chan hòa,
Muôn đời Chúa mãi thương ta.”
– Em hát cũng hay quá … chứ! Hồi nãy em bảo trong hang đá, có bóng dáng anh trong ấy … Anh chưa nhận ra mình đấy! Chẳng lẽ anh là cái cậu bé chăn chiên, đang đứng gần cái cô bé rách rưới kia … ý hả ?
Nàng cúi xuống gần bức tượng Duy Trân nói, vờ ngắm thật kỹ, tủm tỉm cười bảo:
– Cậu bé này đẹp trai và dễ thương hơn anh … “nhiều”! Đúng là nhận vơ!
Rồi Diễmly đưa bàn tay ra, nàng chĩa thẳng vào “Ba Vua”, và giới thiệu:
– Theo truyền thống, nhưng cũng không đi ra ngoài sử sách, vì Matthêu Thánh sử đã có ghi chép (Mt 2, 1-12) đây là ba “Học giả” – Những người thông Thiên văn, Địa lý, có thể là Chiêm-Tinh gia – Cũng có khi người ta gọi các ông là ba nhà “Đạo sĩ phương Đông”, danh từ bình dân, cứ gọi họ là “Ba Vua Phương Đông” cho tiện. Gọi họ bằng cách nào cũng được, điều đó không quan trọng. Nhưng điểm đáng lưu ý là: Các ông không phải người Do Thái. Anh hãy để ý, ba ông ba màu da khác nhau, thì biết là họ không cùng ở một chỗ. Thế nhưng Chúa đã gọi các ông, linh ứng cho các ông đọc và hiểu được “Dấu chỉ” qua sử sách và nhận được vì sao lạ, để các ông đoán biết được thời điểm Chúa Cứu Thế sinh ra, và sinh ra ở đâu. Rồi các ông đã lên đường, gặp nhau (3) theo tiếng gọi.
– Cuối cùng ba ông đã đến được hang đá Bê-lem … phải không ?
– Dạ! … nhưng em bảo anh giống “ba nhà đạo sĩ” không phải vì anh thông minh như mấy ổng! Cũng chẳng phải là vua!
– Vậy chẳng lẽ anh là … đạo sĩ ? … Thôi cũng được! “đạo sĩ” là người tu tại gia … thì vẫn còn lấy vợ được! … Vậy sau này, người ta sẽ gọi em là “Bà” đạo sĩ. Anh với em là hai nhà đạo sĩ. Chúng ta sanh ra một thằng con nữa, thì vừa đủ là “ba nhà đạo sĩ” !
Diễmly cắn chặt môi “vỗ cái đét” vào lưng người yêu, nàng mắng:
– Phá … quá đi! Anh mà “tu” được thành “Đạo sĩ”, em … để cho anh “tu” luôn đó! Tán gái, nịnh đầm … như cái gì ấy! mà đòi làm đạo sĩ!
– Không phải là “Vua”, không phải “đạo sĩ”, cũng không phải “nhà thông thái”, vậy chứ anh giống mấy ổng … cái gì ?
– Vậy mà cũng không đoán ra được! … “khờ”! Khờ ơi là khờ!
Chàng giả bộ cúi gần sát mấy pho tượng, ngắm nghía … rồi bảo:
– Bộ mấy ông này … khờ … sao ? Sao anh không thấy !
Nàng nắm áo, kéo chàng đứng thẳng lên:
– Anh nghiêm túc một chút có được không ? Người ta đang nhìn anh đó! Con nít nó cũng không làm như vậy!
Duy Trân sửa lại thế, chàng liếc nhìn chung quanh, sẽ kéo tay nàng đi sang một góc ít người đứng, cũng nơi hang đá. Diễmly tủm tỉm cười, nàng đưa mắt “âu yếm” nhìn Duy Trân và nói nhỏ:
– Em chọc anh đó! … Ở đây không ai để ý ai đâu! Anh cứ tự nhiên! Cái điều em muốn nói là: Ở đây, không phải chỉ có anh là “Người Ngoại Đạo”! Ở đây ít nhất cũng có ba vị “Chiêm Tinh Gia” kia nữa! Trong đám đông này, biết đâu đêm nay lại chẳng có những cặp giống như anh em mình, mà mình không biết đấy thôi! Lúc nãy em đã có nói: Các ông không phải người Do Thái. Thời đó, ai không phải là người Do Thái, thì đều là “dân ngoại”, vì ngoài Do Thái ra, chưa dân tộc nào nhận biết Thiên Chúa. Nhưng cũng như anh, các ông biết dùng khối óc của mình để suy luận ra: Phải có một Đấng Tạo Hóa làm nên mọi loài, không thể tự nhiên mà có! Tuy nhiên, không phải trên đời hễ “thông minh”, là biết nhận ra Thượng Đế, hay nói cách khác … biết nhận ra Thiên Chúa! Anh có đồng ý với em không ? Những bậc thày của anh … thiếu gì ? và thiên hạ, có những bậc, nếu đem so sánh “sự hiểu biết của chúng ta” với họ, thì phải thành thực mà nói rằng: Chúng ta chỉ là “cái móng tay” của người ta thôi! … Bởi vậy, không phải “con người” có thể nhờ giỏi giang mà tìm kiếm được Thiên Chúa, nếu như Chúa không chọn và “gọi” mình! Khi Chúa đã chọn và gọi ai, thì dễ lắm: Ngài sẽ cho họ nhận ra những dấu chỉ, và theo sự sắp xếp của Ngài, mọi sự sẽ diễn ra lớp nang, thứ tự … giống như tự nhiên, mà không phải tự nhiên! Anh hãy nhìn lên trên đỉnh hang đá, có một ngôi sao tua, giống như sao chổi, mà không phải sao chổi (4) . Ngôi sao tụ họp ba ông lại, và dẫn đường cho ba ông tìm gặp Đấng Cứu Tinh. Điều đó nói lên rằng chính Thiên Chúa đã chọn các ông và gọi các ông đến!
Duy Trân đưa mắt liếc ngang để bắt gặp mắt nàng và cười nhẹ, chàng ngắt ngang:
– Thế em có biết ngôi sao nào dẫn anh tới đây, đêm nay không ?
– Em đang kể chuyện thực cho anh nghe, anh cứ giỡn!
– Anh đâu có giỡn! Là … anh đang nói sự thật đó! Chàng lay động vai nàng và tiếp: Sau này anh sẽ “Trân quí” ngôi sao của anh, không để cho “sao” của anh cầm tay anh chàng nào khác dẫn tới nhà thờ! … Em nói tiếp đi!
– Hai ngàn năm trước, đến trần gian, Chúa đã không đến theo cách thông thường.
– Theo cách thông thường là đến làm sao ?
– Anh đã tin Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ, làm nên tất cả. Điều đó có nghĩa là quyền năng của Chúa vô biên ?
– Tin là vậy!
– Vậy Ngài thật là Chúa trên các chúa, Vua trên các vua. Thần của các thần?
– Cứ tạm chấp nhận vậy đi! Vì trên trần gian này không còn những từ nào hơn các từ: Chúa, vua, thần nữa!
– Anh đồng ý vậy chứ ?
– Anh đồng ý!
– Vậy cứ thông thường vua, chúa, thần mà đến đâu, thì nơi đó phải là cung điện, đền đài, nguy nga, lộng lẫy. Nàng mỉm cười trong khi chàng tiếp lời:
– Xong rồi, vua tiếp vua, chúa tiếp chúa, thần tiếp thần v.v…
– Anh nói đúng! Theo lẽ ngày Chúa Giáng Trần phải có mặt đầy đủ những hạng người này: Quan Toàn Quyền, đại diện cho Hoàng đế của Đế quốc La-Mã. Hê-rô-đê I, Vua của người Do-Thái. Đại diện tôn giáo phải có: Thầy cả Thượng phẩm, người cầm quyền xét xử theo luật đạo, và có khi cả luật đời. Đại diện nhóm Sa-Đốc – Những chức sắc trong đời sống xã hội lẫn tôn giáo – Họ thuộc thành phần Giáo sĩ cao cấp – Những Tư Tế, Kỳ Mục. Đại diện nhóm Biệt-Phái (Pharisiêu) – Họ thuộc giai cấp trung lưu trở lên – Rất rành Thánh Kinh và lề luật. Trong đám họ có những bậc Kinh sư. Rồi mới tới đại diện các Chi-Tộc …
– Tại sao không có mặt những người em vừa kể ?
– Tại vì Chúa không chọn và mời gọi. Cũng như Chúa không chọn lâu đài, đền vàng, điện ngọc! mà lại chọn một chốn hang lừa. Anh nhìn kỹ đi! Trong hang đá Bê-Lem, ngoài Đức Mẹ, và Thánh Giu-se. Chỉ có hai hạng người được Chúa chọn và mời gọi, đó là những trẻ mục đồng – Những con người không có tiếng nói – Họ là những kẻ vô danh tiểu tốt, bần hàn, cơ cực, nghèo nàn, đói rách, và ba nhà Chiêm Tinh “Ngoại đạo”. Đấy! Đại diện cho nhân loại trong đêm Chúa đến … có bấy nhiêu đó!
– Trong đó có anh!
Nàng chép miệng, nhìn chàng chỉ với đuôi con mắt, biểu hiện của sự “mỉa mai”:
– Làm gì có anh! Anh chỉ có thể nhận vị đại diện cho mình thì được! … Cái ông da vàng kia kìa! Nàng cười và tiếp:Em nói đùa, trong một ý nghĩa nào đó, quả thật là … “Trong đó có anh”. Chúa không chỉ sinh ra một lần trong cái đêm đông nào đó của hai ngàn năm trước! Chúa vẫn sinh ra từng thời, từng khắc … Và nhân loại vẫn còn bị trùm phủ bởi những đêm đông.
– Em nói câu này thì anh hiểu rồi! … Chúa đến dương trần không phải vì đền vàng, điện ngọc, cũng không vì cái nhóm thiểu số ít ỏi kia! Chúa đến với cả một nhân loại lầm than, đau khổ, để đem “An Bình”, đem “Hy vọng” cho những con người thấp cổ, bé miệng, và luôn bị sống trong đe dọa, trong áp bức, trong âu lo, sợ hãi. Chúa đến để “tháp” lên nụ cười, trên những khuôn mặt sầu héo lệ rơi. Chúa đến với tất cả những con người đang đói khát chân lý. Chúa đến để cứu rỗi, để ban phát cho mỗi người tấm bản đồ chỉ dẫn đường vào “Nước Trời”.
– Anh nói hay quá! … Anh biết không, Khi anh đã “Tin” Chúa, thì Thần khí của Chúa đã ở trong anh, và anh đã được Chúa Thánh Thần nói qua miệng lưỡi anh!
– Chúa Thánh Thần là ai … hả em ?
– Rồi anh sẽ được biết! … Bây giờ em chỉ thêm điều này, là:
Đêm Noel, Đêm Tình Yêu Thiên Chúa Nhiệm Mầu,
Tưới xuống Địa cầu, “Đổi Mới” nhân gian.
Nhưng Chúa không đứng ngoài địa cầu, để đổi mới địa cầu. Chúa không đứng ngoài nhân gian, để đổi mới nhân gian. Chúa xuống trong địa cầu, Chúa ở giữa con người, chia xẻ những thiếu thốn, những khổ đau, những khao khát. Để cho những ai đang khao khát, những ai đang đau khổ, những ai đang thiếu thốn, bừng lên niềm hy vọng, và tâm hồn được sưởi ấm, vì chính Con Thiên Chúa, Đấng ở cùng chúng ta, ở giữa chúng ta, những con người yếu đuối, những con người cô đơn, và lạc lõng. Nên có Chúa, chúng ta không còn hãi sợ gì nữa … Anh lắng nghe kìa: Bài hát anh thích, đang sang một phiên khúc mới:
“Ôi Chúa trên Trời, đã nên con người,
Giống ta mọi bề.
Con Chúa sinh ra, xác thân nhục nhằn,
Khó khăn chẳng nề.
Ngài đã bơ vơ, lạnh buốt như ta.
Ôi Chúa Thiên đàng, đã nên cơ hàn,
Ngước chung nhân trần.
Ngôi Hai sinh ra, đổi mới nhân trần.
Nguyện xin Chúa ban,
khắp nơi người biết thương nhau.
Mảnh áo dù tơi tả, cũng chia đều,
Dù mưa nắng cũng chung lều,
Êm đềm chan chứa tình Cha.”
Giống ta mọi bề.
Con Chúa sinh ra, xác thân nhục nhằn,
Khó khăn chẳng nề.
Ngài đã bơ vơ, lạnh buốt như ta.
Ôi Chúa Thiên đàng, đã nên cơ hàn,
Ngước chung nhân trần.
Ngôi Hai sinh ra, đổi mới nhân trần.
Nguyện xin Chúa ban,
khắp nơi người biết thương nhau.
Mảnh áo dù tơi tả, cũng chia đều,
Dù mưa nắng cũng chung lều,
Êm đềm chan chứa tình Cha.”
Khúc nhạc vừa dứt, thì giờ trình diễn Thánh Ca Giáng Sinh, cũng bắt đầu được loan báo trên máy vi-âm. Duy Trân và Diễmly trôi theo giòng người đến địa điểm tập trung, nơi có sân khấu trang trí mỹ thuật “Giáng Sinh” bằng nhiều màu sắc và cũng nhiều ánh đèn. Đêm nay, Thánh lễ “nửa đêm” được cử hành ở ngoài trời, Họ vừa đi, vừa chuyện trò thân mật …
– Anh cùng công nhận với em … Từ ngày trong trái tim anh thắp lên chỉ một ngọn nến nhỏ “niềm Tin” có Chúa, là anh đã cảm nhận được “Tình Yêu” của Chúa dành cho anh. Ngài sắp xếp cho đời mình từng bước đi, từng khúc quanh, từng nẻo đường, từng nhân vật mình liên hệ, hay gặp gỡ. Từng sự kiện, cũng như từng biến cố … và đâu đó diễn biến một cách tự nhiên, như em đã nói, lúc kể chuyện về ba nhà chiêm tinh.
– Nhưng anh có cảm thấy “Đời” tươi vui hơn trước ?
– Dĩ nhiên! … vì vậy anh mới nói là mình “cảm nhận” được Chúa “Yêu” mình! Một “Tình yêu” mà cả hai đều là đối tượng của nhau. Một gặp gỡ mà cả hai cùng “hẹn hò”! Chứ không thuần chỉ là phạm vi của lý trí, trong sự con người đi tìm kiếm Thiên Chúa! Em nói đúng! Nếu Chúa không chọn và mời gọi … ta chẳng kiếm được Ngài. Nhưng cũng có điều này: Chúa không để cho ai tìm kiếm Ngài mà không gặp!
Trên sân khấu, người ta đang trình diễn một bài ca rất quen thuộc, nhưng lối hòa âm nhiều bè nghe rất lạ. Trân quay qua hỏi:
– Bài này anh nghe rất quen! Nhưng hôm nay nghe hơi lạ tai, thành ra lại thấy … rất hay!
– Bài “Đêm Thánh Vô cùng” đấy! Hôm nào em lại phải kể cho anh nghe một xuất xứ rất “huyền thoại” của bài hát. Huyền thoại như chính “Đêm Thánh Vô cùng” ngày xưa ấy, nhưng cả hai đều là sự thật, một sự thật hiển nhiên.
– Diễmly ạ! Nô-en đêm nay cũng là một đêm “huyền thoại” của “Tình yêu” hai chúng mình, và cũng là một huyền thoại rất thật nữa đấy!
Giữa một khí trời hơi lành lạnh, nhưng Giáng Sinh càng về khuya càng ấm áp. Những tiếng ca như lớp men mỏng tráng trong đêm, làm say sưa lòng người. Những ánh đèn màu từ hàng hàng lớp lớp những vì sao như thả xuống lụa là muôn sắc, làm cho bóng đêm rung rinh, rạng ngời. “Đêm No-el, Đêm No-el, đêm giáo đường vang lên, Đêm No-el, đêm No-el, ta hãy chúc nhau an bình”./.
Tg. Vu Hung
– Anh cùng công nhận với em … Từ ngày trong trái tim anh thắp lên chỉ một ngọn nến nhỏ “niềm Tin” có Chúa, là anh đã cảm nhận được “Tình Yêu” của Chúa dành cho anh. Ngài sắp xếp cho đời mình từng bước đi, từng khúc quanh, từng nẻo đường, từng nhân vật mình liên hệ, hay gặp gỡ. Từng sự kiện, cũng như từng biến cố … và đâu đó diễn biến một cách tự nhiên, như em đã nói, lúc kể chuyện về ba nhà chiêm tinh.
– Nhưng anh có cảm thấy “Đời” tươi vui hơn trước ?
– Dĩ nhiên! … vì vậy anh mới nói là mình “cảm nhận” được Chúa “Yêu” mình! Một “Tình yêu” mà cả hai đều là đối tượng của nhau. Một gặp gỡ mà cả hai cùng “hẹn hò”! Chứ không thuần chỉ là phạm vi của lý trí, trong sự con người đi tìm kiếm Thiên Chúa! Em nói đúng! Nếu Chúa không chọn và mời gọi … ta chẳng kiếm được Ngài. Nhưng cũng có điều này: Chúa không để cho ai tìm kiếm Ngài mà không gặp!
Trên sân khấu, người ta đang trình diễn một bài ca rất quen thuộc, nhưng lối hòa âm nhiều bè nghe rất lạ. Trân quay qua hỏi:
– Bài này anh nghe rất quen! Nhưng hôm nay nghe hơi lạ tai, thành ra lại thấy … rất hay!
– Bài “Đêm Thánh Vô cùng” đấy! Hôm nào em lại phải kể cho anh nghe một xuất xứ rất “huyền thoại” của bài hát. Huyền thoại như chính “Đêm Thánh Vô cùng” ngày xưa ấy, nhưng cả hai đều là sự thật, một sự thật hiển nhiên.
– Diễmly ạ! Nô-en đêm nay cũng là một đêm “huyền thoại” của “Tình yêu” hai chúng mình, và cũng là một huyền thoại rất thật nữa đấy!
Giữa một khí trời hơi lành lạnh, nhưng Giáng Sinh càng về khuya càng ấm áp. Những tiếng ca như lớp men mỏng tráng trong đêm, làm say sưa lòng người. Những ánh đèn màu từ hàng hàng lớp lớp những vì sao như thả xuống lụa là muôn sắc, làm cho bóng đêm rung rinh, rạng ngời. “Đêm No-el, Đêm No-el, đêm giáo đường vang lên, Đêm No-el, đêm No-el, ta hãy chúc nhau an bình”./.
Tg. Vu Hung